Phương Pháp Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu Của Luận Văn 91310


nghiệp là người Việt Nam; những thành tựu và hạn chế trong tổ chức thực hiện từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHTN trong thời gian tới.

- Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

- Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2015-2019.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1. Phương pháp luận

Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, tác giả vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng liên quan đến đề tài luận văn làm phương pháp luận. Đồng thời, dựa trên nền tảng khoa học chính sách công để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả sử dụng phương này để nghiên cứu các tài liệu sẵn có (sách, báo khoa học, luận văn, luận án, văn bản quản lý của nhà nước, các báo cáo...) liên quan đến lý luận về chính sách công và thực hiện chính sách công, chính sách BHTN, thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Thông qua nghiên cứu tài liệu sẵn có liên quan trực tiếp đến thực hiện chính sách BHTN tại Việt Nam và tỉnh Hải Dương để đưa ra những nhận định, đánh giá về thực trạng cũng như đề xuất giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện BHTN trong thời gian tới.

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Tác giả sử dụng phương này để xem xét và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn tỉnh Hải Dương, phân tích các quan điểm khoa học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

- Phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu: Tác giả sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu giữa thực tế và lý thuyết, so sánh số liệu thống kê phản ánh kết quả thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn tỉnh Hải Dương giữa các năm khác nhau.

- Phương pháp tổng hợp, quy nạp diễn dịch: Tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, quy nạp khi nghiên cứu, đề xuất định hướng, giải pháp tăng cường hiệu

Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương - 3


quả thực hiện chính sách BHTN tại tỉnh Hải Dương và đưa ra những nhận định, kết luận khoa học.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách BHTN, nội dung chính sách BHTN và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Đồng thời, luận văn đã đề xuất một số giải pháp tăng cường thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.

Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan thực hiện chính sách BHTN ở tỉnh Hải Dương và những địa phương có điều kiện tương tự. Luận văn cũng là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập về chính sách công ở Học viện Hành chính Quốc gia và các cơ sở đào tạo khác.

7. Kết cấu luận văn

Kết cấu luận văn gồm: Phần mở đầu, Phần nội dung, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung được cấu trúc thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh

Hải Dương.

Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Hải Dương.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP


1. 1. Khái quát về thất nghiệp

1.1.1. Khái niệm và nguyên nhân thất nghiệp

1.1.1.1. Khái niệm thất nghiệp

Quan điểm về thất nghiệp đã được nhiều tổ chức và nhiều nhà khoa học bàn luận song cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Người đầu tiên nghiên cứu về thất nghiệp là Uyliam Petty cho rằng: Để giảm bớt tình trạng thất nghiệp thì phải đẩy mạnh xuất khẩu ra bên ngoài để thu hút lao động thừa trong xã hội. Tuy nhiên, Adam Smith mới là người nghiên cứu một cách có hệ thống về việc làm và thất nghiệp, ông khẳng định nạn nhân khẩu thừa (tức thất nghiệp) là không thể tránh khỏi trong nền KTTT. Nhà kinh tế học Keynes trong "Lý thuyết về việc làm, lãi suất và tiền tệ" thừa nhận vấn đề thất nghiệp không phải là những hiện tượng độc lập của đời sống kinh tế mà là kết quả của những tính quy luật nhất định trong việc đạt được cân bằng của hệ thống kinh tế. Theo quan điểm của P.Ăngghen, trong quá trình phát triển của xã hội loài người, lao động luôn được coi là nhu cầu cơ bản, chính đáng nhất và lớn nhất của con người. Lao động là cách thức duy nhất để tạo ra thu nhập nhưng trong điều kiện KTTT không phải ai cũng được đáp ứng và được đáp ứng một cách đầy đủ. NLĐ muốn được lao động phải có việc làm nhưng không phải NLĐ nào cũng dễ tìm kiếm. Những người không có việc làm thực chất là họ đã bị thất nghiệp.

Đến nay đã tồn tại nhiều quan điểm về thất nghiệp song định nghĩa thất nghiệp của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) được nhiều nhà kinh tế, nhiều quốc gia đồng tình và vận dụng. Theo ILO, thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động, muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm với mức lương phổ biến trong thị trường lao động. Còn người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng không có việc làm, không làm kể cả một giờ


trong tuần lễ điều tra, đang đi tìm việc làm, có điều kiện là họ làm ngay. Quan điểm này có ưu điểm là nói rõ được bản chất của thất nghiệp là thị trường lao động đã không tạo được việc làm đầy đủ cho những người có khả năng lao động và chấp nhận giá thị trường của lao động. Có nghĩa là ngay cả trường hợp thị trường lao động cân bằng thì vẫn tồn tại thất nghiệp.

Tại Thái Lan, người thất nghiệp là NLĐ không có việc làm, muốn làm việc, có năng lực làm việc. Nhật Bản quan niệm, người thất nghiệp là người không có việc làm trong tuần lễ điều tra, có khả năng làm việc, đang tích cực tìm việc làm hoặc chờ kết quả xin việc làm. Luật BHTN của Cộng hòa liên bang Đức định nghĩa: Người thất nghiệp là NLĐ tạm thời không có quan hệ lao động (QHLĐ) hoặc chỉ thực hiện những công việc ngắn hạn.

Ở Việt Nam, theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có việc làm”. Quan điểm này bao hàm được nhiều dạng thất nghiệp nhưng không đề cập đến thị trường lao động và không đưa ra căn cứ tính toán tỷ lệ thất nghiệp. Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, khái niệm về thất nghiệp và người thất nghiệp chưa được quan tâm và thể chế hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật. Từ khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, Đảng và Nhà nước đã từng bước xây dựng và hoàn thiện, thể chế hóa các quy định về lao động, việc làm, thất nghiệp, BHXH trong hệ thống các văn bản pháp luật. Các quy định của pháp luật lao động, việc làm và BHXH đã có quy định về việc làm, người có việc làm, người thiếu việc làm, về thất nghiệp và người thất nghiệp như sau:

- Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.

- Người không có việc làm là người hoàn toàn không làm công việc gì để hưởng lương, tiền công hay lợi nhuận vì nhiều lý do khác nhau như không tìm được việc làm, không muốn làm việc, không có nhu cầu làm việc mặc dù trong độ tuổi lao động.


- Người lao động có việc làm là người trong độ tuổi lao động, đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân với thời gian làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định cho NLĐ có việc làm trong tuần lễ điều tra. Tùy theo tình hình kinh tế - xã hội và đặc điểm của từng nhóm ngành nghề, nhà nước quy định mức thời gian làm việc chuẩn để được coi là có việc làm.

- Người lao động thiếu việc làm là người trong khoảng thời gian điều tra, có thời gian làm việc dưới mức quy định chuẩn cho người có đủ việc làm và có nhu cầu làm việc thêm. Mức thời gian chuẩn tùy thuộc vào ngành nghề và tính chất công việc do nhà nước quy định cụ thể cho từng thời kỳ.

- Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi có một số người trong lực lượng lao động, có khả năng lao động, muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền lương tối thiểu. Người thất nghiệp là những người từ 15 tuổi (trừ một số trường hợp đặc biệt) đến đủ 62 tuổi đối với nam và đủ 60 tuổi đối với nữ làm việc ở điều kiện lao động bình thường, làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ), có nhu cầu làm việc, vì những lý do khác nhau không có việc làm và đang đi tìm việc làm trong tuần lễ điều tra. Theo đó, ở Việt Nam người được coi là thất nghiệp bao gồm:

- Người lao động đang làm việc bị mất việc vì các lý do khác nhau như doanh nghiệp phá sản; sáp nhập; giải thể; sắp xếp lại SXKD hoặc áp dụng công nghệ mới; NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn, bị sa thải, HĐLĐ hết thời hạn mà doanh nghiệp thôi không tiếp tục ký hợp đồng.

- Người lao động mới đến tuổi lao động, học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp hoặc thôi học nhưng chưa tìm được việc làm.

- Người tham gia lực lượng vũ trang xuất ngũ, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ, NLĐ đi xuất khẩu lao động về nước muốn làm việc nhưng chưa có việc làm.

- Những đối tượng sau thời gian quản giáo hoặc chữa trị bệnh đang có nhu cầu về việc làm.

- Những người nghỉ việc tạm thời, không có thu nhập do tính thời vụ sản xuất. Những người không bị coi là người thất nghiệp bao gồm:


- Những người có việc làm nhưng hiện tại không làm việc vì một lý do nào đó như: Nghỉ phép, nghỉ ốm, điều trị bệnh dài ngày, tai nạn …

- Những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng đang đi học hoặc đang thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước, làm nội trợ hoặc không có nhu cầu về việc làm.

Như vậy, khái niệm người thất nghiệp không đồng nghĩa với người không có việc làm. Không phải tất cả những người không có việc làm đều là người thất nghiệp, chỉ những người không có việc làm, trong độ tuổi lao động, có nhu cầu tìm việc làm mới được coi là người thất nghiệp. NLĐ thiếu việc làm, người không có nhu cầu làm việc không được coi là người thất nghiệp.

Điều 3 của Luật BHXH năm 2006 của Việt Nam quy định người thất nghiệp là: “Người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm”. Theo quan điểm này, người thất nghiệp bao gồm những người đã đi làm trong đó bao gồm những người làm việc trong khu vực làm công ăn lương theo HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc, tức là chỉ bao gồm một phần trong tổng số người thất nghiệp, chưa đề cập đến lý do thất nghiệp là chủ quan hay khách quan. Do đó thường dẫn đến những nhầm lẫn trong việc giải quyết BHTN. Hiện nay, Luật BHXH năm 2014 đã bỏ quy định giải thích về người thất nghiệp của Luật BHXH năm 2006.

Có thể thấy, dù có nhiều quan điểm và tiếp cận dưới các góc độ khác nhau nhưng các quan điểm đều thống nhất nhìn nhận, một NLĐ được coi là thất nghiệp phải có đầy đủ các đặc trưng sau: (i) Là người lao động, có khả năng lao động; (ii) Đang không có việc làm và (iii) Có nhu cầu lao động, đang đi tìm việc làm. Kế thừa các quan điểm về thất nghiệp nêu trên, dưới góc độ tiếp cận thực hiện chính sách về BHTN, có thể hiểu: “Thất nghiệp là tình trạng người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, đang tích cực tìm việc làm nhưng chưa tìm được việc làm theo nhu cầu, đã đăng ký tại các cơ sở quản lý lao động xã hội”. Nội hàm của khái niệm này cho thấy đầy đủ các đặc trưng dấu hiệu nhận diện cơ bản của thất nghiệp (trong độ tuổi, có khả năng lao động, đang tìm việc làm) và nhấn mạnh khía cạnh tích cực tìm


việc làm của người thất nghiệp thông qua việc đăng ký tại các cơ sở quản lý lao động. Khái niệm này cũng giúp phân biệt được người thất nghiệp thật sự với người không có việc làm nhưng không muốn đi tìm việc làm và người làm việc theo mùa vụ, không hết thời gian ở nông thôn.

1.1.1.2. Nguyên nhân thất nghiệp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp trong nền kinh tế. Có thể nêu ra một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thất nghiệp sau:

- Chu kỳ phát triển sản xuất, kinh doanh

Trong nền KTTT, quá trình phát triển kinh tế thường xuyên biến động lên, xuống theo chu kỳ với bốn giai đoạn: (i) Hưng thịnh; (ii) Suy thoái; (iii) Khủng hoảng; (iv) Đình trệ hoặc trải qua hai giai đoạn thu hẹp và mở rộng. Sự phát triển SXKD phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế vì vậy nó cũng mang tính chu kỳ. Tính chất biến động theo chu kỳ tác động đến việc làm và khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng khi nền kinh tế rơi vào giai đoạn suy thoái, khủng hoảng, đình trệ hoặc khi hoạt động SXKD bị thu hẹp.

- Ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh

Ngày nay khoa học kỹ thuật đã có những bước phát triển mạnh mẽ, có tính đột phá và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (IR 4.0) đang phát triển với tốc độ đột phá báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. Đặc biệt là nó có thể phá vỡ thị trường lao động khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, hàng triệu lao động có thể rơi vào cảnh thất nghiệp. Hơn nữa, sự thay đổi công nghệ với tốc độ nhanh chóng và phổ biến đã làm xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới dựa trên công nghệ cao khiến cho NLĐ làm trong ngành công nghiệp cũ không còn việc làm và phải đào tạo lại để chuyển nghề hoặc lâm vào tình trạng thất nghiệp tạm thời. Ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới vào các ngành kinh tế có xu hướng sử dụng ngày càng ít lao động cũng làm cho lao động phổ thông khó tìm kiếm được việc làm. Để nâng cao sức cạnh tranh, các doanh nghiệp có xu hướng tăng cường sử dụng truyền thông di động và kết nối internet, trí tuệ


nhân tạo để đổi mới phương thức quản lý dẫn đến làm gia tăng lượng lao động dôi dư. Trong trường hợp sự gia tăng lao động dôi dư lớn hơn sự gia tăng việc làm mới sẽ làm gia tăng NLĐ thất nghiệp.

- Sự gia tăng dân số, tăng nguồn cung lao động cùng với quá trình hội nhập, toàn cầu hóa

Dân số gia tăng dẫn đến gia tăng lượng người tham gia vào thị trường lao động. Nếu nền kinh tế phát triển với tốc độ tương ứng, tạo ra được nhiều việc làm thì đây là điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển của nền kinh tế. Trường hợp ngược lại thì sẽ dẫn đến lực lượng lao động dư thừa ngày càng lớn dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập giữa các quốc gia đang diễn ra ngày càng sâu rộng, giúp cho mỗi quốc gia thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, tạo động lực cho các nhà quản lý, doanh nghiệp đổi mới công nghệ và phương thức kinh doanh để tăng khả năng cạnh tranh nhưng như đã phân tích phân tích ở trên, việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào SXKD bên cạnh những tác động tích cực cũng tồn tại mặt tiêu cực là có thể làm gia tăng lượng NLĐ thất nghiệp. Mặt khác, quốc tế hóa lực lượng lao động cho phép nhập khẩu lao động và xuất khẩu lao động giữa các quốc gia dễ dàng hơn nhưng lượng lao động xuất khẩu thấp hơn lượng lao động nhập khẩu thì số người thất nghiệp trong nước sẽ tăng.

- Bản thân người lao động

Ý chí, mong muốn, nhu cầu của bản thân NLĐ cũng tác động ảnh hưởng đến tình trạng thất nghiệp của mình. Nhiều NLĐ từ chối công việc do mức lương không thỏa đáng hoặc do công việc không phù hợp với chuyên môn được đào tạo; không thích môi trường, địa điểm, thời giờ làm việc ... hiện tại, do đó họ bỏ việc và đi tìm công việc mới với những điều kiện phù hợp hơn. Trong thời gian chưa tìm được việc làm mới thì những người này bổ sung vào lực lượng lao động thất nghiệp tạm thời. NLĐ có trình độ không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay cũng dẫn đến tình trạng thất nghiệp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023