Khái Quát Kết Quả Chủ Yếu Của Các Công Trình Đã Tổng Quan Và Những Vấn Đề Luận Án Cần Tập Trung Giải Quyết


cập khá toàn diện. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả có thể tiếp thu, kế thừa và tiếp tục nghiên cứu làm rò trong đề tài luận án của mình.

1.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ TỔNG QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT

1.2.1. Kết quả chủ yếu của các công trình đã tổng quan

Thông qua tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài luận án, tác giả khái quát một số kết quả chủ yếu của các công trình đã tổng quan, và những vấn đề mà luận án cần kế thừa, phát triển:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu đã khẳng định: nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển của các quốc gia, là động lực phát triển kinh tế - xã hội; khẳng định vai trò to lớn của giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục và đào tạo nghề nói riêng và sự cần thiết phải đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực đảm bảo về chất lượng.

Thứ hai, các công trình khẳng định, mỗi giai đoạn khác nhau thì yêu cầu về nguồn nhân lực đặt ra có sự khác nhau; mỗi loại nhân lực có yêu cầu cụ thể riêng về tiêu chí chất lượng, phẩm chất, năng lực, phù hợp với đặc điểm, tính chất, chức năng, nhiệm vụ của từng loại nguồn nhân lực. Một số công trình khẳng định tính tất yếu của việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, khẳng định tính tất yếu của việc đổi mới công tác giáo dục và đào tạo phát triển nguồn nhân lực; chỉ rò yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế đòi hỏi bức thiết phải có nguồn nhân lực đủ sức, đủ tầm nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp ấy.

Thứ ba, một loạt vấn đề lý luận, thực tiễn về vai trò của giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực; những yêu cầu, định hướng và giải pháp, kiến nghị đổi mới nội dung, chương trình, hệ thống quản lý giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục và đào tạo nghề nói riêng để phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới đã được các công trình nghiên cứu đề cập và luận giải khá rò theo đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của từng công trình.


Thứ tư, những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực; về quan hệ giữa giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực; về đổi mới nội dung, chương trình, hệ thống quản lý giáo dục và đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực sẽ được tác giả luận án kế thừa, vận dụng và phát triển trong công trình nghiên cứu của mình. Nó giúp cho tác giả có thêm cơ sở khoa học, các căn cứ lý luận và thực tiễn để luận giải và làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu của đề tài luận án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Thứ năm, các nhà khoa học Lào đã bước đầu nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục và đào tạo nghề nói riêng trong phát triển nguồn nhân lực để góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

Thứ sáu, các tác giả công trình nghiên cứu đã phân tích rò thực trạng (những thành tựu và hạn chế) của giáo dục và đào tạo, giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực; đồng thời nhiều tác giả cũng đã chỉ ra những nguyên nhân, những trở ngại, rào cản dẫn đến hạn chế, yếu kém đang tồn tại.

Giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 5

Thứ bảy, một số học giả đã đưa ra những phương hướng, giải pháp và biện pháp nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong việc phát triển nguồn nhân lực với việc phát triển tay nghề, kỹ năng người lao động.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, giá trị to lớn về mặt khoa học mà các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, do từ cách tiếp cận khác nhau nên trên vấn đề này vẫn còn những nội dung chưa được đề cập, hoặc chưa được nghiên cứu sâu. Cụ thể như sau:

Một là, chưa có công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là dưới góc độ chính trị - xã hội. Đã có một vài bài viết liên quan đến giáo dục và đào tạo nghề, song chưa đi sâu làm rò khẳng định việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực là một yêu cầu cấp bách của sự nghiệp đào tạo ở nước CHDCND Lào hiện nay.

Hai là, trong thời gian qua, các công trình khoa học được công bố đã đề xuất khá nhiều giải pháp phát triển nguồn nhân lực, tuy nhiện, các giải pháp vẫn chưa có tính hệ thống, toàn diện, nhất là chưa thật sự đi sâu vào lĩnh vực giáo dục


và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực để có thể áp dụng một cách có hiệu quả vào thực tiễn ở nước CHDCND Lào hiện nay. Do vậy, phải có những giải pháp mang tính trọng tâm, trọng điểm, có tính chuyên biệt, tạo bước đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào.

1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung giải quyết

Trên cơ sở tiếp thu những kết quả đạt được của các công trình đi trước, luận án tiếp tục tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

Một là, nghiên cứu làm rò cơ sở lý luận của đề tài; các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài, gồm: Giáo dục và đào tạo nghề; phát triển nguồn nhân lực; giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực; phân tích các yếu tố tác động đến giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào hiện nay.

Hai là, khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào; phân tích rò nguyên nhân của thực trạng. Trên cơ sở đó, làm rò những vấn đề đang đặt ra đối với giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào hiện nay. Đây là căn cứ lý luận và thực tiễn để đề xuất giải pháp cho sát thực và phù hợp, do vậy luận án xác định phải được nghiên cứu làm sáng tỏ.

Ba là, trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn của giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào, luận án đề xuất quan điểm và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào hiện nay.

Tóm lại, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án đã cho thấy bức tranh khá đầy đủ và toàn diện cả về lý luận và thực tiễn của nguồn nhân lực, về phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo nghề ở nước CHDCND Lào. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các công trình khoa học đi trước, luận án tập trung làm rò vấn đề giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào hiện nay.


Tiểu kết chương 1


Giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực là vấn đề cấp bách, cần thiết đối với nước CHDCND Lào hiện nay. Nhưng để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực cũng cần phải tìm hiểu và nghiên cứu khai thác những công trình có liên quan đến vấn đề này cả về vấn đề lý luận, thực trạng và những giải pháp, cả ở trong nước Lào và nước ngoài để làm cơ sở trong việc thực hiện nghiên cứu đề tài luận án của mình.

Nhìn chung, đã có không ít công trình liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực nói riêng. Những công trình đó góp phần làm rò tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực và góp phần làm rò về cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp trên một số phương diện nhất định. Đó là tài liệu tham khảo bổ ích đối với tác giả luận án.

Kế thừa những thành tựu nghiên cứu đã đạt được, luận án xác định: sẽ tập trung làm rò hơn một số vấn đề lý luận về giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào hiện nay; làm rò thực trạng về vấn đề này và những vấn đề đặt ra hiện nay; từ đó, đề xuất những giải pháp có tính khả thi, có thể áp dụng trong thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục và đào tạo nghề nói riêng để phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào một cách hiệu quả trong thời gian tới.


Chương 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

2.1. QUAN NIỆM, CHỦ THỂ, NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC, ĐIỀU KIỆN VẬT CHẤT ĐẢM BẢO CHO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

2.1.1. Quan niệm về giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực

2.1.1.1. Khái niệm giáo dục và đào tạo nghề

- Về giáo dục

Trong lao động và trong cuộc sống hàng ngày, con người tích lũy được kinh nghiệm sống, kinh nghiệm lao động, từ đó nảy sinh nhu cầu truyền đạt những hiểu biết cho nhau. Nhu cầu đó là nguồn gốc phát sinh của hiện tượng giáo dục.

C.Mác và Ph.Ăngghen là những người đầu tiên đã nghiên cứu giáo dục một cách khoa học, các ông khẳng định:

Công tác giáo dục sẽ làm cho những người trẻ tuổi có khả năng nắm vững nhanh chóng toàn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn, làm cho họ có thể lần lượt chuyển từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất nọ tuỳ theo nhu cầu xã hội hoặc tuỳ theo sở thích của bản thân họ. Do đó, công tác giáo dục sẽ làm cho họ thoát khỏi trình trạng một chiều mà sự phân công lao động hiện nay đang buộc mỗi người phải theo [28, tr.475].

Nghiên cứu vấn đề này, tác giả Hồ Ngọc Đại cho rằng: Giáo dục là một quá trình mà trong đó có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của một người hay một nhóm người này được truyền tải một cách tự nhiên mà không hề áp đặt sang một người hay một nhóm người khác thông qua giảng dạy, đào tạo hay nghiên cứu để từ đó tìm ra, khuyến khích, định hướng và hỗ trợ mỗi cá nhân phát huy tối đa được ưu điểm và sở thích của bản thân khiến họ trở thành chính mình, qua đó đóng góp được tối đa năng lực cho xã hội trong khi vẫn thỏa mãn được quan điểm, sở thích và thế mạnh của bản thân [66].


Từ điển tiếng Việt đưa ra định nghĩa: “Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” [55, tr.379]. Giáo dục là cơ hội giúp cho mỗi cá nhân phát triển toàn diện, cơ hội để hoàn thiện bản thân.

Từ các cách tiếp cận trên, có thể thấy, giáo dục vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Giáo dục là một quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho họ tham gia vào đời sống xã hội, lao động sản xuất, bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người. Giáo dục được hiểu dưới hai góc độ: i) Là tập hợp các tác động sư phạm đến người học với tư cách là một đối tượng đơn nhất; ii) Là một hoạt động xã hội, dạng tái sản xuất ra lực lượng lao động mới. Ở đây, đối tượng là thế hệ trẻ, là tập hợp các đối tượng đơn nhất. Giáo dục là đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ lao động.

- Về đào tạo

Theo Đại từ điển tiếng Việt, “Đào tạo là dạy dỗ, rèn luyện để trở thành người có hiểu biết, có nghề nghiệp” [58, tr.593].

Đào tạo là một quá trình truyền thụ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm một cách có ý thức, có mục đích, có kế hoạch của một người (hay một nhóm người)

- gọi là giáo viên - vào người đó, nhằm phát triển nhận thức, một số kỹ năng hoạt động phù hợp với yêu cầu của công việc, và phát triển chúng lên bằng cách rèn luyện. Công việc này có thể là hoạt động trí não, hay hoạt động chân tay.

Về đào tạo nghề. Hiện nay, ở Lào và trên thế giới đang tồn tại nhiều quan niệm về đào tạo nghề (dạy nghề). Sau đây là một số định nghĩa mà các nhà nghiên cứu giáo dục đưa ra:

- Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: Đào tạo nghề là cung cấp cho người học những kỹ năng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan tới công việc nghề nghiệp được giao.

- Theo Điều 2 của Luật Dạy nghề (2011) của Lào: Dạy nghề là hoạt động cung cấp việc dạy và học kỹ thuật nghề theo chương trình giáo dục nghề nghiệp với các trình độ và ngành học nhằm trang bị cho người lao động kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết để có thể làm việc ở đơn vị sản xuất kinh doanh và tự


lập nghiệp theo nhu cầu của thị trường lao động, đồng thời, tạo điều kiện cho việc học liên thông [41, tr.2].

Là một bộ phận của giáo dục, giáo dục và đào tạo nghề được xem là quá trình tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi dậy, biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của chủ thể giáo dục và đối tượng được giáo dục theo hướng tích cực, nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại [4].

Giáo dục và đào tạo nghề là một loại hình cơ bản của đời sống xã hội, là một “tiểu hệ thống xã hội” với đầy đủ chức năng, cấu trúc, các thành tố hợp thành. Hiện nay, vẫn còn nhiều tranh luận về phạm vi của hệ thống, chủ yếu xuất phát từ phạm vi xem xét trong phạm trù “Nghề”. Cho đến nay, giáo dục và đào tạo nghề có thể được xem xét dưới ít nhất ba quan niệm rộng, hẹp khác nhau, như: 1) Giáo dục và đào tạo nghề theo nghĩa hẹp, bao gồm: trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; 2) Giáo dục và đào tạo nghề theo nghĩa rộng hơn, bao gồm: các trình độ đào tạo dưới đại học; 3) Giáo dục và đào tạo nghề theo nghĩa rộng nhất, bao gồm: toàn bộ các trình độ đào tạo.

Hiện nay, trên thế giới có một số thuật ngữ liên quan đến khái niệm giáo dục và đào tạo nghề, giáo dục nghề nghiệp.

Những thuật ngữ được Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) và nhiều nước thường dùng như: Vocational Education and Training (VET), tạm dịch là Giáo dục và đào tạo nghề; hay Technical and Vocational Education (TVE), tạm dịch là Giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp, có người dịch là Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề; hay Technical and Vocational Education and Training (TVET), tạm dịch là Giáo dục và đào tạo kỹ thuật và nghề nghiệp…, đều có thể được hiểu là Giáo dục và đào tạo nghề - là một phần của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ và kỹ thuật cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội đạt trình độ cao đẳng.

Như vậy, từ sự phân tích trên, có thể hiểu: Giáo dục và đào tạo nghề là hoạt động tự giác có mục đích của các chủ thể nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất, hình thành và bồi dưỡng nhân cách,


phẩm chất và năng lực, chuyên môn nghề nghiệp của đối tượng, đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội.

2.1.1.2. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực

- Về nguồn nhân lực

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, hành vi lịch sử đầu tiên và chủ yếu của con người là lao động sản xuất, thông qua đó, con người cải tạo tự nhiên; cải tạo xã hội và chính bản thân mình. Khi nghiên cứu về bản chất con người, C.Mác cho rằng: Con người là một thực thể song trùng tự nhiên và xã hội. Hai mặt này gắn bó khăng khít với nhau. Theo C.Mác, “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” [27, tr.11]. Bàn về vai trò của con người, C.Mác khẳng định: “Trong tất cả những công cụ sản xuất, thì lực lượng sản xuất hùng mạnh nhất là bản thân giai cấp cách mạng” [28, tr.257].

Những quan điểm của chủ nghĩa Mác về con người chính là cơ sở lý luạn khoa học để vận dụng vào nghiên cứu nguồn lực con người (hay nguồn nhân lực) trong xã hội hiện nay. Con người khi được tiếp cận dưới dạng một nguồn lực - nguồn lực con người hay nguồn nhân lực (Human Resource), là yếu tố quan trọng cấu thành lực lượng sản xuất xã hội, quyết định sức mạnh của một quốc gia, một ngành kinh tế hoặc một địa phương.

Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về nguồn nhân lực. Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho quá trình sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào các quá trình lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân có thể tham gia quá trình lao động.

Kế thừa quan điểm của các công trình đi trước đã nghiên cứu về nguồn nhân lực, tác giả luận án cho rằng: Nguồn nhân lực (nguồn lực con người) là tổng thể số lượng và chất lượng con người với tổng hòa các tiêu chí về thể lực, trí lực,

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí