Cơ Cấu Nợ Phân Theo Nhóm Của Ngân Hàng Tmcp Á Châu (2010-2013)


thuộc nhóm nợ ngờ và nhóm 5 thuộc nhóm nợ có khả năng mất vốn.

Bảng 3.5. Cơ cấu nợ phân theo nhóm của ngân hàng TMCP Á Châu (2010-2013)

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu


Năm 2010


Năm 2011


Năm 2012


Năm 2013

Tốc độ tăng BQ (%)

Nợ đủ tiêu chuẩn

86,693,232

101,564,431

95,663,399

100,980,134

5.22

Nợ cần chú ý

209,067

326,758

4,567,430

2,967,018

142.11

Nợ dưới tiêu chuẩn

64,759

326,758

747,218

656,978

116.48

Nợ nghi ngờ

58,399

345,655

673,361

463,358

99.45

Nợ có khả năng mất

vốn

169,648

297,339

1,150,391

2,122,533

132.15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - 7

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013


Nhìn vào bảng 3.5 ta thấy, trong cơ cấu nợ xấu của ACB qua các năm, tỷ trọng nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) có xu hướng tăng mạnh qua các năm từ 64.759 triệu đồng năm 2010 lên 326.758 triệu đồng năm 2011 và lên 747.218 triệu đồng vào cuối năm 2012 chiếm, nhóm nợ này có xu hướng giảm nhẹ năm 2013 với con số nợ dưới tiêu chuẩn là 656.978 triệu đồng, chiếm 20,26% tỷ trọng nợ xấu. Đặc biệt, nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) trong năm 2011 tăng 5,92 lần so với năm 2011 từ 58.399 triệu đồng lên 345.655 triệu đồng (+287.256 triệu đồng) chiếm 35,64% trong tổng số nợ xấu, năm 2012 nợ nhóm này tiếp tục tăng lên đến con số 673.361 triệu đồng và đến năm 2013 con số này có giảm nhẹ và dừng lại ở mức 463.358 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 14,29% tổng nợ xấu. Nợ nhóm 3 và nhóm 4 của ngân hàng đều tăng lên cho thấy tiểm ẩn gia tăng nợ xấu của ngân hàng khá lớn. Đây cũng là tình trạng chung của tất cả các ngân hàng. Nguyên nhân là do hệ quả chính sách từ những năm trước để lại. Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động làm suy giảm tăng trưởng của nền kinh tế trong nước. Năm 2009, 2010, Chính phủ đưa ra gói kích thích kinh tế, trong đó có thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách tài khoá mở rộng. Hai chính sách này khiến lạm phát bùng lên


vào các tháng cuối năm 2010 và đầu năm 2011. Chính phủ phải khẩn trương thông qua Nghị quyết 11/NQ-CP vào cuối tháng 2/2011. Theo đó, NHNN “điều hành và kiểm soát để đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15-16%”. Trên thực tế năm 2011, tổng dư nợ tín dụng chỉ tăng 12% và tổng phương tiện thanh toán tăng 10%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra trong Nghị quyết. Chính sách tiền tệ chặt chẽ đã đẩy lãi suất tăng cao cùng với quy định hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng cho các NHTM và định hướng hạn chế dòng tín dụng chảy vào lĩnh vực bất động sản, tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp. Kết quả là số lượng doanh nghiệp phá sản, giải thể và tạm ngừng sản xuất tăng, số lượng doanh nghiệp đăng ký sản xuất kinh doanh giảm. Năm 2012 tình hình kinh tế cũng không mấy khả quan làm hàng loạt doanh nghiệp phá sản, ngân hàng mất một lượng lớn vốn trong những doanh nghiệp này và đến năm 2013 chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng, lãi suất cho vay giảm mạnh làm cho tỷ lệ nợ nghi ngờ của ngân hàng giảm xuống.

Trong bảng 3.5, một điều đáng chú ý là nợ có khả năng mất vốn của ACB lại có xu hướng tăng lên rất mạnh. Cuối tháng 12/2010 nợ nhóm 5 của ngân hàng ACB chỉ có 169.648 triệu đồng những con số này tăng lên là 297,339 triệu đồng năm 2011, đến năm 2012 nợ nhóm 5 của ngân hàng có mức tăng vượt bậc lên đến con số là

1.150.391 triệu đồng (+853.052 triệu đồng ).Và đến năm 2013 nợ có khả năng mất của ngân hàng lên con số là 2.122.533 triệu đồng (+972,142 triệu đồng), tăng đế 84,5% so với năm 2012. Nguyên nhân của mức tăng trưởng nợ xấu nhanh và liên tục qua các năm của ACB ngoài tác động của các yếu tố bên ngoài còn do tác động của các yếu tố bên trong của ACB. Điều này được ngân hàng ACB thừa nhận rằng do công tác thẩm định tín dụng của ngân hàng chưa tốt, đội ngũ nhân viên thấm định tín dụng vừa hạn chế về số lượng về hạn chế về năng lực làm cho mức định giá tín dụng cao hơn so với giá trị thực của tài sản đảm bảo hoặc khả năng trả nợ của khách hàng làm cho nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng tăng mạnh trong những năm qua. Đây là một vấn đề nan giải mà ACB cố gắng khắc phục trong thời gian tới.

3.2.1.2. Cơ cấu nợ theo kỳ hạn


Bảng 3.6. Cơ cấu nợ theo kỳ hạn của ngân hàng ACB giai đoạn (2010-2013)


ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu


Năm 2010


Năm 2011


Năm 2012


Năm 2013

Tốc độ tăng BQ (%)

Nợ ngắn hạn

43,889,956

53,361,314

55,878,105

56,837,993

29.501

Nợ trung hạn

19,870,669

27,484,058

19,400,915

17,208,970

-13.395

Nợ dài hạn

23,434,480

21,963,784

27,522,779

33,143,058

41.429

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013


Cơ cấu nợ của ngân hàng TMCP Á Châu có những biến động lên xuống khác nhau. Đối với nhóm nợ ngắn hạn của ngân hàng ACB đã tăng dần về mặt số lượng trong những năm qua. Điều này chứng tỏ ngân hàng cố gắng lấy lại vốn nhanh để tái đầu tư. Đặc biệt đối với nhóm nợ này chủ yếu là nhóm khách hàng cá nhân vạy dưới dạng tín chấp, không có tài sản đảm bảo. Nhóm nợ trung hạn có xu hướng tăng trong năm 2011 so với 2010, từ 19.870.669 triệu đồng năm 2010 lên 27.484.058 triệu đồng năm 2011. Nhưng bắt đầu đến năm 2012 đến nay nhóm nợ trung hạn có xu hướng giảm xuống. Đặc biệt nhóm nợ trung hạn năm 2013 giảm so với năm 2012 là 11,3% (-2.191.945 triệu đồng). Nhóm nợ dài hạn lại có xu hướng tăng lên qua các năm và khách hàng chủ yếu của nhóm nợ này là các tổ chức kinh doanh vay dài hạn để tăng vốn lưu động hoặc vốn đầu tư. Năm 2013 nhóm nợ dài hạn có mức tăng so với năm 2012 là 20,42% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 5.620.279 triệu đồng.

3.2.1.3. Cơ cấu nợ theo nhóm đối tượng khách hàng

Bảng 3.7. Cơ cấu nợ theo nhóm khách hàng của ngân hàng ACB giai

đoạn (2010-2013)


ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Tốc độ







tăng BQ

Kinh tế tập thể, hợp tác xã

21,412

20,611

26,688

35,911

67.714%

Doanh nghiệp nhà nước

5,017,568

3,316,785

3,269,011

2,684,646

-46.495%

Công ty liên doanh nước

ngoài


388,615


501,340


306,256


536,554


38.068%

Công ty 100% vốn nước

ngoài


204,820


807,489


467,995


389,598


90.215%

Công ty cổ phần, Công ty

TNHH


48,978,636


62,315,955


54,395,988


57,996,180


18.411%

Cá nhân, khác

32,584,054

35,846,976

44,348,910

45,547,132

39.784%

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013

Trong những năm trước đây, đối tượng vay tín dụng của ACB phần lớn là các công ty cổ phần và TNHH, tiếp đên là cá nhân và doanh nghiệp nhà nước cũng là nhóm khách hàng khá lớn của ACB. Các khách hàng tín dụng là công ty cổ phần, công ty TNHH của ACB chủ yếu là những công ty kinh doanh bất động sản, xây dựng. Đây là đối tượng khách hàng có độ rủi ro tín dụng khá cao, vòng đời dự án dài, khả năng thu hồi vốn chậm. Nhìn vào biểu đồ 3.7 ta thấy, ACB thời gian qua hầu như không có sự chuyển dịch cơ cấu khách hàng từ cho vay. Năm 2013, cho vay đối với các công ty cổ phần và TNHH chiếm tỷ trọng lớn nhất với 54,11% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng ACB. Nhóm khách hàng chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 của ACB là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước chiếm 42,49% tổng dư nợ. Nhóm khách hàng doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng 2,5% trong tổng dư nợ, những nhóm khách hàng còn lại như các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh và kinh tế tập thể chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Lãnh đạo ACB cho rằng đây cơ cấu cho vay như trên là khá hợp lý vì hầu hết các DNNN làm ăn kém hiệu quả nên khả năng thu hồi vốn chậm nên ngay từ đầu họ đã hướng đế những đối tượng cho vay khác nhiều hơn.


3.2.1.4. Khả năng dự phòng rủi ro của ngân hàng

Bảng 3.8. Khả năng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của ACB giai đoạn (2010-2013)

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu/Năm

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

1. DPRRTD

256169

133023

513025

394144

2. Nợ xấu

292806

969752

2570970

3242869

3. DPRRTD/Nợ xấu

87.49

13.72

19.95

12.15

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010,2011,2012,2013 Đánh giá khả năng dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng là một trong những nội dung quan trọng của đánh giá khả năng hạn chế cũng như phòng ngừa nợ xấu của ngân hàng. Đối với ngân hàng TMCP Á Châu trong những năm qua, khả năng dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng có xu hướng thấp xuống qua các năm. Điều này được thể hiện rõ trong bảng số liệu 3.8. Năm 2010, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng khá cao, nhưng đến năm 2011 thì tình hình dự phòng rủi rỏ tín dụng giảm mạnh mẽ từ 87,49(%)năm 2010 xuống cón 13,72 (%) năm 2011, đến năm 2012 con số này có cải thiện hơn (19,95 (%)) nhưng tình hình lại không khá hơn khi năm

2013 con số này lại giảm xuống chỉ còn 12,15 (%). Từ những con số trên cho thấy khả năng dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng quá thấp. Nguyên nhân của xu hướng này đều xuất phát từ 2 lý do cơ bảng sau:

Thứ nhất là do con số nợ xấu của ngân hàng ngày càng tăng lên nhanh chóng, từ 292.806 triệu đồng năm 2010 lên đến 969.752 triệu đồng năm 2011, và tiếp tục tăng nhanh chóng đến 2.570.970 triệu đồng năm 2012 và lại tiếp tục xu thế tăng đến 3.242.869 triệu đồng năm 2013. Do con số nợ xấu ngày càng tăng lên một cách không kiểm soát là nguyên nhân quan trọng làm cho tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên nợ xấu ngày càng giảm xuống.

Thứ hai là do lượng dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng không đáng kể so với tốc độ tăng nợ xấu, thậm chí lượng dự phòng rủi ro tín dụng còn giảm qua các năm ( năm 2012 lượng dự phòng rủi ro là 513.025 triệu đồng nhưng đến năm


2013 con số này chỉ còn 394.144 triệu đồng). Điều này cũng góp phần làm cho tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên nợ xấu ngày càng giảm xuống.

3.2.2. Đánh giá thực trạng nợ xấu tại ACB

Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm lại, nhiều doanh nghiệp rơi vào vòng xoáy hàng tồn kho và chi phí đầu vào tăng cao dẫn đến nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng bùng nổ năm 2012 và năm 2013. Điều này tác động lớn đến tình trạng nợ xấu của ACB hiện trong 2 năm qua tăng lên rất cao. Là một đơn vị có dư nợ lớn, trong hoạt động tín dụng của ACB trong thời gian qua, dư nợ tín dụng của ACB đều tăng trưởng nhanh chóng và tuy nhiên ngân hàng chưa áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho từng khoản vay, đây là nguyên nhân làm cho dư nợ ngày càng tăng lên.

Phân theo nhóm khách hàng thì hầu như các nhóm nợ thuộc loại nợ xấu như nhóm nợ từ dưới tiêu chuẩn, đến nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn ngày càng tăng lên qua các năm. Trong 1 năm từ năm 2010 đến 2013, nhóm nợ cần chú ý tăng bình quân 142,11%/ năm, đây là nhóm nợ có mức tăng cao nhất trong các nhóm nợ còn lại. Đặc biệt, nhóm nợ có khả năng mất vốn tăng bình quân đến 132,15%, một mức tăng quá lớn so với một doanh nghiệp kinh doanh tín dụng. Tiếp theo là nhóm nợ dưới tiêu chuẩn tăng bình quân 116,48%/năm, nhóm nợ nghi ngờ tăng 99,45%. Nhìn chung hầu hết các nhóm nợ xấu của ngân hàng đều tăng ở mức đáng báo động. Đây là tín hiệu cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng xấu đi.

Phân theo kỳ hạn thì nợ trung hạn có xu hướng giảm qua các năm, còn nợ dài hạn và ngắn hạn lại tăng qua các năm. Đặc biệt nợ theo đối tượng khách hàng thì nhóm nợ thuộc doanh nghiệp nhà nước lại giảm trong khi nhóm nợ thuộc các doanh nghiệp nước ngoài, kinh tế tập thể và cá nhân có xu hướng tăng lên qua các năm. Những nhóm nợ này có nguy cơ rủi ro cao hơn rất nhiều so với nhóm nợ thuộc doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, nhưng đối với ngân hàng ACB thì loại nhóm nợ này tăng với tốc độ bình quân qua các năm rất cao.


Trong khi đó việc trích lập quỹ dự phòng rủi rỏ trong tổng cơ cấu nợ của ngân hàng rất thấp, điều này làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất mạo hiểm.

Tuy nhiên, so sánh tình hình nợ xấu của ngân hàng so với các ngân hàng khác trong ngành thì ACB vẫn chưa phải là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cao nhất, ngân hàng cũng thuộc nhóm có tỷ lệ nợ xấu ở mức trung bình. Nhưng trong tình hình kinh doanh khó khăn như hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều đối mặt với tình trạng nợ xấu, việc hạn chế tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là điều cần thiết mà ngân hàng nên đặc biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay.

3.3. Thực trạng phòng ngừa, hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Á Châu

3.3.1. Thực trạng phòng ngừa, hạn chế và xử lý nợ xấu của ACB

3.3.1.1. Thực trạng phòng ngừa, hạn chế nợ xấu của ACB

* Trích lập quỹ dự phòng dự phòng rủi ro tín dụng

Bảng 3.9. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của ACB giai đoạn (2010-2013)

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu/Năm

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

1. DPRRTD

256169

133023

513025

394144

- Dự phòng chung

204894

105994

2193

18236

- Dự phòng cụ thể

51275

27029

510832

375908

2. Nợ xấu

292806

969752

2570970

3242869

3. Tổng dư nợ

87195105

102860941

102801799

107190021

3. DPRRTD/Nợ xấu

87.49

13.72

19.95

12.15

4. DPRRTD/Tổng dư nợ

0.29

0.13

0.50

0.37

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010,2011,2012,2013

Nhằm thực hiện thông tư 02 và QĐ số 18 của ngân hàng nhà nươc (NHNN) về phân loại nợ và trích lập DPRRTD một cách nghiêm túc và thống nhất trong toàn hệ thống, ACB đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, cụ thể như:


-“Quy chế phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng” của ngân hàng ACB.

ACB đã được NHNN chấp thuận cho thực hiện chính sách DPRR theo quy định tại Điều 7 với một bộ chỉ tiêu gồm 10 chỉ tiêu tài chính và 10 chỉ tiêu phi tài chính, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ACB. Tuy nhiên tỷ lệ dự phòng rủi ro của ngân hàng cũng có những biến động thất thường như biến động doanh thu và lợi nhuận. Năm 2010 tỷ lệ dự phòng rủi ro của ngân hàng chiếm tỷ lệ khá cao, đến 87,49% tổng nợ xấu, chiếm 0,29% tổng dư nợ. Nhưng đến những năm tiếp theo tỷ lê này giảm xuống mạnh. Đặc biệt năm 2012 tỷ lệ DPRR cũng tăng hơn so với năm 2011 và chiếm tỷ lệ 19, 95% tổng nợ xấu, chiếm 0,5% tổng dư nợ nhưng đến năm 2013, mặc dù tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng cao nhưng tỷ lệ DPRR của ngân hàng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 12,15% tổng nợ xấu và 0,37 % tổng dư nợ. Nguyên nhân tại vì trong giai đoạn 2012 -2013 ngân hàng ACB gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, huy động vốn thấp, nợ xấu tăng cao, khả năng trích lập quỹ dự phòng rủi ro vì thế cũng ảnh hưởng. Với việc trích quỹ DPRR thấp như vậy chứng tỏ ngân hàng ACB sẽ đối mặt với khó khăn trong kinh doanh những năm tiếp theo nếu như không đòi được nợ.

Chính sách trích lập dự phòng của ngân hàng như sau: Giá trị thế chấp với mỗi loại tài sản thế chấp được sử dụng cho mục đích trích lập dự phòng khi ngân hàng có quyền bán tài sản thế chấp khi khách hàng không hoàn thành nghĩa vụ như đã cam kết và thời gian để bán tài sản thế chấp, như ước tính của ACB, không vượt quá 1 năm với các thế chấp không phải là bất động sản và không quá 2 năm với các thế chấp bất động sản. Nếu tài sản thế chấp không đáp ứng được các yêu cầu trên, giá trị của tài sản thế chấp cho mục đích dự phòng được coi là bằng 0.

* Tài sản đảm bảo


Tài sản đảm bảo của ngân hàng chủ yếu là các tài sản tài chính, hàng hóa nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, bất động sản..., trong đó TSĐB là bất động sản và tài sản hàng hóa, máy móc thiệt bị là những tài sản đảm bảo chiếm phần lớn tổng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/02/2024