Trên bình diện cả nước, khoảng cách bất bình đẳng giới giữa nam và nữ đang dãn rộng hơn ở các bậc học sau đại học. Mặc dù tỷ lệ nữ có trình độ sau đại học của Việt Nam đã cao hơn 30%, nhưng vẫn chỉ bằng 1/2 so với nam giới. Đặc biệt, càng ở trình độ học vấn cao thì mức độ bất bình đẳng giới lại càng lớn. Tỷ lệ phụ nữ đạt học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, giáo sư thấp hơn khoảng từ 5 - 18 lần so với nam giới. Năm 2007, tỷ lệ phụ nữ được phong học hàm phó giáo sư chỉ chiếm 11,67%, trong khi tỷ lệ này của nam giới là 88,33%. Đối với học hàm giáo sư, phụ nữ chỉ chiếm 5,1%, nam giới chiếm 94,9%. Học vị tiến sĩ khoa học, nam giới chiếm 90,22%, phụ nữ chiếm 9,78%; học vị tiến sĩ, nam giới chiếm 82,98% và phụ nữ chỉ chiếm 17,02%. Điều này cũng ảnh hưởng lớn tới khả năng thăng tiến và đóng góp của phụ nữ vào trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, cũng như trong con đường chức nghiệp, đặc biệt là việc vươn lên trở thành những người đứng đầu trong bộ máy nghiên cứu khoa học, quản lý của đất nước [3, tr. 7].
Định kiến giới và tư tưởng trọng nam giới hơn phụ nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở trong gia đình và một bộ phận dân cư trong xã hội với các biểu hiện như thích đẻ con trai hơn con gái, coi việc nội trợ, chăm sóc con cái là của phụ nữ, khi chia tài sản thừa kế thường dành cho con trai nhiều hơn, ưu tiên đầu tư vào con trai, quan niệm nam giới là người trụ cột, quyết định chính trong gia đình và đóng vai trò chính trong các quan hệ xã hội bên ngoài gia đình.
Trong gia đình, phụ nữ tham gia vào việc ra quyết định thấp hơn nam giới: Mặc dù đã có nhiều tiến bộ nhưng nhìn chung phụ nữ ít được quyền quyết định công việc gia đình so với nam giới. Quyền lực cao hơn của một người chồng thể hiện ở quyền quyết định ở một số việc như mua sắm, sản xuất kinh doanh, quan hệ họ hàng, còn người vợ thường chỉ có tiếng nói ở những việc như sử dụng biện pháp tranh thai, việc học của con hay các công việc nội trợ của gia đình…
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ đã trở thành vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm và được nhà nước điều chỉnh bằng Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Mặc dù cả thế giới đang phấn đấu vươn đến mục tiêu bình đẳng giới, nhưng người phụ nữ ngày nay vẫn có thể bị bắt cóc, bị bán ra nước ngoài, bị hãm hiếp và buộc hành nghề mại dâm. "Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình" [55, tr. 1]. Như vậy bạo lực gia đình có thể là nam giới và phụ nữ nhưng ở Việt Nam nạn nhân chủ yếu là phụ nữ. Theo khảo sát của Hội Liên hiệp phụ nữ năm 2008, có 23% số gia đình được hỏi có hành vi bạo hành về thể chất; 30% bạo lực về tình dục; 25% số gia đình có hành vi bạo lực về tinh thần trong đó phụ nữ là nạn nhân chiếm 97%. Bạo lực gia đình tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hạnh phúc gia đình. Làm cho nhiều gia đình tan nát, ly dị, ly thân. Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trung bình một năm trên cả nước có tới 8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân do bạo lực gia đình. Cũng theo số liệu thống kê của bệnh viện, các trung tâm, phòng cấp cứu lớn của cả nước, "có trên 27% phụ nữ bị ngược đãi nhập viện, hơn 10% điều trị y khoa nghiêm trọng hàng năm do nguyên nhân bạo lực gia đình" [56]. Ở Việt Nam, bạo lực gia đình xảy ra khá phổ biến ở nhiều nơi trong cả nước. Những con số thống kê số vụ bạo lực trong gia đình so với thực tế là quá ít. Thông thường, chỉ những vụ án điển hình, thực sự gây hậu quả nghiêm trọng bị xã hội lên án mới bị khởi tố.
Bên cạnh vấn đề bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình thì nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em đang là một hiện tượng nhức nhối ở nước ta hiện nay, là hoạt động tội phạm xâm hại những quyền cơ bản nhất của con người, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư. Và đối tượng bị tổn thương nhất là phụ nữ và trẻ em. Tệ nạn này làm ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, phẩm hạnh và cơ hội phát triển của họ. Mặc dù đã Luật Phòng chống mua bán người đã có hiệu lực tuy nhiên số phụ nữ, trẻ em bị buôn bán ngày càng tăng theo thời gian. Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an), giai đoạn 1998 -
2006, có 5.746 phụ nữ và trẻ em bị bán ra nước ngoài và 665 phụ nữ và trẻ em bị buôn bán trong nước, chưa kể đến con số 7.940 phụ nữ và trẻ em nghi ngờ bị buôn bán. Từ năm 2005 đến tháng 6-2008, toàn quốc đã xảy ra 1.100 vụ với 2.800 phụ nữ và trẻ em bị buôn bán, diễn ra mạnh nhất tại các tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc với hơn 65% tổng số vụ. Tuyến Việt Nam - Cam-pu-chia cũng chiếm đến 15% tổng số vụ buôn bán phụ nữ và trẻ em, tuyến Việt Nam - Lào chiếm khoảng 6,5% số vụ. Toàn quốc hiện nay có 54 tuyến trọng điểm về buôn bán phụ nữ và trẻ em, trong đó có năm tuyến quốc tế và 18 tuyến liên tỉnh.
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo 130/CP (Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em), chỉ trong sáu tháng đầu năm 2009, cả nước đã xảy ra 191 vụ buôn bán phụ nữ, trẻ em, với 362 đối tượng, lừa bán 417 nạn nhân. Đáng chú ý, tình trạng chiếm đoạt, bắt cóc trẻ em, mua bán trẻ sơ sinh đưa ra nước ngoài bán liên tục xảy ra ở một số địa phương phía Bắc như Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng Nam…Không chỉ trên đường bộ, nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em còn được thực hiện qua cả đường hàng không, đường biển, tập trung đến một số nước và vùng lãnh thổ thiếu nữ trầm trọng hoặc giá nhân công lao động cao như Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Hồng Kông, thậm chí cả một số nước châu Âu, châu Mỹ… Phụ nữ và trẻ em được đưa đi theo đường này sẽ bị bán để "làm vợ", bán vào các động mại dâm của người địa phương hoặc cộng đồng người gốc Việt ở nước đó, một số khác bị đưa đi lao động cưỡng bức. Mặc dù các địa phương đều nỗ lực hết mình trong việc tuyên truyền sâu rộng những thủ đoạn của bọn buôn bán người, song hoạt động buôn bán phụ nữ, trẻ em vẫn diễn biến phức tạp, do tính chất, quy mô và thủ đoạn hoạt động phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức chặt chẽ.
Thủ đoạn lừa gạt của bọn tội phạm chủ yếu dưới danh nghĩa giúp tìm việc làm, rủ đi làm ăn, buôn bán, mang vác hàng hóa, du lịch và một vài năm trở lại đây là dưới hình thức kết hôn với người nước ngoài. Một hình thức khá phổ biến hiện nay, thủ phạm (là nam giới), giả vờ yêu các cô gái rồi rủ rê họ về nhà ra mắt bố mẹ hoặc đi Lạng Sơn, Quảng Ninh… mua sắm đồ cưới. Nhiều cô gái nhẹ dạ cả tin đã dễ dàng sa bẫy của "người yêu". Đến lúc các cô rõ chân tướng của người đã từng thề non hẹn biển với mình thì không còn đường lui nữa. Nghiêm trọng hơn cả là tình trạng bọn buôn người lợi dụng đêm tối, sơ hở của gia đình nạn nhân và lực lượng chức năng, để tấn công, cướp, chiếm đoạt trẻ em bán ra nước ngoài. Ngoài ra, hoạt động môi giới hôn nhân bất hợp pháp để đưa phụ nữ ra nước ngoài vẫn thường xuyên xảy ra dưới nhiều hình thức trá hình khác nhau [50].
1.2.4. Yếu tố nhận thức của bản thân người phụ nữ
Có thể nói cho dù có chiến lược, có chủ trương chính sách của các cấp lãnh đạo vì sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ nhưng sẽ không thể thực hiện có hiệu quả nếu thiếu đi sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò, địa vị cũng như trách nhiệm của cá nhân người phụ nữ. Cùng với sự phát triển của đất nước ngày càng có nhiều phụ nữ thành đạt, gánh vác những trọng trách quan trọng trong bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thể. Tuy nhiên còn một bộ phận phụ nữ còn tự ti, thụ động, thiếu nghị lực và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Một bộ phận phụ nữ bị lôi cuốn theo lối sống thực dụng, cá nhân ích kỷ, xa rời với đạo đức, truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, vi phạm pháp luật, tiếp tay cho tệ nạn xã hội phát triển. Nguyên nhân sâu xa của những hạn chế này là do người phụ nữ chưa có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. Những phụ nữ thiếu tự tin, thụ động, thiếu ý chí vươn lên thường ít được học hành và sống trong môi trường gia đình cổ hủ, có nhiều thành kiến. Họ cho rằng phụ nữ chỉ có và chỉ nên làm công việc nội trợ, chăm sóc chồng con. Chính vì những nhận thức đó sẽ khó có sự bình
Có thể bạn quan tâm!
- Giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay - 2
- Nội Dung Và Hình Thức Của Giáo Dục Pháp Luật Cho Phụ Nữ
- Chủ Thể, Khách Thể, Đối Tượng Giáo Dục Pháp Luật Cho Phụ Nữ
- Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Pháp Luật Cho Phụ Nữ
- Giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay - 7
- Các Quyền Và Chính Sách Đối Với Phụ Nữ Theo Pháp Luật Nam
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
đẳng thật sự giữa nam và nữ. Tâm lý mặc cảm, ngại phấn đấu sẽ khiến người phụ nữ tự làm thui chột đi tiềm năng vốn có. Những người phụ nữ như vậy không góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội mà còn bào mòn dần những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ và bình đẳng nam nữ đã diễn ra từ lâu. Hiện nay, bình đẳng giới vẫn đang là vấn đề được quan tâm nghiên cứu bởi trong quá trình phát triển của xã hội hay của một cộng đồng nhỏ cũng đều phải giải quyết các mối quan hệ mang tính chất giới. Song, để người phụ nữ thật sự bình đẳng với nam giới không chỉ cần có những điều kiện bình đẳng về kinh tế hay các cơ may xã hội mà còn cần có sự bình đẳng trong nhận thức của chính bản thân họ và của xã hội về địa vị, vai trí của người phụ nữ trong gia đình. Có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của mình mới giúp người phụ nữ gạt bỏ sự tự ti, mặc cảm, cố gắng vươn lên trong học tập, nâng cao trình độ, hiểu biết của bản thân.
Có thể nói có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình, bị buôn bán như nguyên nhân về kinh tế, nghiện ngập, sự giáo dục của gia đình tuy nhiên có một nguyên nhân rất quan trọng đó là trình độ học vấn thấp. Thực tế đã chứng minh rằng với các gia đình có học vấn thấp tình trạng bạo lực, bất bình đẳng thường xảy ra phổ biến hơn các gia đình trung lưu, có giáo dục. Học vấn thấp và thiếu hiểu biết pháp luật cũng là lý do
khiến nhiều phụ nữ bị cam chịu bi ̣hành ha ̣ , ngươc
đai
. Do không hiểu biết
pháp luật rất nhiều chị em không biết được mình có quyền tố cáo khi bị chồng
đánh đâp
mà cứ âm thầm chiu
đưng.
1.2.5. Yếu tố về năng lực chủ thể đi giáo dục pháp luật
Năng lưc
của chủ thể đi giáo duc
pháp luâṭ đươc
hiểu là kiến thứ c , kỹ
năng, sự hiểu biết về các quy điṇ h của pháp luâṭ ở môt trình đô ̣nhất điṇ h trơ
lên và phương pháp truyền đaṭ tốt giúp người nghe, người hoc đúng về các quy điṇ h của pháp luâṭ.
nắm đươc̣ , hiểu
Chủ thể đi giáo dục pháp luật (đươc
goi
là các báo cáo viên ) trong
những năm gần đây đã đươc
quan tâm đào tao
về nghiêp
vu,
kỹ năng.
Báo cáo viên pháp luật là những người được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định công nhận để thực hiện nhiệm vụ phổ biến pháp luật; báo cáo viên pháp luật bao gồm: Báo cáo viên pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(sau đây goi
là Báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương ; cấp tỉnh và
cấp huyện ). Báo cáo viên phải đáp ứng các yêu cầu : Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ ; có lập trường chính trị vững vàng, đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật; Được cơ quan, tổ chức nơi công tác giới thiệu; có trình độ Cử nhân luật đối với Báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương và cấp tỉnh; có trình độ trung cấp luật trở lên đối với Báo cáo viên pháp luật cấp huyện [6, tr. 2].
Để đảm bảo các yêu cầu theo quy định, trong những năm gần đây đội ngũ báo cáo viên pháp luật cũng được củng cố, tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Bộ Tư pháp đã hướng dẫn các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương và các tỉnh, thành phố tiến hành việc xây dựng, củng cố, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật. Có bộ, ngành tổ chức được mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật theo ngành dọc xuống tận huyện, có nơi đến tận cấp xã. Tính đến tháng 8/2011, cả nước có 747 báo cáo viên pháp luật Trung ương được Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định công nhận. Hiện nay, cấp tỉnh, cấp huyện đang kiện toàn lại đội ngũ báo cáo viên pháp luật theo quy định tại Thông tư số 18/2010/TT-BTP quy định về tiêu chuẩn báo cáo viên pháp luật, chú trọng tăng về số lượng và chất lượng ngày càng cao, đáp ứng được yêu cầu của công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong tình
hình mới. Đây là đội ngũ vừa làm công tác nghiên cứu, vừa hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực pháp luật hoặc trực tiếp liên quan đến pháp luật nên có nhiều thuận lợi trong phổ biến, giáo dục pháp luật. Theo Báo cáo tổng kết Chỉ thị số 32 của 56 tỉnh ủy, thành ủy, số lượng báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh là:
5.183 người; cấp huyện là: "13.667 người; tuyên truyền viên pháp luật cấp xã là: 82.555 người từ các lực lượng khác (già làng, trưởng bản, Báo cáo viên Tuyên giáo....) tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật" [19].
Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng đã phối hợp với các ban của Đảng ở Trung ương và các bộ, ngành, đoàn thể hữu quan (như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung ương Hội luật gia Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương...) tổ chức được nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng tăng cường năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị, ngành đó.
1.3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ
1.3.1. Phụ nữ ít quan tâm đến pháp luật hơn nam giới
Có thể khẳng định rằng trong cuộc sống phụ nữ ít quan tâm đến pháp luật hơn nam giới. Xuất phát từ yếu tố truyền thống với phần lớn thời gian dành cho công việc nội trợ, chăm sóc gia đình, người phụ nữ không có thời gian để tự tìm hiểu hay tham gia các khóa tập huấn để nâng cao kiến thức của mình về các quy định của pháp luật.
Bên cạnh yếu tố truyền thống thì nhiều phụ nữ với bản chất rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin, tâm lý mặc cảm không có ý thức học hỏi nâng cao trình độ, hiểu biết của bản thân. Việc nhận thức đúng vai trò, vị trí của phụ nữ sẽ giúp phụ nữ tự tin hơn trong cuộc sống, vượt qua những rào cản của xã hội để vươn lên. Bác Hồ đã từng nói:
Từ trước đến nay phụ nữ Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho cách mạng, phụ nữ ta rất đáng kính, phụ nữ ta có nhiều tiến bộ.
Nhưng Đảng, Chính phủ và Bác còn mong phụ nữ tiến bộ nhiều hơn nữa...Muốn làm tròn nhiệm vụ vẻ vang đó, phụ nữ phải xóa bỏ tâm lý tự ti và ỷ lại, phải có ý chỉ tự cường, tự lập, phải nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, kỹ thuật [24, tr. 375].
Nói như thế để thấy rằng, tự ti, mặc cảm là một hạn chế lớn của phụ nữ Việt Nam, nó là rào cản để chị em tiếp cận với việc học tập nâng cao trình độ, sự hiểu biết về pháp luật của mình.
Tư tưởng định kiến giới còn tồn tại trong xã hội đã ảnh hưởng lớn đến sự tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có các quy định của pháp luật. Một bộ phận không nhỏ phụ nữ coi đó là việc của nam giới, không biết và cũng không nhận thấy mình cần hiểu biết các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích của bản thân cũng như gia đình. Như chúng ta thường thấy, hầu hết các cuộc họp, học tập, tập huấn ở cơ sở người tham gia chủ yếu là nam giới và người phụ nữ dường như coi đó là điều tất yếu. Nam giới được tham gia học hành nhiều hơn, sự hiểu biết được nâng cao giúp họ có điều kiện để tìm hiểu các quy định của pháp luật một cách toàn diện hơn.
1.3.2. Phụ nữ thường chỉ quan tâm đến một số văn bản pháp luật cơ bản có liên quan đến phụ nữ
Hệ thống pháp luật nước ta rất đa dạng về thể loại văn bản và khổng lồ về số lượng văn bản quy phạm pháp luật. Trong hệ thống pháp luật có 26 loại văn bản được xác định là văn bản quy phạm pháp luật. Theo số liệu của Cơ sở dữ liệu pháp luật Bộ Tư pháp, tính từ ngày 1 tháng 1 năm 1987 đến 30 tháng 11 năm 2008, chỉ tính riêng văn bản pháp luật do các cơ quan trung ương ban hành thì hệ thống pháp luật nước đã có tới 19126 văn bản, trong đó có 208 luật, bộ luật, 192 pháp lệnh, 2097 nghị định, 267 nghị quyết và 36 thông tư, 1213 thông tư liên tịch. Pháp lệnh Thi hành án dân