Giáo dục thời Lê Sơ (1428 – 1527) nhìn từ góc độ văn hóa học - 24


Bài phỏng vấn 4

Người được phỏng vấn: PGS.TS. N.V.G

Chức vụ: Chủ nhiệm khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội Người thực hiện:

Thời gian: 10h00, ngày 15.07.2016


Xin chào ông!

Trong những năm gần đây, tuy ngành giáo dục của đất nước rất được quan tâm và đầu tư, nhưng vẫn bộc lộ những khiếm khuyết nghiêm trọng. Theo ông những căn nguyên nào tạo nên những khiếm khuyết ấy?

Theo tôi, trong giới trí thức, có lúc đã tạo nên những cuộc tranh luận lớn về vấn đề này. Có người cho rằng do chúng ta chưa tìm ra được một triết lý giáo thực sự làm điểm tựa để thay đổi căn bản và toàn diện nền giáo dục. Cũng có ý kiến cho rằng có những người cố tình duy trì một tình trạng giáo dục luẩn quẩn để dễ bề “đục nước béo cò”…Tôi nghĩ, ngoài việc tham chiếu lý thuyết và cách thức giáo dục của các nước tiên tiến, chúng ta cũng cần tham chiếu ngược về truyền thống giáo dục của nước ta từ xưa tới nay. Cả kinh nghiệm tốt lẫn thất bại đều là những bài học bổ ích cho chúng ta.

Xin ông cho biết tại sao sinh viên hiện nay ở nhiều trường đại học vẫn giữ lối học vẹt, phải chăng lối học này đã có từ lâu trong lịch sử nước nhà?

Theo tôi, điều dễ nhận thấy trước tiên của nền giáo dục phong kiến là đã tạo lập một cách học thuộc lòng chứ không theo cách học sáng tạo. Các nho sinh ban đầu học chữ. Học thuộc lòng tức là học theo điển mẫu, điển phạm trong nền văn hóa Trung Hoa. Nếu viết khác, nói khác những gì trong sách Trung Hoa đã có tức là sai. Cách học này chỉ giáo dục con người học theo cách thụ động, biến người học thành kẻ chỉ biết nghĩ theo, nói theo, chứ không nghĩ và nói bằng chủ kiến của mình. Trong nền giáo dục này, đại đa số các nho sinh đều thấm đẫm tinh thần học thụ động, máy móc này. Nó tạo ra những con người bắt chước chứ không tạo ra con


người sáng tạo. Sinh viên hiện nay có rất nhiều bạn trẻ còn thiếu sáng tạo trong việc học.

Hiện nay vấn đề thi cứ luôn tạo ra những áp lực lớn cho các bạn trẻ. Theo ông mục đích của các bạn trẻ ngày nay là đi học để đi thi hay thực sự để tích lũy kiến thức?

Chế độ học hành khoa cử phong kiến là coi mục đích của việc học cốt để đi thi, chứ không phải học do nhu cầu muốn được trang bị tri thức. Nỗi nhục lớn nhất của người đi học thờ xưa là thi trượt. Đã trượt, nếu là người có chí cũng không dễ dàng đầu hàng, quyết về nhà dùi mài kinh sử để đến khóa sau lại thi tiếp. Người bỏ cuộc tức là chấp nhận thất bại. Mà đã thất bại, không chỉ bản thân mình thất vọng ê chề, mà cả gia đình, dòng họ, làng xóm và vị hôn thê tương lai (hoặc người vợ) cũng cảm thấy tủi hổ vô cùng. Việc anh đi học, đi thi không còn là chuyện của cá nhân anh, mà là chuyện của cộng đồng rồi. Ngày nay, mặc dù áp lực thi cử đè nặng, việc đi thi vẫn là điều quan trọng, nhưng cũng rất nhiều bạn trẻ hiện nay học thật – học để tích lũy kiến thức.

Một trong những mục tiêu lớn nhất của giáo dục xưa là học để làm quan. Theo nhận định của ông, cách giáo dục như vậy có ảnh hưởng gì đến văn hóa nước nhà không?

Theo tôi cách giáo dục như vậy sẽ gây tác hại không nhỏ cho văn hóa nước nhà. Điều đáng bàn ở chỗ là, số người sau khi trở thành quan chức rồi thì hầu hết không theo đuổi con đường chữ nghĩa nữa, mà yên phận trở thành một ông quan đúng nghĩa. Từ đây, sách vở, tri thức đối với họ trở thành xa lạ dần. Thậm chí, trong những trường hợp tệ hại nhất, có người quay lại thù địch với sách vở, tri thức nói chung.

Xin cảm ơn ông!


PHỤ LỤC 7: MẪU PHIẾU KHẢO SÁT

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY


Để có cơ sở xem xét, đánh giá một cách khách quan thực trạng giáo dục Việt Nam hiện nay, kính đề nghị các Thầy/ cô, Anh/chị vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu (x) vào ô có nội dung tương ứng.

Ý kiến của Anh/chị sẽ là những thông tin rất có giá trị đối với công tác nghiên cứu của chúng tôi.. Chúng tôi mong nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Anh/chị!


I. THÔNG TIN CHUNG

Đề nghị Anh/chị cho biết một số thông tin về cá nhân:

a) Giới tính: 1. Nam 2. Nữ

b) Tuổi: ................................

c) Nghề nghiệp: ………………………………………

d) Nơi làm việc/ học tập hiện nay :…………………………………

e) Trình độ:


1.

Trung học phổ thông

4.

Khác……………………..

2.

Đại học




3.

Sau đại học




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Giáo dục thời Lê Sơ (1428 – 1527) nhìn từ góc độ văn hóa học - 24


II. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY

1. Theo nhận định của anh (chị), mục tiêu lớn nhất của giáo dục đại học Việt Nam hiện nay là gì?

a

Để đào tạo nguồn nhân lực để làm việc

b

Để hoàn thiện nhân cách con người

c

Để nâng cao dân trí, khai sáng.

2. Theo anh (chị) việc học tập của sinh viên hiện nay chủ yếu để làm gì?


a. để phục vụ

thi cử

b. để nâng cao

hiểu biết

c. để có kỹ năng làm

việc thực tế


3. Theo anh (chị) quan niệm “học để làm quan” còn phù hợp với xã hội Việt Nam hiện nay không?

a. phù hợp

b. không phù hợp

4. Theo anh (chị) đối tượng được thụ hưởng nền giáo dục Việt Nam hiện đại là ai?


a

toàn thể mọi người dân

b

những người có địa vị trong xã hội

c

những người có khả năng kinh tế

5. Anh (chị) thấy phương pháp giáo dục nào được sử dụng phổ biến trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay?

a

Phương pháp học truyền thống: thầy đọc – trò ghi

b

Phương pháp học hiện đại: thầy hướng dẫn – trò tự học

c

Đan xen cả 2 phương pháp này


6. Anh (chị) nhận định như thế nào về nội dung giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay?

a. hàn lâm, nặng

lý thuyết

b. chú trọng đến tính

thực hành, thực tiễn

c. đổi mới, cập nhật với

thế giới


7. Theo anh (chị) truyền thống giáo dục phong kiến nào vẫn được coi là quan trọng trong giáo dục đại học Việt Nam hiện nay?

a

Tôn sư trọng đạo

b

Trọng danh hơn trọng thực

c

Đề cao kẻ sĩ trong xã hội


8. Theo anh (chị) mối quan hệ và vị thế thầy và trò trong giáo dục đại học Việt Nam hiện nay phổ biến nhất là gì?

a

Đề cao vị thế của người thầy

b

Lấy người học làm trung tâm



c

Lấy người học làm trung tâm nhưng vẫn đề cao vị thế của người thầy

9. Hiện nay, mặt trái của nền kinh tế thị trường đang tác động đến giáo dục đại học Việt Nam. Theo anh (chị) vấn nạn xảy ra phổ biến nhất trong giáo dục đại học Việt Nam hiện nay là gì?

a

Bệnh thành tích

b

Tham nhũng, đút lót trong giáo dục

c

Tình trạng gian lận trong thi cử


10. Theo anh (chị) những tàn dư của nền khoa cử phong kiến xưa có ảnh hưởng như thế nào đến giáo dục đại học Việt Nam hiện nay?

a. không ảnh

hưởng gì

b. có ảnh hưởng

c. ảnh hưởng sâu sắc


Xin cảm ơn các Thầy/ cô và các anh/ chị!

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí