Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------


ĐỖ THỊ THU TRANG


TIỂU THUYẾT LÊ LỰU THỜI KỲ ĐỔI MỚI


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

chuyên ngành: Văn học Việt Nam


Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới - 1

Hà Nội - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------


ĐỖ THỊ THU TRANG


TIỂU THUYẾT LÊ LỰU THỜI KỲ ĐỔI MỚI


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Hương


Hà Nội - 2013


MỤC LỤC

PHầN Mở ĐầU 1

I. Lí do chọn đề tài 6

II. Lịch sử vấn đề. 7

3. Giới hạn đề tài 10

4. Phương pháp nghiên cứu. 10

5. Đóng góp của luận văn. 11

6. Kết cấu của luận văn. 11

Phần nội dung 12

Chương 1: Tiểu thuyết của Lê Lựu trong bối cảnh 12

tiểu thuyết Việt Nam đương đại 12

1.1 Khái lược về tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới.. .

1.1.1 Những tiền đề của công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975 12

1.1.2.Khái lược về tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới 15

1.1.2.1. Những nét chung về thể loại tiểu thuyết 15

1.1.2.2. Khái lược về tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới 16

1.2. Tiểu thuyết Lê Lựu từ sau 1975 22

1.2.1. Khái lược về tiểu thuyết của Lê Lựu thời kì đổi mới 22

1.2.2. Những đổi mới, cách tân của tiểu thuyết Lê Lựu 26

Chương 2: Những nguồn cảm hứng chủ đạo của tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới 28

2.1. Cảm hứng nhận thức lại lịch sử 28

2.2. Cảm hứng bi kịch 35

2.3. Cảm hứng thế sự 50

Chương 3: Nghệ thuật tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới

.............................................................................................................................. 69

3.1. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện 69

3.2. Nghệ thuật xây dựng không gian 76

3.2.1. Không gian nông thôn nghèo khổ, tăm tối, lạc hậu 77

3.2.2. Không gian đô thị ngột ngạt, bức bối 81

3.2.3. Không gian tâm tưởng 87

3.3. Nghệ thuật trần thuật 91

3.3.1. Điểm nhìn trần thuật 91

3.3.2. Giọng điệu trần thuật 96

3.3.3. Ngôn ngữ 101

3.5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 106

3.5.1. Nghệ thuật tạo tình huống thử thách 106

3.5.2. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật 113

Phần kết luận 121

Danh mc Tài liệu tham khảo 124


PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài

1.1.Với chiến thắng vĩ đại mùa xuân 1975, dân tộc ta đã giành được độc lập, tự do trên toàn cõi Tổ quốc thống nhất. Chiến tranh kết thúc, đất nước trở về cuộc sống bình thường, lịch sử văn học bước sang một giai đoạn mới.

Nếu văn học 1945 - 1975 mang đến những hình tượng con người lí tưởng, những con người " quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" thì văn học sau 1975 đến nay đã mang một diện mạo mới. Hoàn cảnh thay đổi, lịch sử thay đổi thì hệ quả tất yếu là tâm tư, tình cảm, nhận thức của con người cũng thay đổi. Văn học không nằm ngoài quy luật phát triển đó. Cuộc chiến đấu giành quyền sống, quyền tự do cho cả dân tộc đã kết thúc thắng lợi thì giờ đây cuộc chiến đấu giành quyền sống, quyền hạnh phúc của từng cá nhân con người được đặt lên hàng đầu. Con người với muôn vàn sự phức tạp đa chiều, nhiều phương diện đã mang đến một đòi hỏi tất yếu là văn học phải thay đổi để phản ánh nó. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học giai đoạn trước 1975 mờ nhạt dần, thay vào đó là cảm hứng đời tư, thế sự. Đất nước cần được đổi mới toàn diện và sâu sắc, văn học cũng đòi hỏi như vậy. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ VI của Đảng khẳng định " Đổi mới đang là yêu cầu bức thiết", " có ý nghĩa sống còn". Đại hội Đảng lần thứ VI là một sự kiện lịch sử trọng đại đã cắm một cột mốc lớn đánh dấu sự đổi mới mạnh mẽ của nền văn học nước nhà. Một phong trào nói thẳng, nói thật, những vấn đề về cuộc sống, giá trị đạo đức, ý thức về cái tôi... đã trở thành chủ đề nổi bật. Những vấn đề này thể hiện rõ nét ở tất cả các thể loại văn học trong đó có tiểu thuyết.

1.2. Trên dòng chuyển đổi mạnh mẽ ấy, chúng ta bắt gặp Lê Lựu - một cây bút xuất sắc, một trong những người đi tiên phong góp phần to lớn vào sự đổi mới của nền văn học Việt Nam đương đại. Trước Thời xa vắng người đọc đã biết đến Lê Lựu với


những truyện ngắn: Trong làng nhỏ, Nguời cầm súng, Người về đồng cói... và tiểu thuyết đầu tay: Mở rừng. Nhưng phải đến Thời xa vắng Lê Lựu mới chính thức trở thành một hiện tượng, trở thành trung tâm của nhiều cuộc tranh cãi, nhiều bài phê bình, đánh giá, tìm hiểu. Sau thành công vang dội của Thời xa vắng, Lê Lựu không ngủ yên trên vinh quang, ông tiếp tục cho ra đời những tác phẩm gây nhiều tiếng vang: Đại tá không biết đùa (1989); Chuyện làng Cuội (1990); Sóng ở đáy sông (1995); Chuyện hai nhà (2000). Tất nhiên không phải tác phẩm nào cũng là đỉnh cao của văn học, nhưng có thể khẳng định các tác phẩm trên là minh chứng cho tinh thần lao động hăng say, miệt mài, nghiêm túc và phong cách sáng tạo độc đáo của tác giả.

1.3. Lê Lựu từng đoạt nhiều giải thưởng văn học cao quý như Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Nhiều tác phẩm nổi tiếng của ông như Thời xa vắng, Sóng ở đáy sông đã được chuyển thể điện ảnh và tạo được tiếng vang lớn, rộng rãi trong công luận.

1.4. Hành trình tiểu thuyết của Lê Lựu sau 1975 cũng phản ánh khá rõ tiến trình vận động, đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Tìm hiểu hành trình tiểu thuyết của Lê Lựu sau 1975, do vậy cũng góp phần làm sáng tỏ những nỗ lực cách tân, thành tựu chung của tiểu thuyết và văn học Việt Nam thời kì đổi mới.

Chính vì những lí do đó chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới.

II. Lịch sử vấn đề

Cái tên Lê Lựu không còn xa lạ gì đối với độc giả. Ông thuộc lớp nhà văn quân đội, ra đời và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Sau hành trình sáng tác dẻo dai, Lê Lựu đã tạo dựng được phong cách riêng độc đáo, thu hút được sự quan tâm mến mộ của nhiều thế hệ công chúng.

Cho đến nay đã có rất nhiều bài nghiên cứu về các tiểu thuyết của Lê Lựu như: "Tiểu thuyết đầu tiên của một cây bút viết truyện ngắn" của Phong Vũ, "Mỗi người phải chịu trách nhiệm về nhân cách của mình" hay "Hỏi chuyện tác giả, tìm hiểu tác


phẩm" in trên báo Văn nghệ tháng 12- 1986, "Thời xa vắng - Một tâm sự nóng bỏng" của Lê Thành Nghị, " Chuyện phiếm với anh Sài" của Hồng Vân, "Nghĩ về một Thời xa vắng" của Thiếu Mai, "Nhu cầu nhận thức lại thực tại qua một Thời xa vắng" của Nguyễn Văn Lưu, "Đọc "Thời xa vắng" của Lê Lựu" của Hoàng Ngọc Hiến, "Một đóng góp vào việc nhận diện con người hôm nay" của Vương Trí Nhàn, ''Một giờ với nhà văn Lê Lựu" của Nguyễn Hữu Sơn, "Lê Lựu - Thời xa vắng" của Đinh Quang Tốn, "Lê Lựu - Chân dung văn học" của Trần Đăng Khoa, “Hiệu ứng Thời xa vắng” của Bảo NinhTrong đó nhiều bài viết tập trung vào tiểu thuyết đặc sắc: Thời xa vắng.

Trần Đăng Khoa trong Chân dung và đối thoại đã nhận xét: "Với 300 trang sách, tiểu thuyết Thời xa vắng đã ôm chứa một dung lượng lớn. Đúng là một chặng đường lịch sử oai hùng. Chặng đường 30 năm, từ buổi lập nước đến lúc giải phóng toàn bộ đất nước. Lịch sử được khái quát bằng tiểu thuyết, bằng số phận có thể nói là bi thảm của anh nông dân Giang Minh Sài". Theo Trần Đăng Khoa, Lê Lựu đã có nhiều trang viết đạt tiêu chuẩn Nam Cao. Dù khen hay chê thì hầu hết các nhà nghiên cứu đều phải công nhận "Thời xa vắng của Lê Lựu phản ánh sinh động và chân thực quá trình chuyển biến trong cách nhìn nhận và đánh giá lại hiện thực. Sự phản ánh chân thực, sinh động cái hoàn cảnh nhào nặn nên con người đó, sự nín nhịn, nhẫn nhục và vùng vẫy cuống cuồng, những thay đổi trong tâm lí và hành động của anh ta đã được Lê Lựu dựng lại rất sinh động, đã lôi cuốn mạnh người đọc, gợi ra những liên tưởng có ý nghĩa xã hội mà hiện nay mọi người đang rất quan tâm. Thời xa vắng phản ánh khá sâu sắc một giai đoạn tâm lí của nông dân, giai đoạn vùng lên, hòa theo, nhập thân hoàn toàn vào đời sống của một xã hội mới".

Lê Thành Nghị với "Thời xa vắng - một tâm sự nóng bỏng", Thiếu Mai với "Nghĩ về một Thời xa vắng", Nguyễn Văn Lưu với " Nhu cầu nhận thức lại thực tại qua một Thời xa vắng", Nguyễn Hà với " Suy tư từ một Thời xa vắng"đều chỉ ra một cách sâu sắc về những cách tân mới mẻ của Lê Lựu. Đó chính là đã đặt ra vấn đề nhận thức lại một Thời xa vắng - một thời yêu hộ, sống hộ, sống bằng ý nghĩ, tình cảm của người khác.


Hoàng Ngọc Hiến và sau này là Nguyễn Thu Hằng lại nhìn thấy đề tài người nhà quê và đô thị, thấy được "người nhà quê vĩ đại" của anh cu Sài.

Vương Trí Nhàn trong bài " Một đóng góp vào việc nhận diện con người hôm nay" đã chỉ ra những đóng góp cũng như hạn chế về mặt nội dung và nghệ thuật của nhà văn. Với " Lê Lựu - Thời xa vắng", Đinh Quang Tốn lại đi khá sâu vào sự nghiệp và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm. Còn "Chân dung và đối thoại" Trần Đăng Khoa lại chủ yếu khai thác nghệ thuật của Thời xa vắng. Một số tiểu thuyết của Lê Lựu: Thời xa vắng, Sóng ở đáy sông, Đại tá không biết đùa đã được đưa vào từ điển tác phẩm học và đều được công chúng quan tâm, phê bình.

Bài viết " Tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới" của Đỗ Hải Ninh cũng nêu ra được những vấn đề cơ bản của tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới nhưng tác giả chưa đi sâu vào phân tích cụ thể và cũng chưa nghiên cứu một cách hệ thống.

Xung quanh ý kiến của các nhà phê bình, nghiên cứu ta thấy được thái độ thẳng thắn và sự trân trọng của các tác giả đối với cái tâm, cái tài, cái chí của Lê Lựu. Có những ý kiến khen ngợi đánh giá cao, cũng có những điểm phê bình, chỉ ra mặt còn gượng gạo, khiên cưỡng về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm nhưng tựu chung lại tất cả đều khẳng định khả năng viết bền, viết nghiêm túc và những đóng góp không nhỏ của Lê Lựu đối với nền văn học đổi mới. Đúng như nhà nghiên cứu Đinh Quang Tốn nhận xét: "Nếu trong tổng số 600 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, cứ 10 người chọn lấy 1 người tiêu biểu thì Lê Lựu là 1 trong tổng số 60 nhà văn ấy. Nếu về văn xuôi hiện đại, chọn lấy 30 tác phẩm thì có mặt Thời xa vắng".

Bên cạnh những bài viết của các nhà văn, nhà phê bình, nghiên cứu về Lê Lựu, còn có một số khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ đề cập đến vấn đề tiểu thuyết của Lê Lựu.

Nhìn chung, có thể thấy cho đến nay số bài viết về sáng tác của Lê Lựu rất nhiều, song chưa có công trình luận văn nào khảo sát một cách toàn diện, hệ thống tiểu thuyết của Lê Lựu. Chính vì thế, trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu về Lê Lựu, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “ Tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới”. Với đề

Ngày đăng: 22/02/2024