ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN
VŨ THỊ HÒA
HỆ THỐNG CUNG CẤP THÔNG TIN CHỌN LỌC PHỤC VỤ CÁN BỘ - GIẢNG VIÊN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ
VIỆN ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ thống cung cấp thông tin chọn lọc phục vụ cán bộ - giảng viên tại Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Giao thông Vận tải - 2
- Vốn Tài Liệu Và Vấn Đề Bổ Sung Tài Liệu Tại Trung Tâm
- Nhu Cầu Tin Của Cán Bộ - Giảng Viên Chuyên Ngành Giao Thông Vận Tải
- Hệ thống cung cấp thông tin chọn lọc phục vụ cán bộ - giảng viên tại Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Giao thông Vận tải - 5
- Hệ thống cung cấp thông tin chọn lọc phục vụ cán bộ - giảng viên tại Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Giao thông Vận tải - 6
Xem toàn bộ 48 trang tài liệu này.
NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN KHÓA : QH – 2006 - X
HỆ : CHÍNH QUY
HÀ NỘI – 2010
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
1. Tính cấp thiết của đề tài 3
2. Mục tiêu nghiên cứu 4
3. Tình hình nghiên cứu của đề tài 4
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5
6. Ý nghĩa của khóa luận 5
7. Bố cục của khóa luận 5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀ NỘI 6
1.1 Khái quát chung về trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội 6
1.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành 6
1.1.2. Các khoa, viện trực thuộc trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội .. 7
1.1.3 Số lượng cán bộ - giảng viên của Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội
.................................................................................................................................... 7
1.2. Tổng quan về hoạt động của Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội 8
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm 8
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm 9
1.2.2.1. Chức năng 10
1.2.2.2. Nhiệm vụ 10
1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Trung tâm 11
1.2.4. Cơ cấu tổ chức tại Trung tâm 13
1.2.4.1. Các phòng chức năng 13
1.2.4.2. Số lượngcán bộ công nhân viên 15
1.2.5. Vốn tài liệu và vấn đề bổ sung tài liệu tại Trung tâm 15
1.2.5.1. Vốn tài liệu 15
1.2.5.2. Bổ sung tài liệu 16
1.2.5.3. Mức độ cập nhật 18
1.2.6. Các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện của Trung tâm 19
1.2.6.1 Các loại hình sản phẩm thông tin – thư viện 19
1.2.6.2 Các loại hình dịch vụ thông tin – thư viện 20
1.2.7. Định hướng của Trung tâm trong tương lai 21
CHƯƠNG 2: NHU CẦU THÔNG TIN CỦA CÁN BỘ - GIẢNG VIÊN CHUYÊN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ CẤU TRÖC CÁC NGUỒN TIN THÍCH ỨNG CÓ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN.. 23
2.1. Nhu cầu tin của cán bộ - giảng viên chuyên ngành giao thông vận tải
........................................................................................................................... 23
2.1.1 Các hoạt động giảng dạy ở các khoa theo chuyên ngành giao thông vận tải
.................................................................................................................................... 23
2.1.2. Các hoạt động nghiên cứu khoa học và những sản phẩm dịch vụ chính của cán bộ - giảng viên ở các khoa chuyên ngành Giao thông vận tải 24
2.1.3. Đặc điểm người dùng tin là cán bộ - giảng viên chuyên ngành Giao thông vận tải và nhu cầu thông tin của họ 27
2.1.4. Khung đề mục chủ đề thông tin của cán bộ - giảng viên chuyên ngành Giao thông vận tải 29
2.2. Cấu trúc các nguồn tin về chuyên ngành giao thông vận tải tại Trung tâm thông tin – thư viện 35
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CUNG CẤP
THÔNG TIN CHỌN LỌC ĐÁP ỨNG NHU CẦU THÔNG TIN CỦACÁN BỘ GIẢNGVIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO
THÔNG VẬN TẢI HÀ NỘI 41
3.1. Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chọn lọc đáp ứng nhu cầu thông tin trong các hoạt động khoa học của cán bộ - giảng viên trường Đại học Giao thông vận tải 41
3.1.1. Khái quát chung về hệ thống cung cấp thông tin chọn lọc 41
3.1.2. Hệ thống cung cấp thông tin chọn lọc tại một số cơ quan thông tin – thư viện ở Việt Nam 42
3.1.3. Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chọn lọc phục vụ cán bộ - giảng viên tại Trung tâm thông tin – thư viện Đại học Giao thông vận tải Hà Nội 46
3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng và phát triển dịch vụ cung cấp thông tin chọn lọc tại Trung tâm thông tin – thư viện Đại học Giao thông vận tải 49
3.3. Kiến nghị các bước triển khai dịch vụ cung cấp thông tin chọn lọc tại Trung tâm 52
3.3.1 Giới thiệu dịch vụ của Hệ thống cung cấp thông tin chọn lọc với người dùng tin 52
3.3.2 Đảm bảo nguồn tin phù hợp với nhu cầu thông tin của người dùng tin của Hệ thống cung cấp thông tin chọn lọc 52
3.3.3 Đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện Hệ thống cung cấp thông tin chọn lọc
.................................................................................................................................... 53
3.3.4 Phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin 53
3.3.5 Phát triển các dịch vụ phụ trợ cho dịch vụ cung cấp thông tin chọn lọc của Trung tâm 55
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành Giao thông vận tải (GTVT) Việt Nam đang từng bước đi lên khẳng định vai trò to lớn của mình. Để xây dựng ngành GTVT tiên tiến hiện đại phục vụ cho sự nghiệp đổi mới thì vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cũng như vấn đề nghiên cứu khoa học (NCKH) và phát triển công nghệ, ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ và công nghệ mới có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Với vai trò là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu phát triển (NCPT) trong lĩnh vực GTVT, Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội (ĐH GTVT HN) hơn 60 năm qua đã đào tạo được hàng nghìn kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ chuyên ngành GTVT, cũng như thực hiện thành công hàng trăm công trình NCPT có giá trị thực tiễn được ứng dụng trên mọi miền đất nước. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, cũng như các trường đại học khác, ĐH GTVT HN đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời đẩy mạnh hoạt động NCPT, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và NCPT ngành GTVT.
Là một bộ phận cấu thành của trường ĐH GTVT HN ngay từ đầu, Trung tâm Thông tin - Thư viện (sau đây gọi tắt là Trung tâm) đã góp phần không nhỏ vào thành tích chung của nhà trường trong đào tạo cũng như NCPT. Đứng trước những yêu cầu mới của Nhà trường, Trung tâm cũng không ngừng đổi mới phương thức tổ chức và hoạt động của mình để đáp ứng các yêu cầu này.
Những năm gần đây, Trung tâm đã tiến hành hiện đại hoá cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và công tác phục vụ bạn đọc và người dùng tin (NDT). Các hoạt động thông tin – thư viện (TT – TV) ngày càng trở nên phong phú và hiệu quả hơn, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tin cho các đối tượng NDT khác nhau, đặc biệt là đội ngũ cán bộ - giảng viên (CB – GV) của
Nhà trường. Việc cải tiến và hoàn thiện hoạt động TT – TV nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo thông tin (TT) phù hợp với NDT là CB - GV đang là nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm.
Nhằm tìm hiểu những nguồn lực TT của Trung tâm trong việc đảm bảo TT một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ cho NDT là CB – GV, đồng thời đề xuất được những giải pháp hợp lý nâng cao hiệu quả phục vụ nhóm NDT này, xây dựng Trung tâm ngày một phát triển, góp phần vào sự nghiệp giáo dục - đào tạo và NCPT chung của Nhà trường, tôi chọn đề tài: “Hệ thống cung cấp thông tin chọn lọc phục vụ cán bộ - giảng viên tại Trung tâm Thông tin – Thư viện trường ĐH GTVT”làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm, vai trò, nhiệm vụ của Trung tâm TT – TV ĐH GTVT HN đối với sự nghiệp giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu tại Nhà trường;
- Nghiên cứu nhu cầu tin và tình hình đảm bảo TT cho NDT là CB – GV chuyên ngành GTVT; theo 3 khoa: Khoa công trình, khoa cơ khí và khoa kinh tế vận tải.
- Đề xuất giải pháp áp dụng hệ thống cung cấp TT chọn lọc nhằm nâng cao chất lượng phục vụ TT cho CB – GV của Trung tâm TT – TV ĐH GTVT HN.
3. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Cho đến nay đã có nhiều đề tài cấp luận văn thạc sỹ của học viên cao học, khoá luận tốt nghiệp của sinh viên các trường đại học viết về những khía cạnh khác nhau của Trung tâm, nhưng lĩnh vực nghiên cứu về hệ thống cung cấp TT chọn lọc phục vụ CB – GV trường ĐH GTVT HN thì chưa có một đề tài khoa học nào đề cập vấn đề này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: CB – GV chuyên ngành GTVT
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trung tâm TT – TV ĐH GTVT HN với thời gian nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được viết trên phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mac Lênin
Phương pháp nghiên cứu của khóa luận:
- Phương pháp phân tích tổng hợp TL
- Phương pháp quan sát và điều tra thực tế
- Phương pháp phân tích thống kê và so sánh
6. Ý nghĩa của khóa luận
Khóa luận góp phần làm rò bản chất, nội dung và đặc điểm nhu cầu TT cũng như tập quán sử dụng TT của nhóm NDT là CB – GV tại Trung tâm TT – TV ĐH GTVT HN, đồng thời cũng đưa ra giải pháp cụ thể, khả thi để nâng cao hiệu quả đáp nhu cầu TT ngày càng cao của CB – GV tại Trung tâm, góp phần nâng cao chất lượng, khả năng phục vụ TT cho bộ phận NDT là CB – GV tại các Trung tâm TT – TV của các trường đại học trong giai đoạn hiện nay.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục khóa luận được chia thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về trường ĐH GTVT HN và hoạt động của Trung tâm TT –
TV.
Chương 2: Nhu cầu thông tin của CB – GV chuyên ngành GTVT và cấu trúc các
nguồn tin thích ứng có tại Trung tâm TT – TV.
Chương 3: Xây dựng hệ thông cung cấp thông tin chọn lọc đáp ứng nhu cầu thông tin của CB – GV trường ĐH GTVT HN
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐH GTVT HN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN
1.1. Khái quát chung về trường ĐH GTVT HN
1.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành
Tiền thân của trường ĐH GTVT HN là trường Cao đẳng giao thông – công chính, được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng vào ngày 15 tháng 11 năm 1945 theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nghị định của Bộ giáo dục và Bộ giao thông - công chính.
Trong giai đoạn 1945 đến 1960, Nhà trường đã đào tạo được nhiều cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao đẳng và trung cấp thuộc các lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, bưu điện, kiến trúc phục vụ công cuộc kháng chiến cứu quốc và khôi phục đất nước sau chiến tranh chống Pháp.
Ngày 24 tháng 03 năm 1962, Trường được chính thức mang tên Trường Đại học Giao thông vận tải theo Quyết định số 42/CP của Hội đồng chính phủ.
Ngày 27 tháng 04 năm 1990, cơ sở 2 của Trường tại Tp. Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 139/TCCB của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo.
Trường Đại học GTVT là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực GTVT của cả nước. Trong 60 năm qua Trường đã đào tạo được trên 40.000 kỹ sư, trong đó có trên 200 kỹ sư cho hai nước bạn Lào và Campuchia; gần 1000 thạc sỹ và tiến sỹ, trong đó có 40 thạc sỹ cho nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Các công trình giao thông lớn của đất nước như đường 559, đường sắt thống nhất, cầu Thăng Long, cầu Mỹ Thuận, hầm Hài Vân, cầu Bãi cháy, các tuyến đường cao tốc,... đều có sự tham gia của cán bộ, giảng viên và sinh viên của Trường.
Đổi mới cùng đất nước, thực hiện các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ, Nhà trường đã có những đổi mới to lớn và mạnh mẽ về đào tạo, NCPT, xây dựng đội ngũ, xây dựng cơ sở vật chất,...