Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Pháp Luật Cho Phụ Nữ

sự năm 2004 đã cần đến trên 40 văn bản pháp luật khác nhau để hướng dẫn thi hành. Luật Đất đai năm 2003 muốn được thực hiện phải dựa trên 126 văn bản. Trong lĩnh vực môi trường thì có đến khoảng 300 văn bản pháp luật khác nhau đang còn hiệu lực. Nếu kể cả các văn bản pháp luật do các cấp chính quyền địa phương ban hành thì con số này sẽ rất đồ sộ. Hơn nữa, do có quá nhiều loại văn bản, được nhiều cấp ban hành, nhưng lại thiếu cơ chế cân nhắc toàn diện các lĩnh vực pháp luật khác nhau, nên mâu thuẫn và chồng chéo là khó tránh khỏi. Tính cồng kềnh, sự tồn tại các bất cập và mâu thuẫn làm giảm tính minh bạch của pháp luật, khiến cho pháp luật trở nên phức tạp, khó hiểu và khó áp dụng và, vì thế, kém hiệu lực [2, tr. 6].

Với hệ thống pháp luật như vậy, việc áp dụng, thực hiện không hề dễ dàng đối với cán bộ pháp luật có trình độ, chưa nói đến các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong đó có phụ nữ.

"Chỉ có 12.6% cho rằng phụ nữ cần biết tất cả các quy định của pháp luật. 82,4% phụ nữ được hỏi cho biết họ chỉ cần biết và hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan đến phụ nữ" [32, tr. 40].

Với đặc điểm ít quan tâm đến pháp luật hơn nam giới do đó việc phụ nữ chỉ quan tâm đến một số văn bản pháp luật cơ bản có liên quan đến phụ nữ là điều tất yếu. Thông thường phụ nữ chỉ quan tâm đến một số văn bản Luật như Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình...Tuy nhiên vì ít quan tâm đến pháp luật bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau đã hạn chế việc hiểu và thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Do các quyền và nghĩa vụ của phụ nữ được quy định ở nhiều văn bản Luật khác nhau, do đó chỉ quan tâm đến một số văn bản liên quan đến phụ nữ sẽ hạn chế sự hiểu biết một cách khái quát các quy định của pháp luật.‌

1.4. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ


1.4.1. Các chính sách, quy định của pháp luật về giáo dục pháp luật cho phụ nữ

Chiếm hơn nửa dân số của cả nước phụ nữ ngày càng tham gia nhiều vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vai trò và vị trí quan trọng của người phụ nữ đã được Bác Hồ nhận định: "Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ" [44, tr. 432] và Người cũng chỉ ra rằng: "Một số người chưa thấy rõ vai trò của phụ nữ hiện nay cũng như sau này nên còn tư tưởng xem thường phụ nữ" [43, tr. 35]. Trong quá trình đổi mới, nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, Đảng và Nhà nước ta đề ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân. Ngày 17/01/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003- 2007. Để tiếp tục đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật lên một tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, ngày 09 tháng 12 năm 2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 32/CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Chỉ thị đã tạo một bước phát triển mới về nhận thức và lãnh đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước, toàn dân ta trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Để triển khai thực hiện Chỉ thị này, Chính phủ ban hành Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2004 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010; Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban

Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Tiếp đó ngày 12/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 và Quyết định số 270/QĐ-TTg ngày 27/02/2009 phê duyệt Đề án: "củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước". Đây là những văn bản pháp luật có ý nghĩa quan trọng, khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, làm chuyển biến nhận thức, từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, quản lý xã hội bằng pháp luật trong thời kỳ đổi mới. Đây cũng là Chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và nghị Quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Quyết định số 554/QĐ- TTg ngày 4/5/2009 về Phê duyệt Đề án "Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2009 đến năm 2012" gồm 4 tiểu đề án (trong đó có 01 đề án về tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ nông dân và phụ nữ dân tộc thiểu số do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện).

Để cụ thể hóa việc thực hiện các chủ trương, văn bản pháp luật trên, Các bộ, ban, ngành, đoàn thể đã chủ động, tích cực phối hợp xây dựng các văn bản liên tịch nhằm đẩy mạnh triển khai công tác PBGDPL:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

- Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 5/8/2005 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác PBGDPL.

- Thông tư số 02/2006/TTLT-BTP-BCA-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH-

Giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay - 6

TLĐLĐVN ngày 07/6/2006 của Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ

Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học;

- Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-BTP-TWHCCBVN ngày 09/6/2008 của Bộ Tư pháp và Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam hướng dẫn phối hợp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý đối với cựu chiến binh.

- Thông tư số 73/2009/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp xây dựng các Chương trình phối hợp với Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam...

Trước yêu cầu đổi mới và phát triển của đất nước, để thực hiện tốt hơn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, Quốc hội khóa XII (2007- 2011) đã đưa Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật vào Chương trình xây dựng pháp luật. Dự thảo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đã được lấy kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, người dân và sẽ được ban hành trong thời gian tới. Đây sẽ là cơ sở pháp lý toàn diện, đầy đủ cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai ngang tầm với nhiệm vụ được giao trong giai đoạn hiện nay.

1.4.2. Các chủ thể tham gia quản lý nhà nước về giáo dục pháp luật

Chủ thể tham gia quản lý nhà nước về giáo dục pháp luật được hiểu là cơ quan, tổ chức được nhà nước giao quyền quản lý việc giáo dục pháp luật. Hiện nay ở nước ta cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục pháp luật bao gồm: Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.

Chính phủ có nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục pháp luật; ban hành chiến lược, chính sách, chương trình giáo dục pháp luật; trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục pháp luật; chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành thực hiện việc giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân.‌

Giúp việc cho Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về giáo dục pháp luật là Bộ Tư pháp: xây dựng, trình Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, sách lược, đề án về giáo dục pháp luật; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ thực hiện giáo dục pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về giáo dục pháp luật, đánh giá hiệu quả của việc giáo dục pháp luật; kiểm tra, sơ, tổng kết, khen thưởng và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động giáo dục pháp luật; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục pháp luật.

Ủy ban nhân dân các cấp: Thực hiện việc quản lý nhà nước về giáo dục pháp luật tại địa phương; trình Hội đồng nhân dân ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục pháp luật; bảo đảm biên chế, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục pháp luật; thực hiện sơ, tổng kết, khen thưởng, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý kỷ luật về giáo dục pháp luật.

Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện việc giáo dục pháp luật.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ NƯỚC TA HIỆN NAY


2.1. THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA PHỤ NỮ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY


Đất nước sau 25 năm đổi mới đã đạt nhiều thành tựu to lớn về chính

trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại ; hội nhập khu vưc va

quốc tế ngày càng sâu rộng; hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới ngày càng hoàn thiện; nhận thức xã hội về bình đẳng giới, về vai trò phụ nữ có chuyển biến tích cực; phụ nữ có ý thức và nhu cầu cao hơn về các quyền cơ bản, quyền bình đẳng nam - nữ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đông đảo các tầng lớp phụ nữ cả nước đã phấn đấu , vượt qua khó khăn , thách thức; năng

đôn

g, sáng tạo , đóng góp hiệu quả vào các lĩnh vực của đời sống chính trị ,

kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển chung của đất nước.

Bên caṇ h những thành tưu

đã đaṭ đươc

, phụ nữ hiện cũng đang phải

đối diên

́i nhiều khó khăn, thách thức.

2.1.1. Phụ nữ nông thôn

Phụ nữ nông thôn có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển

nông nghiệp, nông thôn trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đất nước. Là một lực lượng chủ yếu trong nông nghiệp và chiếm đông đảo trong nguồn nhân lực của đất nước, nhưng phụ nữ nông thôn còn gặp nhiều khó khăn so với nam giới nông thôn và phụ nữ đô thị.

Ở Việt Nam, phụ nữ nông dân là lực lượng to lớn và quan trọng của quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Theo số liệu từ Tổng điều tra dân số năm 2009, phụ nữ chiếm 50,5% số người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (năm 1989 tỷ lệ này là 60%). Trong tổng lực lượng lao động nữ,

có 68% là hoạt động trong nông nghiệp, tỷ lệ này đối với nam giới là 58%. Vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp càng trở nên quan trọng hơn trong quá trình chuyển đổi kinh tế, với sự tham gia của lao động nữ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng trong khi lao động nam giảm dần. Thời kỳ 1993 - 1998, số nam giới tham gia hoạt động nông nghiệp mỗi năm giảm 0,9%. Trong giai đoạn này, 92% số người mới gia nhập lĩnh vực nông nghiệp là phụ nữ, vì nam giới chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp. Hiện tượng thay đổi này dẫn đến xu hướng là, nữ giới tham gia nhiều hơn trong hoạt động nông nghiệp.

Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn đang tạo nên những biến đổi mạnh mẽ trong đời sống của người nông dân Việt Nam hiện nay. Bên cạnh những yếu tố tích cực thì cũng có một số tác động không tích cực của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, đặc biệt là việc chuyển đổi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp và sân gôn... (từ năm 2001 đến 2007 diện tích đất nông nghiệp cả nước đã mất 500.000 ha, riêng năm 2007 mất 120.000ha) khiến cho hàng ngàn hộ nông dân không còn ruộng đất canh tác và phải tìm kiếm những phương thức sinh kế khác nhau, làm tăng thêm số lượng người di cư từ nông thôn ra đô thị cùng với phụ nữ xuất khẩu lao động và lấy chồng là người nước ngoài.

Lao động di cư có khuôn mẫu giới rất rõ, phụ nữ trẻ từ nông thôn ra đô thị làm việc ở khu vực kinh tế không chính thức hoặc giúp việc nhà. Nhóm dân số trẻ di cư đến các đô thị, khu công nghiệp, để lại làng quê những người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em. Nhiều gia đình nông thôn, gánh nặng công việc sản xuất và chăm sóc, giáo dục con cái đè nặng lên đôi vai của người vợ, ông bà. Di cư nội địa cũng làm biến đổi cấu trúc gia đình nông thôn, tạo nên nhiều "gia đình không đầy đủ" vì thiếu vắng vợ hoặc chồng do họ đi làm ăn xa, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các chức năng của gia đình, trong đó có chức năng giáo dục con cái. Hiện tượng nam giới tuổi trung niên và nam, nữ thanh niên "ly hương" đi tìm công ăn việc làm ở các đô thị, các

khu công nghiệp trên phạm vi cả nước dẫn đến thực trạng ở nông thôn có xu hướng nữ hóa nông nghiệp (chủ yếu phụ nữ gánh vác công việc sản xuất nông nghiệp), lão hóa nông thôn (đa số những người trên trung niên và cao tuổi mới ở lại quê) và phụ nữ hóa chủ hộ gia đình trên thực tế (vì nam giới là chủ hộ trên danh nghĩa lại đi làm ăn xa). Xu hướng này sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ không chỉ đối với đời sống gia đình (sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS) mà còn cả với sự phát triển của thế hệ con em nông dân sống ở nông thôn hiện nay.

Đó là những thách thức đối với người nông dân nói chung và phụ nữ nông thôn nói riêng ở các vùng nông thôn Việt Nam hiện nay . Ngoài những thách đó, phụ nữ ở nông thôn - nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn còn có một số trở ngại như:

Về trình độ chuyên môn/kỹ thuật: Các kết quả điều tra cho thấy, trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã có những chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực nhưng chất lượng của lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản còn thấp, chưa được cải thiện nhiều trong 5 năm qua.

Quá trình công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi người lao động không chỉ có trình độ chuyên môn kỹ thuật mà còn phải có chuyên môn kỹ thuật bậc cao. Đây là thách thức lớn nhất đối với phụ nữ trong ngành nông nghiệp, nông thôn hiện nay, khi trình độ học vấn của phụ nữ nông thôn còn rất thấp:

tốt nghiệp trung học phổ thông (8,02%), công nhân kỹ thuật (1,12%), trung học chuyên nghiệp (1,78%), cao đẳng, đại học (1,39%) và trên đại học (0,02%). So với nam giới, có sự khác biệt khá rõ về trình độ chuyên môn kỹ thuật. Đa số ở nông thôn tay nghề thấp (chỉ có 10,8% lao động nữ được đào tạo nghề, trong đó chỉ có 46,5% được cấp chứng chỉ) [57].

Có điểm đáng chú ý là, mặc dù phụ nữ đảm nhận đa phần các công việc liên quan đến sản xuất nông nghiệp, nhưng họ lại ít có cơ hội tham gia

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 10/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí