Tài Liệu Hướng Dẫn Phụ Huynh

Các bước

trẻ sẽ phải lựa chọn những đồ ăn có lợi cho cơ thể. Sau khi chọn được, trẻ cùng thưởng thức, chia sẻ với nhau.

- Góc 2: Thư mời đến một ngôi nhà thú vị ở ngoài trời. Khi trẻ tham gia HĐ, trẻ phải cùng nhau lắp ghép, tạo ra ngôi nhà, trang trí, sắp xếp vật dụng trong ngôi nhà. Sau khi hoàn thành, trẻ cùng nhau chơi. GV có thể tạo tình huống có mưa bằng cách phun nước từ bình tưới cây để trẻ chạy vào nhà trú mưa.

- Góc 3: Thư mời đi khám răng. Trẻ cầm thư và đứng xếp hàng chờ đợi khám răng. Trong HĐ này, trẻ được cô y tá hướng dẫn đánh

răng và thực hành pha nước muối, súc miệng.


- Trẻ tích cực tham gia hoạt động

Bước 3: Chia sẻ cảm xúc, rút kinh nghiệm

- Mời các nhóm chia sẻ về quyền và trách nhiệm mình đã trải nghiệm.

- Cô chụp ảnh lại hoạt động của trẻ tại các nhóm, chiếu lên màn hình làm tư liệu cho trẻ trình bày.

- Trẻ chia sẻ cảm xúc khi tham gia hoạt động.


- Trẻ nêu bài học kinh nghiệm rút ra được.


=> GV kết luận dựa trên chia sẻ của trẻ và nhấn mạnh trách nhiệm của trẻ với các bạn cùng tham gia hoạt động và với lớp học.

VD: Khi chơi với bạn con có trách nhiệm gì?

- Các nhóm lên trình bày với hình ảnh cô giáo đã chụp.


- “ Con ăn rau xào rất ngon; Nhóm con đã làm được ngôi nhà và chơi trong ngôi nhà rất vui; Nhóm con pha được nước muối cho cả lớp súc miệng sau khi ăn trưa. Con rất thích…”

Bước 4: Tạo cơ hội cho trẻ vận dụng vào các hoạt động hàng ngày.

Ứng dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã rút ra vào các HĐ hàng ngày

VD: Giờ ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân; lao động vệ sinh lớp, học tập, vui chơi.

- Cô giới thiệu thẻ Quyền và trách nhiệm:


- Mỗi trẻ được trao 1 thẻ quyền và trách nhiệm có phần đánh giá để trẻ tự đánh giá trong 1 tuần theo từng ngày.

- Cô cho trẻ treo thẻ quyền và trách nhiệm sống khỏe mạnh của trẻ trong lớp và tự giác thực hiện trong các hoạt động hàng ngày.


- Trẻ “đọc” thẻ quyền và trách nhiệm cần làm để sống khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.


Quyền (Hình hộp quà)

Trách nhiệm (Hình bàn

tay)

Đánh giá

Hình các em

- Hình đồ ăn

Thứ 2:

bé cao khỏe

- Hình ngôi

...

đang giơ 2

nhà đẹp

Thứ Sáu:

tay

- Hình bác sĩ

...

Phụ lục 15. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN PHỤ HUYNH

Tài liệu hướng dẫn phụ huynh số 1

QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TRẺ EM- NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ VÀ GIÁO VIÊN CẦN BIẾT TRONG GIÁO DỤC CON CÁI

(Trong khuôn khổ dự án “Giáo dục tính trách nhiệm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non dựa trên Quyền trẻ em”- Chủ nhiệm đề tài: Th.S Nguyễn Thị Luyến - Khoa GDMN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)

Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em được ban hành ngày 20/11/1989 theo quyết định của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (có hiệu lực từ ngày 2/9/1990, được Việt Nam phê duyệt ngày 20/12/1990) đã quy định các quyền của trẻ em được pháp luật bảo vệ, gồm bốn nhóm quyền sau:

- Nhóm quyền được sống còn: Quyền được sống; Quyền có họ tên, quốc tịch; Quyền được biết cha mẹ và được cha mẹ chăm sóc; Quyền được bảo đảm đến mức tối đa có thể được để sống còn và phát triển.

- Nhóm quyền được bảo vệ: Quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc; Quyền không bị tách rời cha mẹ; Quyền được bảo vệ chống lại mọi hình thức lạm dụng, bóc lột; Quyền được bảo vệ khỏi sự tra tấn, đánh đập…

- Nhóm quyền được tham gia: Quyền tự do bày tỏ ý kiến; Quyền tự do kết giao, hội họp, tụ tập một cách hòa bình; Quyền được hình thành những quan điểm riêng.

- Nhóm quyền được phát triển: Quyền được chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh; Quyền được học hành, giáo dục, phát triển tài năng; Quyền được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi; Quyền được tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Quyền được thông tin; Quyền được có mức sống đủ.

Luật trẻ em của Việt Nam năm 2016 cũng quy định Quyền của trẻ em được pháp luật Việt Nam bảo vệ, bao gồm 25 quyền từ điều 12 đến điều 36. Theo đó, các quyền của trẻ em được quy định trong Luật trẻ em thống nhất với Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em, như: Quyền sống, Quyền được khai sinh và có quốc tịch, Quyền được chăm sóc sức khỏe, Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu; Quyền được vui chơi giải trí; Quyền về tài sản; Quyền riêng tư; Quyền được bảo vệ.

Mối liên hệ giữa Quyền và Trách nhiệm của trẻ em

Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em năm 1989 đã liệt kê các quyền trẻ em được quốc tế thừa nhận. Mục đích của việc thông qua công ước là để nhấn mạnh một điều mà người lớn thường quên - một đứa trẻ là con người cùng với tất cả các quyền mà cha mẹ có. Công ước về quyền trẻ em coi trẻ em là đối tượng của pháp luật, hay nói cách khác là trẻ em là chủ thể của các quyền. Điều này có nghĩa là trẻ em là một cá nhân có quyền con người và không ai có quyền chủ sở hữu đối với trẻ em, kể cả cha mẹ.

Quyền của trẻ em là quyền của con người. Đây là những quyền áp dụng cho tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, giới tính, quốc tịch hoặc các đặc điểm khác. Do đó, trẻ em hầu hết có các quyền giống như người lớn. Khi chúng ta nói về quyền của một đứa trẻ, chúng ta muốn nói đến quyền con người của đứa trẻ.

Trẻ em ở các độ tuổi và giới tính khác nhau có những sở thích và nhu cầu khác nhau. Nhưng bất chấp sự khác biệt, trẻ em có quyền bình đẳng. Tất cả trẻ đều có quyền được đối xử bình đẳng.

Ngoài các quyền, trẻ em cũng có trách nhiệm, giống như những thành viên trưởng thành trong xã hội. Quyền của trẻ em kết thúc khi quyền của một đứa trẻ khác hoặc một

người lớn bắt đầu. Điều này có nghĩa là các quyền đều có giới hạn và một đứa trẻ phải xem xét các quyền của trẻ em và người lớn khác khi thực hiện các quyền của mình. Quyền lợi và trách nhiệm đi đôi với nhau.

Trẻ em có quyền được học hành, nhưng đồng thời cũng có nghĩa vụ đi học. Trẻ em có quyền được bảo vệ sức khỏe, nhưng có nghĩa vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em. Trẻ em có quyền tự do ngôn luận, nhưng khi thực hiện quyền tự do ngôn luận thì trẻ em đó phải tôn trọng quyền của trẻ em và người lớn khác, hơn hết là quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm của mình.

Công ước về quyền trẻ em trao cho trẻ em quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Điều này có nghĩa là khi đứa trẻ lớn lên, quyền tự quyết định của chúng sẽ tăng lên và phạm vi trách nhiệm cũng tăng theo. Chỉ khi một đứa trẻ không thể thực hiện các quyền của mình, cha mẹ hoặc người đại diện của chúng sẽ làm điều đó. Quyền lợi của trẻ phải luôn là điểm khởi đầu.

Không phải lúc nào trẻ em cũng tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình mà cần được người lớn giúp đỡ và bảo vệ. Trẻ em phải được bảo vệ khỏi bạo lực tinh thần và thể chất, bất công, cẩu thả, lạm dụng, lạm dụng tình dục và các mối đe dọa khác. Ngoài ra, người lớn phải đảm bảo rằng trẻ em có những gì chúng cần để sống và thiết lập các điều kiện thích hợp cho sự phát triển các khả năng và sở thích của trẻ em.

Cơ sở cho một môi trường sống tôn trọng lẫn nhau là sự tôn trọng lẫn nhau. Trẻ em phải tôn trọng người lớn (cha mẹ, ông bà, giáo viên mẫu giáo và nhà trường, v.v.) và tôn trọng trẻ em khác như người lớn phải tôn trọng trẻ em và tôn trọng người lớn khác. Tôn trọng lẫn nhau và xem xét các nguyện vọng là một trong những tiền đề quan trọng của sự chung sống của xã hội.

Giới thiệu một số Quyền của trẻ em và trách nhiệm để thực hiện Quyền

Ghi chú Tên quyền và các từ ngữ được sử dụng đơn giản và gần gũi dễ 1


Ghi chú Tên quyền và các từ ngữ được sử dụng đơn giản và gần gũi dễ 2

Ghi chú Tên quyền và các từ ngữ được sử dụng đơn giản và gần gũi dễ 3

Ghi chú: Tên quyền và các từ ngữ được sử dụng đơn giản và gần gũi, dễ hiểu hơn với trẻ mầm non. Cha mẹ và giáo viên có thể cho trẻ biết về những quyền và trách nhiệm khác của mình trong đời sống hàng ngày.

Tài liệu hướng dẫn phụ huynh số 2

(Trong khuôn khổ dự án “Giáo dục tính trách nhiệm dựa trên Quyền trẻ em cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”, thực hiện bởi: Th.S Nguyễn Thị Luyến – Khoa GDMN- Trường ĐH Sư phạm Hà Nội)

DẠY CON LÀM VIỆC NHÀ

Việc nhà không phải là những việc cá nhân của trẻ. Bên cạnh những công việc tự phục vụ như ăn, mặc, ngủ, vệ sinh cá nhân,…trẻ cần được tham gia và có trách nhiệm thực hiện các công việc trong gia đình để giúp đỡ cha mẹ và góp phần chăm sóc nếp nhà của gia đình mình. Cha mẹ có thể tham khảo những công việc sau đây và các mức độ từ dễ đến khó để hướng dẫn trẻ, dần hình thành thói quen làm việc nhà, nhằm tăng cường tính trách nhiệm cho trẻ.

Một số công việc nhà và các mức độ trẻ có thể thực hiện STT Công việc 4

Một số công việc nhà và các mức độ trẻ có thể thực hiện

STT

Công việc

Mức độ

Đơn giản

Trung bình

Thành thục

1

Dọn dẹp phòng

Khi mẹ nhắc nhở, con biết dọn dẹp đồ vật mình bày ra

Không đợi mẹ nhắc, con tự giác dọn dẹp đồ vật do mình bày

ra

Nếu thấy bừa bộn, con tự giác dọn dẹp

2

Sắp xếp giá để giày

Biết sắp xếp gọn gàng giày dép của mình

Ngoài giày dép của mình, sẵn lòng sắp xếp giày dép của

người khác

Sắp xếp giày dép và đồ dùng khác trong khu vực giá để giày, dọn

rác xung quanh

3

Dọn dẹp nơi mình vừa sử

dụng

Biết lau dọn vết bẩn do mình gây ra

Biết lau dọn sạch những vết bẩn do

người khác gây ra

Biết lấy đồ mới thay cho đồ dùng sắp hết

4

Dùng khăn lau bàn/sàn nhà

Biết cầm khăn cha mẹ đã giặt và vắt ráo nước, di chuyển khăn lau trên mặt

bàn hoặc sàn nhà

Biết cách giặt nước và vắt ráo nước khăn lau

Lau không bị sót, cổ tay linh hoạt khi dùng khăn lau di chuyển

5

Dùng chổi lông gà/chổi quét nhà

Khi cha mẹ dọn vệ sinh, con biết lấy chổi lông gà/chối quét nhà ra quét

phụ

Nhìn thấy nơi có bụi bẩn, con tự cầm chổi ra quét

Tùy tình huống dọn dẹp khác nhau, con có thể thay phiên sử dụng chổi lông gà, chổi quét

nhà hay máy hút bụi

6

Sử dụng máy hút bụi

Biết hút bụi những nơi dễ làm

Biết hút sạch bụi những nơi được cha mẹ giao

Hút bụi xong biết cất máy đúng cách, biết vệ sinh máy hút bụi (đổ rác trong máy vào thùng rác, lau chùi máy

cho sạch)

7

Phơi quần áo

Biết chuyền tay cho mẹ đồ cần phơi

Biết giũ đồ trước khi phơi để quần áo bớt nhăn (quần áo của trẻ hoặc đồ vật

nhỏ)

Biết móc quần áo rồi treo lên giá phơi (quần áo của trẻ hoặc đồ vật nhỏ)

8

Gấp và cất quần áo

Biết cất vào tủ những quần áo mẹ

đã gấp

Biết tự gấp quần áo của mình rồi cất vào

tủ

Biết tự gấp và cất quần áo của cả nhà

9

Sắp xếp tủ quần áo

Biết giúp đỡ khi cha mẹ làm

Biết tự phân loại quần áo của mình

Biết sắp xếp áo quần cho đẹp rồi cất vào hộc tủ theo quy định của gia đình (VD: ngăn đựng áo, ngăn đựng

quần, ngăn đựng tất, mũ)

10

Giặt đồ bằng tay

Giặt những đồ nhỏ, nhẹ (khăn mặt,

quần đùi, áo ba lỗ) bằng nước thường

Giặt những đồ nhỏ, nhẹ bằng xà phòng

và giũ nước cho sạch

Giặt các loại quần áo của trẻ bằng xà phòng và giũ nước cho sạch

Bài trí bàn ăn

Biết xếp đũa cho cả nhà

Biết chuẩn bị bát ăn

cơm, và bát đựng canh cho cả nhà

Tùy vào thực đơn, biết

chuẩn bị dụng cụ ăn uống cho phù hợp

12

Lấy thức ăn ra

bát

Biết lấy dưa chua

từ hộp ra

Biết xới cơm ra bát

Biết múc canh và đồ ăn

ra

13

Dọn rửa chén

bát

Biết tự dọn bát, thìa

của mình

Biết dọn bát đĩa cho

cả gia đình

Biết rửa bát đĩa

14

Mua đồ

Đi mua đồ cùng mẹ và tự nhặt được món đồ mình cần

Tự đi mua một món đồ ở cửa hàng gần nhà khi được cha

mẹ giao

Xin phép cha mẹ về đồ mình cần mua và tự mình đi mua

15

Mở và đóng

rèm, cửa sổ

Tự giác mở rèm và

cửa sổ khi thức dậy

Đóng rèm và cửa sổ

trước khi đi ngủ

Đóng và khóa cửa khi

trời mưa

16

Chăm sóc em

Biết chơi với em,

nắm tay em khi đi ra ngoài

Biết thay quần áo

cho em và giúp em việc ăn uống

Tắm cho em

17

Chăm sóc vật nuôi

Biết cho vật nuôi ăn và uống nước

Biết dắt vật nuôi đi dạo/Sử dụng bàn

chải cọ bể cá

Biết dọn phân và nước tiểu của vật nuôi/Thay

nước bể cá

18

Chăm sóc cây cối

Biết tưới nước khi thấy cây héo

Biết tự tưới nước khi đến giờ

Biết nhổ cỏ và làm các công việc chăm sóc

khác cho cây

19

Bơm lốp xe đạp

Biết giúp đỡ khi cha mẹ bơm lốp xe

đạp

Tự bơm lốp xe đạp của mình

Không những tự giác bơm lốp xe mà còn tự

biết lau chùi

20

Bảo dưỡng giày

Biết dùng bàn chải đánh lên bề mặt giày khi cha mẹ đã

bôi xi lên bề mặt giày

Biết tự đánh xi giày của mình

Tự giác bảo dưỡng giày cho cả nhà

21

Đổ rác

Biết bỏ rác vào thùng rác theo lời

cha mẹ

Tự giác bỏ rác vào thùng rác sau khi

hoạt động

Phân loại rác và bỏ rác đúng thùng rác theo

quy định của gia đình

22

Trông nhà

Cha mẹ đóng cửa, con trông nhà

Con tự mình đóng cửa và trông nhà

Biết ở trong nhà chơi an toàn và làm những

việc được cha mẹ giao

23

Mang đồ cho nhà hàng xóm

Mang đồ sang khi có sự quan sát của cha mẹ

Tự mình mang đồ sang nhà hàng xóm khi được cha mẹ

nhờ

Mang đồ sang nhà hàng xóm và chào hỏi lễ phép với người lớn

tuổi

24

Ứng xử khi nhà

có khách

Biết chào khách

Biết mời trà và

bánh/hoa quả

Tự tin tiếp chuyện với

khách

11

Xem tất cả 279 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí