Định Hướng Phát Triển Của Nhtmcp Á Châu Về Công Tác Hạn Chế Và Xử Lý Nợ Xấu Đến Năm 2020



kê.

Khảo sát để lấy ý kiến khách hàng được tác giả tiến hành với nhiều phương thức khác nhau, trong đó có 3 phương thức chủ yếu đó là:

- Phỏng vấn trực tiếp tại các phòng giao dịch

- Gửi bảng hỏi tại quầy giao dịch

- Gửi bảng hỏi qua đường bưu điện.

Các phương pháp nghiên cứu khác thực hiện trong luận văn như:

Phương pháp lịch sử: kế thừa những thành quả nghiên cứu và tư liệu thống


Phương pháp thống kê, mô tả: tác giả thu thập số liệu từ các báo cáo tổng kết

hoạt động kinh doanh, báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của ACB và số liệu sẽ được xử lý bằng phương pháp thống kê, mô tả thông qua các bảng biểu, đồ thị.

Phương pháp phân tích, so sánh: thông qua các dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của ACB, tác giả sẽ tiến hành phân tích, đối chiếu để đưa ra được thực trạng hạn chế và xử lý nợ xấu tại ACB.

Phương pháp tổng hợp: sau khi xử lý dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp, tác giả sử dụng phương pháp này để từ thực tiễn và lý luận, sàng lọc và đúc kết nhằm đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động hạn chế và xử lý nợ xấu tại ACB.

3.4.1.2. Quy trình nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này, tác giả xây dựng một quy trình nghiên cứu cụ thể để hoạt động nghiên cứu được diễn ra một cách tuần tự và có kế hoạch, cụ thể như sau:


Vấn đề nghiên cứu


Mục tiêu nghiên cứu


Cơ sở lý thuyết


Lịch sử

Thống kê, mô tả

Phân tích, so sánh




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - 10

Thảo luận nhóm


Điều tra, khảo sát





Tổng hợp

Đánh giá thực trạng nợ xấu thông qua kết quả phân tích các chỉ số tài chính

Thu thập ý kiến đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác hạn chế và xử lý nợ xấu



Báo cáo kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp

Phương pháp nghiên cứu

3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp: Phương pháp thu thập số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu là sử dụng số liệu thứ cấp do ngân hàng TMCP Á Châu và một số ngân hàng khác công bố trong thời gian qua, cụ thể như sau: Báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP Á Châu qua các năm từ 2009 đến 2013; Các quyết định có liên quan của ngân hàng ACB; Bảng cáo bạch của ngân hàng ACB; Báo cáo thường niên của các ngân hàng SHB, Viettinbank, Agribank, MB, VIB, SCB, VCB…năm 2013; Các thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu qua các website.

- Số liệu sơ cấp: tác giả thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra, khảo sát khách hàng.

* Kích thước mẫu: Kích thước mẫu là 250 mẫu được phân bổ ở các phòng giao dịch, hội sở của ACB trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.


* Phân bố mẫu: Mẫu nghiên cứu được phân bổ cụ thể ở các phòng giao dịch như bảng sau:

Bảng 3.14. Phân bổ mẫu điều tra


Chi nhánh

Số phiếu

Chi nhánh

Số phiếu

Chi nhánh Sài Gòn

7

CN Kỳ Hòa

7

PGD Bến Chương Dương

7

CN Phú Thọ

7

PGD Bùi Viện

7

PGD Ba Tháng Hai

7

PGD Citi Plaza

7

PGD Bắc Hải

7

PGD Đa Kao

7

PGD Hòa Hưng

7

PGD Đinh Tiên Hoàng

7

PGD Hòa Hưng 2

7

CN Lê Ngô Cát

7

PGD An Lạc

7

Hội sở

7

PGD Bình Trị Đông

7

PGD Điện Biên Phủ

7

PGD Bình Tân

7

PGD Kỳ Đồng

7

PGD Gò Cát

7

PGD Lý Chính Thắng

7

PGD Gò Mây

7

PGD Minh Châu

7

CN Bình Thạnh

7

CN Châu Văn Liêm

7

CN Phan Đăng Lưu

7

CN Trần Khai Nguyên

7

PGD Bà Chiểu

7

PGD An Đông

7

PGD Bạch Đằng

7

PGD Hàm Tử

7

PGD Bến Xe Miền Đông

7

CN Bình Tây

6

PGD Bình Hòa

7

CN Chợ Lớn

7

PGD Gò Vấp

6

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.4.3. Xử lý số liệu


Đối với số liệu thứ cấp: số liệu thứ cấp sẽ được xử lý bằng phương pháp thống kê, mô tả, pgân tích, so sánh thông qua các bảng biểu, đồ thị.

Đối với số liệu sơ cấp: sau khi thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả xử lý dữ liệu bằng phần mềm excel, thống kế, …


Kết quả thu được sẽ giúp tác giả có cái nhìn thực tế và từ đó có thể gợi ý một số giải pháp thực tế để nâng cao hiệu quả hoạt động hạn chế và xử lý nợ xấu.

Kết luận chương 3

Trong chương 3 chúng ta đã tiến hành phân tích thực trạng nợ xấu tại hệ thống NHTMCP Á Châu bằng những số liệu thực tế, những phương thức mà ngân hàng sử dụng để xử lý nợ xấu, những thành công cũng như những mặt còn hạn chế, những nhân tố tác động đến công tác xử lý nợ xấu của hệ thống NHTMCP Á Châu đã được làm rõ.

Việc đánh giá về những mặt thành công và những mặt hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu của NHTMCP Á Châu có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ sở để đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm tăng cường công tác xử lý nợ xấu có hiệu quả hơn nữa được trình bày tại chương 4.


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Định hướng phát triển của NHTMCP Á Châu về công tác hạn chế và xử lý nợ xấu đến năm 2020

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã xác định đây là thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nhằm đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào khoảng 2020, với mục tiêu nâng thu nhập quốc dân tính trên đầu người tới năm 2015 lên mức trên 2000 USD và năm 2020 đạt khoảng 3000 USD, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 7-8%. Đây là cơ hội lớn cho ngành ngân hàng Việt Nam nói chung, cũng như ACB nói riêng, để có thể phát triển nhanh, sớm đạt tới trình độ và quy mô của một ngân hàng trung bình trong khu vực. Bên cạnh cơ hội, giai đoạn tới cũng là giai đoạn đầy khó khăn, thách thức đối với các ngân hàng Việt nam, trong đó có ACB.

Thành lập từ năm 1993, ACB đã có những bước phát triển thành công ngoạn mục, trở thành một ngân hàng lớn, hiện có quy mô vốn chủ sở hữu khoảng 500 triệu USD và tổng tài sản khoảng 10 tỷ USD. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, thời gian gần đây ACB đã bắt đầu bộc lộ những điểm yếu, những bất cập, đòi hỏi ACB phải tự đổi mới mạnh mẽ, sâu rộng, toàn diện để đáp ứng các yêu cầu của giai đoạn phát triển tiếp theo. Hội đồng quản trị ACB trong phiên họp ngày 24 tháng 1 năm 2011 đã thông qua Định hướng Chiến lược Phát triển của ACB giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn tới 2020, thực hiện sứ mệnh là ngân hàng của mọi nhà, với hương châm hành động là “Tăng trưởng nhanh- Quản lý tốt – Hiệu quả cao”, nhằm đưa ACB vào nhóm 4 ngân hàng lớn nhất và hoạt động hiệu quả ở Việt Nam năm 2015.

Để thực hiện mục tiêu này, ACB lựa chọn chiến lược phát triển là ngân hàng hoạt động đa năng, khai thác sâu hơn và đa dạng hơn thị trường hoạt động. Về địa lý, ACB tiếp tục kiên trì nguyên tắc phát triển ở khu vực truyền thống là thành thị, trước hết là các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội, đồng thời ACB sẽ từng bước tiếp tục tăng sự hiện diện ra các tỉnh, thành phố trong cả nước, ở khu vực đô thị của các tỉnh thành dọc theo trục giao thông Bắc – Nam và một số đô thị lớn khu vực miền Đông và miền Tây Nam bộ. Trong tương lai, ACB có thể xem xét mở


động hoạt động ra một số nước trong khu vực. Về khách hàng, bên cạnh việc tiếp tục duy trì ưu tiên cho các phân đoạn khách hàng truyền thống, ACB sẽ nâng cao năng lực, hoạt động với các phân đoạn khách hàng rộng hơn, cả doanh nghiệp cũng như cá nhân. Về sản phẩm, bên cạnh các sản phẩm truyền thống, ACB sẽ từng bước nghiên cứu áp dụng sản phẩm mới và các sản phẩm trọn gói nhằm đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng của các khách hàng đa dạng hơn.

Để thực hiện chiến lược kinh doanh này, ACB sẽ thực hiện chuyển đổi hệ thống phân phối hiện nay sang mô hình hệ thống hiện đại, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Chuyển đổi hệ thống kênh phân phối là chương trình gồm nhiều bước, được nghiên cứu và triển khai thực hiện từ nay tới 2015. ACB sẽ nghiên cứu xác định các mô hình chi nhánh và phòng giao dịch phù hợp, được quy hoạch theo nhu cầu thị trường và khách hàng. Chuyển đổi hệ thống kênh phân phối được thực hiện kết hợp với các kế hoạch chuyển đổi hệ thống vận hành theo hướng tiếp tục tập trung hóa để nâng cao năng suất và chất lượng.

Các chương trình cũng cần được kết nối với các chương trình trung hạn về phát triển công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, phát triển hệ thống quản lý rủi ro v.v. Trong năm 2011, ACB sẽ nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện bước đầu cơ chế quản lý chi nhánh - phòng giao dịch theo địa bàn, giảm đầu mối báo cáo trực tiếp về Tổng giám đốc, kết hợp một bước rà soát phân bổ lại đầu mối phục vụ khách hàng, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng.

Tăng cường năng lực về công nghệ thông tin, về nguồn nhân lực, về vận hành và kiểm soát, quản lý rủi ro là những lĩnh vực quan trọng mà ACB có kế hoạch phát triển trong giai đoạn 2011-2015 nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược.

ACB cũng cam kết chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành ngân hàng, phù hợp với các yêu cầu của pháp luật Việt Nam, thực tế của ACB, hướng theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất, nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững.


Định hướng của ACB trong năm 2014 là giải quyết các vấn đề tồn đọng và củng cố nền tảng hoạt động; tiếp tục khôi phục dần quy mô hoạt động, uy tín và thị phần theo hướng tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi; tiếp tục nâng cao năng lực quản trị rủi ro, quản trị tài chính, v.v. nhằm tạo tiền đề tăng trưởng bền vững trong dài hạn.

Trên cơ sở định hướng đó, mục tiêu tài chính tín dụng năm được đặt ra như sau đến năm 2020 như sau:

• Tổng tài sản dự kiến tăng lên mức: 190.000 tỷ đồng.

• Tiền gửi huy động từ khách hàng tăng trưởng: 13%.

• Tín dụng tăng trưởng: 13%.

• Lợi nhuận trước thuế Tập đoàn khoảng: 1.189 tỷ đồng

• Tỷ lệ nợ xấu không vượt quá: 3%

4.2. Kết quả nghiên cứu về công tác hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Á Châu

4.2.1. Kết quả khảo sát khách hàng

Bảng 4.1. Kết quả phiếu khảo sát khách hàng



Khách hàng

Số phiếu phát ra

Số phiếu thu vào

Số phiếu hợp lệ

Số phiếu không hợp lệ

Cá nhân

110

109

106

3

Doanh nghiệp nhà nước

75

73

73

0

Doanh nghiệp tư nhân

75

72

71

1

Tổng cộng

260

254

250

4

Nguồn: Số liệu điều tra

Trong tổng số phiếu phát ra 260 phiếu, có đến 110 phiếu là khách hàng cá nhân, chiếm 42,31% tổng số phiếu phát ra, còn lại là số phiếu của 2 loại hình doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Tuy nhiên số phiếu thu về là 254 phiếu, chiếm 97,69% và số phiếu hợp lệ được sử dụng là 250 phiếu, chiếm 96,15% tổng số phiếu phát ra. Với số mẫu phân tích n =250, theo tác giả đánh giá mẫu đủ lớn để sử dụng cho phân tích đề tài này.


Bên cạnh đánh giá kết quả số phiếu khảo sát khách hàng, luận văn cũng cần đánh giá kết quả khảo sát ý kiến của các chuyên gia về các yếu tố tác động đến việc hình thành nợ xấu cho ngân hàng.

Bảng 4.2. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia


TT


Nhận xét và đánh giá về các yếu tố

Kết quả khảo sát

a

b

C

Tổng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Nguyên nhân từ phía ngân hàng









1

Cơ cấu cho vay không hợp lý

8

80

2

20


0

10

100

2

Khó khăn về phía thị trường

10

100


0


0

10

100


3

Trình độ cán bộ hạn chế và rủi ro đạo đức cán bộ thẩm định


8


80


2


20



0


10


100


4

Kiểm tra kiểm soát nội bộ và hệ thống thông tin chưa đáp ứng yêu cầu


7


70


3


30



0


10


100


5

Chưa gắn trách nhiệm của cán bộ liên quan với chất lượng tín dụng


6


60


4


40



0


10


100

6

Sự phối hợp xử lý nợ xấu giữa các bộ phận

5

50

5

50


0

10

100

Nguyên nhân từ phía khách hàng


0


0


0

0

100

1

Trình độ quản lý, sản xuất hạn chế

6

60

4

40


0

10

100

2

Năng lực tài chính hạn chế

8

80

2

20


0

10

100

3

Đạo đức của khách hàng

8

80

2

20


0

10

100

4

Mục đích sử dụng vốn vay

6

60

4

40


0

10

100

Nguyên nhân khách quan


0


0


0

0

100

1

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu

7

70

3

30


0

10

100

2

Môi trường pháp lý chưa đầy đủ

1

10

8

80

1

10

10

100

3

Môi trường tự nhiên

3

30

4

40

3

30

10

100

4

Môi trường kinh tế xã hội

4

40

3

30

3

30

10

100

Nguồn: Số liệu điều tra

Với 14 câu hỏi đại diện cho 3 nhóm nhân tố là nguyên nhân từ phía ngân hàng, nguyên nhân từ phía khách hàng và nguyên nhân khách quan. Thì hầu hết các ý kiến của chuyên gia đều đồng tình với các nguyên nhân trên. Cụ thể đối với

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 10/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí