các lớp tập huấn chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật. Theo khảo sát, chỉ có khoảng 10% phụ nữ là các thành viên tham gia các khóa học trồng trọt và 25% trong các khóa học về chăn nuôi. Hiện tượng "Nữ làm, nam học" này khá phổ biến ở các vùng nông thôn Việt Nam.
Về sức khỏe lao động nữ trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn:
Kết quả một cuộc khảo sát gần đây của Cục An toàn lao động (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho thấy các bệnh nghề nghiệp, mãn tính do làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm của người lao động nông nghiệp ngày mỗi tăng. Có 30,3% nông dân mắc các bệnh nghề nghiệp về da, gần 30% bị viêm nhiễm đường hô hấp, 10% bị đau đầu. Theo số liệu thống kê, cứ 100 ngàn lao động thì có 1.710 người bị ảnh hưởng sức khỏe do tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật.
Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2007 có gần 4 triệu tấn phân bón các loại bị sử dụng lãng phí do cây trồng không hấp thụ được (chiếm 55% - 60%), cộng với việc lạm dụng sử dụng tới 75.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật mà không tuân thủ các quy trình kỹ thuật đã gây mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm nghiêm trọng đất, nguồn nước tại nhiều vùng nông thôn. Cùng với trồng trọt, hằng năm, ngành chăn nuôi cũng "đóng góp" khoảng 73 triệu tấn chất thải, trong đó chỉ có 30% - 60% chất thải được xử lý, còn lại xả thẳng ra môi trường. Ngay cả mô hình chăn nuôi trang trại cũng chỉ có 10% trong tổng số 16.700 trang trại có hệ thống xử lý chất thải. Ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và nông thôn tác động xấu đến sức khỏe của phụ nữ nhiều hơn nam giới, bởi phụ nữ là người đảm nhận chính các hoạt động sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi [57].
Tác động của công việc sản xuất nông nghiệp vất vả trong môi trường ô nhiễm còn cộng thêm với vai trò làm vợ, làm mẹ. Việc thực hiện chức năng
sinh sản của phụ nữ cũng là một gánh nặng khi mà nam giới còn ít tham gia và chia sẻ trách nhiệm với phụ nữ trong kế hoạch hóa gia đình, khiến cho tỷ lệ nạo, hút thai do có thai ngoài mong đợi của phụ nữ nông thôn khá cao, bình quân tỷ lệ nạo, hút thai là 1/1 ca đẻ sống. Đó là chưa kể, phụ nữ chưa có được quyền sinh sản khi mà họ bị sức ép của chồng và gia đình chồng đẻ con trai. Tất cả những điều này là những yếu tố tác động xấu đến sức khỏe thể chất, tinh thần và tâm lý của phụ nữ nông thôn. Trong khi thực hiện "thiên chức", phụ nữ nông thôn không được hưởng các chế độ thai sản như phụ nữ thuộc các lĩnh vực làm công ăn lương khác, họ cũng không được hưởng các tiêu chuẩn về bảo hiểm xã hội, y tế trong thời gian mang thai, sinh nở.
Phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận quyền sở hữu ruộng đất: Việc bảo đảm quyền lợi về ruộng đất là vấn đề hết sức quan trọng đối với phụ nữ ở nông thôn, đặc biệt là phụ nữ làm nông nghiệp. Điều này lại càng đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ ở các vùng sâu, vùng xa, hoặc phụ nữ là người dân tộc thiểu số, họ ít có cơ hội tiếp cận với các nguồn lực khác nên đất đai có thể xem như là phương tiện sinh kế duy nhất giúp họ duy trì cuộc sống và thoát
nghèo. Hiên
nay pháp luâṭ của Việt Nam đã quy điṇ h cả nam giới và phụ nữ
đều có quyền sở hữu đất đai nhưng trên thực tế số lương phu ̣nữ nữ được đứng
Có thể bạn quan tâm!
- Chủ Thể, Khách Thể, Đối Tượng Giáo Dục Pháp Luật Cho Phụ Nữ
- Yếu Tố Nhận Thức Của Bản Thân Người Phụ Nữ
- Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Pháp Luật Cho Phụ Nữ
- Các Quyền Và Chính Sách Đối Với Phụ Nữ Theo Pháp Luật Nam
- Nội Dung Pháp Luật Đã Được Tuyên Truyền, Giáo Dục
- Nhu Cầu Về Nội Dung Pháp Luật Cần Được Giáo Dục
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
tên giấy tờ sử dụng đất rất han chế . Từ năm 1988 ruộng đất đã được cấp cho
các hộ gia đình nông thôn nhưng đa số giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất đều do nam giới đứng tên. Luật Đất đai năm 2003 có quy định tất cả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới phải bao gồm tên của cả hai vợ chồng.
2.1.2. Phụ nữ thành thị
Trong những năm qua , quá trình đô thị hóa diên
ra nhanh chóng ơ
nước ta , ngoài các thành phố lớn như Hà Nội , Thành phố Hồ Chí Minh , Đa Nẵng, các đô thị đã được hình thành trước đây thì cũng có rất nhiều đô thị
mới đươc
hình thành . Số lươn
g dân số sống ở thành thi ̣đã tăng lên nhanh
chóng trong đó có phụ nữ chiếm 51,36% tổng dân số sống ở thành thị. Chúng
ta thường nghi ̃ rằng sống ở thành thi ̣sẽ có nhiều điều kiên
thuân
lơi
hơn ơ
nông thôn tuy nhiên ở thành thi ̣cũng có rất nhiều thách thứ c , khó khăn mà phụ nữ đang phải đối diện.
Sự phân hóa gi àu nghèo diễn ra sâu sắc : Nhiều người cho rằng nghèo đói chủ yếu thuộc về nông thôn hay ở vùng sâu vùng xa còn ở đô thị thì không đáng kể. Thực tế cho thấy rằng, cái nghèo nói chung và nghèo ở đô thị nói riêng là một hiện tượng không khó nhận thấy. Nó ảnh hưởng tiêu cực đến
các vấn đề khác của đô thị như việc làm, môi trường, nhà ở, văn hóa đô thị... làm hạn chế sự phát triển đô thị theo xu thế bền vững. Trong các gia đình nghèo thì phụ nữ nghèo là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi và rủi ro nhất, bởi lẽ họ vừa là lao động chính trong các gia đình nghèo, vừa phải đảm nhận thiên chức làm vợ, làm mẹ trong điều kiện sống hết sức khó khăn. Điều đó khiến họ trở thành đối tượng phải chịu nhiều thiệt thòi và những nguy cơ mà nghèo đói mang lại.
Nhiều áp lưc
t rong cuôc
sống: Chưa bao giờ người dân thành phố bên
cạnh được hưởng những lợi ích vật chất , tinh thần do sự phát triển của đất
nước đem laị thì ho ̣cũng phải đối măṭ với nhiều áp lưc
như hiên
nay . Khác
với phu ̣nữ ở nôn g thôn có thể thu nhâp của ho ̣ít hơn nhưng thường ho ̣se
không phải lo về nhà ở hoăc giá nhà cũng thấp hơn rất nhiêù so với thành phố.
Môt
trong những khó khăn áp lưc
lớn nhất đối với người dân thành phố , đăc
biêṭ là ph ụ nữ đó là nhà ở . Vì không có nhà ở cố định người phụ nữ sẽ là
người chiu
nhiều thiêṭ thòi nhất vì hàng ngày phải lo công viêc
bên caṇ h đó la
chăm sóc gia đình, viêc
hoc
hành của con cái . Nỗi lo lắng khi đi thuê nhà bên
cạnh việc hàng tháng phải trả tiền thuê thì vấn đề ổn định để lo cho việc học hành của con cái cũng khiến nhiều phụ nữ mệt mỏi.
Áp lực về nhà ở , về đi laị , về hoc
hành của con cái , các mối quan hệ
xã hội… với mứ c kinh phí cao hơn rất nhiều lần so với ở nông thôn là gánh năṇ g đối với phu ̣nữ ở thành phố.
Cạnh tranh về việc làm ngày càng cao : Thành phố là nơi tập trung
nguồn lao đôn
g có trình đô ̣cao do đó viêc
caṇ h tranh cũng diên
ra phứ c tap
hơn. Để có mứ c lương đảm bảo cuôc
sống ở thành thi ̣ , môt
chỗ làm viêc
ổn
điṇ h đòi hỏi người phu ̣nữ phải luôn cố gắng hoc bản thân để đáp ứng yêu cầu của công việc.
hỏi , nâng cao trình đô ̣của
2.1.3. Phụ nữ là công nhân lao động
Chiếm tỷ lệ cao trong các ngành chế biến, dệt may, dịch vụ (69,9%), thương mại (57,7%), bán buôn, bán lẻ (57,1%) và tham gia ngày càng nhiều hơn vào các ngành và lĩnh vực kinh tế có yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao (47,3%), lao động nữ không chỉ góp phần tạo ra sản phẩm ngày càng đa dạng, chất lượng ngày càng được cải thiện, đáp ứng nhu cầu trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu mà còn tham gia tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động; góp phần tăng tổng sản phẩm quốc nội, kim ngạch xuất khẩu, tăng tiềm lực kinh tế của đất nước và đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
Măc
dù chiếm 48,5% lưc
lươn
g lao đôn
g trong các lin
h vưc
của ngành
công nghiêp
Viêṭ Nam tuy nhiên thưc
traṇ g đời sống của nữ công nhân chưa
thưc
sự đươc
quan tâm cả về vâṭ chất lân
tinh thần . Phần lớn nữ công nhân tai
khu công nghiêp
là người nhâp
cư và hầu hết chỉ hoc
xong phổ thông. Hầu hết
trong số ho ̣là những hoc sinh vừ a rời ghế nhà trường , còn thiếu kinh nghiệm,
kỹ năng sống , thiếu hiểu biết về các quy điṇ h của pháp luâṭ nói chung , đăc
biêṭ là pháp luật về lao động , viêc
làm; chưa đươc
trang bi ̣các kiến thứ c về
giới tính, sinh sản...nên găp
rất nhiều khó khăn trong cuôc
sống.
Thực tế cho thấy việc làm của phần lớn công nhân nữ nhập cư ở ba thành phố lớn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng đều được xếp vào diện "bấp bênh". Chỉ có 28% số ấy có hợp đồng không xác định thời hạn (Hà Nội là thấp nhất, chỉ 15%). Đáng nói là 10% công nhân nữ lại đang ký hợp đồng miệng hoặc không ký hợp đồng lao động và 24% đang ký hợp đồng thời hạn dưới 12 tháng ngay cả khi đang làm việc trong các khu công nghiệp
với những công việc không mang tính thời vụ. Thậm chí, có những trường hợp (khoảng 2%) không được biết "cái hợp đồng lao động ra làm sao". Sự bấp bênh trong việc làm của họ còn thể hiện ở chỗ có tới 36% công nhân nữ đã từng chuyển nơi làm việc từ 1 đến 5 lần trong 5 năm qua, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi [30, tr. 10].
Theo thống kê, số công nhân làm việc đúng 8 giờ/ngày chỉ đạt 78%, có 15% làm việc 9 đến 11 giờ /ngày,v 7% làm việc 12giờ /ngày, thậm chí vẫn có những công nhân làm việc trên 12 giờ/ngày. Cường độ làm việc "chóng mặt" như thế nhưng thu nhập lại không tương xứng. Mặc dù các doanh nghiệp đều điều chỉnh theo hướng tăng tiền lương tối thiểu năm 2009, song hầu hết công nhân nữ nhập cư cho rằng, tiền lương, tiền công được trả chưa đúng với thời gian và công sức lao động mà họ bỏ ra. Song với tâm lý của những người cần việc làm, họ không dám đòi hỏi và tất nhiên họ không được thương lượng, thỏa thuận về tiền lương, tiền công và cả thời gian làm thêm giờ. Tiền lương trung bình của công nhân nữ nhập cư đều được doanh nghiệp trả cao hơn mức lương tối thiểu, song chỉ cao hơn khoảng từ 50.000 - 200.000 đồng. Nhóm có tiền lương thấp nhất thuộc những người không có tay nghề, mà nhóm này chiếm tới 78%. Để đối phó với việc thực hiện lộ trình tăng lương tối thiểu, nhiều doanh nghiệp đã mạnh tay cắt xén những khoản chi cho công nhân như tiền thưởng, tiền "chuyên cần", trợ cấp đi lại.
Nữ công nhân lao động tại khu công nghiệp:
Việc làm không ổn định, thu nhập không tương xứng với cường độ lao động thực tế, không đủ để tái sản xuất sức lao động (bữa ăn bình quân chỉ từ 3.000 - 7.000 đồng; 42% nữ công nhân thỉnh thoảng và 8% phải thường xuyên cầm đồ, vay lãi hoặc mua chịu để lấy tiền sinh sống). Những điều kiện sinh hoạt tối thiểu không đảm bảo (diện tích chật hẹp, thiếu ánh sáng, nước sạch; 3-6 người ở trong một phòng khép kín diện tích 12 -15m2. Đời sống vật
chất và tinh thần nghèo nàn, việc tiếp cận với các thông tin nói chung và các thông tin về pháp luật lại càng khó khăn [3, tr. 12].
Đời sống vật chất, tinh thần laị nghèo nàn, xa quê hương, gia đình thiếu
thốn tình cảm nên nhiều nữ công nhân đã tìm kiếm ban
trai để đươc
chia s.eTuy
nhiên, do thiếu kiến thứ c về sinh sản , phòng tránh thai nên rất nhiều nữ công
nhân đã phải nao
hút thai vì chưa đủ điều kiên
kinh tế để sinh con , nuôi con.
Theo thống kê chưa đầy đủ Bệnh viện Từ Dũ có số ca công nhân nạo hút thai chiếm khoảng 30% tổng số ca đến bệnh viện nạo hút mỗi năm, con số này ở Bệnh viện Hùng Vương là khoảng 10%. Hay tại Bệnh viện Đồng Nai (khu vực có nhiều khu công nghiệp), số lượng công nhân nạo phá thai cao hơn rất nhiều: số công nhân chiếm 60-65% tổng số người nạo phá thai mỗi năm ở đây.
2.1.4. Phụ nữ trí thức
Trong Nghị quyết số 27-NQ/T.Ư "Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Đảng ta quan niệm rằng, trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội.
Trí thức nói chung và nữ trí thức nói riêng là tầng lớp xã hội có trình độ học vấn cao nhất của xã hội. Họ cũng là những người có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận sớm nhất, nhiều nhất, nhanh nhất những thông tin, tri thức xã hội. Những lời nói, hành vi của một người trí thức, đôi khi có thể ảnh hưởng lớn đến dư luận xã hội, định hướng hành vi xã hội. Chính vì vậy, theo Hồ Chí Minh, các bậc trí thức có "trách nhiệm nặng nề và vẻ vang, là làm gương cho dân trong mọi việc". Theo Người, những người trí thức muốn làm tròn nhiệm vụ thì phải "1. Khổ cán, 2. Hạnh cán, 3. Thực cán" (làm việc hết sức mình, làm việc chất lượng, làm việc có hiệu quả, có năng suất) [43, tr. 153] và "trí thức không có bao giờ thừa, chỉ có thiếu trí thức thôi".
Cùng với sự phát triển của đất nước thì đội ngũ nữ trí thức ngày càng tăng lên. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 1989, số phụ nữ có trình độ cao đẳng, đại học là 246.000 người, chiếm 36,4% tổng số người có trình độ cao đẳng, đại học của cả nước. Năm 1999, con số này là 58% tổng số người có trình độ cao đẳng, 33.2% số người có trình độ đại học, 29% số người có trình độ thạc sĩ, 15.4% số người có trình độ tiến sĩ và 13% số người có trình độ tiến sĩ khoa học.
Có thể nói, đội ngũ nữ trí thức ngày càng phát triển, đây là lực lượng quan trọng, là nhóm tinh hoa trong phụ nữ Việt Nam. Theo thời gian, cùng với quá trình đổi mới và phát triển đất nước, đội ngũ nữ trí thức không chỉ tăng thêm về số lượng mà còn mạnh cả về chất lượng. Bằng tài năng, nghị lực và những phẩm chất của giới nữ, đội ngũ nữ trí thức đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước, nhiều chị đạt được những giải thưởng cao quý trong nước và quốc tế. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước do phụ nữ làm chủ nhiệm, có đề tài nghiên cứu, sáng kiến khoa học làm lợi cho đất nước nhiều tỷ đồng. Nhiều nữ trí thức được giải thưởng của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, có bằng sáng tạo của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.
Riêng trong lĩnh vực giáo dục, nhiều giáo viên nữ đã nỗ lực phấn đấu tốt, trở thành những giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp, những nhà khoa học đầu ngành, đạt thành tích cao trong nghiên cứu khoa học, trong các cuộc thi tài năng, các giải thưởng lớn giành cho phụ nữ. Đặc biệt, đã có 11 nữ nhà giáo vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu "Nhà giáo Nhân dân" và 1.011 nữ nhà giáo được phong tặng danh hiệu"Nhà giáo ưu tú".
Trong lin
h vưc
chính tri ̣, phụ nữ ngày càng chủ động hơn trong việc
thực hiện quyền công dân, tham gia các hình thức dân chủ trực tiếp ở cộng đồng, địa phương. "Nữ đại biểu Hội đồng nhân dân 3 cấp đều tăng (cấp tỉnh tăng 1,22%; cấp huyện tăng 1,76%; cấp xã tăng 1,8%); nữ đại biểu Quốc hội
đạt 24,4% (nhiệm kỳ trước đạt 25.76%); nữ tham gia Ban Chấp hành Trung
ương đạt 9% (nhiệm kỳ trước đạt 8.13%)" [3, tr. 5]. Tuy đã đaṭ đươc những
thành công nhất định trong sự phát triển chung của đất nước nhưng đôi ngũ
nữ trí thứ c vân còn nhiêù khó khăn, thách thức:
Nữ trí thức và khó khăn về việc làm: Không có việc làm/thất nghiệp là hiện tượng phổ biến ở tất cả các quốc gia trên thế giới, với mức độ nhiều, ít khác nhau. Dù có học vấn cao, được đào tạo bài bản nhưng trí thức nói chung và nữ trí thức nói riêng cũng không thoát khỏi sự khắc nghiệt về sự cạnh tranh trong thị trường lao động. Do đó, một bộ phận nữ trí thức thất nghiệp là điều không ngạc nhiên. Báo cáo xu hướng việc làm Việt Nam năm 2009 cho thấy, 10,5% nữ trí thức thất nghiệp so với 9,7% nam trí thức. Ở trình độ đại học thất nghiệp nhiều hơn trình độ cao đẳng và thạc sĩ trở lên, nữ trí thức thất nghiệp nhiều hơn nam giới, nữ trí thức ở nông thôn thất nghiệp nhiều hơn nữ trí thức ở đô thị. Khu vực đô thị tập trung nhiều trí thức đã tạo nên sự cạnh tranh về việc làm, khiến cho tỷ lệ thất nghiệp của trí thức.
Về định kiến giới: Bên cạnh những phẩm chất đặc trưng của nữ trí thức Việt Nam là thông minh, trung thực, sâu sắc, tình cảm, cần cù, chịu khó. Với những phẩm chất ưu việt của phụ nữ, họ có nhiều lợi thế trong hoạt động chuyên môn mà nam giới không thể có; thì có thể nói rằng tâm lý giới cũng là một rào cản đối với một bộ phận nữ trí thức. Sự tự ty, mặc cảm, hoặc đức tính nhường nhịn, hy sinh, thậm chí cam chịu, v.v... chính là những vật cản vô hình đối với sự phát triển đội ngũ nữ trí thức. Một bộ phận nữ trí thức, kể cả người có trình độ học vấn cao, còn thiếu tự tin, e ngại, sợ bị quy kết về quan điểm, né tránh những vấn đề có tính nhạy cảm về chính trị, thiếu tính phản biện xã hội.
Quan niệm về phân biệt giới vẫn còn ảnh hưởng ở một bộ phận các tầng lớp xã hội, việc "trọng nam, khinh nữ" không chỉ có ở các vùng nông thôn mà cả ở đô thị, không chỉ trong dân thường mà cả trong cán bộ, kể cả