Chủ Thể, Khách Thể, Đối Tượng Giáo Dục Pháp Luật Cho Phụ Nữ

1.1.5. Chủ thể, khách thể, đối tượng giáo dục pháp luật cho phụ nữ

1.1.5.1. Chủ thể giáo dục pháp luật cho phụ nữ

Theo lý luận giáo dục học thì chủ thể giáo dục là thầy cô giáo và tất cả những người làm công tác giáo dục khác. Vận dụng vào giáo dục pháp luật, có thể hiểu: Chủ thể giáo dục pháp luật cho phụ nữ là tất cả những người mà theo chức năng, nhiệm vụ hay trách nhiệm xã hội phải tham gia vào việc thực hiện các mục đích giáo dục pháp luật cho phụ nữ. Các nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã xác định và thừa nhận có hai loại chủ thể giáo dục pháp luật: chủ thể chuyên nghiệp và chủ thể không chuyên nghiệp với vị trí, nhiệm vụ, yêu cầu trình độ và kỹ năng giáo dục pháp luật khác nhau. Từ đó, có các hình thức, phương thức và phương pháp tiến hành hoạt động giáo dục pháp luật khác nhau.

Chủ thể chuyên nghiệp giáo dục pháp luật là những người mà chức năng, nhiệm vụ chủ yếu, trực tiếp của họ là thực hiện các mục đích, nội dung giáo dục pháp luật (giảng viên luật, các báo cáo viên, tuyên truyền viên về pháp luật...).

Chủ thể không chuyên nghiệp giáo dục pháp luật là những người mà chức năng chính không phải là giáo dục pháp luật, nhưng một trong các nhiệm vụ của họ là thông qua hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện mục đích giáo dục pháp luật (đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, cán bộ, công chức thuộc các cơ quan hành pháp, tư pháp...).

Tóm lại, chủ thể giáo dục pháp luật cho phụ nữ được hiểu là tất cả những người mà theo chức năng hay theo trách nhiệm xã hội, đã tham gia góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục pháp luật cho phụ nữ.

1.1.5.2. Khách thể (đối tượng) giáo dục pháp luật cho phụ nữ

Khách thể theo quan niệm chung nhất là "đối tượng chịu sự tác động, chi phối của hành động trong quan hệ đối lập với đối tượng gây ra hành động gọi là chủ thể". Từ quan niệm chung đó có thể đồng nhất khách thể với đối tượng chịu sự tác động. Trong lý luận giáo dục người ta cho rằng: Khách thể

(hay đối tượng) giáo dục là cá nhân hay tập thể người được giáo dục, cụ thể trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu này thì đối tượng của giáo dục pháp luật là phụ nữ.

Như đã đề cập ở phần trên, khái niệm giáo dục pháp luật được xây dựng xuất phát từ nghĩa hẹp của khái niệm giáo dục trong khoa học sư phạm, nó chỉ là một dạng đặc thù mang nét riêng, nằm trong cái chung của hoạt động giáo dục. Mặt khác, khi xem xét đến khách thể, đối tượng giáo dục pháp luật không thể không tính đến các mục đích của giáo dục nói chung và mục đích của giáo dục pháp luật nói riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Quá trình giáo dục pháp luật cho phụ nữ thực chất là quan hệ xã hội giữa một bên là người giáo dục (chủ thể) và một bên là người được giáo dục: mà đối tượng cụ thể là phụ nữ (khách thể hay đối tượng). Mối quan hệ này có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các bên tham gia trong mối quan hệ. Song chiều tác động chủ yếu vẫn là sự tác động, chi phối của người giáo dục (chủ thể). Sự tác động giáo dục là những hoạt động có ý thức, có định hướng, có kế hoạch, nhằm đạt tới những mục tiêu, mục đích nhất định (bao gồm mục đích nhận thức, mục đích cảm xúc, mục đích hành vi, thói quen xử sự theo pháp luật). Nói cách khác, những người có trách nhiệm là công tác giáo dục pháp luật có trách nhiệm truyền trải nội dung, kỹ năng, kiến thức về pháp luật cho phụ nữ nhằm từng bước giúp họ xây dựng được ý thức và thực hiện những hành vi hợp pháp đồng thời biết bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân, người thân cũng như cộng đồng xã hội.

Như vậy, khách thể (đối tượng) giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở đây không chỉ là cá nhân phụ nữ, những nhóm phụ nữ mà còn bào hàm cả những yếu tố bên trong của họ như: nhận thức, tình cảm, cảm xúc, hành vi cụ thể của họ phù hợp với pháp luật.

Giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay - 4

Từ phân tích trên cho thấy, khách thể của giáo dục pháp luật cho phụ nữ cũng giống như khách thể của giáo dục nói chung, nó mang tính đồng nhất

với đối tượng giáo dục pháp luật. Vậy khách thể của giáo dục pháp luật cho phụ nữ được hiểu là những cá nhân phụ nữ, nhóm phụ nữ cùng với ý thức và hành vi pháp luật của họ.

Việc xác định chủ thể, khách thể (đối tượng) giáo dục pháp luật cho phụ nữ có ý nghĩa quan trọng trong lý luận và thực tiễn của hoạt động giáo dục pháp luật trên cơ sở mối quan hệ, sự tác động qua lại lẫn nhau giữa chủ thể và khách thể trong quá trình giáo dục pháp luật cho phụ nữ. Trong đó, chủ yếu là sự tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch của người giáo dục pháp luật lên đối tượng được giáo dục pháp luật là phụ nữ. Điều đó tạo cho chủ thể xác định các nội dung, hình thức, phương tiện, biện pháp phù hợp để tiếp cận với khách thể (đối tượng) giáo dục pháp luật một cách có hiệu quả nhất.

1.2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ

1.2.1. Các yếu tố về truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán

Lý luận và thực tiễn đã khẳng định rằng , trong xã hội loài người, phụ nữ là cái nôi nối tiếp cho sự sống muôn đời, là người thầy đầu tiên của con người, là một trong những nguồn lực chính để phát triển xã hội và dân tộc. Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, phụ nữ Việt Nam đã lập nên biết bao công trạng vinh quang, góp phần quan trọng vào sự nghiệp chấn hưng, trường tồn của dân tộc. Nói đến phụ nữ Việt Nam là nói đến lịch sử Việt Nam. Đó là lịch sử hào hùng của dân tộc, là sự kết tinh của truyền thống tinh hoa dân tộc Việt Nam. Dù trải qua các thời kỳ khác nhau của lịch sử, đất nước chuyển từ thời kỳ phong kiến sang chiến tranh, hòa bình và ngày nay là cùng dựng xây đất nước thì những truyền thống của người phụ nữ vẫn mãi được giữ gìn và phát huy cho phù hợp với đặc điểm của đất nước.

Trước tiên nói đến phụ nữ Việt Nam là truyền thống đấu tranh anh dũng và lao động cần cù, thông minh, sáng tạo. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam là hình ảnh của những người mẹ, người vợ, người chị chịu thương, chịu

khó, hay lam, hay làm, tần tảo, chăm lo, vun vén cho tổ ấm gia đình, hy sinh cho chồng, cho con, nuôi dạy con cái ăn học, đảm đang gánh vác công việc gia đình. Người phụ nữ Việt Nam dù ở trong thời đại nào cũng có thể sẵn sàng hay sinh bản thân để chồng theo đuổi sự nghiệp, công thành danh toại, con cái học hành giỏi giang. Có thể nói với truyền thống lao động cần cù, hy sinh vì chồng con đã ăn sâu vào tâm trí nên nhiều phụ nữ chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bản thân cũng phải học tập, nâng cao nhận thức mọi mặt để có thể bảo vệ bản thân, người thân đồng thời giáo dục con cái một cách khoa học hơn.

Bên cạnh truyền thông lao động cần cù, thông minh, sáng tạo người phụ nữ Việt Nam còn có truyền thống đảm đam gánh vác việc gia đình. Đặc điểm truyền thống này của phụ nữ Việt Nam có đặc thù và nguồn gốc sâu sắc từ hoàn cảnh địa lý, chính trị, xã hội Việt Nam qua nhiều thời kỳ. Người phụ nữ và gia đình là mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời gia đình và xã hội có sự gắn bó biện chứng. Người phụ nữ Việt Nam từ xa xưa đã thể hiện địa vị, vai trò của mình trong gia đình rất rõ nét. Trong gia đình dưới chế độ mẫu quyền, phụ quyền, trong xã hội phong kiến hay trong xã hội hiện đại thì thiên chức làm mẹ, làm vợ của người phụ nữ không hề thay đổi. Ngoài việc chăm sóc con cái, người phụ nữ còn quán xuyến cả những công việc khác nữa như chăm sóc người già, người ốm, nội trợ trong gia đình. Trong xã hội hiện đại ngày nay, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vài trò "nội tướng" của người phụ nữ tuy có thể khác đi, họ có thể không trực tiếp phải làm các công việc trong gia đình nhưng mọi việc gia đình họ vẫn là người phải lo toan, quán xuyến. Có thể nói trong gia đình Việt Nam, người phụ nữ luôn luôn giữ một vai trò quan trọng, nếu chưa nói là quyết định trong việc tổ chức cuộc sống gia đình, trong việc tạo nên không khí gia đình hòa thuận êm ấm. Một số nghiên cứu gần đã cho thấy gánh nặng công việc gia đình chủ yếu do phụ nữ đảm trách dù công việc xã hội của họ như thế nào. "60% nữ công nhân viên trong hoặc ngoài nhà nước phải chăm lo công việc nội trợ với vai trò chủ

đạo, phần còn lại có thể do con hay chồng phụ giúp, con số này đối với nữ nông dân là 90% và với nữ trí thức là 42%" [24, tr. 374].

Việt Nam là một nước chịu ảnh hưởng lớn của tư tưởng Nho giáo, do đó định kiến giới "trọng nam, khinh nữ" đến nay vẫn còn tồn tại và ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề bình đẳng giới. Trong xã hội phong kiến người phụ nữ không được đi học, không được định đoạt, quyết định các vấn đề liên quan trực tiếp đến bản thân mình. Học thuyết Nho giáo đưa ra "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" (Một nam là có, mười nữ vẫn là không). Đây là một sự bất bình đẳng đến tột độ, nó kìm hãm sự sáng tạo, tính độc lập của người phụ nữ, tạo ra tiền đề, thói quen lạc hậu, cổ hủ trong gia đình, dòng họ, xã hội. Chính vì định kiến giới này đã hạn chế, tước đi nhiều quyền của người phụ nữ: quyền được học hành, quyền được tham gia, quyền được quyết định...Như chúng ta thường thấy, trong tất cả các cuộc họp từ gia đình, dòng họ đến làng, xã... hầu hết người tham dự là nam giới và họ cũng là người đưa ra quyết định. Vai trò, vị trí là tiếng nói của phụ nữ hầu như không có. Vì không được học hành, không được tham gia và không được quyết định nên người phụ nữ thiếu hiểu biết, không tự bảo vệ được mình.

Trong gia đình phụ nữ tham gia vào việc ra quyết định thấp hơn nam giới: mặc dù đã có nhiều tiến bộ nhưng nhìn chung phụ nữ ít được quyền quyết định công việc gia đình so với nam giới. Quyền lực cao hơn của một người chồng thể hiện ở quyền quyết định ở một số việc như mua sắm tài sản, sản xuất kinh doanh, quan hệ họ hàng, còn người vợ thường chỉ có tiếng nói ở một số việc như sử dụng biện pháp tránh thai, việc học của các cơn hay công việc nội trợ gia đình.

Trong xã hội ngày nay, định kiến giới đã dần dần được thay đổi, phụ nữ ngày càng có nhiều cơ hội được học hành, tiếp cận với khoa học, kỹ thuật nâng cao trình độ của bản thân hội nhập với sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên những định kiến đó vẫn còn tồn tại và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của xã hội nói chung và của phụ nữ nói riêng.

1.2.2. Yếu tố kinh tế, lao động - việc làm

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nữ tham gia hoạt động kinh tế ở mức cao (83% so với nam giới 85%). Phụ nữ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân; tham gia ngày càng nhiều hơn trong khu vực phi nông nghiệp, đặc biệt là các ngành và lĩnh vực kinh tế có yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao. Tuy nhiên với quan niệm truyền thống đàn ông là "trụ cột" trong gia đình, hay "đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" thì thường phụ nữ chỉ đảm nhiệm các công việc nội trợ, việc có thu nhập thấp hơn và thời gian làm việc của phụ nữ thường dài hơn nam giới. Mặc dù, pháp luật quy định trong gia đình, vợ chồng đều bình đẳng với nhau về mọi mặt, cùng nhau bàn bạc, quyết định mọi vấn đề chung, cùng chia sẻ mọi công việc cũng như chăm lo cho con cái, cha mẹ... nhưng trên thực tế, nam giới vẫn được coi là trụ cột gia đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài cộng đồng. Còn các công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình thường được coi là "thiên chức" của phụ nữ. Tính chất bảo thủ của sự phân công lao động truyền thống theo giới ở các mức độ khác nhau vẫn còn được bảo lưu trong một bộ phận gia đình Việt Nam đã làm hạn chế các cơ hội học hành của trẻ em gái, cản trở phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội và có địa vị, thu nhập bình đẳng như nam giới. Các kết quả thống kê cho thấy, "trung bình thời gian làm việc một ngày của phụ nữ là 13 giờ, trong khi của nam giới là khoảng 9 giờ. Sự chênh lệch này chủ yếu do phụ nữ còn đảm nhiệm chính công việc nội trợ, chăm sóc con cái... ngoài vai trò sản xuất và công tác như nam giới" [3, tr. 5].

Phân công lao động trong gia đình ở nhiều vùng miền trên cả nước còn mang tính chất phân biệt theo giới rõ rệt. Công việc gia đình vẫn tập trung vào vai người phụ nữ là chủ yếu. Theo nghiên cứu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam thì "88,8% phụ nữ đi chợ mua thức ăn, trong đó nam giới chỉ chiếm 5,5%, hay trong việc nấu cơm tỉ lệ tương ứng là 79,9 và 3,3%; việc giặt giũ là 73,3 và 2,8%" [61] Chính vì mất quá nhiều thời gian vào việc đảm nhiệm

công việc nội trợ, quán xuyến gia đình do đó, phụ nữ ít có cơ hội để học tập nâng cao trình độ, nghỉ ngơi giải trí hay tham gia các hoạt động xã hội. Ở một số vùng theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ không chỉ gánh vác hầu hết mọi công việc gia đình, chăm sóc con cái, mà đồng thời còn là lao động chính trong gia đình. Đây thực sự là gánh nặng quá tải, gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng sức khỏe của phụ nữ.

1.2.3. Yếu tố về pháp luật đối với phụ nữ

Việt Nam đang từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền do vậy để đạt được điều đó việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục để mọi người dân biết và thực hiện đúng các quy định của pháp luật là một việc làm quan trọng. Hệ thống các văn bản pháp luật quy định các quyền, nghĩa vụ của công dân nói chung và của phụ nữ nói riêng. Nhà nước quy định mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, tuy nhiên do trình độ nhận thức và năng lực hạn chế nhiều phụ nữ không tự bảo vệ được quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm.

"Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó" [52] tuy nhiên ở nước ta tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại và ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội nói chung và của phụ nữ nói riêng. Bình đẳng

giới là lĩnh vực rộng và có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, do vậy các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới cũng nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), Các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) của Việt Nam, Luật bình đẳng giới...

Những thành quả Việt Nam đạt được trong sự nghiệp phát triển con người và bình đẳng giới là rất đáng tự hào, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Báo cáo phát triển con người năm 2007/2008 của Liên hợp quốc cho thấy:

Việt Nam hiện có chỉ số phát triển con người (HDI) là 0,733, xếp ở vị trí 105 trong tổng số 177 quốc gia và vùng lãnh thổ (tăng 4 bậc so với năm 2006/2007). Với chỉ số phát triển giới (GDI) là 0,732 - bằng 99,9% giá trị của HDI, Việt Nam cũng được Liên hợp quốc đánh giá là nước có nhiều tiến bộ trong cải thiện công bằng giới [3, tr. 3- 4].

Tuy nhiên, trong thực tiễn thì bên cạnh những thành tựu đạt được cũng đang tồn tại những khoảng cách giới đòi hỏi cần phải được sự quan tâm, nỗ lực phấn đấu thực hiện của cả hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước có vai trò trung tâm.

Trong lĩnh vực chính trị phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan nhà nước như Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, cấp ủy Đảng các cấp nắm giữ trọng trách quan trọng, tuy nhiên tỷ lệ tham gia vào các cơ quan này của phụ nữ còn chưa tương xứng với tỷ lệ nữ trong dân số, trong lực lượng lao động và có sự phát triển không đồng đều qua các nhiệm kỳ.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo cũng có những hạn chế như: việc tiếp cận với giáo dục của trẻ em gái và phụ nữ dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn và trở ngại hơn so với các em trai và nam giới; Tỷ lệ nữ có học hàm, học vị cao còn quá thấp so với nam giới.

Báo cáo của Bộ giáo dục và đào tạo cho thấy, số trẻ em gái đến trường ở các tỉnh miền núi còn thấp, có nơi chỉ chiếm khoảng 10-15% tổng số. Nguyên nhân chủ yếu vì các em phải lao động giúp đỡ gia đình, trường nội trú ở quá xa nhà và ở một số nơi vẫn còn có tập quán lấy chồng sớm. Vì vậy, có khoảng cách giới tồn tại về cơ hội đi học ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng kinh tế khó khăn. Tây Bắc là khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại Việt Nam. Chỉ số cân bằng giới trong giáo dục (GPI) tại vùng Tây Bắc thấp hơn so với bình quân chung của cả nước đã thể hiện khoảng cách chênh lệch giới tại đây.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 10/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí