Quy Trình Giáo Dục Hòa Nhập Cho Trẻ Tự Kỷ Lứa Tuổi Mầm Non Theo Mô Hình Kết Hợp Giữa Trung Tâm Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Và Trường Mầm Non

h, OT - Occupational Therapy (Hoạt động trị liệu)

OT đưa ra những hỗ trợ cho trẻ tự kỷ mà có các khó khăn trong giác quan, vận động, cơ lực và các kỹ năng thăng bằng.

Nhà trị liệu và giáo viên thường sử dụng mát - xa, bật lò xo, ván trượt, bóng cao su to, bể bơi... tất cả những thứ này được dùng để trẻ trở nên nhận thức hơn về cơ thể mình và có khả năng sử dụng cơ thể trong các cách khác nhau.

i, Trò chơi không định hướng

Trò chơi không định hướng giống như tương tác và chơi - nói chung không ép buộc, không có cấu trúc và vui vẻ. Nó không giống như chơi bình thường bởi vì khi bạn là giáo viên, bạn đóng vai trò như một đối tượng chơi tích cực của trẻ. Nhiệm vụ của giáo viên là theo sự dẫn dắt của trẻ và chơi bất kỳ cái gì mà trẻ thích và làm điều này theo cách sao cho khuyến khích trẻ tương tác với mình. Điều này có nghĩa rằng nếu trẻ muốn đẩy xe ôtô, bạn đẩy xe ôtô với trẻ, đưa trẻ xem một cái ôtô đi nhanh hoặc như là một cuộc thi xem ai nhanh hơn. Nếu cần thiết, lấy ôtô của bạn đâm vào ôtô của trẻ - những gì để tạo nên sự tương tác. Nếu trẻ muốn chơi xếp hình, bạn xếp cùng trẻ, đặt những hình khối trên tháp, thậm chí làm đổ tháp kèm với giọng nói “ồ” cất lên - như vậy là làm tất cả những gì để tạo nên sự tương tác. Vai trò của bạn là trở thành người giúp có tính xây dựng và khi cần thiết, khiêu khích bằng cách làm bất cứ điều gì để đưa hoạt động của trẻ vào sự tương tác liên cá nhân.

k, Phương pháp nhận xét - đánh giá

Việc giáo dục hòa nhập đối với trẻ cần phải được theo dõi chặt chẽ những diễn biến tâm lí, sự thay đổi tích cực hay tiêu cực ...để có hướng điều chỉnh phù hợp và kịp thời thông qua mẫu phiếu đánh giá nhận xét và cách đánh giá sau:

Đề ra mục tiêu hoàn thành cho mỗi buổi học;

Tự đánh giá sự tiến bộ của trẻ và đánh giá bản thân mình để rút kinh nghiệm. Đồng thời, phụ huynh cũng dễ nhận biết được và phối hợp tốt với giáo viên. Đây cũng là những minh chứng cu thể để lưu vào hồ sơ học tập của trẻ.

l, Phương pháp tư vấn tâm lý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Nhằm cung cấp cho các phụ huynh những thông tin về trẻ tự kỷ: phương pháp can thiệp, cách chăm sóc giáo dục, các dịch vụ chăm sóc, những ứng phó trong tương lai, đặc biệt là những thông tin cập nhật về trẻ tự kỷ hiện hành. Qua tư vấn giúp cho các phụ huynh có tâm lý thoải mái, chấp nhận tình trạng bệnh của trẻ, giúp họ lựa trọn các dịch vụ và phương pháp trị liệu thích hợp.

m, Phương pháp xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục can thiệp cá nhân đối với trẻ mầm non mắc hội chứng tự kỷ (Kế hoạch giáo dục cá nhân)

Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non - 6

Để có thể thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non thì cần phải xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ trong đó xây dựng nội dung chương trình, phương pháp, hình thức và các điều kiện cụ thể thực hiện theo thời gian, hạn định trong môi trường hòa nhập để đạt được mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ.

Bản kế hoạch sẽ giúp cho mỗi cá nhân có thể kiểm soát, điều chỉnh được hành vi của mình và luôn luôn biết hướng tới mục đích đã đề ra.

Kế hoạch giáo dục cá nhân là cơ sở để giúp các nhà quản lý đề ra và thực hiện chính sách hỗ trợ trẻ tự kỷ, gia đình trẻ và giáo viên trực tiếp dạy trẻ.

Kế hoạch giáo dục cá nhân là cơ sở để giáo viên, các thành viên của nhóm hợp tác thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ trong các môi trường hòa nhập khác nhau như gia đình, nhà trường và cộng đồng.

Kế hoạch giáo dục cá nhân giúp cho Ban giám hiệu nhà trường quản lý được những hoạt động đã và đang diễn ra đối với giáo viên và trẻ, là cơ sở quan trọng cho việc kiểm tra đánh giá hiệu quả của quá trình giáo dục. Do đó, một bản kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ và một kế hoạch bài học là đòi hỏi không thể thiếu được đối với người giáo viên.

Mặt khác, mục tiêu cao nhất của giáo dục trẻ có hoàn cảnh đặc biệt là giúp trẻ hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng, có cơ hội sống độc lập đến mức cao nhất và có một vị trí phù hợp trong xã hội. Kế hoạch giáo dục cá nhân là cơ sở để có thể xem xét, đánh giá hiệu quả quá trình dạy học, kết quả học tập và rèn luyện của trẻ.

1.4.5. Quy trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

Quy trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non gồm 4 bước:

Bước 1: Phối hợp chẩn đoán khả năng và nhu cầu của trẻ (kết hợp các phương pháp chẩn đoán y học, tâm lý học và giáo dục học)

Bước 2: Phối hợp xây dựng mục tiêu và kế hoạch can thiệp cá nhân

Bước 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho từng trẻ (tại trường mầm non và trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật)

Bước 4: Phối hợp đánh giá kết quả giáo dục hoà nhập (sử dụng kết hợp các phương pháp quan sát, phỏng vấn, trắc nghiệm, đánh giá sản phẩm).

1.4.6. Giáo viên mầm non trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non

Giáo viên mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ. Nhiệm vụ của giáo viên mầm non trong quá trình giáo dục gồm có:

Nắm vững đặc điểm tâm sinh lí, cá tính, khả năng, nhu cầu của trẻ tự kỷ. Trên cơ sở đó, bố trí cho trẻ tham gia vào những hoạt động phù hợp, giao cho trẻ những công việc thật cụ thể, chi tiết mà trẻ có thể làm được.

Động viên mọi thành viên trong nhóm chơi phải có tinh thần trách nhiệm, giúp đỡ, lôi cuốn, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ tự kỷ cũng được tham gia vui chơi.

Tạo môi trường thuận lợi, phong phú và tương đối phù hợp với tình trạng của trẻ tự kỷ để các em có thể tham gia hoạt động dễ dàng.

Khi tiến hành tổ chức những hoạt động ngoài lớp, giáo viên phải chú ý xây dựng nhóm bạn bè gồm các trẻ có trách nhiệm, theo dõi, quản lí, giúp đỡ trẻ tự kỷ.

Giáo viên cũng như tập thể nhóm, lớp phải chú ý động viên kịp thời khi trẻ tự

kỷ hoàn thành một nhiệm vụ dù công việc đó nhỏ bé, bình thường so với trẻ khác, nhưng đối với trẻ tự kỷ đó là một việc làm có nhiều cố gắng và tiến bộ.

Để trẻ tự lựa chọn, tự nguyện tham gia vào các hoạt động mà trẻ ưa thích, hợp khả năng, tránh gò ép, tạo cho trẻ tâm thế thoải mái, nhẹ nhàng.

Trẻ tự kỷ cần được tổ chức, vui chơi, hoạt động ngoài lớp các nhiều càng tốt nhằm mục đích tạo điều kiện cho trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, ứng xử và rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng xã hội.

Thông qua các hoạt động ngoài lớp còn giúp cho trẻ củng cố phát triển lòng tự trọng, tự tin, rèn luyện kỹ năng vận động, nghe, nhìn, nói, hiểu ứng xử kịp thời với các tình huống.

Người giáo viên trong môi trường sư phạm đòi hỏi phải có những phẩm chất như: yêu nghề, yêu thương trẻ, nhiệt tình, kiên trì, có tinh thần học hỏi,...Người giáo viên ngoài những phẩm chất đó, còn phải có sự thương cảm, thấu cảm đối với trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ. Đặc biệt, xuất phát từ những khó khăn do khuyết tật gây ra của trẻ tự kỷ, giáo viên cần có sự kiên trì, nhẫn nại thật lớn. Không những thế, còn phải tỉ mỉ và chu đáo trong “từng bước nhỏ một”.

Có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, gia đình trẻ tự kỷ và cộng đồng, cam kết thực hiện quan điểm của Đảng và các chính sách của Nhà nước về giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ.

Có ý thức vận dụng sáng tạo kiến thức và các kỹ năng được bồi dưỡng, không ngừng tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.

Không chỉ thái độ của bản thân, mà giáo viên còn phải hình thành và rèn luyện cho trẻ bình thường và phụ huynh trẻ bình thường thái độ tôn trọng, yêu thương, không kì thị, xa lánh trẻ tự kỷ để tạo nên một môi trường thân thiện cho trẻ.

1.4.7. Đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non

Đánh giá để thấy được mặt tích cực, mặt mạnh mà trẻ đạt được trong quá trình giáo dục, đồng thời cũng phản ánh những hạn chế mà trẻ còn gặp phải. Từ đó có những biện pháp giúp trẻ phát triển.

Không nên áp dụng cách đánh giá đối với trẻ bình thường để đánh giá trẻ tự kỷ. Đánh giá kết quả giáo dục trẻ tự kỷ dựa trên quan điểm sau:

Đánh giá theo quan điểm tổng thể: Đánh giá theo kết quả tổng quan nhiều mặt, không nên chỉ đánh giá theo một khía cạnh, phương diện nào. Mỗi trẻ đều có mặt mạnh, mặt yếu. Quá trình đánh giá cần phải tìm ra những thành tích, ưu điểm, những điều mà trẻ có thể đạt được. Phải đánh giá theo nhu cầu, khả năng và tiến bộ của trẻ.

Đánh giá theo mục tiêu và kế hoạch giáo dục: Trong quá trình giáo dục trẻ tự kỷ cần đối chiếu, xem xét khả năng của trẻ ra sao. Sống trong điều kiện gia đình, môi trường cộng đồng xung quanh trẻ như thế nào để xây dựng mục tiêu và kế hoạch giáo dục trẻ. Dựa vào mục tiêu để lập kế hoạch giáo dục trẻ và đề ra nội dung, phương pháp giáo dục trẻ.

Nội dung đánh giá: đánh giá trên các mặt cơ bản sau:

- Đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức

- Đánh giá mức độ hình thành kỹ năng

- Đánh giá thái độ

- Do đặc thù của công tác giáo dục trẻ tự kỷ, trẻ có mức độ tự kỷ và các dạng rối loạn khác nhau lại có những cách đánh giá khác nhau, các nhà giáo dục cần quan tâm hơn đến những yếu tố hạn chế phát triển như: ngôn ngữ, giao tiếp, xúc cảm, hành vi...

Phương pháp đánh giá:

- Đánh giá qua quan sát

- Đánh giá qua phỏng vấn

- Đánh giá qua sản phẩm của trẻ

- Đánh giá bằng trắc nghiệm và bài tập

- Tự đánh giá

- Tập thể đánh giá

1.4.8. Điều kiện giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

Điều kiện về không gian

Trẻ tự kỷ thường có khó khăn trong việc hiểu một địa điểm nhất định được sử dụng để làm gì và loại hành vi nào cần phải có ở địa điểm đó. Giáo viên nên đặc

biệt chú ý đến việc bố trí các góc hoạt động trong lớp học, có thể tạo cho mỗi góc lớp học một chức năng riêng, nhờ vậy môi trường xung quanh sẽ trở nên dễ dự đoán hơn đối với trẻ tự kỷ.

Điều kiện về thời gian

Trẻ tự kỷ luôn suy nghĩ dựa trên những gì chúng nhìn thấy, do vậy trẻ đạt kết quả học tập tốt nhất khi giáo viên sử dụng giáo cụ trực quan. Giáo viên có thể giúp trẻ tự nhận biết, kiểm soát và điều chỉnh thời gian bằng các dụng cụ trực quan. Có thể giúp trẻ nhận biết rõ thời điểm diễn ra các hoạt động khác nhau bằng cách sử dụng thời khóa biểu trực quan treo trên bảng hoặc trên tường. Để thực hiện việc này giáo viên có thể dùng các loại phương tiện hỗ trợ giao tiếp khác nhau như: vật thật, mô hình, ảnh, tranh minh họa, tranh biểu tượng,…

Dựa trên tư duy liên tưởng, trẻ có thể hiểu khi nào thì các hoạt động sẽ xảy ra, vì vậy lập thời gian biểu cho trẻ là rất cần thiết và sẽ tốt hơn cho trẻ nếu giáo viên giúp chúng biết trước khi nào sẽ có những thay đổi trong thời gian biểu, cũng như khi nào thì những thay đổi đó chấm dứt và mọi việc trở lại bình thường.

Ngoài ra giáo viên cần chú ý khoảng thời gian chuyển tiếp từ hoạt động này sang hoạt động khác. Giáo viên có thể giúp trẻ nhận biết thời điểm hoạt động hoàn thành, ví dụ trò chơi xếp hình được thực hiện xong khi tất cả các miếng hình đã được xếp đúng vào bảng. Trẻ phải làm việc cho đến khi đồng hồ chỉ một giờ nhất định. Trẻ phải làm việc cho đến khi chuông đồng hồ báo hết giờ.

Điều kiện về hoạt động

Điều kiện hoạt động có thể được xây dựng bằng cách giải thích lần lượt từng bước thực hiện một nhiệm vụ. Cụ thể trẻ sẽ phải làm gì, phải làm nhiệm vụ đó như thế nào, phải thực hiện ở đâu, có những công cụ và dụng cụ gì để thực hiện nhiệm vụ này, nhiệm vụ này được thực hiện trong bao lâu và phải là gì sau khi thực hiện xong nhiệm vụ đó. Sau khi đã đưa ra cho trẻ những chỉ dẫn cần thiết, giáo viên nên kiểm tra liệu trẻ có hiểu được đúng là mình phải làm gì không. Đôi khi cho trẻ ngồi tách xa các trẻ khác để trẻ không bị các trẻ khác làm mất tập trung chú ý. Trong quá trình trẻ thực hiện nhiệm vụ, giáo viên cần phải thường xuyên kiểm tra để có thể giúp trẻ sửa sai nếu cần thiết.

Khi trẻ đã hoàn thành nhiệm vụ, phải đưa ra một sự phản hồi tích cực bằng cách khen ngợi trẻ, nói rõ trẻ đã thực hiện tốt nhiệm vụ gì hoặc chỉ ra cho trẻ những lỗi mà trẻ còn mắc phải và cùng trẻ sửa chữa những lỗi đó. Với một số trẻ sự khen ngợi bình thường từ người khác là chưa đủ để kích thích trẻ, vì vậy, với những trẻ này, có thể sử dụng hoạt động mà trẻ rất yêu thích hoặc một vật gì đó để làm phần thưởng cho trẻ.

Để tránh sự ảnh hưởng quá lớn của giáo viên đến trẻ tự kỷ khi họ luôn hướng trẻ theo những điều kiện như trên thì các điều kiện cho trẻ tự kỷ phải được xem như là một dạng giao tiếp, một công cụ nhằm làm cho thế giới phức tạp xung quanh trở nên rõ ràng hơn đối với trẻ, đồng thời phải cẩn thận để không là trẻ trở nên quá cứng nhắc. Dựa trên nhu cầu của từng trẻ mà cho phép trong các điều kiện có sự linh hoạt nhất định.

1.5. Kết luận chương 1

Trong chương này, chúng tôi đã nghiên cứu lý luận về những đặc điểm phát triển của trẻ tự kỷ, những vấn đề chung về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non, giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non theo mô hình kết hợp giữa trường mầm non và trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật. Từ đó, có cái nhìn toàn diện, khái quát về người giáo viên và những điểm cần chú trọng trong giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ.

Giáo dục hòa nhập sẽ tạo cơ hội, môi trường để các lực lượng tham gia giáo dục có điều kiện hợp tác với nhau vì mục tiêu chung. Đây cũng là môi trường mà mọi người trong cộng đồng có dịp tiếp cận với trẻ tự kỷ nhiều hơn, thấy rõ hơn những nhu cầu, tiềm năng của trẻ, những mặt mạnh, khó khăn của trẻ, từ đó thấy cần phải làm gì để hỗ trợ các em nhiều hơn.

Chương 2

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ TỰ KỈ THEO MÔ HÌNH KẾT HỢP GIỮA TRUNG TÂM GIÁO DỤC TRẺ

KHUYẾT TẬT VÀ TRƯỜNG MẦM NON (TẠI THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG - TỈNH TUYÊN QUANG)


2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Khái quát về Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật thành phố Tuyên Quang - Trung tâm phục hồi chức năng Hương Sen

Trung tâm Phục hồi chức năng Hương Sen, thành phố Tuyên Quang thành lập từ năm 1996, thực hiện phục hồi chức năng, nuôi dưỡng và chăm sóc cho trẻ em khuyết tật, dịch vụ chẩn đoán, đào tạo, hướng dẫn cho mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu biết cách phát hiện sớm khuyết tật và phục hồi chức năng tại cộng đồng. Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm đón nhận 4272 lượt trẻ khuyết tật và các bệnh nhân vào điều trị phục hồi chức năng đã nói lên thành công của Trung tâm.

Trung tâm Phục hồi chức năng Hương Sen là một đơn vị sự nghiệp y tế, trực thuộc sở y tế có 50 giường bệnh. Đây là quà tặng của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khóa 14 cho các cháu khuyết tật của tỉnh với chức năng:

- Phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật.

- Nuôi dưỡng và chăm sóc cho các cháu khuyết tật điều trị tại Trung tâm.

- Triển khai công tác phục hồi chức năng dịch vụ chẩn đoán, đào tạo, hướng dẫn cho mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu, biết cách phát hiện sớm và phục hồi chức năng tại cộng đồng.

Hiện nay, Trung tâm có 38 cán bộ, gồm: 4 bác sĩ, 25 kỹ thuật viên phục hồi chức năng và cán bộ chuyên môn khác. Từ khi thành lập đến tháng 12/2010, Trung tâm Hương Sen đã đón nhận 4272 trẻ, có: 3728 trẻ khuyết tật vận động và 544 trẻ chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ và câm điếc.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/09/2023