Góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Việt Nam - 11

Cần tiếp tục nghiên cứu để không chỉ thực hiện cơ chế "một cửa", mà còn hướng tới việc cải tiến thủ tục "một cửa, một dấu" (tức là giảm bớt đầu mối thông qua việc mở rộng thẩm quyền của các cơ quan nhà nước), bảo đảm sự thuận tiện cho doanh nghiệp và người góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp. Chính vì vậy cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo những tiêu chí: Cơ chế gọn nhẹ, thủ tục, hồ sơ đơn giản, trong thời gian ngắn nhất và phải bảo đảm tính công khai của thủ tục hành chính.

3.1.2.2. Tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Một mặt, cần đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật nói chung, pháp luật đất đai nói riêng đối với đội ngũ công chức làm công tác quản lý đất đai. Có như vậy, mới tạo ra được nhận thức đúng đắn và năng lực chuyên môn cần thiết của đội ngũ công chức nhà nước về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Nhờ đó, vừa tạo những điều kiện cần thiết để cá nhân, tổ chức thực hiện quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào sản xuất. kinh doanh; vừa có thể trực tiếp đánh giá tác động của pháp luật lên các quan hệ xã hội, kịp thời phát hiện và đề xuất với Nhà nước sửa đổi, bổ sung những quy định không hiệu quả hoặc thiếu tính khả thi..

Mặt khác, cũng cần đẩy mạnh việc phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật về đất đai nói chung và pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất nói riêng cho các tầng lớp nhân dân, cán bộ công chức và các nhà đầu tư để họ quán triệt và vận dụng đúng các quy định của pháp luật vào việc thực hiện quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Cần phải

đa dạng hóa việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, bằng cách phối hợp nhiều hình thức khác nhau, như: Qua các phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh thôn, xóm, xã, báo chí, truyền hình…), qua các buổi gặp mặt cán bộ địa chính đối với người dân để tránh sự nhàm chán, đơn điệu. Có như vậy, mới thu hút được dự chú ý, tham gia của nhân dân về các nội dung được truyền tải. Cũng cần tổ chức có hiệu quả công tác tiếp dân, qua đó có thể hướng dẫn tận tình đối với người sử dụng đất khi họ gặp khó khăn trong việc thực hiện các quyền năng của mình; đồng thời, có thể tiếp nhận và phải giải quyết một cách đúng đắn, công khai những yêu cầu đó. Như vậy, vừa góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức, vừa tạo ra sự yên tâm về tư tưởng cho nhân dân nói chung, những người có quyền sử dụng đất nói riêng về chính sách đất đai của Nhà nước.


3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ


Thông qua nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau đây.

Thứ nhất, nên nghiên cứu để thành lập một đơn vị có nhiệm vụ rà soát tất cả các quy định có liên quan đến việc quản lý nhà nước về đất đai nói chung, đến việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất nói riêng, để kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung một cách đồng bộ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Do vấn đề góp vốn bằng quyền sử dụng đất, có nhiều quy định liên quan đến các vấn đề đất đai, quy hoạch, tài chính, được đặt ra trong nhiều văn bản khác nhau và để việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất được thực hiện và phát huy hiệu quả trên thực tế, đòi hỏi phải có sự đồng bộ trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, như: Luật Đất đai, Bộ Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước

ngoài tại Việt Nam, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng. Vì vậy, nếu vẫn giao cho các Bộ có liên quan đến mỗi lĩnh vực nói trên tiến hành việc rà soát, nghiên cứu độc lập như hiện nay thì rất khó có thể bảo đảm tính đồng bộ của pháp luật về đất đai. Ngược lại, nếu việc đó được tiến hành bởi một đơn vị độc lập (chẳng hạn, Ban rà soát các quy định về đất đai, trực thuộc Chính phủ, do Thủ tướng làm Trưởng Ban), thì sẽ có điều kiện thuận lợi hơn cho việc tập trung nghiên cứu, đối chiếu để phát hiện và đề xuất hướng khắc phục những điểm bất hợp lý, thiếu đồng bộ, nhất quán trong pháp luật về đất đai.

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Việt Nam - 11

Thứ hai, nên có một nghị định riêng quy định về việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất quy định cụ thể về bên góp vốn, bên nhận góp vốn, loại đất được góp vốn, trình tự, thủ tục góp vốn và những nội dung khác có liên quan đến việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Việc này là vô cùng cần thiết vì trên thực tiễn, nhu cầu góp vốn bằng quyền sử dụng đất là rất lớn; mặt khác, nếu xét về bản chất thì góp vồn bằng quyền sử dụng đất có sự khác biệt căn bản so với các hình thức chuyển quyền khác đối với quyền sử dụng đất, như chuyển đổi, chuyển nhượng... quyền sử dụng đất. Sự khác biệt thể hiện ở chỗ, hết thời gian góp vốn, nếu thời gian sử dụng đất vẫn còn thì bên góp vốn được nhận lại quyền sử dụng đất mà trước đó đã góp vốn vào công ty.

Thứ ba, nên đa dạng hóa các loại hình góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tạo điều kiện cho các cá nhân, đặc biệt là người nông dân góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Ví dụ, người nông dân có thể góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp vào doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp. Lúc đó, họ vừa trở

thành người chủ doanh nghiệp vừa là người lao động chính trong doanh nghiệp.

Thứ tư, tiếp tục đổi mới tư duy đất đai (quyền sử dụng đất) là hàng hóa, phương tiện sản xuất đăc biêt để phù hợp với tư duy phổ biến hiện nay ở nước ta và trên thế giới.

Nên coi quan hệ đất đai nói chung và quan hệ góp vốn nói riêng là quan hệ kinh tế - dân sự, không nên coi chỉ đơn thuần là quan hệ hành chính vì góp vốn chủ yếu xảy ra ở mối quan hệ giữa các chủ sử dụng đất với nhau để lựa chọn và xây dựng pháp luật phù hợp. Tránh hành chính hóa quan hệ này, đồng thời cũng không để các quan hệ đó hoàn toàn tự do mà không có sự điều chỉnh của Nhà nước, vì như vậy sẽ không đạt được mục đích của sự điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào sản xuất, kinh doanh. Quan hệ góp vốn mang bản chất là quan hệ đa chiều, có sự đa chiều, có sự tham gia của ba bên: Nhà nước - nhà đầu tư - người góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Do đó, cần có cơ chế điều chỉnh thích hợp thì mới giải quyết hợp lý và thỏa đáng các mối quan hệ đan xen phức tạp này, tạo ra sự điều chỉnh thống nhất và có hiệu quả của pháp luật.

Nếu nhìn nhận lại chính sách đất đai ở nước ta, có thể nhận thấy rõ việc chúng ta áp dụng cơ chế hoàn toàn bao cấp về đất đai (từ năm 1954 ở miền Bắc và từ năm 1975 ở miền Nam cho đến năm 1993). Từ năm 1993 đến năm 2003, mặc dù không còn bao cấp về đất đai nhưng chúng ta lại đưa ra cơ chế "bao cấp một nửa" thông qua hệ thống hai giá đất. Cơ chế "nửa nọ, nửa kia" theo kiểu "hồn Trương Ba, da hàng thịt", được áp dụng trong một thời gian quá dài, đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho cả tham nhũng và lãng phí trong lĩnh vực đất đai phát triển,

hoành hành. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu để phát hiện nhằm sửa đổi, bổ sung những quy định mang "dấu ấn" bao cấp về đất đai, như: Không thu thuế đối với việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất... là rất quan trọng và cần thiết.

Thứ năm, cần nghiên cứu để quy định về thu thuế đối với việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào sản xuất, kinh doanh.

Việc không thu thuế đối với hoạt động này đã tạo cơ chế để một số cá nhân, tổ chức trốn thuế chuyển quyền sử dụng đất bằng cách bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng cùng đứng ra thành lập một công ty, trong đó bên chuyển nhượng là người góp vốn bằng quyền sử dụng đất, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bên chuyển nhượng sẽ làm thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp đó cho bên nhận chuyển nhượng với tư cách thành viên công ty và sau đó là chấm dứt hoạt động của công ty.

Do đó, nếu thu thuế (với mức thuế áp dụng đối với người chuyển nhượng quyền sử dụng đất) thì vừa tránh được việc trốn thuế của một số cá nhân, tổ chức; vừa tạo ra được một nguồn thu không nhỏ vào ngân sách nhà nước.

Thứ bảy, có chính sách xây dưng và hoàn thiện hệ thống cơ quan định giá đất chuyên nghiệp hoạt động có hiệu quả với cơ cấu tổ chức hợp lý và đội ngũ chuyên viên có trình độ và năng lực chuyên môn.

Thứ tám, sớm ban hành Bộ luật đất đai với các chế đinh, quy định đầy đủ, phù hợp với tính chất các mối quan hê thuộc lĩnh vực đất đai hạn chế tối đa việc phải quy định tản mát tại nhiều các văn bản thuộc nhiều ngành luật khác nhau.

KẾT LUẬN


Trong công cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta, nhiều quy định pháp luật đã được hình thành mới hoặc được sửa đổi, bổ sung để giải quyết những vấn đề phát sinh trên thực tiễn. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào sản xuất, kinh doanh là một trong những nội dung đó.

Đây là vấn đề không hoàn toàn mới lạ trong pháp luật nước ta, nhưng không phải mọi nội dung đều đã được hiểu và giải quyết một cách thống nhất và có hiệu quả. Ngược lại, hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm trái ngược nhau về một số nội dung có liên quan đến vấn đề này.

Luận văn đã nghiên cứu để làm làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn về các khái niệm về góp vốn, quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào sản xuất, kinh doanh.

Từ những khái niệm cơ bản đó, luận văn đã tiếp cận thực trạng pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất ở Việt Nam, đặc biệt là những quy định của pháp luật hiện hành về đối tượng góp vốn, đối tượng nhận góp vốn; điều kiện góp vốn; thủ tục góp vốn và những nội dung khác về góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Các nội dung cơ bản về góp vốn bằng quyền sử dụng đất đã được phân tích, so sánh với quy định của các giai đoạn trước để rút ra kết luận về những ưu điểm, nhược điểm của các quy định pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất ở Việt Nam.

Luận văn cũng phân tích để xác định những nguyên nhân của những nhược điểm của các quy định pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất, như: Nhiều quy định của pháp luật chưa khoa học, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức nhà nước có chức năng quản lý đất

đai chưa ngang tầm nhiệm vụ được giao; ý thức pháp luật của nhân dân còn thấp…

Những nguyên nhân đó đã trở thành cơ sở khoa học cần thiết cho việc hình thành những giải pháp hoàn thiện pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất, bao gồm những giải pháp về hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện về tổ chức bộ máy các cơ quan có chức năng quản lý trong lĩnh vực đất đai. Đồng thời, cũng trên cơ sở đó, tác giả luận văn đã đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc các cá nhân, tổ chức góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào hoạt động sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đỗ Bá (1993), "Vấn đề sở hữu ruộng đất ở nước ta hiện nay", Trong sách: Một số vấn đề về đổi mới quan hệ sở hữu đất đai, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.

2. Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ (2005), Báo cáo nghiên cứu rà soát các văn bản pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp với tư tưởng chỉ đạo xây dựng Luật Doanh nghiệp thống nhất và Luật Đầu tư chung, Hà Nội.

3. Trần Thanh Bình (2007), "Những thay đổi lớn về giá đền bù giải tỏa",

Báo Thanh niên, ngày 19/8.

4. Các văn bản pháp quy về quản lý đất đai (1997), Nxb Bản đồ, Hà Nội.

5. Các văn bản pháp luật về quản lý đất đai ban hành ở Việt Nam từ năm 1998 đến tháng 6/2001 (2001), Nxb Bản đồ, Hà Nội.

6. "Cảnh báo đỏ từ nhà đầu tư" (2007), Báo Đầu tư, ngày 28/3.

7. Lê Thành Châu, Nguyễn Thu Thảo (2002), Hỏi đáp về đất đai, nhà ở, các loại thuế trong quá trình sử dụng đất, Nxb Thống kê, Hà Nội.

8. Chính phủ (1999), Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất, Hà Nội.

9. Chính phủ (2001), Tờ trình Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Hà Nội.

10. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10 về thi hành Luật Đất đai, Hà Nội.

11. Chính phủ (2004), Các nghị định của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003, Hà Nội.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023