Trong Ngư Phong thi văn tập còn có nhiều bức tranh khá hoàn chỉnh với vẻ đẹp vừa thơ mộng vừa dữ dội ví như trong bài Đại lịch ngộ trung đạo vũ quang cảnh rừng núi trong cơn mưa nguồn hiện lên hết sức sinh động:
Tuấn lĩnh thiên trùng lập, Nhiễu khê như thành hào. Loạn thạch tích khê tâm, Nhất vũ thành ba đào.
Quan giả câu hãi ngục, Bôn đằng có thiên thao. Tài gian tệc sắc khai, Thủy lạc sơn chính cao.
Dịch thơ:
(Đại lịch ngộ trung đạo vũ)
Núi cao ngất nghìn trùng, Khe chảy lượn bao vòng. Lòng khe đá lởm chởm, Mưa xuống sóng đùng đùng. Người xem đều kinh sợ,
Ngang trời nước mênh mông. Chôc lát trời đã tạnh,
Nước cạn núi chập chồng.
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Cảm Gắn Bó Chân Thành Với Nhân Dân Lao Động
- Ngư Phong Thi Văn Tập Nhìn Từ Phương Diện Nghệ Thuật
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ngư Phong thi văn tập - 7
Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.
(Gặp mưa trên đường Đại Lịch)
Chỉ qua tám câu ngũ ngôn nhưng vẻ đẹp trùng điệp, hùng vĩ và tráng lệ của núi rừng Tây Bắc hiện lên đậm nét. Đó là một vẻ đẹp độc đáo và vô cùng quyến rũ được miêu tả qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ, tạo cho người đọc một cảm giác muốn khám phá và muốn một lần được đặt chân lên miền Tây Bắc thưởng thức.
Nước reo sùng sục như nghìn con trâu đang rống, đá mọc lô xô như hàng loạt những mũi tên, sông uốn khúc tựa như thế trận rắn bò, còn núi mọc như nêm hệt đoàn quân gấu dữ,…Tác giả sử dụng biện pháp so sánh một cách đồng loạt để miêu tả sự hùng vĩ của con thác Chiến Than:
Thủy thanh bào háo thiên ngưu hống, Thạch duẫn lân tuân vạn giáp toàn.
Xà trận uyên diên vu ngạn chử, Hùng sư ẩn hiện điệp cương loan.
(Quá Chiến Than)
Dịch thơ:
Nước reo sùng sục như trâu rống, Đá mọc lô xô tựa mũi tên.
Trận thế rắn bò sông uốn khúc, Đoàn quân gấu dữ núi như nêm.
(Qua thác Chiến Than)
Cách miêu tả thác Chiến Than hùng vĩ gợi ta liên tưởng ngay đến ngòi bút miêu tả con sông đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân với một vẻ đẹp hùng vĩ mà không thiếu sự mềm mại, uyển chuyển.
Viết về vẻ đẹp kì vĩ trác tuyệt của thiên nhiên, ngòi bút của Nguyễn Quang Bích trở nên linh hoạt đến lạ thường, dường như nét đặc sắc của thiên nhiên Tây Bắc đã nâng tâm hồn ông lên ngang cái hùng vĩ ấy khiến ông thấy sảng khoái và gắn bó hơn với thiên nhiên, con người và miền đất nơi đây.
Đặc biệt đọc Hoài Lai đạo trung ta mới thấy hết được tài nghệ của Nguyễn Quang Bích khi miêu tả thiên nhiên, nét đồ sộ hùng tráng kết hợp với nét tinh tế tỉ mỉ:
Hà giang giang thượng tố châu hành, Giang gian lưỡng ngạn như thạch thành.
Dịch thơ:
Thạch phong nhất thốc thổ thiên trượng, Thiên ngoại thiều nghiêu tước bất thành.
… Thạch cốt thủng lập vô thụ xứ, Tuyệt đính tê phan lộ vô cứ.
Hoặc tự công nhân nê tố nhiên, Tiêm trác phủ cân bình thiết cứ. Hạ biên đại thạch hám giang phủ, Kì trung động tịch thân dĩ ảo.
Châu nhân tuần châu phan thạch hành, Sơn thượng thạch tuyền như cấp vũ…
(Hoài Lai đạo trung)
Thuyền ở sông Hoài nước ngược lên, Giữa dòng ghềnh đá dựng hai bên.
Non xanh một ngọn cao ngàn trượng, Ngất ngưởng ngang trời đẽo chẳng nên.
… Vách đá đứng sững cây cối thưa, Không chỗ vin trèo đã khó chưa?
Chỗ tựa thờ nề đà đắp sẵn, Chỗ như búa đẽo chỗ như cưa.
Đá nghiêng bên sông như người cúi, Có hang rộng rãi sâu và tối.
Thuyền đi nhởn nha vịn đá lên, Nước suối chảy xuống như mưa dội.
(Trên đường Hoài Lai)
Sáu năm dài sống giữa núi rừng Tây Bắc, chịu đựng biết bao gian lao khổ cực trước áp lực của quan thù nhưng trước thiên nhiên tâm hồn Nguyễn Quang Bích vẫn mở rộng để giao hòa cùng vạn vật và từ đó những bài thơ trữ
tình của ông đã ra đời. Trong cách miêu tả của Nguyễn Quang Bích thiên nhiên Tây bắc là cảnh non nước hữu tình chứ không phải là cảnh rừng thiêng nước độc, bức tranh thiên nhiên cũng phần nào tô đậm lên chân dung của ông, một tâm hồn thi sĩ dạt dào.
Không chỉ miêu tả thiên nhiên, ngòi bút của Nguyễn Quang Bích cũng vô cùng giàu chất trữ tình trong cách miêu tả tinh thần và khí tiết của Nguyễn Văn Giáp:
Khí tiết của Ngài, Sừng sững núi đồi. Tinh linh của Ngài, Sáng rực trên trời.
(Văn tế hiệp đốc quân sự đại thần nhà Nguyễn)
Hay khi nói về tấm lòng của Chu Thiết Nhai giọng văn cũng trìu mến, thân thương xen lẫn cảm kích: “Nhớ anh xưa, học vấn dồi dào, tấm lòng khảng khái, gặp lúc nước tôi sấm mây chuyển động, mà anh không lấy việc trèo non lặn suối, đi lại khó khăn làm ngại, cùng tôi theo đuổi đã gần một năm nay, đấy là sự cảm thông trong đám thanh khí xui nên như thế.” (Văn tế hiệp đốc quân sự đại thần họ Nguyễn).
Bởi tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, con người của Nguyễn Quang Bích là vô cùng vô tận nên những sáng tác của ông mang đậm chất trữ tình.
Qua sáng tác của Nguyễn Quang Bích cả về thơ và văn ta mới thấy được tài năng của ông được bộc lộ rõ. Đằng sau ngòi bút chấm phá hiện thực về cuộc sống, trữ tình về thiên nhiên và con người ta mới thấy thấp thoáng hiện lên chân dung của một vị lãnh đạo với biết bao những tâm trạng lo toan, buồn vương suốt đời cống hiến nghĩa tình cho dân cho nước. Việc tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật trong thơ ông cũng phần nào giúp ta thấm thía được nỗi lòng yêu nước của các văn thân sĩ phu cùng thời.
KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu và phân tích ở trên chúng ta đã phần nào thấy được một cách khá toàn diện về giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật trong Ngư Phong thi văn tập của Nguyễn Quang Bích. Ở tập thơ văn này con người Ngư Phong hiện lên rất chân thực với tất cả phẩm chất đáng quý của một vị chiến tướng, một nhà Nho tri thức đồng thời là một nhà thơ có tâm hồn nghệ sĩ.
Trước hết, ông là hiện thân của một tinh thần yêu nước vô cùng nồng nàn, mạnh mẽ. Điều đó được minh chứng khi thực dân Pháp đến xâm lược nước ta, đại bộ phận phong kiến cúi đầu hàng chỉ có Nguyễn Quang Bích và một số sĩ phu yêu nước ý thức được trách nhiệm với đất nước. Ông đã tập hợp với những người có cùng chí hướng tập hợp quân binh lập căn cứ chiến đấu kháng Pháp. Có thể nói, ý thức cứu nước đã ngấm sâu trong máu thịt ông, nó trở thành lí tưởng cao đẹp để suốt đời ông gìn giữ, phấn đấu. Trải qua biết bao khó khăn, gian khổ với những thăng trầm của cuộc sống nơi núi rừng hẻo lánh Nguyễn Quang Bích đã thực sự trở thành vị danh tướng tài ba, lỗi lạc, là linh hồn bất tử trong phong trào kháng Pháp ở núi rừng Tây Bắc.
Bên cạnh hình ảnh một con người bất khuất kiên cường Ngư Phong thi văn tập còn in đậm hình ảnh Nguyễn Quang Bích một con người có tấm long nhân ái bao la, có tinh thần nhân văn cao cả. Vì việc chung ông phải gác lại những chuyện cá nhân nhưng từ trong sâu thẳm trái tim ông vẫn ngập tràn tình yêu thương dành cho gia đình, bạn bè, đồng chí,…Chữ trung hiếu nhân nghĩa dường như đã vẹn toàn trong tâm hồn con người đáng kính ấy.
Tập thơ văn còn giúp chúng ta hiểu Nguyễn Quang Bích có một tâm hồn rất mực thi sĩ. Những sáng tác của ông không chỉ giàu tính hiện thực mà còn đậm chất trữ tình. Tất cả những trang thơ của ông đều hướng về thiên
nhiên và con người nơi núi rừng Tây Bắc, từ những tình cảm chân thành, xuất phát từ trái tim đôn hậu. Tập thơ văn đã đưa Nguyễn Quang Bích đi từ ranh giới của một vị lãnh đạo tài ba sang ranh giới của một thi sĩ chân chính.
Hầu hết trong Ngư Phong thi văn tập còn ẩn chứa một tâm trạng buồn không thể che giấu của của một con người có ý chí hoài bão lớn nhưng lại không thành công được. Dù phong trào kháng Pháp ở núi rừng Tây Bắc thất bại bởi hạn chế giai cấp và thời đại bấy giờ nhưng niềm tâm sự mang màu sắc bi kịch của ông vẫn là nỗi ám ảnh trong tâm trí người đọc.
Như vậy, Ngư Phong thi văn tập quả là tiếng lòng của nhà thơ, là nơi Nguyễn Quang Bích gửi gắm biết bao tâm tư, tình cảm, là nơi ông được tự do trải lòng mình với bạn đọc. Bởi vậy tập thơ văn không chỉ mang giá trị to lớn trong nền văn học yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX mà còn góp phần làm phong phú hơn kho tàng văn học dân tộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Huệ Chi (chủ biên) (1994), Nguyễn Quang Bích – Nhà yêu nước, nhà thơ, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội
2. Đinh Xuân Lâm (1973), Thơ văn Nguyễn Quang Bích, Nhà xuất bản văn học, Hà Nội
3. Nguyễn Lộc (1976),Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, 1976
4. Bùi Văn Nguyên (1964) Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, Nhà xuất bản văn học, Hà Nội
5. Nhiều tác giả (1965), Giáo trình lich sử văn học Việt Nam, tập IVA, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội
6. Nhiều tác giả (1976), Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỉ XIX (1858-1900)
Nhà xuất bản văn học, Hà Nội