Giáo dục-đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 2

6

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI


1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, kin h tế trí thức và toàn cầu hoá, các nước ngày càng chú ý đến phát triển nguồn nhân lực. Vấn đề nguồn nhân lực và giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực hiện nay thu hút nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu của các nước trên nhiều lĩnh vực khoa học quan tâm nghiên cứu. Ở đây, nêu một số công trình của tác giả nước ngoài một số nước sau:

- Một số công trình nghiên cứu ở Trung Quốc có liên quan đến luận án:

Lương DGiai (2006), Sách Quản lý nhân tài, Nhà xuất bản Đại học Trung Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc, đã tập trung phân tích vào một số vấn đề cơ bản, như khái niệm về nhân tài, quản lý nhân tài, đặc trưng cơ bản của nguồn nhân tài, những yếu tố ảnh hưởng đến nhân tài, hệ giá trị nguồn nhân tài, hệ thống động lực của nguồn nhân tài, việc bố trí và sử dụng nhân tà i, thể chế và pháp lý quản lý nhân tài. Đây là cuốn sách lý luận cơ bản về nguồn nhân tài và quản lý nguồn nhân tài của Trung Quốc.

Thẩm Vĩnh Hoa và Ngô Quốc Diệu (2008), Sách Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, là một công trình phân tích một cách có hệ thống tư tưởng Đặng Tiểu Bình về trí thức, nhân tài, về tôn trọng và phát triển nhân tài, về giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình cải cách, mở cửa. Nhấn mạnh việc Trung Quốc luôn coi giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao , công tác nhân tài là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt , coi đó là kế lớn trăm năm để chấn hưng đất nước. Một loạt vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản trong tư tưởng Đặng Tiểu Bình về giáo

7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài đất nước đã được làm rõ, làm cơ sở cho Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện đường lối, chính sách cán bộ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao th ời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

Vương Huy Diệu (2010), Sách Chiến lược quốc gia nhân tài biến đổi thế giới, Nhà xuất bản Nhân dân, đã trình bày chiến lược phát t riển nguồn nhân lực chất lượng cao (nhân tài) của Trung Quốc, phân tích những vấn đề cơ bản về nhân tài, đánh giá tình hình nhân tài Trung Quốc hiện nay; đề xuất những chủ trương, nội dung, chính sách, đặc biệt là giáo dục và đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong thời kỳ phát triển mới.

Giáo dục-đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 2

Lưu Tiểu Bình (2011), Sách Lý luận và phương pháp đánh giá nguồn

nhân lực, Nhà xuất bản Đại học Vũ Hán, cho rằng trong điều kiện kinh tế tri thức hiện nay, nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng qu an trọng; việc khơi nguồn, phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao có tầm quan trọng đặc biệt. Vì thế, để khai thác và phát huy nguồn nhân lực các quốc gia cần phải có lý luận và phương pháp đánh giá đúng đắn; đồng thời nêu lên một số vấn đề lý luận và phương pháp đánh giá nguồn nhân lực.

Vương Xung (2012), Sách Chất lượng tăng trưởng kinh tế khu vực phía Tây Trung Quốc với việc khai thác nguồn nhân lực nông thôn, Nhà xuất bản Nhân dân, đã trình bày sự tăng trưởng kinh tế khu vực phía Tây Trung Quốc hiện nay, nêu lên những yếu tố của chất lượng tăng trưởng, trong đó chú trọng phân tích yếu tố nguồn nhân lực; từ đó chỉ ra một số vấn đề khai thác và phát huy nguồn nhân lực nông thôn, trong đó nhấn mạnh cần chú trọng đến giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế khu vực phía Tây Trung Quốc trong bối cảnh mới.

Nhiệm Trọng Bình (2004), Bài báo Sự thăng hoa của thực tiễn xây dựng toàn diện xã hội khá giả - bàn về quan điểm phát triển, quan điểm thành tích, quan điểm nhân tài, quan điểm quần chúng, Nhân dân Nhật báo, Bắc Kinh số 12 tháng 01 năm 2004, đã khẳng định những tiến bộ quan trọng trong công

8

tác nhân tài, phát triển nguồn nhân lực của Trung Quốc thời kỳ cải cách, mcửa, đấu tranh phê phán bệnh thành tích, những biểu hiện coi thường quần chúng trong công tác nhân tài; đưa ra một số yêu cầu về công tác nhân tài trong thời kỳ mới.

- Một số công trình nghiên cứu của các nước khác liên quan đế n luận án:

Ở Nhật Bản, Okuhina Yasuhiro (1994), Sách Chính trị và kinh tế Nhật Bản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, đã nêu rõ những vấn đề cơ bản về nhân tài; chính sách trong công tác cán bộ, phát triển nhân tài; phân tích những kinh nghiệm trong việc đánh giá và luân chuyển cán bộ, phát huy người tài của Nhật Bản trên cơ sở đặc điểm xã hội Nhật Bản; nhấn mạnh việc cố gắng bảo tồn và phát huy yếu tố truyền thống dân tộc; thực hiện chế độ đào tạo, quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan công quyền, chú trọng xây dựng các phẩm chất, đặc biệt là phẩm chất trung thành của cán bộ; bảo đảm chế độ chính sách và tiền lương cho cán bộ yên tâm cống hiến.

Ở Hàn Quốc, Jang Ho Kim (2005), Sách Khung mẫu mới về phát triển nguồn nhân lực: các sáng kiến của chính phủ để phát triển kinh tế để hội nhập xã hội tại Hàn Quốc, Nhà xuất bản KRIVET Seoul, 135949, Hàn Quốc. Cuốn sách đã đề cập đến các thách thức kinh tế xã hội trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Hàn Quốc; khẳng định vai trò to lớn của nguồn nhân lực chất lượng cao; khả năng cạnh tranh nguồn nhân lực của đất nước; đưa ra định hướng phát triển; đặc biệt đã đưa ra và phân tích các vấn đề giáo dục và đào tạo nghề, kết hợp đào tạo với nghiên cứu và phát triển, những vấn đề về xây dựng xã hội học tập ở Hàn Quốc.

Ở Xinhgapo, cuốn Tuyển 40 năm chính luận của Lý Quang Diệu (1994), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, đã khẳng định rõ những tư tưởng của Lý Quang Diệu về trọng dụng nhân tài đất nước, về tầm quan trọng của nhân tài, vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài; nhấn mạnh "chế độ Xinhgapo thực hành là chế độ trọng dụng nhân tài", coi việc biết đào tạo và dùng người tài là bí quyết

9

thành công của Xinhgapo trong phát triển nhân lực bậc cao, phát triển nhân tài của Xinhgapo.

Ở Lào, Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào hiện nay, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội của Xinh Khăm-Phôm Ma Xay (2003), đã trình bày quan niệm, đặc điểm của đ ội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế; phân tích những vấn đề cơ bản về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, nhân tài; đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế Lào trong tình hình mới.

Những quan niệm, khái niệm, đặc điểm, vai trò của nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân tài, tài năng, trí thức, tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo, cũng như các vấn đề về sử dụng, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, được các công trình trên đề cập khá toàn diện. Đây là cơ sở quan trọng cho phép tác giả có thể tiếp thu, kế thừa và tiếp tục nghiên cứu làm rõ trong đề tài luận án của mình.

- Ở Việt Nam, đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến nguồn nhân lực chất lượng cao và vai trò của giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực, tiêu biểu như:

Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn lực đi vào công

nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Công trình phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chiến lược con người với tư tưởng coi nhân tcon người, phát triển con người, nguồn lực con người có ý nghĩa quyết định đối với việc sáng tạo vật chất và tinh thần ; trình bày mối quan hệ giữa giáo dục - đào tạo, sử dụng và tạo việc làm với phát triển nguồn nhân lực đất nước; từ đó xác định trách nhiệm quản lý của giáo dục - đào tạo đối với việc phát triển nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá .

Lương Việt Hải (Chủ nhiệm - 2003), Đề tài Ảnh hưởng của tiến bộ khoa

học, kỹ thuật và công nghệ đến việc nghiên cứu và phát triển con người và nguồn nhân lực những năm đầu thế kỷ XXI thuộc Đề tài khoa học cấp Nhà

10

ớc KX-05 Nghiên cứu văn hoá, con người, nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI”11-2003. Đtài nghiên cứu tổng hợp và toàn diện trên các vấn đề cơ bản về con người, về nguồn nhân lực; phân tích, làm rõ khái niệm, những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực; những vấn đề cơ bản về giáo dục và đào tạo, quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; khuyến nghị một số vấn đề cơ bản để phát triển văn hóa, xây dựng con người, phát triển giáo dục và đạo tạo nguồn nhân lực trong những thập kỷ tiếp theo.

Bùi Ngọc Lan (2002), Sách Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đi sâu phân tích nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam ; chỉ rõ vai trò của nguồn lực trí tuệ đối với sự phát triển xã hội và những điều kiện chủ yếu để phát huy nguồn lực trí tuệ; đề xuất và phân tích phương hướng, giải pháp cơ bản phát huy nguồn lực trí tuệ trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Phạm Tất Dong (2005), Sách Trí thức Việt Nam thực tiễn và triển vọng, chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã nêu lên một số quan niệm về trí thức, trí thức Việt Nam; phân tích đặc điểm, sự hình thành và phát triển của đội ngũ trí thức Việt Nam; chỉ ra triển vọng và giải pháp phát triển đội ngũ này trong thời kỳ mới.

Nguyễn Đắc Hưng (2007), Sách Phát triển nhân tài chấn hưng đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách bàn đến lực lượng “đầu tàu” trong nguồn nhân lực chất lượng cao; trình bày một số khái niệm cơ bản như: tiềm năng, năng lực, năng khiếu, tài năng, nhân tài, quản lý nhân tài; chỉ ra một số kinh nghiệm trong lịch sử dân tộc Việt Nam và ở một số nước trên thế giới về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nhân tài; phân tích một số quan điểm cơ bản của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và nhân tài; chỉ ra những yếu tố tác động trực tiếp đến phát triển nhân tài, những nội dung cơ bản về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nhân

11

tài; đưa ra một số vấn đề về đào tạo học sinh, sinh viên, về phát hiện, bồi ỡng, đào tạo, sử dụng và thu hút nhân tài của đất n ước.

Nguyễn An Ninh (2009), Sách Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã

hội Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách góp phần luận giải tiềm năng trí thức khoa học xã hội Việt Nam, một bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng c ao của nước nhà; phân tích những vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến trí thức khoa học xã hội Việt Nam, với tư cách là nguồn nhân lực quan trọng trong nguồn nhân lực đất nước; xác định các vấn đề cơ bản về cơ chế, chính sách, chế độ, về giáo dục - đào tạo để p hát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội Việt Nam trong thời kỳ mới .

Phạm Thành Nghị (Chủ biên - 2007), Sách Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước , Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. Cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực; phân tích hiệu quả quản lý nguồn nhân lực và những yếu tố tác động đến quản lý nguồn nhân lực nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (Đồng chủ biên - 2012), Sách Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trình bày một số khái niệm cơ bản về nhân lực, nguồn nhân lực, phâ n tích đặc điểm của nguồn nhân lực Việt Nam, những vấn đề cơ bản để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đây là cuốn sách có giá trị tham khảo trong nghiên cứu và trong chỉ đạo thực tiễn phát triển ng uồn nhân đất nước hiện nay.

Hồ Sĩ Qúy (2007), Giáo trình Con người và phát triển con người , Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Khoa Triết học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. Giáo trình trình bày những vấn đề cơ bản và có hệ thống về con người và phát triển con người, như phương pháp luận nghiên cứu con người, định ngĩa, khái niệm về con người, sự phát triển con người, nguồn lực

12

con người, nhân cách, tiềm năng, tài năng, cộng đồng và cá nhân. Trình bày những vấn đề cơ bản vcon người Việt Nam, vai trò nhân tcon người, chỉ ra những khả năng phát triển con người; xác định phương hướng, giải pháp xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nguyễn Hữu Tiệp (2010), Giáo trình Giáo trình nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Lao động - xã hội, Hà Nội. Giáo trình trình bày một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực, như khái niệm, tiêu chí, phân loại, những yếu tố chi phối đến nguồn nhân lực; trình bày vấn đề giáo dục đào tạo nguồn nhân lực, quản lý, bố trí, sử dụng, trọng dụng, các chính sách, cơ chế đối với nguồn nhân lực của đất nước.

Lê Thị Hồng Điệp (2010), Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị Phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. Luận án trình bày những khái niệm cơ bản như: nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc điểm nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta, vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; phân tích những vấn đề gia tăng dân số, cơ cấu nguồn nhân lực, tỷ lệ nhân lực khoa học công nghệ, đặc điểm, yêu cầu của kinh tế tri thức đối với nguồn nhân lực chất lượng cao; đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.

1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạn g nguồn nhân lực chất lượng cao

Vũ Hy Chương (Chủ nhiệm - 2002), Đề tài Đánh giá, dự báo triển vọng

và những giải pháp cơ bản tạo nguồn lực để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đề tài Khoa học xã hội 02-02. Đề tài đã đánh giá nguồn nhân lực đất nướ c, chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân; dự báo những yếu tố tác động đến sự phát triển của nguồn nhân lực và những triển vọng phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và hệ giải pháp cơ bản khá toàn diện, trong đó nhấn mạnh đến giải pháp giáo dục và đào tạo nhằm tạo ra nguồn nhân lực để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

13

Phạm Tất Dong, (Chủ nhiệm - 2005), Đề tài Luận cứ khoa học cho các chính sách nhằm phát huy năng lực lao động sáng tạo củ a giới trí thức và sinh viên, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội. Đây là đề tài trực tiếp bàn về cơ sở với tư cách là luận cứ khoa học xác định và thực hiện chính sách phát huy năng lực lao động sáng tạo của trí thức và sinh viên. Đề tài đã phân tích cơ sở luận, đánh giá thực trạng năng lực lao động sáng tạo, chỉ rõ những thiếu hụt của trí thức và sinh viên nước ta; phân tích những yếu tố tác động đến năng lực lao động sáng tạo của họ; đề xuất các chính sách, nhấn mạnh thực thi chính sách giáo dục và đào tạo nhằm phát huy năng lực lao động sáng tạo của lực lượng này với tư cách là một bộ phận trọng yếu trong nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.

Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm (1998), Sách Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước t a, Hà Nội. Cuốn sách đã luận giải một số vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực; trình bày thực trạng p hát triển nguồn nhân lực, từ đó khái quát một số kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các cường quốc trên thế giới trong những thập kỷ gần đây và t hực tiễn phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, tập trung vào lĩnh vực giáo dục - đào tạo, coi đó yếu tố quyết định phát triển nguồn nhân lực. Cuốn sách chỉ ra rằng, sự phát triển thành công và cất cánh của một quốc gia luôn gắn chặt với chính sách và chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là chiến lược phát triển giáo dục đào tạo, tức là “chiến lược trồng người”.

Viện Phát triển giáo dục (2002), Sách Từ chiến lược phát triển giáo dục

đến chính sách phát triển nguồn nhân lực, Viện Phát triển giáo dục, Hà Nội. Cuốn sách tập hợp kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học và nhà quản lý ở nhiều lĩnh vực khoa học kinh tế và xã hội khác nhau với mục tiêu thống nhất quan điểm và chính sách về phát triển nguồn nhân lực; đề xuất chính sách phát triển nguồn nhân lực nhằm triển khai thành công các mục tiêu trong chiến lược giáo dục - đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng đất nước.

Xem tất cả 206 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí