Nội Dung Pháp Luật Đã Được Tuyên Truyền, Giáo Dục

Bảng 2.1: Nội dung pháp luật đã được tuyên truyền, giáo dục



Nội dung

Số người đã được nghe

Số người chưa được nghe

Số phiếu

Tỉ lệ %

Số phiếu

Tỉ lệ %

Pháp luật hôn nhân và gia đình

1453

93,1

107

6,9

Pháp luật lao động

805

51.6

755

48.8

Pháp luật đất đai

863

55.3

679

44.7

Pháp luật hình sự

772

49.5

788

50.5

Pháp luật dân sự

812

52.1

748

47.9

Pháp luật về khiếu nại tố cáo

828

53.1

732

46.9

Pháp luật về bình đẳng giới

1085

69.6

475

30.4

Pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình

1189

76.2

371

23.8

Pháp luật về nuôi con nuôi

686

44.0

874

56.0

Pháp luật về bảo hiểm xã hội, y tế

843

54.0

717

46.0

PL về dân số, kế hoạch hóa gia đình

1184

76.0

374

24

Pháp luật về phòng chống tội phạm

1047

67.1

513

32.9

Pháp luật về phòng chống ma túy

1285

82.4

275

17.6

Pháp luật về phòng chống mại dâm

1219

78.1

341

21.9

Pháp luật về dân chủ cơ sở

732

47.0

827

53.0

Pháp luật về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em

980

62.8

579

37.1

Pháp luật về giáo dục

730

46.8

830

53.2

Pháp luật về hộ tịch, hộ khẩu

774

49.6

786

50.4

Pháp luật về bảo vệ rừng

825

53.0

734

47.0

Pháp luật về môi trường

826

52.9

734

47.1

Pháp luật về an ninh biên giới

486

31.2

1073

68.8

Pháp luật về chính sách dân tộc

586

37.6

973

62.4

Pháp luật về an toàn giao thông

906

58.1

654

41.9

Pháp luật về doanh nghiệp

610

39.1

950

60.9

Pháp luật khác

31

2.0

1529

98

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay - 9

Nguồn: [32].

2.3.2.2. Hình thức giáo dục pháp luật

Bên cạnh việc chú trọng đến nội dung giáo dục pháp luật thì hình thức giáo dục cũng không kém phần quan trọng, có thể nói nó quyết định đến 80% hiệu quả của việc giáo dục. Ví dụ như đối với phụ nữ vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số không biết chữ mà chúng ta lại tuyên truyền bằng tờ rơi, tờ gấp, sách hỏi đáp thì không phù hợp. Với đối tượng này hình thức tuyên truyền bằng miệng là thích hợp nhất. Thông qua số liệu cho thấy 81.3% phụ nữ được hỏi đã tiếp cận với các nội dung của giáo dục pháp luật thông qua tuyên truyền miệng. Tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn cũng là một hình thức được áp dụng rộng rãi, bởi tập huấn có thể cùng lúc tuyên truyền được cho nhiều người, do đó có đến 73.4% phụ nữ được hỏi đã tiếp cận với hình thức giáo dục này.

Bảng 2.2: Hình thức giáo dục pháp luật đã được áp dụng



Nội dung

Số người đã được nghe

Số người chưa được nghe

Số phiếu

Tỉ lệ %

Số phiếu

Tỉ lệ %

Tuyên truyền miệng

1269

81.3

291

18.7

Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật

554

35.5

1006

64.5

Hội nghị, hội thảo, tập huấn

1150

73.4

410

26.3

Phát tờ rơi, tờ gấp, sách hỏi đáp pháp luật…

959

61.5

600

38.5

Sinh hoạt câu lạc bộ

637

40.8

923

59.2

Qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở

853

54.7

707

45.3

Tuyên truyền qua băng hình, băng tiếng

495

31.8

1064

68.2

Sinh hoạt hội viên

892

57.2

668

42.8

Tư vấn lưu động

430

27.6

1129

72.4

Phiên tòa xét xử lưu động

396

25.4

1164

74.6

Trợ giúp pháp lý

722

46.3

838

53.7

Họp nhóm

605

38.8

954

61.2

Họp tổ dân phố

877

56.2

683

43.8

Thông qua nhóm hội viên nòng cốt

614

39.4

946

60.6

Thông qua gương điển hình

369

23.7

1190

76.3

Thông qua hoạt động hòa giải cơ sở

596

38.2

964

61.8

Sử dụng tủ sách pháp luật

326

20.8

1234

79.2

Sinh hoạt văn hóa văn nghệ cộng đồng

720

46.2

840

53.8

Báo, tạp trí, tờ tin

452

29.0

1106

70.9

Hình thức khác……

47

0.3

1513

97.0

Nguồn: [32].

2.3.2.3. Cơ quan, tổ chức, báo cáo viên làm công tác giáo dục pháp luật

Trong những năm gần đây thực hiện sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ nên nhiều các cơ quan, tổ chức đều tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho người dân nói chung và phụ nữ nói riêng. Với điều kiện thuận lợi là tổ chức chính trị xã hội, có lực lượng hội viên đông đảo và được tổ chức theo hệ thống từ Trung ương xuống địa phương nên có đến 75.9% số phụ nữ được hỏi biết Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và 47.5% biết Hội Nông dân có hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Bảng 2.3: Cơ quan, tổ chức làm công tác tuyên truyền mà phụ nữ được biết



Cơ quan thực hiện

Số người biết cơ quan/tổ chức có tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Số người chưa thấy cơ quan/ tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Số phiếu

Tỉ lệ %

Số phiếu

Tỉ lệ %

Cán bộ tư pháp

992

63.6

568

36.4

Cán bộ Mặt trận Tổ quốc

534

34.2

1026

65.8

Cán bộ Hội Nông dân

741

47.5

819

52.5

Cán bộ Hội Phụ nữ

1183

75.9

376

24.1

Cán bộ Hội Cựu chiến binh

455

29.2

1104

70.8

Công an viên

772

49.6

786

50.4

Cán bộ Đoàn Thanh niên

576

36.9

984

63.1

Bộ đội biên phòng

197

12.6

1363

87.4

Luật gia

322

20.6

1238

79.4

Cán bộ văn hóa

507

32.5

1053

67.5

Già làng, trưởng bản, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố

496

31.8

1064

68.2

Tổ chức khác (cụ thể)….

79

5.1

1481

94.9

Nguồn: [32].


2.3.2.4. Vấn đề trợ giúp pháp lý cho phụ nữ

Theo Từ điển Anh - Việt của tác giả Lê Khả Kế, Nxb. Khoa học xã hội, 1997 thì "Legal aid" được dịch là "Trợ cấp pháp lý". Ngoài ra, trong một

số tài liệu khác dịch "Legal aid" là "hỗ trợ pháp luật", "hỗ trợ pháp lý" hoặc "hỗ trợ tư pháp"... Như vậy, có rất nhiều cách dịch khác nhau về thuật ngữ này. Xuất phát từ bản chất và hình thức hoạt động "Legal aid" trên thế giới và thực tiễn hoạt động này ở Việt Nam trong thời gian qua, thuật ngữ "Legal aid" được dịch là "Trợ giúp pháp lý" đang được sử dụng chính thức trong các văn bản pháp luật và sách báo ở Việt Nam hiện nay.

Ở các nước trên thế giới, hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người yếu thế bắt đầu hình thành và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của Nhà nước tư sản và được coi là chức năng xã hội của nhà nước, là một trong những tiêu chí bảo vệ quyền con người của nhà nước pháp quyền. Việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý ở Việt Nam năm 1997 là xuất phát từ chính những nguyên tắc Hiến định chủ quyền thuộc về nhân dân, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và bản chất của Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý trên thế giới rất phong phú và đa dạng, phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy, chưa có quan niệm chung, thống nhất về trợ giúp pháp lý.

Do có nhiều mô hình trợ giúp pháp lý, với những quan niệm khác nhau về đối tượng, phạm vi, phương thức và chi phí trợ giúp pháp lý trên thế giới, nên ở mỗi nước đều có quan niệm riêng của mình và được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng nói chung các khái niệm của các nước đều thể hiện tính kinh tế, nhân đạo và tính pháp lý của hoạt động trợ giúp pháp lý. Tính kinh tế, nhân đạo thể hiện ở chỗ giúp đỡ cho đối tượng không có khả năng thanh toán cho các chi phí khi tiếp cận với dịch vụ pháp lý. Tính pháp lý của hoạt động trợ giúp pháp lý thể hiện ở chỗ giúp đỡ đối tượng giải quyết các vụ, việc có liên quan đến pháp luật (luật nội dung và luật hình thức...).

Theo Điều 3 Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 thì trợ giúp pháp lý được

hiểu là:


Việc cung cấp dịch vụ pháp lý (tư vấn, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, hòa giải...) miễn phí của các tổ chức thực hiện

trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người có công với cách mạng và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật nhằm giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật [53].

Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm trên 1/2 dân số song lại thường là đối tượng yếu thế, ít được tiếp cận với pháp luật, là nạn nhân của các nạn bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ, nghèo đói và phụ thuộc. Mặc dù pháp luật Việt Nam chưa quy định phụ nữ nói chung là người được trợ giúp pháp lý miễn phí (trừ phụ nữ nghèo, phụ nữ thuộc diện người được trợ giúp pháp lý), nhưng trong khuôn khổ một số dự án quốc tế, ngoài việc thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã thực hiện trợ giúp pháp lý cho phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình và nạn nhân của tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em.

Cùng với sự phát triển của đất nước, tiến đến xây dựng Nhà nước pháp quyền, nhà nước của dân, do dân và vì dân; "mọi quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật", nên trong thời gian gần đây hàng loạt các công ty tư vấn Luật, các Trung tâm trợ giúp pháp lý, Trung tâm tư vấn Luật ra đời tuy nhiên chỉ có 46.3% số lượng phụ nữ được hỏi đã được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý. Đối với các Trung tâm, Công ty tư vấn, trợ giúp pháp lý hầu hết là những cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên sâu về pháp luật, do đó nếu tận dụng được những đối tượng này làm báo cáo viên, tuyên truyền viên thì hiệu quả giáo dục pháp luật sẽ cao hơn.

Chương 3‌

TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP


3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Phụ nữ là một lực lượng quan trọng trong việc phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng "Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân", theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Mục tiêu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta là xây dựng một Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, nhà nước của khối đại đoàn kết dân tộc đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để đảm bảo tự do dân chủ của nhân dân đòi hỏi nhà nước "phải tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, công dân có trách nhiệm với nhà nước như thế nào thì nhà nước cũng phải có trách nhiệm đối với công dân như thế ấy" 21, tr. 97]. Để làm được điều đó đòi hỏi phải mỗi công dân phải hiểu và và đúng các quy định pháp luật.

Trong hoạt động hàng ngày, ý thức và hành vi của mỗi công dân đều có tác động, ảnh hưởng đến việc giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Việc một công dân vi phạm pháp luật làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một hay nhiều quan hệ pháp luật, có thể liên quan đến lợi ích hoặc thiệt hại vật chất, tinh thần của nhiều cơ quan tổ chức và cá nhân. Vì thế, hoạt động của công dân đều góp phần quan trọng vào việc tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống, duy trì trật tự, kỷ cương xã hội. Để bảo vệ được quyền và lợi ích cơ bản của bản thân, gia đình bắt buộc người phụ nữ phải hiểu biết pháp luật.

Việc giáo dục pháp luật cho phụ nữ nhằm trang bị cho họ những kiến thức cơ bản, cần thiết về pháp luật để họ vận dụng pháp luật mà xử lý, giải

quyết công việc hàng ngày theo pháp luật, đúng pháp luật là rất quan trọng. Quan trọng hơn, họ cũng chính là những người tuyên truyền giáo dục pháp luật cho các thành viên trong gia đình, cộng đồng rất có hiệu quả. Vì vậy, nếu người phụ nữ có trình độ hiểu biết pháp luật toàn diện, sâu sắc, có thái độ tôn trọng pháp luật, có hành vi chấp hành pháp luật nghiêm túc, thì việc họ và gia đình vi phạm pháp luật sẽ giảm xuống mức thấp nhất. Ngược lại, nếu người phụ nữ không hiểu biết pháp luật, hoặc biết nhưng hiểu sai, ý thức pháp luật kém, có hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ có tác động xấu xã hội.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của pháp luật trong đời sống xã hội đối với người phụ nữ, tuy nhiên để giáo dục có hiệu quả thì cần phải xác định nhu cầu của họ về những nội dung họ mong muốn được hiểu biết, hình thức, cơ quan nào tuyên truyền, giáo dục đối với họ hiệu quả cao nhất.‌


3.2. NHỮNG NHU CẦU THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ

Để có thể đưa ra phương hướng và những giải pháp sát đúng với thực tế hiện nay, phù hợp với yêu cầu của công tác giáo dục pháp luật của phụ nữ tôi đã tiến hành khảo sát về nhu cầu hiểu biết pháp luật phụ nữ theo đại diện các vùng miền, các đối tượng phụ nữ trong cả nước (với 1.560 phiếu khảo sát).

Kết quả khảo sát đã được tổng hợp theo từng vấn đề sau đây.


3.2.1. Về nhận thức chung của phụ nữ về nhu cầu hiểu biết pháp luật

Có tới 82.4% phụ nữ được hỏi cho rằng "phụ nữ chỉ cần biết và hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan đến phụ nữ". Có lẽ để phụ nữ hiểu và làm đúng những quy định liên quan đến phụ nữ cũng là một thành công đáng mừng trong công tác giáo dục pháp luật cho phụ nữ, bởi lẽ những quy định liên quan trực tiếp đến đời sống của người phụ nữ cũng rất nhiều: như Luật dân sự, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới. Chỉ có 20.6% phụ nữ cho rằng "phụ nữ không cần biết các

quy định của pháp luật vì đó là việc của cơ quan nhà nước", đây cũng là một kết quả cho thấy ngày càng nhiều phụ nữ quan tâm và mong muốn hiểu biết pháp luật để bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của bản thân cũng như gia đình. Trước đây, phụ nữ thường chỉ là người lo toan, quán xuyến các công việc trong gia đình, không tham gia các hoạt động xã hội nên việc quan tâm và hiểu biết về các quy định pháp luật cũng hết sức hạn chế. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã hội, ngày càng nhiều phụ nữ đã quan tâm đến các quy định của pháp luật, nhất là các quy định liên quan trực tiếp đến bản thân và gia đình.

Bảng 3.1: Về nhận thức chung của phụ nữ về nhu cầu hiểu biết pháp luật


Các nhận định chung

Số tán thành

Số không tán thành

Số phiếu

Tỷ lệ%

Số phiếu

Tỷ lệ%

Phụ nữ cần biết tất cả các quy định của pháp luật

179

12.6

1363

87.3

Phụ nữ chỉ cần biết và hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan đến phụ nữ

1285

82.4

275

17.6

Chỉ những phụ nữ làm công tác liên quan đến pháp luật mới cần nắm vững các quy định của pháp luật


720


46.4


840


53.8

Phụ nữ không cần biết các quy định của pháp luật vì đó là việc của cơ quan nhà nước

322

20.6

1238

79.4

Nguồn: [32].

3.2.2. Về nhu nội dung pháp luật được giáo dục

Qua số liệu cho thấy, hầu hết các nội dung pháp luật liên quan nhiều, trực tiếp đến phụ nữ thì nhu cầu được giáo dục đều cao như: Pháp luật về Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Dân sự…Những nội dung pháp luật trên trong những năm qua cũng đã được Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tuyên truyền, phổ biến, giáo dục rộng rãi tới đông đảo phụ nữ, tuy nhiên mỗi chị em lại có cách tiếp cận, nhận thức khác nhau nên có thể được tuyên truyền, giáo dục rồi nhưng vẫn có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn. Hoặc cá biệt có những phụ nữ chưa hề nghe đến Luật Phòng chống bạo lực gia đình (mặc dù đã được thông qua từ năm 2007), tuy nhiên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/10/2023