Giáo dục thời Lê Sơ (1428 – 1527) nhìn từ góc độ văn hóa học - 23



Trang

Sự kiện

liên quan đến giáo dục, dùng người


dò hỏi rồi hặc tâu để trị tội.

Về phần lại điển làm việc trong kinh hoặc ở ngoài, người nào tình nguyện ứng thi, thì đệ đơn trình bày, sẽ do viên quan bản quản xét thực, rồi cho phép về ứng thí ở nguyên quán của mình, không được nhân tiện nộp quyển thi ở phủ Phụng Thiên hoặc phụ thí ở xứ khác. Ngược lại điển nào đi thi Hương được trúng tuyển, sẽ được sung vào học ở Quốc Tử Giám.

Giám sinh hoặc Sinh đồ người nào ở nhà để tang bố mẹ gặp khi thi Hương, những người ấy đều phải đến Điểm mục tại Phủ nha phủ mình, ai thiếu mặt sẽ phải tội sung quân ở bản phủ. Người nào dám thiện tiện vào ngoài cửa trường thi, sẽ phải luận vào tội đồ, suốt đời không được ứng thí và cất nhắc bổ dụng, nếu xã trưởng nhận diện mà đồng tình dung túng khi có người tố cáo phát giác thì người can phạm và xã trưởng sẽ đều phải

sung quân.


13

Năm Nhâm Tuất 1502, Tháng hai nhà vua ra bài sách thi cống sĩ, cho bọn Lê Ích Mộc 61 người được cập đệ và xuất thân cao thấp khác nhau. Bảng vàng đề tên người đỗ tiến sĩ trước kia treo yết ở cửa Đông Hoa. Đến nay, nhà vua sai bộ Lễ cho phường nhạc đi trước cử nhạc, rước bảng vàng yết ở

của nhà Thái Học. Việc này từ đây về sau dùng làm thể lệ lâu dài.


25

Tháng 12 mùa đông năm Bính Dần 1506 nhà vua sai bọn Nguyễn Quang Mĩ, Binh bộ Thượng thư, Nguyễn Tinh, Lại khoa đô cấp sự trung, và Nguyễn Trọng Đạt, Giám sát ngự sử, Thi khảo quân và dân về môn chữ viết và tính toán ở sân điện Giảng Vò người ứng thi hơn 3 vạn… lấy bọn Nguyễn Tử Kỳ 1519 người trúng tuyển, trong số này trích lấy những người trội hơn được 144 người, thi khảo lại một lần nữa, lấy 25 người trúng tuyển cho sung vào Hoa Văn học sinh, ngoài ra đều cho sung làm Lại dịch các

Nha môn trong kinh và ngoài các đạo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Giáo dục thời Lê Sơ (1428 – 1527) nhìn từ góc độ văn hóa học - 23


PHỤ LỤC 6: MỘT SỐ BÀI PHỎNG VẤN


DANH SÁCH NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN

1. GS.TS. K.T.H – Viện nghiên cứu văn hóa, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam

2. GS. TS. H.V – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

3. PGS. TS. L.Q.Đ - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

4. PGS.TS. Đ.K.T – Viện Hán Nôm

5. PGS.TS. N.T.H – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

6. PGS.TS. N.V.G – Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

7. TS.Đ.Đ.T – Khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội

8. TS.N.H.P - Khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội

9. TS. N.V.T – Khoa Việt Nam học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội


Bài phỏng vấn 1

Người được phỏng vấn: GS.TS. K.T.H

Nghề nghiệp: Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam Người thực hiện:

Thời gian phỏng vấn: 14h00, ngày 15.01.2017

Kính thưa Giáo sư, giáo sư có suy nghĩ như thế nào về nền giáo dục Việt Nam thời Lê Sơ?

Thời Lê Sơ là thời kỳ phát triển của giáo dục khoa cử Nho học nước nhà. Lê Thánh Tông là người rất trọng dụng nhân tài. Ông cho lập Bia Tiến sĩ lần đầu tiên ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám. 82 tấm bia tiến sĩ được dựng vào thời Lê Sơ và thời Mạc, thời kỳ đỉnh cao nhất của nền giáo dục khoa cử Việt Nam, đây là biểu tượng tôn vinh truyền thống hiếu học, các bậc hiền tài của Việt Nam.

Thưa giáo sư, hiện nay nghiên cứu về giáo dục phong kiến có nhiều cách để tiếp cận, với tư cách là một nhà nghiên cứu văn hóa, theo giáo sư chúng ta có thể nghiên cứu giáo dục (cụ thể là thời Lê Sơ) từ góc nhìn văn hóa hay không?

Nghiên cứu về giáo dục của một triều đại phong kiến hoàn toàn có thể nhìn dưới góc độ văn hóa. Nghiên cứu về một triều đại phải có cái nhìn toàn cảnh, tổng hòa. Nếu nhìn giáo dục thì đơn giản chỉ có việc học và thi, nhưng nhìn một cách sâu sắc hơn, thời kỳ này ngoài sự phát triển của giáo dục và khoa cử, còn có thể tìm hiểu các cách thức tôn vinh người tài, vinh quy vái tổ, sự phát triển của văn học (văn học chữ Hán, chữ Nôm) hoặc sự phát triển của nghệ thuật (ca trù…). Có học giả đã định nghĩa văn hóa là cái gì mình quên đi hết nhưng mình nhớ lại gì đó. Do đó, nghiên cứu về giáo dục nhìn từ văn hóa có thể tìm hiểu những giá trị văn hóa nghệ thuật nảy sinh, hình thành từ chính nền giáo dục đó.

Xin giáo sư cho biết giáo dục Việt Nam hiện nay có còn những ảnh hưởng nào của giáo dục phong kiến không?

Nhiều chứ! Giáo dục là cả quá trình dạy và học. Xã hội Việt Nam từ trước đến nay đều coi trọng sự học. Thời xưa thì mục đích chính của nền giáo dục là đào tạo ra làm quan và muốn làm quan được thì phải qua quá trình học và thi. Thời nay đào


tạo cán bộ cũng thế. Quan niệm học làm quan của thời phong kiến xưa vẫn đúng trong xã hội ngày hôm nay. Họ vẫn làm việc cho nhà nước, hay công chức cũng phải chính là công bộc của dân. Thứ hai là xã hội bây giờ dù phát triển thế nào thì ở chúng ta vẫn ảnh hưởng của Nho giáo (dù đã mờ hơn, yếu dần) do tác động của nền kinh tế thị trường, nhưng về phía chính thống những đạo lý Nho giáo trong giáo dục vẫn được coi trọng. Những lễ thức lớn vẫn được tổ chức ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Lối học tầm chương trích cú vẫn còn tồn tại ở nhiều cấp học của ta, cản trở cho phát triển nền giáo dục Việt Nam hiện đại hội nhập nhiều lắm.

Giáo sư suy nghĩ thế nào về câu nói: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia trong xã hội hiện đại”?

Tiến sĩ Thân Nhân Trung, một danh sĩ nổi tiếng thời ấy có viết: “Hiền tài quốc gia chi nguyên khí”. Thế hệ ngày nay, chắc nhiều người biết ông viết bài văn cho tấm bia đầu tiên ở Văn Miếu. Theo tôi hiểu, hiền tài là nguyên khí của quốc gia, đấy chính là khát vọng của cả dân tộc. Nguyên khí chính là sức sống của mỗi quốc gia. Từ đó đến nay, dân ta đã luôn đề cao vai trò của người tài đối với đất nước, tri thức và người trí thức trong xã hội thì không bao giờ mất đi tầm quan trọng với bất cứ xã hội nào.

Vâng, xin chân thành cảm ơn giáo sư!


Bài phỏng vấn 2

Người được phỏng vấn: GS.TS. H.V

Nghề nghiệp: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người thực hiện:

Thời gian phỏng vấn: 10h00, ngày 07.01.2017


Kính thưa Giáo sư, triều Lê Sơ trong lịch sử dân tộc Việt Nam là một triều đại có nền giáo dục khoa cử Nho học phát triển. Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục khoa cử của triều đại này dưới nhiều góc độ khác nhau. Thưa giáo sư, với tư cách là một nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa lâu năm, theo giáo sư chúng ta có thể nghiên cứu nền giáo dục này từ góc nhìn văn hóa học hay không?

Giáo dục chính là phương thức truyền đạt văn hóa. Một sản phẩm văn hóa được xã hội chấp nhận thường được trải qua các khâu cơ bản như sáng tạo, bảo quản, truyền đạt. Dưới góc độ văn hóa, có thể nghiên cứu giáo dục của một triều đại (như triều Lê Sơ) thông qua cách thức truyền đạt tri thức của triều đại như cái gì được truyền, cái gì cấm, cái gì không cấm…Thời Lê Sơ nhà nước cấm nhiều thứ như cấm tên kỵ húy, cấm con nhà ca hát hay con phạm nhân không được đi thi. Thời Lê Sơ chế độ quân chủ chuyên chế đỉnh cao, đặc biệt thời Lê Thánh Tông phát triển đồng đều mọi lĩnh vực của đời sống nhưng cái dở là tiếp thu Trung Quốc đậm đà, nhưng có chỗ lại phiến diện (như cái học không chú ý đến khoa học tự nhiên), đặc biệt là hạn chế tính phóng khoáng của nhân dân.

Thưa Giáo sư mục đích học của triều Lê Sơ chính là học để làm quan. Xin giáo sư cho biết quan niệm này có còn ảnh hưởng trong nền giáo dục Việt Nam hiện đại không?

Quan niệm học để làm quan ảnh hưởng nặng nề đến xã hội xưa như học làm quan để được đổi đời, để được xếp vào một thang bậc xã hội khác. Hiện nay việc trọng bằng cấp, quan niệm học để làm quan vẫn còn nhiều trong xã hội chúng ta. Mặt tiêu cực lớn nhất là “trọng danh không trọng thực”, đi học để có bằng cấp, để


làm nhiều mục đích khác nhau. Cái cốt lòi là phải học thực chất, học để làm nguời, để phát triển nhân cách.

Thưa Giáo sư di sản văn hóa lớn nhất của nền giáo dục này để lại ngày hôm nay là những gì ạ?

Có lẽ đó là những truyền thống giáo dục, như sự hiếu học, trọng người có học, trọng người hiền tài. Trí tuệ của người tài lúc nào cũng cần. Tuy nhiên, cần chú ý đến mặt cực đoan của nó là “thần thánh hóa” việc học, chỉ có người có học mới cầm quyền được thì không đúng.

Thưa giáo sư có dấu tích nào chứng tỏ triều đại này quan tâm đến ứng xử thày – trò không ạ?

Có thể tham khảo “47 điều giáo hóa” của thời Lê, trong đó quy định rò người làm thày và làm trò phải thực hiện những gì.

Thưa giáo sư khi thực hiện những đề tài liên quan đến văn hóa học, những người nghiên cứu hay sử dụng phương pháp điều tra xã hội học đặc biệt là bảng hỏi phỏng vấn. Vậy theo giáo sư khi thực hiện đề tài về ảnh hưởng của nền giáo dục phong kiến đến xã hội hiện đại có nên sử dụng phương pháp này không?

Thực ra ảnh hưởng theo nghĩa truyền thống thì có. Nhưng đo hay lượng hóa sự ảnh hưởng thì không được, vì có người hiểu Nho giáo, có người lại không. Nhất là hỏi số đông về một triều đại thời xưa không phải ai cũng hiểu thấu đáo. Do đó, tính trung thực của số liệu là thấp.

Vâng, xin chân thành cảm ơn giáo sư!


Bài phỏng vấn 3

Người được phỏng vấn: PGS.TS. L.Q.Đ

Nghề nghiệp: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người thực hiện:

Ngày phỏng vấn: 14h00, ngày 20.12.2016


Thưa Thày, tiếp cận nghiên cứu giáo dục của một triều đại phong kiến từ góc nhìn văn hóa sẽ khác gì với nhìn từ góc độ giáo dục học, sử học?

Nghiên cứu giáo dục từ góc nhìn văn hóa có nghĩa là phải thấy được mặt văn hóa của nền giáo dục đó. Hay đó chính là văn hóa giáo dục. Theo tôi các bộ phận của văn hóa giáo dục bao gồm có 5 bộ phận chính là hệ thống triết lý, quan điểm, chủ trương, đường lối giáo dục, các thể chế và thiết chế giáo dục, công nghệ giáo dục, nhân cách của chủ thể giáo dục (thày – trò) và các hthống ngoại hiện về vật chất hay tinh thần của nền giáo dục mang tính biểu tượng. Ngoài nghiên cứu các bộ phận (cấu trúc), ta cần quan tâm đến vai trò, ảnh hưởng của nền giáo dục đó trong một xã hội cụ thể như trao truyền, bảo tồn và phát triển văn hóa gồm cái đúng, cái tốt và cái đẹp, đào tạo, bồi dưỡng con người hình thành nhân cách hay đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quốc gia dân tộc

Có người cho rằng Nho giáo không được đi sâu nghiên cứu nên một loạt những vấn đề nó trầm tích lại hàng nghìn năm không giải quyết hết. Thưa thày, những tàn dư của nền khoa cử phong kiến xưa có ảnh hưởng như thế nào đến giáo dục Việt Nam hiện nay?

Tư tưởng nào cũng có 2 mặt. Những phạm trù như hiếu, lễ, tín, nghĩa…theo quan điểm của Nho giáo cho đến hiện nay vẫn còn giá trị. Tuy nhiên cần tránh những tư tưởng giáo điều theo chủ nghĩa kinh nghiệm và bệnh khuôn sáo làm kìm hãm sự phát triển xã hội.

Là một chuyên gia nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy về văn hóa giáo dục, Thày đánh giá thế nào về chất lượng giáo dục hiện nay của chúng ta?


Giáo dục tự nó không tồn tại độc lập mà có mối liên hệ chặt chẽ với các yếu tố khác đặc biệt là kinh tế, chính trị và văn hóa. Theo tôi, ở Việt Nam giáo dục gần đây có những bước tiến mới, nhưng mới chỉ phát triển ở số lượng nhiều hơn.

Để một nền giáo dục phát triển một cách bền vững, toàn diện và thật sự chất lượng, theo Thày chúng ta cần phải làm gì?

Chúng ta cần xây dựng kế hoạch chiến lược phù hợp hơn với mục tiêu giáo dục, đổi mới phương thức giáo dục và đào tạo mới các nhà quản lý để có tính chuyên nghiệp hơn, có tầm nhìn, dám làm và dám chịu trách nhiệm hơn.

Thày có thể gửi gắm điều gì đến việc học tập của các bạn trẻ hiện nay không

ạ?

Hiện nay, hiền tài phải được hướng tới lớp người trẻ tuổi bởi vì họ mới là lớp

người có khả năng tiếp thu cái mới, sáng tạo, dựng xây đất nước. Khơi nguồn hiền tài từ lớp trẻ, đặc biệt là tuổi trẻ trí thức là con đường lâu dài và đúng đắn nhất. Do đó, những bạn trẻ phải không ngừng học tập và trau dồi đạo đức để tạo nên những thành công cho chính bản thân họ cũng như cho đất nước.

Vâng, xin chân thành cảm ơn thày!

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022