Giáo dục pháp luật cho học viên các trường sĩ quan quân đội ở Việt Nam hiện nay - 2


- Đỗ Văn Dương: “Giáo dục pháp luật cho cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Đắc Lăk hiện nay”, luận văn thạc sỹ Luật học năm 2003.

- PGS. TS. Trần Ngọc Đường và TS. Dương Thanh Mai: "Bàn về giáo dục pháp luật", Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

- TS. Nguyễn Đình Đặng Lục: "Giáo dục pháp luật trong nhà trường, giáo dục pháp luật và quá trình hình thành nhân cách", Nxb Pháp lý, HàNội, 1990.

- Hoàng Thế Nhân: "Giáo dục pháp luật cho bộ đội đặc công, thực trạng và giải pháp", luận văn thạc sỹ Luật học, năm 2003.

- Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp: "Một số vấn đề lý luận

và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới", Hà Nội, 1995.

- Phạm Trung Nghĩa: "Giáo dục pháp luật trong các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay", luận văn thạc sỹ Luật học, năm 2000.

- Vũ Bích Ngọc : “Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” Luận văn thạc sLỹuật học năm 2011

- Đinh Xuân Thảo: "Giáo dục pháp luật trong các trường đại học,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện nay", luận án Tiến sĩ Luật học, năm 1996.

- Trần Văn Trầm: “Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định”, luận văn thạc sĩ Luật học, năm 2002

Giáo dục pháp luật cho học viên các trường sĩ quan quân đội ở Việt Nam hiện nay - 2

- Tòa án Quân sự Trung ương: "Đổi mới công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay", đề tài nghiên cứu khoa học, năm 1998.

- Nguyễn Quang Vinh: "Quá trình phát triển ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ sỹ quan cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay", luận văn Thạc sĩ, năm 1997.

Những công trình trên đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về GDPL; một số ít trong đó mang tính chuyên sâu với một số loại đối tượng cụ thể. Tuy vậy, về vấn đề GDPL cho học viên trong các trường SQQĐ một cách


toàn diện, hệ thống thì từ năm 2000 đến nay nay chưa có một công trình nghiên cứ u nào.

3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

- Mục đích: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn GDPL trong các trường SQQĐ, từ đó đề xuất và luận chứng những giải pháp cơ bản đổi mới GDPL …Nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo SQQĐ, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.

- Nhiệm vụ:

Một là, phân tích cơ sở lý luận về GDPL.

Hai là, nghiên cứu những đặc thù của GDPL trong các trường SQQĐ.

Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng GDPL trong các trường SQQĐ hiện nay, từ đó rút ra nguyên nhân và bài học chủ yếu của thực trạng trên.

Bốn là, nêu ra quan điểm và một số kiến nghị, giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng GDPL cho học viên trong các trường SQQĐ.

4. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề GDPL cho học viên đào tạo sĩ quan trong các trường SQQĐ.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, đường lối đổi mới của Đảng trên lĩnh vực nhà nước và pháp luật, đặc biệt là các quan điểm đổi mới về giáo dục, GDPL, về xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.

Cơ sở phương pháp luận của luận văn và phương pháp duy luận biện chứng và duy vật lịch sử, vận dụng phương pháp lôgic - lịch sử, phân tích - tổng hợp; điều tra khảo sát thực tiễn.


6. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề GDPL cho đối tượng học viên đào tạo SQQĐ nhân dân Việt Nam bậc đại học ở các trường sĩ quan QĐND Viêṭ Nam (chủ yếu là các trường sỹ quan ở khu vực phía Bắc)

7. Những đóng góp mới và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

- Những kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp thêm cơ sở khoa học về GDPL trong các trường SQQĐ.

- Làm rõ tính đặc thù và yêu cầu khách quan của GDPL cho đối tượng học viên đào tạo sỹ quan cấp phân đội trong các nhà trường SQQĐ.

- Nêu một số vấn đề rút ra từ thực trạng GDPL trong các trường SQQĐ. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp cơ bản đổi mới nhằm nâng cao chất lượng GDPL trong thời gian tới.

- Kết quả đạt được của luận văn có thể dùng làm tài liệu giảng dạy và nghiên cứu, tham khảo trong quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng GDPL cho học viên trong các nhà trường SQQĐ.

- Những giải pháp được nêu trong luận văn có thể áp dụng phục vụ cho công tác GDPL trong toàn quân, đặc biệt là cho công việc giảng dạy môn nhà nước và pháp luật ở các trường SQQĐ.

8. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của giáo dục pháp luật cho học viên các trường Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam .

Chương 2: Thực trạng giáo dục pháp luật cho học viên trong các trường Sĩ quan Quân đội ở Việt Nam hiện nay.

Chương 3: Quan điểm và một số kiến nghị, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho học viên trong các trường sỹ quan quân đội.


Chương I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC VIÊN CÁC TRƯỜNG SỸ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM


1.1. Những vấ n đề lý luân sĩ quan quân đội

củ a giá o duc

phá p luâṭ cho hoc

viên các trường

1.1.1. Khái luận chung về giáo dục pháp luật

1.1.1.1. Khái niệm về giáo dục pháp luật

Trong sự phát triển lý luận về nhà nước và pháp luật đã có nhiều quan niệm khác nhau về GDPL. Có một thời kỳ dài, cả trong tư duy lý luận và cả trong chỉ đạo thực tiễn, GDPL bị “hòa tan” vào giáo dục chính trị tư tưởng; chỉ cần giáo dục chính trị, tư tưởng tốt thì người dân cũng thực hiện pháp luật. Việc phủ nhận tính độc lập tương đối của GDPL đã không chỉ làm hạn chế lý luận về mặt GDPL mà trên thực tế đã là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng không hiểu biết pháp luật của một bộ phận lớn cán bộ và các tầng lớp nhân dân, dẫn đến nhiều hành vi vi phạm pháp luật.

Quan niệm có tính chất cực đoan hơn nữa là phủ nhận GDPL. Quan niệm này cho rằng pháp luật là các quy tắc, mệnh lệnh của Nhà nước, buộc mọi người dân phải chấp hành vô điều kiện, dù muốn hay không, dù có lợi hay không có lợi. Vì thế, nếu có cái gọi là “GDPL” thì về thực chất chỉ là công bố và phổ biến pháp luật không bao hàm việc tuyên truyền, giải thích vận động; bản thân pháp luật sẽ tự thực hiện chức năng giáo dục của mình bằng chính các quy định về quyền và nghĩa vụ, về các chế tài đối với các chủ thể tham gia vào các quan hệ do nó điều chỉnh.

Cũng có quan niệm mặc dù thừa nhận tính độc lập tương đối của GDPL song thiếu toàn diện, thậm chí lệch lạc, hoặc là đồng nhất GDPL với dạy và học pháp luật, hoặc là đồng nhất với việc tuyên truyền, phổ biến, giải thích


pháp luật. Quan niệm này đã làm nghèo nàn các hình thức GDPL, nhất là việc phủ nhận các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, coi nó như là một hoạt động có tính chất kỹ thuật, và chỉ là công việc của bộ máy tuyên truyền.

Những quan niệm không đúng đắn hoặc phiến diện trên về GDPL ở mức độ ít hoặc nhiều đã hạ thấp vai trò của GDPL, hạn chế hiệu quả giáo dục, và do đó trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật. Do vậy để có quan niệm đúng đắn về GDPL đòi hỏi trước hết phải làm rõ những vấn đề lý luận về giáo dục nói chung , nhất là khái niệm về giáo dục.

Theo Từ điển tiếng Việt thì "giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất năng lực như yêu cầu đặt ra" [34, tr. 394].

Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống qui phạm pháp luật thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân, được Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện trên cơ sở giáo dục, thuyết phục, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để pháp luật điều chỉnh được các quan hệ xã hội theo đường lối, chủ trương của Đảng thì ngoài việc phải ban hành được một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, chúng ta cũng phải không ngừng tăng cường tuyên truyền, giáo dục để pháp luật đi vào cuộc sống.

Tuyên truyền, GDPL chính là cầu nối để đưa pháp luật vào đời sống nhân dân, làm cho nhân dân hiểu được nội dung, ý nghĩa, mục đích của những quy phạm pháp luật hiện hành, từ đó hình thành tình cảm, niềm tin và thói quen tự giác thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật. GDPL có vị trí, vai trò rất quan trọng, là một khâu không thể thiếu trong quá trình tổ chức và thực hiện pháp luật. Vậy GDPL là gì ?

Khái niệm GDPL thường được hiểu ở hai cấp độ khác nhau:


"Theo nghĩa rộng, GDPL là quá trình hình thành ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của các thành viên xã hội, quá trình đó chịu sự tác động của những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, trong đó điều kiện khách quan (chế độ chính trị, điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường sống…) là nhân tố ảnh hưởng, nó có thể tác động tự phát theo chiều tích cực hoặc tiêu cực, còn nhân tố chủ quan bao giờ cũng là sự tác động tự giác, tích cực, có ý thức, có chủ định theo chiều hướng xác định nhằm đạt được mục đích của chủ thể tác động. Theo nghĩa hẹp, GDPL là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của cơ quan, tổ chức và cá nhân (chủ thể giáo dục) tác động lên đối tượng giáo dục nhằm cung cấp tri thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật” [13,tr.10].

Theo quan điểm của tác giả, khái niệm GDPL nên được hiểu theo nghĩa hẹp, bởi vì:

Thứ nhất, hiểu GDPL như vậy phù hợp với khái niệm giáo dục thường được sử dụng trong khoa học sư phạm: Giáo dục là quá trình tác động có định hướng của nhân tố chủ quan (con người) lên đối tượng giáo dục nhằm đạt được mục đích nhất định. Theo Từ điển Tiếng Việt: "Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó làm cho đối tượng ấy dần dần có những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra" [34, tr.394].

Thứ hai, hiểu GDPL như vậy để phân biệt với quá trình hình thành ý thức pháp luật. Quá trình hình thành ý thức pháp luật là quá trình chịu sự tác động của cả nhân tố khách quan và chủ quan, còn GDPL là sự tác động tự giác, có chủ định, có mục đích của chủ thể giáo dục lên đối tượng giáo dục (nhân tố chủ quan) nhằm hình thành ở họ những phẩm chất nhất định. Như vậy, GDPL có nội hàm hẹp hơn so với sự hình thành ý thức pháp luật và nó chỉ là một bộ phận của quá trình hình thành ý thức pháp luật.


Thứ ba, hiểu GDPL như vậy là để phân biệt với khái niệm giáo dục nói chung. GDPL là hình thức giáo dục cụ thể, là cái riêng, cái đặc thù trong mối quan hệ với giáo dục nói chung, là cái chung, cái phổ biến. Vì vậy, GDPL có những nét đặc thù khác một cách tương đối với các dạng giáo dục khác, cụ thể như:

- GDPL có mục đích riêng của mình là nhằm cung cấp cho đối tượng giáo dục tri thức pháp luật, tình cảm pháp luật và thói quen xử sự hợp pháp, làm cho công dân tự giác chấp hành pháp luật, duy trì trật tự xã hội phù hợp với ý chí của nhà nước và lợi ích của nhân dân.

- GDPL có nội dung riêng, đó là sự chuyển tải những tri thức của hai hiện tượng nhà nước và pháp luật, trong đó những qui định của hệ thống pháp luật hiện hành của nhà nước là nội dung cơ bản.

- Xét trên các yếu tố chủ thể, khách thể, đối tượng, hình thức, phương pháp của GDPL cũng có những nét riêng, như xét về đối tượng GDPL là tất cả quần chúng nhân dân (mọi công dân), còn hình thức giáo dục khác sẽ chỉ là một đối tượng cụ thể nào đó.

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm GDPL như sau:

Giáo dục pháp luật là hoạt động có chủ định, có định hướng, có tổ chức của cơ quan, tổ chức và cá nhân để cung cấp tri thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm cho đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ ý thức pháp luật, niềm tin pháp luật, thói quen chấp hành và thực hiện pháp luật một cách tự giác, tích cực, chủ động.

Vậy, GDPL có mục đích là hoạt động nhằm hình thành tri thức, tình cảm và thói quen xử sự phù hợp với quy định của pháp luật, tạo cho công dân tự giác tuân thủ thi hành pháp luật, có ý thức pháp luật cao, góp phần tăng cường hiệu quả của pháp luật. Mục đích của GDPL là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để phân biệt GDPL với các dạng hoạt động khác. GDPL góp phần hình thành và nâng cao văn hóa pháp lý của từng cá nhân và toàn xã hội. Mặt


khác GDPL nhằm hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hệ thống tri thức pháp luật (mục đích nhận thức); hình thành tình cảm và lòng tin với pháp luật (mục đích cảm xúc); hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự hợp pháp, tích cực cho công dân (mục đích hành vi).

GDPL có chủ thể, khách thể, đối tượng, hình thức và phương pháp giáo dục với những đặc điểm mang tính khác biệt. Đối tượng GDPL có vai trò chính trong quá trình tác động qua lại giữa chủ thể giáo dục và đối tượng giáo dục. So với các đối tượng giáo dục khác thì GDPL là quá trình tác động thường xuyên, liên tục, lâu dài hơn chứ không phải là sự tác động một lần của chủ thể lên đối tượng giáo dục.

GDPL với ý nghĩa là một dạng giáo dục đặc thù, có vị trí độc lập tương đối, được hiểu là hoạt động cung cấp tri thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm, thái độ đúng đắn với pháp luật một cách có định hướng, có tình cảm, có chủ định lên mỗi thành viên của xã hội, nhằm hình thành một cách bền vững ý thức pháp luật luật và những thói quen tích cực trong mọi hành vi xử thế của công dân trong đời sống xã hội.

1.1.1.2. Mục đích của giáo dục pháp luật

Mục đích của GDPL là phạm trù cơ bản của lý luận về GDPL, có giá trị quan trọng trong chỉ đạo thực tiễn công tác GDPL, đặc biệt là trong công việc xác định nội dung, hình thức, phương pháp cũng như xác định chủ thể, đối tượng của GDPL. Việc xác định đúng đắn hay sai lầm mục đích của GDPL do vậy có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của GDPL. Ngoài ra mục đích của GDPL còn là cơ sở quan trọng để phân biệt GDPL với các thể loại giáo dục khác.

GDPL có ba mục đích sau:

Một là, Mục đích nhận thức - nhằm cung cấp, làm sâu sắc và từng bước mở rộng tri thức pháp luật cho công dân.

Đây là mục đích hết sức quan trọng của GDPL, bởi nó là cơ sở cho sự hình thành những phẩm chất khác của ý thức pháp luật. Sự am hiểu pháp luật,

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí