Nội Dung Và Hình Thức Của Giáo Dục Pháp Luật Cho Phụ Nữ

các cơ quan có chức năng giáo dục đào tạo nói chung và các cơ quan có chức năng giáo dục pháp luật của Nhà nước nói riêng.

Giáo dục pháp luật là một trong những mắt xích quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, giáo dục pháp luật là nhằm hình thành ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật cho mọi công dân, nhằm phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Hiện nay, như Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ là, tiếp tục "xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" [16, tr. 135]. Chúng ta đang từng bước phấn đấu nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý xã hội bằng pháp luật. Trong phương hướng đó, giáo dục pháp luật giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, vì đó là khâu đầu tiên để tạo ra tiền đề ý thức cho phương hướng có khả năng trở thành hiện thực trong đời sống xã hội.

Thực tế trong thời gian qua cho thấy, sự coi nhẹ và thiếu năng động trong công tác giáo dục pháp luật là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ý thức pháp luật của cán bộ công chức, nhân dân nói chung còn thấp. Điều đó đặt ra cho chúng ta sự cần thiết phải nhận thức ý nghĩa mang tầm chiến lược của công tác giáo dục pháp luật trong suốt cả quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Nó là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong chiến lược con người của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

1.1.2. Khái niệm về giáo dục pháp luật cho phụ nữ


Giáo dục pháp luật cho phu ̣nữ là môt

phần trong giáo duc

pháp luât

nói chung, tuy nhiên đã đươc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

cu ̣thể hóa về đối tươn

g đươc

Giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay - 3

giáo duc

. Khác

́i nam giới phu ̣nữ có những đăc

điểm riêng về tâm sinh lý , nhân

thứ c, trình

đô ̣rất khác nhau gi ữa các vùng , miền...nên đòi hỏi có sự giáo duc

riêng cho

phù hơp.

̀ khái niêm

về giáo duc

pháp luâṭ, chúng ta có thể hiểu rằng giáo dục

pháp luật cho phu ̣nữlà hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục, tác động lên phu ̣ nữ nhằm hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành.

Như vâỵ , viêc

giáo duc

pháp luâṭ cho phu ̣nữ là môt

hoaṭ đôn

g có điṇ h

hướng, có tổ chức nghĩa là nó được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện giáo dục

pháp luật nghiên cứu , điṇ h hướng trước nôi

dung cần giáo duc

. Đối tượng

giáo dục ở đây được xác định cụ thể là phụ nữ. Thông qua viêcgiúp phụ nữ biết, có ý thức và thực hiện pháp luật.

giáo duc

nhằm


1.1.3. Mục đích của giáo dục pháp luật cho phụ nữ

Mục đích của giáo dục pháp luật là một trong những yếu tố tạo nên cấu trúc bên trong của giáo dục pháp luật. Việc xác định đúng đắn các mục đích xã hội cần phải đạt được trong quá trình giáo dục pháp luật, có vai trò quan trọng trong lý luận và thực tiễn giáo dục pháp luật. Bởi vì, các phạm trù, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật phần lớn phụ thuộc vào việc xác định những mục đích xã hội nào được đặt ra trước quá trình giáo dục. Mục đích của giáo dục pháp luật cho phụ nữ cũng thế, đòi hỏi phải đáp ứng được các yêu cầu cụ thể của xã hội đối với từng giai đoạn, trong các điều kiện lịch sử cụ thể. Theo quan điểm chung của nhiều nhà khoa học, giáo dục pháp luật cho phụ nữ bao gồm các mục đích cơ bản sau đây:

- Mục đích thứ nhất: Hình thành, làm sâu sắc từng bước mở rộng hệ thống tri thức pháp luật của phụ nữ (mục đích nhận thức). Đây là mục đích hàng đầu, bởi vì, chính sự am hiểu pháp luật, sự nhận thức đúng đắn về giá trị xã hội và vai trò điều chỉnh của pháp luật sẽ là điều kiện cần thiết để hình thành tình cảm và lòng tin vào pháp luật ở mỗi công dân nói chung và phụ nữ nói riêng. Hơn nữa, tri thức pháp luật còn giúp cho con người tổ chức một cách có ý thức hoạt động của mình và tự đánh giá kiểm tra, đối chiếu hành vi với các chuẩn mực pháp luật. Mục đích này đặc biệt quan trọng trong điều

kiện như nước ta hiện nay, khi mà hiểu biết pháp luật của phụ nữ còn thấp, còn chịu ảnh hưởng tư tưởng và nếp sống của người sản xuất nhỏ , nhận thức về quyền và nghĩa vụ của công dân chưa đầy đủ . Mặt khác, công tác giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật cho phụ nữ chưa được coi trọng dẫn đến tình trạng pháp chế bị buông lỏng, làm giảm hiệu lực của pháp luật;

giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Do đó, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác giáo dục pháp luật:

Coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật... Cán bộ quản lý các cấp từ Trung ương đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật. Cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân [12, tr. 121];

"Thường xuyên giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luật" [13, tr. 92];

"Phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền giáo dục toàn dân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật" [16, tr. 135].

- Mục đích thứ hai: Hình thành ý thức và lòng tin của phụ nữ đối với pháp luật (mục đích cảm xúc). Mục đích này rất quan trọng, vì nếu có tri thức pháp luật mà không có ý thức tôn trọng và lòng tin vào pháp luật cũng như các cơ quan bảo vệ pháp luật thì phụ nữ rất dễ hành động chệch khỏi các chuẩn mực pháp luật vì lợi ích riêng tư. Nội hàm của mục đích cảm xúc đạt được thông qua việc: Một là, giáo dục tình cảm công bằng, biết xác định các tiêu chuẩn đánh giá tính công bằng của pháp luật, biết đối xử với người khác và với chính mình bằng các tiêu chuẩn công bằng thể hiện qua các qui phạm pháp luật. Hai là, giáo dục tình cảm, trách nhiệm, ý thức tuân thủ pháp luật của người phụ nữ ở mọi nơi mọi lúc. Phê phán, lên án những biểu hiện coi

thường pháp luật, các hành vi phạm pháp. Đồng thời ủng hộ và tích cực tham gia bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật. Có được tình cảm trên, phụ nữ sẽ có được lòng tin vững chắc vào sự cần thiết tuân theo những qui phạm pháp luật. Khi đã có lòng tin vào pháp luật, phụ nữ sẽ có những hành vi hợp pháp và luôn có ý thức thức giúp người khác thực hiện đúng pháp luật.

- Mục đích thứ ba: Hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự theo pháp luật (mục đích hành vi). Đây cũng là một mục đích rất quan trong trong việc giáo dục pháp luật cho phụ nữ. Động cơ và hành vi hợp pháp là kết quả cuối cùng của cả quá trình nhận thức pháp luật, đấu tranh nội tâm dưới tác động của những yếu tố tâm lý, tình cảm, lòng tin... Từ mục đích nhận thức được pháp luật giúp cho người phụ nữ có ý thức chấp hành pháp luật, biết được quyền nghĩa vụ của họ mà pháp luật quy định đồng thời có những kiến thức, kỹ năng cơ bản để bảo vệ mình trước pháp luật. Khi đã được trang bị những kỹ năng cần thiết về pháp luật sẽ giúp phụ nữ hình thành thói quen xử sự hợp pháp đó là: tuân thủ các quy phạm hướng dẫn của pháp luật, thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ pháp lý và áp dụng các tri thức pháp luật, các quy phạm pháp luật cụ thể để bảo vệ các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình, của người khác, của Nhà nước và của xã hội.

Việc phân chia các mục đích giáo dục pháp luật trên đây chỉ mang tính tương đối, giữa chúng có mối quan hệ đan xem qua lại trong mối liên hệ hữu cơ thống nhất. Từ tri thức pháp luật đến tính tự giác; từ tính tự giác đến tính tích cực; từ tính tích cực đến thói quen xử sự theo pháp luật. Ngược lại, khi có thói quen xử sự theo pháp luật thì lòng tin, tình cảm pháp luật lại được củng cố. Do đó, khi tiến hành giáo dục pháp luật cho phụ nữ đều phải hướng hoạt động vào cả ba mục đích trên.

Việc xác định mục đích của giáo dục pháp luật cho phụ nữ trong quá trình giáo dục pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng cả trong lý luận lẫn thực tiễn giáo dục pháp luật. Việc xác định đúng hay không đúng mục đích

của giáo dục pháp luật sẽ dẫn đến chất lượng tốt hay không tốt tới giáo dục pháp luật.

1.1.4. Nội dung và hình thức của giáo dục pháp luật cho phụ nữ

1.1.4.1. Nội dung của giáo dục pháp luật cho phụ nữ

Nội dung giáo dục pháp luật phụ nữ được xác định trên cơ sở ba mục đích của giáo dục pháp luật cho phụ nữ nói trên, đó là sự hình thành cho người phụ nữ có nhận thức về hệ thống tri thức pháp luật từ đó xây dựng tình cảm, lòng tin và thói quen hành động phù hợp với yêu cầu của pháp luật. Nội dung giáo dục pháp luật cho phụ nữ là một thành tố quan trọng của quá trình giáo dục pháp luật, nó được xác định trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ và đồng thời xuất phát từ nhu cầu, đặc điểm của đối tượng giáo dục pháp luật. Xác định đúng nội dung của giáo dục pháp luật cho phụ nữ sẽ bảo đảm cho chất lượng của việc giáo dục pháp luật cho phụ nữ có hiệu quả cụ thể, thiết thực.

Phạm vi của nội dung giáo dục pháp luật theo quan điểm chung hiện nay bao gồm:

- Các thông tin về pháp luật, gồm cả kiến thức cơ bản và văn bản pháp luật thực định.

- Các thông tin về việc thực hiện pháp luật, về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm, về việc điều tra xử lý các vi phạm pháp luật.

- Các thông tin về kết quả nghiên cứu, điều tra xã hội học về thực hiện áp dụng pháp luật đối với đời sống kinh tế xã hội, đối với từng đối tượng, các tầng lớp dân cư. Đồng thời phản ánh những nhu cầu, nguyện vọng, ý kiến, đề xuất của nhân dân, của các chuyên gia pháp luật trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật.

- Các thông tin hướng dẫn hành vi pháp luật cụ thể của công dân (như các quyền, các nghĩa vụ pháp luật, các quy trình thủ tục để bảo vệ các quyền hợp pháp).

Từ phạm vi nội dung giáo dục pháp luật nêu trên, trong thực tiễn của giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay mới chú trọng đến việc cung cấp những kiến thức cơ bản liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người phụ nữ. Tùy theo từng nhóm đối tượng phụ nữ, tùy vào công việc, vị trí xã hội mà người phụ nữ đảm nhiệm cũng có những nhu cầu khác nhau về kiến thức pháp luật. Việc giáo dục pháp luật cho phụ nữ cũng cần lưu ý tới những đặc điểm của nội dung giáo dục pháp luật. Đó là trạng thái động của các thông tin trong nội dung giáo dục pháp luật. Những đặc điểm này cần được nhận thức đầy đủ đối với những người làm công tác giáo dục pháp luật. Trên cơ sở đó họ lựa chọn phương pháp tiếp cận tới nội dung giáo dục pháp luật của từng đối tượng một cách phù hợp, giúp cho đối tượng giáo dục có cách nhìn nhận đúng đắn, biện chứng về quá trình hoàn thiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống, cũng như những điểm mâu thuẫn và thống nhất của tiến trình đổi mới, phát triển khoa học pháp lý và pháp luật thực định ở nước ta.

Những nội dung chủ yếu của giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta giai đoạn hiện nay, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, được xác định theo những mức độ, tầng cấp độ khác nhau tùy theo từng nhóm đối tượng. Căn cứ vào nhu cầu và vị trí xã hội của người phụ nữ, người ta phân định nội dung giáo dục pháp luật thành ba mức, cấp độ khác nhau sau đây:

Một là, mức độ tối thiểu về giáo dục pháp luật phổ cập cho mọi công dân trong đó có phụ nữ. Sống trong một xã hội được quản lý bằng pháp luật thì mỗi phụ nữ phải có những hiểu biết tối thiểu về pháp luật và có những kỹ năng tối thiểu để sử dụng pháp luật nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp và thực hiện nghĩa vụ của mình.

Hai là, mức độ giáo dục pháp luật theo nhu cầu ngành nghề của những phụ nữ hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế kỹ thuật, văn hóa xã hội. Họ cần những hiểu biết và kỹ năng sử dụng pháp luật ở mức độ cao hơn, mang tính định hướng nghề nghiệp rõ hơn thì ngoài những khái niệm pháp lý cơ bản

thường gặp trong thực tiễn, nội dung giáo dục pháp luật theo ngành nghề còn bao gồm một số luật thực định, liên quan trực tiếp đến lĩnh vực hoạt động của đối tượng. Các quyền và nghĩa vụ công dân trong lĩnh vực hoạt động và các trình tự giải quyết các tranh chấp phổ biến liên quan trong lĩnh vực nghề nghiệp.

Ba là, mức độ giáo dục chuyên luật, đây là mức độ cao nhất của nội dung giáo dục pháp luật, nhằm mục đích đào tạo cho phụ nữ là các luật gia, cán bô ̣làm công tác pháp luâṭ trong bộmáy nhà nước và các tổ chức mang tính nghề nghiệp về pháp luật. Sự hiểu biết của đối tượng này bao gồm cả những quan

điểm, những học thuyết về nhà nước và pháp luật trong lịch sử và hiện tại. Những hiểu biết tương đối toàn diện về hệ thống pháp luật trong nước và quốc tế trong lĩnh vực chuyên sâu của từng người (về hình sự, về dân sự, về kinh tế, về hôn nhân gia đình, về luật quốc tế,...). Kỹ năng của nhóm phụ nữ này không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ pháp luật mà chủ yếu là vận dụng chính xác, linh hoạt các quan hệ pháp luật vào việc xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật (hoặc tư vấn cho việc giải quyết các vấn đề về pháp luật, như các tranh chấp, các vi phạm pháp luật...). Kỹ năng quan trọng và đặc thù của đối tượng là sáng tạo pháp luật, là khả năng tham gia vào việc hoàn thiện pháp luật.

Từ việc xác định phạm vi, đặc điểm và các mức độ yêu cầu về nội dung giáo dục pháp luật cho phụ nữ có thể thấy rằng: Không thể có một hình thức hay một chủ thể giáo dục pháp luật riêng biệt có thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu, nội dung để đạt tới mục tiêu giáo dục pháp luật chung cho mọi đối tượng phụ nữ. Do đó cần phải có sự phối hợp nhiều hình thức, phương tiện, chương trình, mục tiêu giáo dục pháp luật của các chủ thể khác nhau để hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm đạt được mục đích của giáo dục pháp luật mà nội dung giáo dục pháp luật đề ra.

1.1.4.2. Hình thức giáo dục pháp luật cho phụ nữ

Mục đích và nội dung của giáo dục pháp luật cho phụ nữ không thể tự thân đi vào nhận thức, tình cảm của mỗi phụ nữ được giáo dục pháp luật, mà

phải qua những kênh chuyển tải thông tin, là các dạng hoạt động cụ thể để tổ chức quá trình giáo dục pháp luật, thể hiện nội dung giáo dục pháp luật. Các dạng hoạt động cụ thể đó phải phù hợp với khả năng tiếp cận của từng đối tượng. Do đó, hiệu quả của giáo dục pháp luật không chỉ phụ thuộc vào việc xác định đúng mục đích và nội dung giáo dục pháp luật mà còn phụ thuộc vào việc xác định đúng hình thức giáo dục pháp luật. Có nhiều quan niệm khác nhau về hình thức giáo dục pháp luật. Xuất phát từ giáo dục học, khái niệm hình thức giáo dục được hiểu là: Các hình thức tổ chức hoạt động phối hợp giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh nội dung giáo dục và đạt mục đích giáo dục. Trên cơ sở của khái niệm này, hình thức giáo dục pháp luật được coi là các dạng cụ thể, có tổ chức phối hợp giữa chủ thể giáo dục pháp luật và đối tượng giáo dục pháp luật để thể hiện nội dung giáo dục pháp luật và đạt mục đích giáo dục pháp luật. Từ khái niệm hình thức giáo dục pháp luật, người ta còn phân chia hình thức giáo dục pháp luật ra thành nhiều loại khác nhau. Qua thực tiễn cũng như qua nghiên cứu lý luận về nguyên tắc, nội dung, chủ thể, đối tượng giáo dục pháp luật, hình thức giáo dục pháp luật được chia làm hai loại:

- Các hình thức giáo dục pháp luật cho phụ nữ mang tính phổ biến, truyền thống của giáo dục chính trị tư tưởng như: phổ biến, nói chuyện pháp luật tại các cơ quan nhà nước, các tổ chức quần chúng, các địa bàn dân cư; các hội nghị, hội thảo pháp luật; các câu lạc bộ pháp luật; các đội thông tin cổ động pháp luật; các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; tuyên truyền qua báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác; các hình thức văn học nghệ thuật; thông qua sinh hoạt hội viên; dạy và học pháp luật trong các nhà trường.

- Các hình thức giáo dục pháp luật đặc thù như: Các hoạt động định hướng giáo dục pháp luật trong các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp của các cơ quan nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, Tòa án và Viện kiểm sát); giáo dục pháp luật qua các hoạt động của các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức quần chúng (tổ hòa giải, tư vấn pháp lý...).

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 10/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí