Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình ABbank chi nhánh TP.HCM - 2

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP An bình và chi nhánh TP Hof Chí Minh 22

2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP An bình 22

2.1.2. Tổng quan về Ngân hàng An Bình chi nhánh Tp Hồ Chí Minh 24

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh TP Hồ Chí Minh 29

2.2.1. Các sản phẩm tín dụng 29

2.2.1.1. Đối với cá nhân 29

2.2.1.2. Đối với khách hàng Doanh Nghiệp 34

2.2.2. Quy trình cấp tín dụng 39

2.2.3. Kết quả hoạt động tín dụng 40

2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh TP Hồ Chí Minh 42

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

2.3.1. Phân loại nợ 42

2.3.2. Nợ quá hạn 43

Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình ABbank chi nhánh TP.HCM - 2

2.3.3. Nợ xấu 45

2.3.4. Dự phòng rủi ro tín dụng 46

2.4. Đánh giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh TP Hồ Chí Minh 47

2.4.1. Những kết quả đạt được 47

2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại 48

2.4.3. Nguyên nhân hạn chế 48

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH 51

3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh trong thời gian tới của Ngân hàng TMCP An Bình 51

3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Tp Hồ Chí Minh 52

3.2.1. Hướng dẫn cụ thể các văn bản, qui định nội bộ trong Ngân hàng 52

3.2.2. Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên 52

3.2.3. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng 53

3.2.4. Tăng cường kiểm soát khoản vay sau khi cấp tín dụng 54

3.2.5. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án 54

3.3. Kiến nghị 55

3.3.1. Đối với Ngân hàng nhà nước 55

3.3.2. Đối với Ngân hàng TMCP An Bình 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

ABBank : Ngân hàng TMCP An Bình

NHTM : Ngân hàng thương mại

TMCP : Thương mại cổ phần

NHNN : Ngân hàng Nhà Nước

RRTD : Rủi to tín dụng

UBND : Ủy ban nhân dân

TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

TS : Tài sản

TSĐB : Tài sản đảm bảo

GCN : Giấy chứng nhận

HMTD : Hạn mức tín dụng

HĐ : Hội đồng

UB : Ủy ban

TCTD : Tổ chức tín dụng

L/C : Tín dụng chứng từ

KHDN : Khách hàng doanh nghiệp

KHCN : Khách hàng cá nhân

SMEs : Doanh nghiệp vừa và nhỏ

CBNV : Cán bộ nhân viên

CBTD : Cán bộ tín dụng

NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần

Hình 1. 1 Phân loại rủi ro tín dụng 8

Hình 2. 1 Sơ đồ quy trình cấp tín dụng 39

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2. 1 Tình hình huy động vốn của ABBank chi nhánh Tp Hồ Chí Minh 24

Bảng 2. 2 So sánh tăng trưởng huy động vốn 25

Bảng 2. 3 Kết quả hoạt động cho vay của ABBank chi nhánh Tp Hồ Chí Minh 26

Bảng 2. 4 Kết quả hoạt động kinh doanh của ABBank 27

Bảng 2. 5 So sánh kết quả hoạt động kinh doanh 28

Bảng 2. 6 Dư nợ theo đối tượng khách hàng 40

Bảng 2. 7 So sánh dư nợ theo đối tượng khách hàng 41

Bảng 2. 8 Dư nợ theo thời hạn cấp tín dụng 41

Bảng 2. 9 Nợ quá hạn của ABBank chi nhánh TP.HCM 43

Bảng 2. 10 So sánh nợ quá hạn 44

Bảng 2. 11 Tỷ lệ nợ xấu của ABBank chi nhánh Tp Hồ Chí Minh 45

Bảng 2. 12 Cơ cấu nợ xấu 45

Bảng 2. 13 Dự phòng rủi ro tín dụng của ABBank chi nhánh Tp Hồ Chí Minh 46

Bảng 2. 14 So sánh dự phòng rủi ro tín dụng 46

Bảng 2. 15 Sự thay đổi dự phòng rủi ro tín dụng 46

1. Giới thiệu đề tài

Ngân hàng thương mại là một thành phần quan trọng, gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế. Với sự thay đổi và phát triển không ngừng, các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng càng đi sâu vào nền kinh tế và đời sống con người. Trong các hoạt động của Ngân hàng thì hoạt động tín dụng được xem là lĩnh vực quan trọng, mang nguồn lợi nhuận chủ yếu, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Đồng thời đây cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất cho Ngân hàng. Tác động của rủi ro tín dụng sẽ gây hậu quả xấu cho Ngân hàng, cụ thể là kết quả kinh doanh của Ngân hàng bị giảm sút, đưa Ngân hàng đến tình trạng phá sản.

Trong thời gian vừa qua, nhà nước thực hiện tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng và đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu, góp phần phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn mới. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn có những vấn đề chưa được giải quyết. Thông tin tín dụng thiếu sự tin cậy và minh bạch, việc xử lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tồn đọng các khoản cho vay, công nợ khó thu hồi. Những vấn đề này sẽ dẫn đến những rủi ro cho Ngân hàng nếu không được xử lý tốt. Do đó, việc tìm ra các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý và nhà nghiên cứu.

Qua việc học tập, tìm hiểu khi thực tập tại Ngân hàng TMCP An Bình, tác giả đã chọn đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh TP Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích thực trạng về tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng An Bình chi nhánh TPHCM, tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và các điểm còn hạn chế của Ngân hàng. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng An Bình.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng


Phạm vi nghiên cứu: khảo sát hoạt động của Ngân hàng An Bình trong ba năm 2015, 2016, 2017.

4. Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng phương pháp định tính, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp.

Thu thập số liệu: các báo cáo, tài liệu của Ngân hàng TMCP An Bình, thông tin trên báo chí và internet.

5. Tóm tắt nội dung

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Chương 1 sẽ trình bày tổng quan về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng trong Ngân hàng, những nguyên nhân thường gặp khi rủi ro tín dụng xảy ra và các bài học kinh nghiệm từ các nước khác.

1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng tại các NHTM

1.1.1. Khái niệm của tín dụng Ngân hàng

Tín dụng Ngân hàng là một hình thức tín dụng vô cùng quan trọng, nó là một quan hệ tín dụng chủ yếu, cung cấp phần lớn nhu cầu tín dụng cho các doanh nghiệp, các thể nhân khác trong nền kinh tế. Với công nghệ Ngân hàng hiện nay, tín dụng Ngân hàng càng trở thành một hình thức tín dụng không thể thiếu ở cả trong nước và quốc tế. Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là Ngân hàng còn bên kia là các tác nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế.

Tín dụng Ngân hàng là một giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín dụng (Ngân hàng/ Tổ chức tín dụng khác) chuyển giao một tài sản cho bên nhận tín dụng (doanh nghiệp, cá nhân hoặc các chủ thể khác) sử dụng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

1.1.2. Phân loại tín dụng Ngân hàng

1.1.2.1. Phân loại theo mục đích sử dụng tín dụng

Căn cứ vào mục đích sử dụng có thể phân loại tín dụng Ngân hàng chia thành 3 nhóm:

- Tín dụng cho sản xuất kinh doanh

Gồm tất cả các khoản tín dụng tài trợ cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh (SXKD). Chủ thể vay có thể là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các hộ kinh tế cá thể… với nhiều mục đích đa dạng, chẳng hạn vay bổ sung vốn lưu động theo thời vụ, vay đầu tư cải tạo, xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị…

- Tín dụng tiêu dùng

Loại hình tín dụng này đáp ứng cho các nhu cầu mua sắm nhà cửa, xe cộ, chi tiêu, sinh hoạt cá nhân/ hộ gia đình…


- Tín dụng đối với các tổ chức tài chính khác

Những khoản tín dụng này thường được các Tổ chức tín dụng (TCTD)/ Ngân hàng lớn tài trợ cho các tổ chức tín dụng nhỏ, nhằm đáp ứng một phần nhu cầu vốn của các tổ chức này. Khác với những khoản tín dụng cho SXKD hoặc tiêu dùng thường được cung cấp trực tiếp cho người có nhu cầu – “bán lẻ”, những tín dụng đối với tổ chức tài chính khác được xem là những khoản tín dụng cung cấp dưới dạng “bán sỉ/buôn”

1.1.2.2. Phân loại theo thời hạn cấp tín dụng

Có 3 loại tín dụng phân theo thời hạn:

- Tín dụng ngắn hạn

Gồm những khoản tín dụng có thời lượng trong vòng 12 tháng trở xuống. Mục đích chủ yếu của các khoản tín dụng này thường là tài trợ vốn lưu động thiếu hụt theo thời vụ cho các doanh nghiệp, những khoản vay tiêu dùng có thời hạn ngắn. Khách hàng vay đa dạng thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong nền kinh tế, trong xã hội.

- Tín dụng trung hạn

Gồm những khoản tín dụng có thời hạn sử dụng tín dụng trên 12 tháng cho đến 60 tháng (5 năm). Mục đích của những khoản tín dụng này thường là tài trợ cho tài sản cố định, ví dụ mua sắm cải tạo sửa chữa nhà ở, mua máy móc dây chuyền công nghệ trong các doanh nghiệp, bổ sung vốn lưu động thường xuyên

- Tín dụng dài hạn

Mục đích tài trợ tương tự như tín dụng trung hạn, tuy nhiên thời gian sử dụng tín dụng trên 5 năm trở lên. Những dự án đầu tư quy mô lớn của doanh nghiệp, các khoản vay mua nhà của cá nhân… thuộc dạng này.

1.1.2.3. Phân loại theo xuất xứ/ nguồn gốc của khoản tín dụng

- Tín dụng trực tiếp

Gồm những khoản tín dụng được hình thành trực tiếp trong quan hệ giữa Ngân hàng và người vay (Ngân hàng trực tiếp tìm hiểu phân tích về người vay trước khi chấp nhận cấp tín dụng, hai bên sẽ thỏa thuận và ký kết hợp đồng tín dụng).

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 04/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí