Phát huy truyền thống 60 năm qua, mục tiêu của Trường đến năm 2010 và những năm tiếp theo sẽ trở thành trường Đại học kỹ thuật và kinh tế đa ngành với chất lượng và trình độ cao, đầu ngành trong lĩnh vực GTVT của đất nước, là trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ lớn và có uy tín, từng bước hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
1.1.2. Các khoa, viện trực thuộc trường ĐH GTVT
- Khoa công trình
- Khoa điện – điện tử
- Khoa cơ khí
- Khoa kinh tế vận tải
- Khoa cơ bản
- Khoa công nghệ thông tin
- Khoa lý luận chính trị
- Khoa giáo dục quốc phòng
- Khoa đại học tại chức
- Viện khoa học và công nghệ xây dựng giao thông
- Viện khoa học môi trường giao thông
- Viện quy hoạch và quản lý GTVT
- Trung tâm thông tin – thư viện
1.1.3 Số lượng CB – GV của Trường ĐH GTVT
- Tổng số cán bộ - giảng viên – công nhân viên: 1003
- Giảng viên: 726
- Khoa công trình: 217 giảng viên
- Khoa cơ khí: 94 giảng viên
- Khoa kinh tế vận tải: 84 giảng viên
1.2. Tổng quan về hoạt động của Trung tâm Thông tin – Thư viện trường ĐH GTVT HN
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm
Trong nền văn minh nhân loại, thư viện (TV) đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Với chức năng lưu giữ và truyền bá tri thức, ngay từ khi mới ra đời thư viện đã góp một phần không nhỏ vào quá trình phát triển nền văn minh nhân loại.
Mặc dù khi mới thành lập, cơ sở vật chất của Nhà trường vô cùng đơn sơ, tài liệu (TL) giảng dạy chủ yếu là những tập giáo trình viết tay của các thầy cô, nhưng cũng chính từ đó là những ngày tháng sơ khai hình thành nên TV.
Khi mới thành lập TV chỉ là một bộ phận rất nhỏ trực thuộc phòng Giáo vụ, do một cán bộ TV vừa phụ trách các công việc của TV vừa phục vụ bạn đọc. Năm 1964, TV được bổ sung thêm một cán bộ nữa, và lúc này việc xử lý, bổ sung sách bắt đầu được tiến hành. Khung phân loại sử dụng trong TV là khung phân loại Trung tiểu hình Trung Quốc. Khi đó Nhà trường đã cho in sách roneo để phục vụ CB – GV và sinh viên, đồng thời bổ sung nhiều sách tiếng Nga từ những nguồn khác nhau, có lúc số sách tiếng Nga chiếm 90% tổng số sách TV.
Năm 1965 trước sự leo thang bắn phá ồ ạt của giặc Mỹ ra Miền Bắc, trường ĐHGTVT được lệnh sơ tán khỏi Hà Nội, TV cũng sơ tán theo trường. Trong thời gian sơ tán ở Hà Bắc (nay là Bắc Giang), nhà TV ở nơi sơ tán đã được dựng lên, giá sách làm bằng tre nứa. Năm 1965, các giáo trình từ Hà Nội được chuyển lên, ở khu sơ tán đã hình thành kho sách tham khảo, kho giáo trình và phòng mượn. Do số lượng sách hạn chế và các khoa của trường ở phân tán nên TV thường cho các lớp mượn sách để đọc, tổ chức các buổi tọa đàm trao đổi với sự có mặt của cán bộ TV, và luôn có sự luân chuyển sách cho sách được sử dụng tối đa. Năm 1968, do nhu cầu phục vụ tăng, số lượng cán bộ của TV tăng thành 5 người.
Năm 1967 theo chủ trương của Nhà nước, trường ĐH GTVT HN tách ra thành Đại học Giao thông sắt - bộ (ở Hà Nội) và Đại học Đường thuỷ (ở Hải Phòng). Do đó, nguồn tư liệu TV cũng được chia sẻ làm hai.
Năm 1975 do lực lượng nhân viên tập trung, và để thuận tiện trong công tác TV, nhóm nghiệp vụ đã được hình thành. Thời gian này, khung phân loại Trung tiểu hình Trung Quốc đã tỏ ra chật hẹp, không còn thích hợp với sự phát triển của TV, nên một số cán bộ đã được cử đi học về khung phân loại BBK để áp dụng cho TV. Nguồn TL TV cũng được phân chia thành các kho như: kho giáo trình, phòng đọc tạp chí cho CB – GV, và phòng mượn sách tham khảo.
Năm 1984 là năm đánh dấu sự hình thành của TV như một đơn vị độc lập trực thuộc vào Ban Giám hiệu với 14 cán bộ công nhân viên.
Ngày 21/02/2002, Trung tâm TT – TV được thành lập theo Quyết định số753/QĐ – BGD&ĐT – TCCB.
Những năm đầu thế kỷ XXI trường ĐH GTVT HN tham gia vào các dự án Giáo dục đại học (HEP), đầu tư phát triển TV theo hướng hiện đại. Dự án bao gồm các mức đầu tư cơ bản sau: mức A “Xây dựng hệ thống mạng máy tính để tăng cường công tác quản lý và đào tạo” (năm 2000). Dự án mức B (năm 2002) cho phép mở rộng mạng máy tính của trường sang ký túc xá Láng… Cùng với sự đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật, giai đoạn này có một quyết định quan trọng trong công tác nghiệp vụ TV. Đó là Khung phân loại BBK của Nga đã không còn đáp ứng được nhu cầu toàn cầu hóa và hội nhập, việc thay thế bằng khung phân loại DDC trở nên cấp thiết. Đầu năm 2004, dự án mức C “Xây dựng trung tâm tài nguyên TT – TV” là dự án lớn đầu tiên đầu tư cho thư viện góp phần làm thay đổi TV cả về lượng và chất. Với sự đầu tư trang thiết bị hiện đại và đầy đủ ... bố trí
tập trung trên mặt sàn trên 4000m2, Trung tâm TT – TV trường ĐH GTVT HN được xếp
vào hàng những TV hiện đại ở Việt Nam.
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm
Là một Trung tâm nằm trong khối TT – TV của các trường đại học, ngay từ những ngày đầu thành lập, Trung tâm TT – TV ĐH GTVT HN đã góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Nhà trường, phục vụ đắc lực cho chủ trương: “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” của Đảng và Nhà nước.
1.2.2.1. Chức năng
Trung tâm TT – TV trường ĐH GTVT HN là một cơ cấu tổ chức của Nhà trường đồng thời nằm trong hệ thống TT – TV cả nước. Đây là Trung tâm TT – TV chuyên ngành. Vì vậy, Trung tâm vừa mang những chức năng chung của một Trung tâm TT – TV vừa có chức năng riêng phục vụ cho chuyên ngành GTVT của Nhà trường:
- Phục vụ TL và TT cho công tác giáo dục, đào tạo và NCPT, tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ phát triển GTVT của đất nước;
- Nghiên cứu, thu thập, bổ sung, xử lý TL khoa học, kỹ thuật và công nghệ GTVT và các TL khác thuộc các lĩnh vực liên quan phục vụ cho việc giảng dạy, học tập, NCKH của cán bộ, giảng viên và sinh viên của Nhà trường;
- Nghiên cứu nhu cầu TT của NDT, rèn luyện thói quen đọc có chất lượng cho họ, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của khối TT – TV các trường đại học.
1.2.2.2. Nhiệm vụ
- Xây dựng hệ thống tra cứu tìm tin, thiết lập mạng lưới truy nhập và tìm tin tự động hoá, tổ chức cho NDT của Trung tâm khai thác và sử dụng thuận lợi và có hiệu quả nguồn tài nguyên TT của Trung tâm.
- Khai thác, thu thập, xử lý TT tư liệu KHCN ngành GTVT trong và ngoài nước.
- Lập kế hoạch cho Ban giám hiệu Nhà trường về công tác TT – TV phục vụ cho nhiệm vụ đào tạo và NCPT.
- Tổ chức, sắp xếp, lưu trữ và bảo quản kho TL của Trung tâm.
- Có nhiệm vụ quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của Trung tâm được giao, gồm toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị và hệ thống tài nguyên TT của Trung tâm.
- Phát triển mối quan hệ hợp tác với các Trung tâm TT – TV khác, các tổ chức khoa học, các trường đại học trong và ngoài nước về lĩnh vực TT tư liệu.
- Tích cực tuyên truyền, giới thiệu vốn TL của Trung tâm cho người sử dụng khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn TT. Tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hướng NDT của TV thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ công dân của mình.
- Nghiên cứu và ứng dụng tin học vào công tác TT – TV, từng bước hiện đại hóa mọi hoạt động TV.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Trung tâm và trang bị kỹ năng khai thác TT cho NDT của Trung tâm.
1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Trung tâm
Là một số trong số các Trung tâm TT – TV hiện đại nhất tại Việt Nam. Trung tâm được xây dựng trên khuân viên rộng với 4000 m2, khang trang, thoáng mát, đảm bảo các điều kiện cho các công tác nghiệp vụ TT – TV. Hệ thống cơ sở vật chất cần thiết cho công tác phục vụ bạn đọc và NDT như hệ thống bàn ghế, tủ kệ, hộp phiếu, máy tính, quạt, bóng điện, máy điều hoà….
Ngoài ra, Trung tâm cũng đã được trang bị khá đầy đủ các thiết bị kỹ thuật như:
* Máy chủ: Có 17 máy chủ tập trung tại tầng 6 để quản lý dữ liệu tại thư viện ví dụ: máy chủ phục vụ cho việc quản lý cơ sở dữ liệu nói chung (ILIB, DLIB), máy chủ quản lý việc sử dụng email, máy chủ quan lý cổng TT…
* Máy trạm: Có 140 máy trạm và máy nghiệp vụ.
+ Máy trạm tra cứu thông tin : Máy trạm đặt tại phòng đọc điện tử tầng 7 phục vụ cho việc tra tra cứu thông tin; hiện taị Trung tâm có 80 máy dành riêng cho sinh viên, học viên cao học, cán bộ giảng dạy tra cứu và đọc tài liệu toàn văn, tài liệu điện tử: giáo trình
điện tử do cán bộ trong Trường biên soạn, luận án, luận văn, báo cáo NCKH…đã được số hóa. Thêm vào đó bạn đọc còn có thể truy cập và sử dụng những tài liệu ngoại văn chuyên ngành mà Trung tâm đã đặt mua từ nước ngoài, những tài liệu trên mạng do cán bộ trong Trung tâm đã download về phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu. Tất cả những tài liệu điện tử ở đây đều ở dạng off-line.
+ Hệ thống máy quyét thẻ tự động: Hiện nay ở tất cả các phòng của Trung tâm đều có máy quét thẻ từ tự động, từ phòng nghiệp vụ đến phòng phục vụ với 5 máy quét thẻ (symbol, của công ty máy siêu tính)
+ Hệ thống Camera theo dòi: Tất cả các phòng từ tầng 7 đều được lặp đặt camera phục vụ cho mục đích quản lý bạn đọc. Với 30 camera có khả năng lưu giữ hình ảnh,
được lặp đặt ở các vị trí khác nhau, nhân viên thư viện có thể kiểm soát bạn đọc thuận tiện, dễ dàng dù ở bất cứ góc độ nào
+ Hệ thống cổng từ, thẻ từ: Trên các phòng đọc tự chọn từ tầng 5 đến tầng 7 của Trung tâm đều được lắp đặt hệ thống cổng an ninh kép RFID nhằm kiểm soát bạn đọc, không cho tài liệu đem ra ngoài bất hợp pháp, với đầu đọc RFID , việc kiểm kê sách được thực hiện một cách dễ dàng với 3 cổng an ninh công nghệ RFID.
+ Hệ thống điều hòa: Tất cả các phòng ban tại thư viện hiện nay đều được trang bị hệ thống điều hòa nhiệt độ với 13 tủ điều hòa nhiệt độ 50.000 BTU và 20 máy điều hòa treo tường 18000 BTU
+ Hệ thống máy in mạng, máy photo: Trung tâm có 3 máy in mạng và máy photo công nghệ cao, hệ thống thiết bị trang âm… được bộ trí tại tất cả các phòng phục vụ, đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu photo tài liệu của bạn đọc.
+ Chỗ ngồi cho bạn đọc: 712 chỗ ngồi, trong đó: Phòng đọc tầng 5: 280 chỗ
Phòng đọc tầng 6: 256 chỗ
Phòng đọc tầng 7: 88 chỗ
Phòng đọc điện tử tầng 7: 88 chỗ
1.2.4. Cơ cấu tổ chức tại Trung tâm
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨ C TRUNG TÂM TT – TV GIAO THÔNG VẬN TẢI:
Ban giám đốc
Bộ phận mượn trả (lưu thông)
Phòng nghiệp vụ | Phòng làm thẻ | Phòng bán sách |
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ thống cung cấp thông tin chọn lọc phục vụ cán bộ - giảng viên tại Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Giao thông Vận tải - 1
- Vốn Tài Liệu Và Vấn Đề Bổ Sung Tài Liệu Tại Trung Tâm
- Nhu Cầu Tin Của Cán Bộ - Giảng Viên Chuyên Ngành Giao Thông Vận Tải
- Hệ thống cung cấp thông tin chọn lọc phục vụ cán bộ - giảng viên tại Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Giao thông Vận tải - 5
- Hệ thống cung cấp thông tin chọn lọc phục vụ cán bộ - giảng viên tại Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Giao thông Vận tải - 6
Xem toàn bộ 48 trang tài liệu này.
Phòng | Phòng | Phòng | Phòng | |||
mượn | đọc | đọc | đọc | |||
sách | sách | báo – | điện | |||
giáo | tiếng | tạp | tử | |||
trình – sách | Việt | chí, sách | ||||
tham | ngoại | |||||
khảo | văn |
Bộ phận nghiệp vụ
Bộ phận phục vụ đọc
1.2.4.1. Các phòng chức năng
Phòng nghiệp vụ
Thực hiện bổ sung TL, đảm bảo các tiền đề thiết yếu cho TV hoạt động. Thực hiện xử lý TL nhập vào TV: Đăng ký, phân loại, mô tả thư mục, đóng dấu, dán nhãn, nhập cơ sở dữ liệu (CSDL), in phích…, thực hiện việc làm thẻ và quản lý bạn đọc.
Phòng mượn
Là nơi tổ chức phục vụ theo hình thức kho kín thông qua dịch vụ mượn sách, bao gồm cả giáo trình, bài giảng, sách tham khảo bằng các ngôn ngữ khác nhau. Vốn TL ở đây vào khoảng 80000 cuốn sách (bao gồm các sách giáo trình và sách tham khảo). Đối tượng bạn đọc của phòng này bao gồm CB – GV và sinh viên của trường, trong đó số lượng CB – GV chiếm khoảng 10 – 12%, còn lại sinh viên là đối tượng chủ yếu.
Phòng đọc sách tiếng Việt
Là nơi bạn đọc có thể tìm đọc các loại giáo trình, bài giảng, sách tham khảo bằng tiếng Việt và được phục vụ theo hình thức kho mở. Vốn TL khoảng 25000 cuốn sách. Người đọc chủ yếu là sinh viên, còn CB – GV của trường chiếm số lượng khá ít (chỉ khoảng 2%).
Phòng đọc sách ngoại văn, luận văn và luận án, báo cáo NCKH/ Báo và tạp chí
+ Sách ngoại văn: Người đọc có thể tìm đọc các loại sách tham khảo bằng tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp về nhiều lĩnh vực chuyên môn. Tại đây, sách được xếp theo môn loại, trong từng môn loại chúng được sắp xếp theo trật tự ngôn ngữ: tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung và trật tự ABC. Số lượng sách ngoại văn ở đây khoảng 5600 cuốn.
+ Luận văn, luận án, báo cáo NCKH: Bạn đọc có thể tìm đọc các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ bảo vệ tại trường những năm gần đây; các báo cáo kết quả NCKH cấp nhà nước, cấp bộ, cấp trường do CB – GV nhà trường thực hiện. Ngoài ra, bạn đọc có thể tìm đọc các báo cáo đề tài NCKH đoạt giải cấp bộ trong thời gian qua. Có khoảng 2000 luận văn, luận án, báo cáo đề tài NCKH được lưu trữ tại đây.
+ Báo –Tạp chí: Với trên 200 đầu báo, tạp chí bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, từ trung ương đến báo ngành, thỏa mãn nhu cầu bạn đọc trong mọi lĩnh vực chuyên môn, thể thao, văn hóa, giải trí…. Tại đây NDT có thể tiếp cận được với những tạp chí chuyên ngành của các nhà xuất bản nổi tiếng nhất bằng ngôn ngữ Anh, Nga, Đức, Pháp, Trung.
Hình thức phục vụ: kho mở
Theo thống kê, số lượng bạn đọc đến sử dụng phòng đọc này nhiều hơn phòng đọc sách tiếng Việt. Thu hút khoảng 3- 5% số lượng bạn đọc là CB – GV. Nguồn TL họ sử dụng chủ yếu ở phòng này là luận văn, luận án; các đề tài NCKH cấp trường, cấp bộ, cấp Nhà nước; các loại báo – tạp chí chuyên ngành bằng các thứ tiếng: Anh, Pháp Mỹ, Nga…
Phòng đọc điện tử