Giáo dục trung học cơ sở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 1997 - 2017 - 9

quốc gia còn hạn chế. Phổ cập giáo dục một số trường trong Huyện chưa đạt vì kinh tế còn khó khăn.

Chất lượng giáo dục chuyển biến chưa thực sự đồng bộ và mạnh mẽ. Mặc dù huyện đã được công nhận phổ cập giáo dục Trung học cơ sở nhưng có một số địa phương kết quả đạt chưa vững chắc như: Yên Lạc, Yên Ninh.

3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục THCS huyện Phú Lương Để nâng cao cất lượng giáo dục THCS huyện Phú Lương, tác giả đưa ra

một số giải pháp sau:

Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất trường học:

Huyện Phú Lương là một huyện còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, để đảm bảo tiến độ xây dựng trường chuẩn cũng như sửa chữa cơ sở vật chất các nhà trường, biện pháp quan trọng nhất là tranh thủ các dự án đầu tư, tăng cường xã hội hóa từ các nhà đầu tư, các phụ huynh học sinh.

Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Phú Lương cần tăng cường tích cực huy động xã hội hóa giáo dục cùng với nguồn tiết kiệm chi của ngành để xây dựng khuôn viên trường học, nhà công vụ cho giáo viên, các công trình vệ sinh, mua bàn ghế học sinh, mua máy tính, thiết bị dạy học phục vụ cho giáo viên và học sinh. Đồng thời, phát động tới giáo viên phong trào tự làm đồ dùng dạy học.

Phòng giáo dục huyện Phú Lương kiến nghị với UBND tỉnh Thái Nguyên, sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để khắc phục tình trạng thiếu phòng bộ môn ở các trường trung học cơ sở.

Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.

Để xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên giỏi đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục đòi hỏi phải thực hiện đúng quy trình của công tác cán bộ từ khâu đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, bố trí sử dụng và chính sách đối với cán bộ. Trước mắt cần tập trung vào các công tác sau đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.

Cán bộ quản lý phải đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng theo tiêu chuẩn quy định. Cán bộ quản lý ít nhất phải đạt trình độ chuẩn, được bồi dưỡng

về nghiệp vụ quản lý giáo dục, được đào tạo về quản lý nhà nước, được bồi dưỡng về lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, có sức khoẻ, có năng lực quản lý,… nhằm tạo điều kiện phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục.

Giáo dục trung học cơ sở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 1997 - 2017 - 9

Đổi mới công tác quản lý ở cấp THCS, tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở cấp THCS. Tăng cường vai trò và chức năng quản lý của Phòng Giáo dục - Đào tạo trong việc chỉ đạo các hoạt động toàn diện ở các nhà trường. Tích cực và thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình ở cơ sở để có những chỉ đạo đúng đắn và linh hoạt, tạo hiệu quả công tác cao. Thường xuyên đánh giá và tổ chức rút kinh nghiệm trong công tác quản lý và lãnh đạo.

Đối với giáo viên, để thực hiện được những mục tiêu giáo dục đã đề ra, việc xây dựng đội ngũ giáo viên trong các trường Trung học cơ sở cần chú ý đến những công tác quan trọng như sau: Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và tổ chức giao ban, sinh hoạt chuyên đề trong mỗi nhà trường; Công tác đánh giá giáo viên Phải bảo đảm công tác đánh giá giáo viên được tiến hành đúng quy trình, thực hiện tốt nguyên tắc chính xác, công bằng, dân chủ khách quan; Tích cực bồi dưỡng giáo viên bằng nhiều hình thức, góp phần làm chuyển biến trong nhận thức của cán bộ giáo viên để mỗi cán bộ giáo viên nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ cấp học. Bên cạnh đó Ban giám hiệu cần nghiêm túc trong kiểm tra, đánh giá, phân loại đội ngũ giáo viên để có những giải pháp tích cực và hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ.

Đối với học sinh, cần tăng cường giáo dục pháp luật, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, yêu quê hương, yêu gia đình, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. ứng dụng các tiến bộ của công nghệ tin học để cải tiến phương pháp dạy học. Giúp học sinh tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại. Chú trọng triển khai đề án đầu tư, phát triển chương trình dạy và học ngoại ngữ, tin học và ứng dụng công nghệ thông tin. Coi trọng giáo dục thể chất, giáo dục sức khoẻ. Nâng cao năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp, tổ chức Đoàn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh.

Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường THCS thực hiện thường xuyên, hiệu quả phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực, đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn. Tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức kĩ năng vào giải quyết các vẫn đề thực tiễn, đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy - học cho một số trường ở vùng còn khó khăn. Đồng thời, có những chính sách hỗ trợ học sinh và bồi dưỡng giáo viên công tác ở những vùng này để họ yên tâm công tác và gắn bó với địa phương.

Đối với bồi dưỡng học sinh giỏi

Ngay từ đầu năm học, các nhà trường tổ chức kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh ở các môn, kịp thời phát hiện ra những học sinh giỏi và học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng mũi nhọn, thành lập đội tuyển ôn luyện, tham gia kỳ thi học sinh giỏi các cấp trong năm học.

Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của phải được xây dựng dựa trên nhiệm vụ năm học, nhiệm vụ khảo thí và sự chỉ đạo của Sở giáo dục và đào tạo, đồng thời cần chú ý đến đặc điểm riêng của từng trường. Kế hoạch bồi dưỡng HSG được xây dựng chi tiết, tỉ mỉ, có sự bàn bạc thống nhất với lãnh đạo nhà trường và các tổ chuyên môn, đồng thời thông báo cho hội phụ huynh học sinh được biết để phối hợp thực hiện. Tổ chức tốt các cuộc thi cấp huyện. Tham gia có hiệu quả các cuộc thi cấp tỉnh và cấp quốc gia

Phụ đạo học sinh yếu kém.

Đối với những học sinh yếu, kém trong các bộ môn học, nhà trường phân loại và phân công giáo viên giúp đỡ trong tiết học, mở các lớp phụ đạo vào các buổi chiều, giúp học sinh lấp đầy những lỗ hổng kiến thức, giúp các em tự tin hơn trong học tập, hạn chế tối đa hiện tượng học sinh bỏ học.

Tiểu kết chương 3


Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, sự đồng lòng của quần chúng nhân dân, giáo dục THCS huyện Phú Lương trong 20 năm (1997 - 2017) đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc và đạt được nhiều thành tựu. Quy mô trường lớp ngày càng được củng cố, đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của con em địa phương. Đội ngũ quản lý, giáo viên ngày càng nâng cao chất lượng, không ngừng học hỏi, đổi mới phương pháp dạy, điều này đã góp phần không nhỏ làm nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò trong 20 năm qua. Chất lượng giáo dục 2 mặt cũng như các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh ngày càng tăng. Phổ cập giáo dục THCS đạt được những thành tựu nhất định. Công tác xã hội hóa được quan tâm.

Bên cạnh đó, giáo dục THCS huyện Phú Lương cũng còn nhiều hạn chế. Khó khăn về cơ sở vật chất, về đội ngũ cán bộ chất lượng cao còn thiếu. Giáo dục học sinh mũi nhọn còn hạn chế so với một số địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không quá lớn, với sự cố gắng của các cấp ủy Đảng, sự đồng lòng của quần chúng nhân dân, giáo dục THCS huyện Phú Lương sẽ được phát triển trong thời gian tới.

KẾT LUẬN


Đất nước ta đang vững bước đi trên con đường Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, tiến tới hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy hơn lúc nào hết chúng ta phải coi trọng, quan tâm đầu tư cho GD-ĐT, cho nguồn nhân lực của đất nước.

Cùng với ngành GD-ĐT, giáo dục THCS huyện Phú Lương (1997 - 2017) đã có nhiều cố gắng và đạt được thành tựu. Quy mô trường, lớp và cơ sở vật chất được sửa chữa, xây mới đáp ứng nhu cầu học tập của con em địa phương. Chất lượng giáo dục được có nhiều bước tiến. Nếu như năm học 1997

- 1998, THCS huyện Phú Lương có 2796/9389 học sinh đạt học lực khá, giỏi, thì đến năm học 2016 - 2017, số này là 3275/5730 học sinh. Học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh tăng qua các năm học (năm học 1998 - 1999 toàn huyện chỉ có 81 giải học sinh giỏi cấp huyện và tỉnh, và đến năm học 2016

- 2017 có 106 học sinh đạt giải). Đặc biệt, năm học năm học 2016 - 2017 có 02 học sinh đạt giải khuyến khích cấp quốc gia.

Do đặc điểm là một huyện miền núi nên cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục cấp THCS huyện Phú Lương vẫn còn những hạn chế. Về cơ sở vật chất, một số trường chưa đảm bảo hệ thống nước uống, nhà vệ sinh, nhà để xe, nhà công vụ cho giáo viên. Trong dạy học, một số giáo viên ngại áp dụng phương pháp dạy học mới mà chủ yếu sử dụng phương pháp dạy học đọc - chép. Từ năm 2013 - 2014, một số trường THCS huyện Phú Lương mới đổi mới phương pháp dạy học, tuy nhiên việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực như “bàn tay nặn bột”, “khăn trải bàn”… chỉ được thực hiện trong các tiết thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi. Các hoạt động giáo dục như sinh hoạt chuyên đề, ngoại khóa, tổ chức hội thi mới được áp dụng từ năm học 2012 - 2013. Hoạt động trải nghiệm bắt đầu từ thực hiện năm 2017.

Đất nước bước vào thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập nền kinh tế thế giới, vị trí, vai trò của giáo dục - đào tạo càng trở nên quan trọng, tập trung cho phát triển nền kinh tế tri thức trở nên cấp thiết hơn lúc nào hết. Muốn phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo thì phải tập trung từ gốc, cũng như

muốn xây dựng một toà nhà tốt thì phải có nền móng vững chắc, vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục THCS nói riêng phải tập trung vào những vấn đề cơ bản đó là:

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước đối với sự nghiệp GD-ĐT.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Xây dựng và hoàn thiện một số chính sách, chế độ đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý.

Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học cho các nhà trường.

Nhân loại đang bước vào nền văn minh trí tuệ, giáo dục được coi trọng và đưa lên vị trí là quốc sách hàng đầu, vì tương lai của mỗi dân tộc, nhiều quốc gia trên thế giới coi giáo dục là nhân tố quyết định tăng trưởng và phát triển bền vững. Sự nghiệp Giáo dục nói chung và sự nghiệp GD&ĐT Phú Lương nói riêng sẽ chuyển biến về mọi mặt, khẳng định chỗ đứng của mình có uy tín với các cấp và nhân dân địa phương, đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng.

Đối với ngành GD&ĐT huyện Phú Lương, trên cơ sở những định hướng lớn của Đảng và Nhà nước, với tình hình thực tế của địa phương, sẽ có những biện pháp thiết thực, để khắc phục những yếu kém tồn tại cần phải giải quyết, bên cạnh đó kịp thời phát huy những thành tích đã đạt được để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng với mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Những giải pháp được đề xuất trên là những nhận thức cùng với kinh nghiệm của trong quá trình công tác. Tuy là còn rất khiêm tốn nhưng tôi hy vọng rằng có thể góp một phần rất nhỏ vào công tác nâng cao chất lượng giáo dục ở huyện Phú Lương nói riêng và của ngành Giáo dục- Đào tạo nói chung, góp phần đào tạo học sinh con em các dân tộc trong huyện có đủ tri thức, năng lực, phẩm chất đạo đức, sức khỏe, năng động, sáng tạo, góp sức mình cùng toàn Đảng, toàn dân xây dựng quê hương thoát khỏi đói nghèo, tạo tiền đề để đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Thực hiện mục tiêu " Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đặng Quốc Bảo (2002).Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Nxb chính trị quốc gia.

2. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2002), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 1997 - 2001.

3. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2003), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 1998 - 2002.

4. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2004), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2003.

5. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2005), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2004.

6. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2006), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2005.

7. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2007), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2006.

8. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2008), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2007.

9. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2009), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2008.

10. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2010), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2009.

11. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2011), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2010.

12. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2012), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2011.

13. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2013), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2012.

14. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2014), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2013.

15. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2015), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2014.

16. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2016), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2015.

17. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2017), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2016.

18. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2018), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2017.

19. Đảng bộ huyện Phú Lương (2005), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXI (Lưu hành nội bộ).

20. Đảng bộ huyện Phú Lương (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXII (Lưu hành nội bộ).

21. Đảng bộ tỉnh Bắc Thái (1991), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Thái lần thứ VI.

22. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1997), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XV.

23. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2001), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội toàn quốc lần IX, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội toàn quốc lần X, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội toàn quốc lần XII, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.

27. Bùi Minh Hiển (2008), Lịch sử giáo dục Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm.

28. Bùi Thị Hoa (2011), Giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên (1945 - 1954). Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

29. Trần Việt Huấn (2019), Giáo dục Trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (2009 - 2017). Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

30. Huyện ủy Phú Lương (1997), Báo cáo công tác 6 tháng đầu năm 1997, lưu trữ tại huyện ủy Phú Lương.

31. Huyện ủy Phú Lương (1998), Báo cáo công tác 6 tháng đầu năm 1998, lưu trữ tại huyện ủy Phú Lương.

32. Huyện ủy Phú Lương (2000), Báo cáo đánh giá công tác năm 1999, lưu trữ tại huyện ủy Phú Lương.

33. Huyện ủy Phú Lương (2003), Tài liệu hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2002, lưu trữ tại huyện Phú Lương.

34. Huyện ủy Phú Lương (2005), Tài liệu hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2004, lưu trữ tại huyện Phú Lương.

35. Huyện ủy Phú Lương (2010), Đề án phát triển giáo dục đào tạo huyện Phú Lương đến năm 2015, Lưu trữ tại huyện Phú Lương.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2023