hoạt động xã hội rộng lớn, không ngừng phát triển (xã hội hoá).
2.3. Tính trực quan
- Sử dụng các phương tiện minh hoạ cho nội dung giáo dục sức khỏe một cách sinh động và gây ấn tượng mạnh mẽ, tạo thuận lợi cho đối tượng Truyền thông - Giáo dục sức khỏe suy nghĩ và làm theo.
- Bản thân các cán bộ và các cơ sở y tế phải gương mẫu trong mọi hoạt động và sinh hoạt hàng ngày. Đây là mẫu hình trực quan sinh động nhất.
2.4. Tính thục tên
- Nội dung Truyền thông - Giáo dục sức khỏe phải nhằm giải quyết được các nhu cầu và vấn đề sức khỏe của cộng đồng một cách thiết thực và có hiệu quả cụ thể thì mới có sức thuyết phục cao.
- Vận động người dân thực sự bắt tay vào, từ việc làm cụ thể nhằm biến đổi được chất lượng cuộc sống của chính họ, do đó nâng cao lòng tự tin vào sức mạnh của chính họ.
Lấy thực tiễn của những kết quả hành động đó để giáo dục, đánh giá và cải tiến toàn bộ hệ thống kế hoạch, chương trình Truyền thông - Giáo dục sức khỏe.
2.5. Tính lồng ghép
- Cần lồng ghép các chương trình Truyền thông - Giáo dục sức khỏe với nhau thì mới tiết kiệm được nguồn lực của cơ sở y tế.. Lồng ghép tốt thì người cán bộ y tế mới có thể thực hiện Truyền thông - Giáo dục sức khỏe dưới tất cả các chương
trình.
- Thể hiện tính lồng ghép: như việc lồng ghép một số chương trình Truyền thông - Giáo dục sức khỏe về chăm sóc các bà mẹ với chăm sóc trẻ em. Lồng ghép giữa các hoạt động Truyền thông - Giáo dục sức khỏe với các hoạt động kinh tế văn hoá xã hội của địa phương. . .
2.6. Tính vữa sức và vững chắc.
- Nội dung và phương pháp Truyền thông - Giáo dục sức khỏe phải thích hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng loại đối tượng.
- Phải lặp đi lặp lại dưới nhiều hình thức và phương pháp khác nhau để củng cố nhận thức và thay đổi dần dần thái độ hành động, tiến tới thành thói quen nếp sống mới hàng ngày của đối tượng.
2.7. Tính cá biệt và tính tập thế
- Chọn cách tiếp cận và tác động khác nhau đối với từng cá nhân và từng tập thể khác nhau cho thật thích hợp.
- Tận dụng uy tín và vai trò của cá nhân đối với tập thể, đồng thời dựa vào công luận tiến bộ để giáo dục những cá nhân chậm tiến.
2.8. Tính tích cực, tự giác và sáng tạo
- Phát huy cao độ mọi kinh nghiệm, tiềm năng sáng tạo của nhân dân để tìm ra
và lựa chọn các giải pháp tối ưu cho các vấn đề sức khỏe của chính họ.
- Để mọi người tự giác chấp nhận cái mới, cái tiến bộ, chứ không áp đặt, gò ép, ra lệnh.
- Khắc phục tính một chiều của thông tin giáo dục và tính thụ động của đối tượng giáo dục bằng cách thảo luận bình đẳng với họ.
- Sử dụng hệ thống kích thích tâm lý xã hội, kinh tế nhằm thúc đẩy tính năng
động của đối tượng giáo dục.
Tóm lại: giáo dục sức khỏe có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác CSSKBĐ. Truyền thông - Giáo dục sức khỏe góp phần vào việc chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cá nhân và tập thể trong cộng đồng. Phương pháp và hình thức Truyền thông - Giáo dục sức khỏe phong phú và đa dạng nên mỗi một cán bộ y tế phải biết cách lựa chọn hình thức cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Truyền thông - Giáo dục sức khỏe là một công tác khó làm, vì vậy người làm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe cần phải tuân theo các nguyên tắc để công tác Truyền thông - Giáo dục sức khỏe đạt được hiệu quả cao nhất.
TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Câu hỏi tự lượng giá
Phần 1. Trắc nghiệm khách quan
*Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 1 đến 15 bằng cách đánh dấu
X vào ô có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn.
A | B | C | D | |
1 . Thứ tự sắp xếp các nguyên tắc trong Truyền thông - Giáo dục sức khỏe là: A. Khoa học; đại chúng, trực quan và phối hợp liên ngành B. Khoa học; đại chúngl trực quan và tham gia cộng đồng C Khoa học; đại chúng; trực quan và công bằng D. Khoa học; đại chúng; trực quan và thực tiễn | ||||
2. Thứ tự sắp xếp các nguyên tắc trong Truyền thông - Giáo dục sức khỏe là: A. Lồng ghép; tính vừa sức và vững chắc; tính cá biệt và tập thể và phối hợp liên ngành B. Lồng ghép; tính vừa sức và vững chắc; tính cá biệt' và tập thể và tham gia cộng đồng C Lồng ghép; tính vừa sức và vững chắc; tính cá biệt và tập thể và công băng D. Lồng ghép; tính vừa sức và vững chắc; tính cá biệt và tập thể; tính tích cực, tự giác và sáng tạo | ||||
3. Thứ tự sắp xếp các nguyên tắc trong Truyền thông - Giáo dục sức khỏe là, NGOẠI TRỪ. A. Lồng ghép B. Tính vừa sức và vững chắc C Tính cá biệt và tập thể D. Tính bao phủ | ||||
4. Thứ tự sắp xếp các nguyên tắc trong Truyền thông - Giáo dục sức khỏe là: A. Đại chúng B. Khoa học C Trực quan D. Phối hợp liên ngành |
Có thể bạn quan tâm!
- Hiểu Rõ Hành Vi Của Đối Tượng Cần Giáo Dục
- Giáo dục và nâng cao sức khỏe - 4
- Hướng Dẫn Tự Lượng Giá: Sinh Viên Đọc Kỹ Tài Liệu Học Tập, Tìm Ra Ý Đúng Để
- Phân Tích Được Các Yêu Cầu Làm Cho Truyền Thông - Gdsk Có Hiệu Quả.
- Kiến Thức: Các Kiến Thức Cần Trang Bị Cho Học Sinh Như Sau:
- Lựa Chọn Được Phương Tiện Truyền Thông - Giáo Dục Sức Khỏe Ttgdskphù Hợp.
Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.
A | B | C | D | |
5. Thứ tự các nguyên tắc TT- GDSK là: A. Khoa học. đại chúng, trực quan. thực tiễn B. Khoa học, trực quan, thực tiễn, đại chúng C Trực quan, khoa học, đại chúng, thực tiễn D. Đại chúng, trực quan, thực tiễn, khoa học | ||||
6. Thứ tự các nguyên tắc TT- GDSK là: A. Tính vừa sức, tính cá biệt. lồng ghép và tính tích cực B. Tính cá biệt tính vừa sức và tính tích cực và lồng ghép C Lồng ghép. tính vừa sức, tính cá biệt và tính tích cực D. Tính tích cực, lồng ghép, tính vừa sức và tính cá biệt | ||||
7. Một bà lang có bài thuốc cai đẻ bằng lá rừng để rải 1ên giường ngủ của 2 vợ chồng, một cán bộ trạm y tế tiếp thu bài thuốc phổ biến cho nhân dân, theo bạn anh ta vi phạm nguyên tắc Truyền thông - GDSK nào? A. Khoa học B. Đại chúng C Trực quan D. Thực tiễn | ||||
8. Tính khoa học thể hiện ở chỗ trước khi tập kế hoạch Truyền thông - Giáo dục sức khỏe cần, NGOẠI TRỪ. A. Điều tra nghiên cứu kinh tế, văn hoá, chính trị ở mỗi địa phương và mỗi đối tượng Truyền thông - Giáo dục sức khỏe B. Điều tra nghiên cứu về mặt xã hội. tâm lý, phong tục tập quán ở mỗi địa phương và mỗi đối tượng Truyền thông - Giáo dục sức khỏe C Điều tra nghiên cứu về trình độ học vấn, đặc điểm tôn giáo ở mỗi địa phương và mỗi đối tượng Truyền thông - Giáo dục sức khỏe D. Điều tra phát hiện vấn đề sức khỏe của cộng đồng | ||||
9. Tính khoa học trong Truyền thông - Giáo dục sức khỏe thể hiện ở những điểm sau, NGOẠI TRỪ. A. Sử dụng các thành tựu khoa học có thể thực hiện được để mang lại hiệu quả cao với chi phí ft tốn kém B. Sử dụng các thành tựu khoa học mới nhất để mang lại hiệu quả cao với chi phí ít tốn kém C Sử dụng các thành tựu khoa học mới nhất có thể thực hiện được để mang lại hiệu quả cao với chi phí ít tốn kém D. Sử dụng được nhiều trang thiết bị hiện đại nhất |
Câu hỏi
A | B | C | D | |
10. Tính khoa học trong Truyền thông - Giáo dục sức khỏe thể hiện thể hiện ở những điểm sau, NGOẠI TRỪ. A. Bảo đảm tính lôgic trong việc lập kế hoạch và triển khai các hoạt động giáo dục sức khỏe thành một tổng thể thống nhất trong một thời gian dài B. Bảo đảm tính hệ thống trong việc lập kế hoạch và triển khai các hoạt động thành một tổng thể thống nhất trong một thời gian dài C Bảo đảm tính hệ thống và lôgic trong việc lập kế hoạch và triển khai các hoạt động giáo dục sức khỏe thành một tổng thể thống nhất trong một thời gian dài D. Bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung GDSK | ||||
1 1 . Tính khoa học trong Truyền thông - Giáo dục sức khỏe thể hiện ở những điểm sau: A. Lựa chọn phương pháp, phương tiện thực sự đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện B. Lựa chọn phương pháp, phương tiện thực sự hiện đại song phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện C Lựa chọn phương pháp, phương tiện thực sự khoa học, hiện đại, song phải đơn giản, dễ hiểu, dê thực hiện D. Mọi phương pháp, phương tiện và nội dung Truyền thông - Giáo dục sức khỏe phải phù hợp với từng loại đối tượng | ||||
12. Tính đại chúng trong Truyền thông - Giáo dục sức khỏe là, NGOẠI TRỪ. A. Nội dung Truyền thông - Giáo dục sức khỏe phải xuất phát từ các kế hoạch chăm sóc sức khỏe của Nhà nước B. Nội dung Truyền thông - Giáo dục sức khỏe phải đáp ứng được các kế hoạch chăm sóc sức khỏe của Nhà nước C. Nội dung Truyền thông - Giáo dục sức khỏe phải xuất phát từ các nhu cầu sức khỏe của cộng đồng và đáp ứng được các nhu cầu đó D. Nội dung truyền thông phải xuất phát từ khả năng nguồn lực của địa phương | ||||
13. Tính đại chúng trong Truyền thông - Giáo dục sức khỏe được biểu hiện qua những hoạt động sau, NGOạI TRƯ. A. Sử dụng sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, đoàn thể cùng phối hợp với ngành y tế B. Lồng ghép C Phối hợp liên ngành D. Truyền thông cho một nhóm người |
câu hỏi
A | B | C | D | |
14. Tính đại chúng trong Truyền thông - Giáo dục sức khỏe là, NGOẠI TRỪ A. Mọi phương pháp Truyền thông - Giáo dục sức khỏe phải phù hợp với từng loại đối tượng B. Mọi phương tiện Truyền thông - Giáo dục sức khỏe phải mang tính phổ thông C. Mọi phương pháp, phương tiện_ và nội dung Truyền thông - Giáo dục sức khỏe phải mang tính phổ thông, phù hợp với từng loại đối tượng D. Mọi người dân đều được tham gia vào các chương trinh truyền thông | ||||
15. Nguyên tắc tính trực quan trong Truyền thông - Giáo dục sức khỏe là, NGOẠI TRỪ. A. Sử dụng các phương tiện minh hoạ cho nội dung giáo dục sức khỏe một cách sinh động và gây ấn tượng mạnh mẽ B. Bản thân các cán bộ và cơ sở y tế phải làm chú ý trong mọi hoạt động và sinh hoạt hàng ngày C. Nội dung Truyền thông - Giáo dục sức khỏe phải được thể hiện qua các dụng cụ trực quan D: Lấy thực tiễn của những kết quả giáo dục sức khỏe đã đạt được để đê giáo dục, đánh giá và cải tiến toàn bộ chương trình | ||||
16. Nguyên tắc tính trực quan trong Truyền thông - Giáo dục sức khỏe là NGOẠI TRỪ. A. Bản thân các cán bộ và cơ sở y tế phải gương mẫu trong mọi hoạt động và sinh hoạt hàng ngày B. Sử dụng các phương tiện minh hoạ cho nội dung giáo dục sức khỏe một cách sinh động và gây ấn tượng mạnh mẽ C. Nội dung Truyền thông - Giáo dục sức khỏe phải mang tính thực tiễn D. Nội dung Truyền thông - Giáo dục sức khỏe phải được minh họa bằng mô hình, hiện vật | ||||
17. Nguyên tắc tính thực tiễn trong Truyền thông - Giáo dục sức khỏe là, NGOẠI TRỪ. A. Nội dung Truyền thông - Giáo dục sức khỏe phải nhằm giải quyết được các nhu cầu và vấn đề sức khỏe của cộng đồng một cách thiết thực và có hiệu quả cụ thể thì mới có sức thuyết phục cao B. Vận động người dân thực sự bắt tay vào, từ việc làm cụ thể nhằm biến đôi được chất lượng cuộc sống của chính họ. do đó nâng cao lòng tự tin vào sức mạnh của chính họ | 1 |
Câu hỏi
A | B | C | D | |
C. Lấy thực tiễn của những kết quả hành động đó để giáo dục, đánh giá và cải tiến toàn bộ hệ thống kế hoạch, chương trình Truyền thông - Giáo dục sức khỏe D. Nội dung Truyền thông - Giáo dục sức khỏe phải nhằm giải quyết được các yêu cầu của chính quyền và y tế địa phương | ||||
18. Nguyên tắc tính thực tiễn trong Truyền thông - Giáo dục sức khỏe là, NGOẠI TRỪ. A. Nội dung TT- GDSK phải nhằm vào các vấn đề sức khỏe ưu tiên trong cộng đồng B. Mọi người dân đều thực hiện các nội dung CSSK C. Lấy những kết quả hành động để đánh giá, biểu dương, khen thường chương trình Truyền thông - Giáo dục sức khỏe D. TT- GDSK vào những vấn đề sức khỏe thời đại | ||||
19. Tính lồng ghép trong Truyền thông - Giáo dục sức khỏe có nghĩa là. NGOẠI TRỪ. A. Lồng ghép các chương trình Truyền thông - Giáo dục sức khỏe với nhau thì mới tiết kiệm được nguồn lực của cơ sở y tế B. Thể hiện tính lồng ghép: như việc lồng ghép một số chương trình Truyền thông - Giáo dục sức khỏe vệ chăm sóc các bà mẹ với chăm sóc trẻ em C. Lồng ghép giữa các hoạt động Truyền thông - Giáo dục sức khỏe với các hoạt động kinh tế văn hoá xã hội của địa phương. . . D. Lồng ghép giữa các các hoạt động kinh tế văn hoá xã hội của địa phương với nhau | ||||
20. Tính tích cực, tự giác và sáng tạo trong Truyền thông - Giáo dục sức khỏe, thể hiện, NGOẠI TRỪ. A. Phát huy cao độ mọi kinh nghiệm. tiềm năng sáng tạo của nhân dân để tìm ra và lựa chọn các giải pháp tối ưu cho các vấn để sức khỏe của chính họ B. Để mọi người tự giác chấp nhận cái mới, cái tiến bộ, chứ không áp đặt gò ép. ra lệnh C. Khắc phục tính một chiều của thông tin giáo dục và tính thụ động của đối tượng giáo dục bằng cách thảo luận bình đắng với họ D. Yêu cầu mọi người chấp nhận cái mới, cái tiến bộ trong nội dung GDSK |
câu hỏi
*Phân biệt đúng sai các câu từ 16 đến câu 17 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai:
A | B | |
21. Tính cá biệt và tính tập thể trong Truyền thông - Giáo dục sức khỏe được thể hiện qua các cách tiếp cật khác nhau với từng cá nhân và các tập thể khác nhau | ||
22. Nguyên tắc tính tích cực, tự giác và sáng tạo Truyền thông - Giáo dục sức khỏe được thể hiện qua việc phát huy mọi kinh nghiệm của nhân dân |
Phần 2. Câu hỏi truyền thống
*Trả lời ngắn các câu từ 18 đến 22 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trông:
23. Truyền thông - Giáo dục sức khỏe là một công tác khó lắm, vì vậy người làm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe cần phải tuân theo các nguyên tắc để công tác A. . . . . . đạt được hiệu quả cao nhất .
24: Để công tác Truyền thông - Giáo dục sức khỏe đạt được hiệu quả cao, chúng ta cần phải tuân theo các . . . . . . A. . . . . . đã thống nhất .
2 5 . Trong truyền thông - giáo dục sức khỏe , . . . . . . A. . . . . . được thể hiện ở chỗ động viên mọi người ở mọi tầng lớp, mọi thành phần, mọi lứa tuổi cùng tham gia thực hiện.
2 6. Truyền thông - Giáo dục sức khỏe góp phần vào việc . . . . . . A. . . . . . . . cho cá nhân và tập thể trong cộng đồng.
2 7 . Nội dung và phương pháp Truyền thông - Giáo dục sức khỏe phải . . . . . .
A. . . . .với đặc điểm tâm sinh lý của từng loại đối tượng.
28. Trình bày nguyên tắc tính khoa học trong Truyền thông - Giáo dục sức khỏe?
29. Trình bày nguyên tắc tính đại chúng trong Truyền thông - Giáo dục sức khỏe?
30. Trình bày nguyên tắc tính trực quan trong Truyền thông - Giáo dục sức khỏe?
31. Trình bày nguyên tắc tính thực tiễn trong Truyền thông - Giáo dục sức khỏe?
32. Trình bày nguyên tắc tính lồng ghép trong Truyền thông - Giáo dục sức khỏe?
33. Trình bày nguyên tắc tính vừa sức và vững chắc trong Truyền thông - Giáo dục sức khỏe?
34. Trình bày nguyên tắc tính cá biệt và tính tập thể trong Truyền thông - Giáo