Xây Dựng Nền Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa, Thực Hiện Đại Đoàn Kết Dân Tộc, Tăng Cường Và Mở Rộng Mặt Trận Dân Tộc Thống Nhất

6. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu,

vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn

thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hoá bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm.

Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu

và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đại đoàn kết toàn dân tộc lấy mục tiêu giữ


vững độc lập, thống nhất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

của Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng, xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần, giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai.

Bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân; kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội; thực hiện dân chủ gắn

Giáo dục chính trị - Trường CĐ Cơ giới Xây dựng - 10

liền với giữ

gìn kỷ

cương, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; không

ngừng bồi dưỡng, nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc, thống

nhất Tổ

quốc, tinh thần tự

lực, tự

cường xây dựng đất nước; xem đó là

những yếu tố quan trọng để củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức, trong đó các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.

7. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nhân dân, vì nhân dân

nghĩa của nhân dân, do

Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực Nhà nước là thống

nhất; có sự

phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ

quan trong việc

thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện

đầy đủ

quyền dân chủ

của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân

dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn

ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm

quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân.

Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung

dân chủ, có sự

phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự

chỉ

đạo thống

nhất của Trung ương.

8. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã

hội. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính

sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động,

tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên.

Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới

thiệu những đảng viên

ưu tú có đủ

năng lực và phẩm chất vào hoạt động

trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính

trị, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. Đảng

thường xuyên nâng cao năng lực cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.

Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống

ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo. Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường dân chủ và kỷ luật trong hoạt động của Đảng. Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và mọi hành động chia rẽ, bè phái. Đảng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, có phẩm chất, năng lực, có sức chiến đấu cao; quan tâm bồi dưỡng lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng.

­ Trong quá trình thực hiện tám phương hướng cơ bản nêu trên phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn: quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng

sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ

nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và

công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ;... Không phiến diện, cực đoan, duy ý chí.

Đại hội lần thứ XII của Đảng (1­2016) bổ sung mối quan hệ “giữa Nhà nước và thị trường”, điều chỉnh mối quan hệ “tuân theo các quy luật của thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa”36.

Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hoá phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

CÂU HỎI

1. Trình bày mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam do Đảng xác định?

2. Làm rõ những phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?


36 Đảng CSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.CTQG, HN, 2016, tr. 80

BÀI 5: PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA, CON NGƯỜI Ở

VIỆT NAM


I. NỘI DUNG CỦACHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI,

VĂN HÓA, CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1. Chủ trương phát triển kinh tế, xã hội

a) Quan điểm phát triển kinh tế­xã hội

Chiến lược phát triển kinh tế­xã hội (2011­2020), được Đại hội đại biểu

toàn quốc lần thứ hội37:

XI thông qua xác định 5 quan điểm phát triển kinh tế­xã

Một là, phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững.

Phải phát triển bền vững về

kinh tế, giữ vững

ổn định kinh tế

vĩ mô,

bảo đảm an ninh kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là

ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế thức.

tri

Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hoá, thực

hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc

sống của nhân dân. Phát triển kinh tế­xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nước ta có điều kiện phát triển nhanh và yêu cầu phát triển nhanh cũng

đang đặt ra hết sức cấp thiết. Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển

nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế­xã hội.

Phải đặc biệt coi trọng giữ

vững

ổn định chính trị­xã hội, tăng cường

quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ để bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Hai là, đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Kiên trì và quyết liệt thực hiện đổi mới toàn diện và đồng bộ. Đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương để thúc đẩy đổi mới toàn diện và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Lấy việc thực hiện mục tiêu


37 Đảng CSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, HN, 2011, tr. 98­106

này làm tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu quả của quá trình đổi mới và phát triển.

Ba là, mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển.

Phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân và các điều kiện để

mọi người được phát triển toàn diện. Nâng cao năng lực và tạo cơ chế để

nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ, nhất là dân chủ trực tiếp để phát huy mạnh mẽ mọi khả năng sáng tạo và bảo đảm đồng thuận cao trong xã hội, tạo động lực phát triển đất nước. Phát huy lợi thế dân số và con người Việt Nam, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài, chăm lo lợi ích chính đáng và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mọi người dân, thực hiện công bằng xã hội.

Bốn là, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao; đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hoàn thiện thể chế để tháo gỡ mọi cản trở, tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển. Phát triển nhanh, hài hoà các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp.

Phải tăng cường tiềm lực và nâng cao hiệu quả của kinh tế nhà nước. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng mà nòng cốt là hợp tác xã. Khuyến khích phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp mà chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần để loại hình kinh tế này trở thành phổ biến, thúc đẩy xã hội hoá sản xuất kinh doanh và sở hữu.

Hoàn thiện cơ

chế, chính sách để

phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở

thành một trong những động lực của nền kinh tế. Khuyến khích kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển theo quy hoạch.

Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Phát triển đồng bộ, hoàn chỉnh và ngày càng hiện đại các loại thị trường. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý và phân phối, bảo đảm công bằng lợi ích, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế­xã hội.

Năm là, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định, đồng thời

tranh thủ ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng để phát triển nhanh, bền vững và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Không ngừng tăng

cường tiềm lực kinh tế và sức mạnh tổng hợp của đất nước để tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và có hiệu quả.

chủ

động,

Phát triển lực lượng doanh nghiệp trong nước với nhiều thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh cao để làm chủ thị trường trong nước, mở rộng thị

trường ngoài nước, góp phần bảo đảm độc lập, tự

chủ

của nền kinh tế.

Trong hội nhập quốc tế, phải luôn chủ

động thích

ứng với những thay đổi

của tình hình, bảo đảm hiệu quả và lợi ích quốc gia.

Với các quan điểm nêu trên, tập trung vào các đột phá chiến lược phát triển kinh tế:

­ Hoàn thiện thể

chế

kinh tế

thị

trường định hướng xã hội chủ

nghĩa,

trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.

­Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.

­ Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.

b) Những định hướng lớn phát triển kinh tế, xã hội

công trình

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định định hướng lớn trong phát triển kinh tế, xã hội38:

Một là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức tổ

chức kinh doanh và hình thức phân phối.

Trong nền kinh tế

thị

trường định hướng xã hội chủ

nghĩa, các thành

phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển.

Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ

chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển. Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng xã

hội chủ

nghĩa. Phân định rõ quyền của người sở

hữu, quyền của người sử

dụng tư liệu sản xuất và quyền quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, bảo đảm mọi tư liệu sản xuất đều có người làm chủ, mọi đơn vị kinh tế đều tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình.


38 Đảng CSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.CTQG, HN, 2011, tr. 80

Quan hệ phân phối bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển; các nguồn lực được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội; thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.

Nhà nước quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế­xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất.

Hai là, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.

Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới.

Bảo đảm phát triển hài hoà giữa các vùng, miền; thúc đẩy phát triển

nhanh các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời tạo điều kiện phát triển các

vùng có nhiều khó khăn. Xây dựng nền kinh tế chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

độc lập, tự

chủ, đồng thời

Ba là,chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và

nghĩa vụ công dân; kết hợp chặt chẽ, hợp lý phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách; phát triển hài hoà đời sống vật chất và đời sống tinh thần, không ngừng nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi

lại, học tập, nghỉ

ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể

chất, gắn nghĩa vụ

với

quyền lợi, cống hiến với hưởng thụ, lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và cộng đồng xã hội.

Bốn là, tạo môi trường và điều kiện để mọi người lao động có việc làm và thu nhập tốt hơn. Có chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ tạo động lực để phát triển; điều tiết hợp lý thu nhập trong xã hội. Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá nghèo bền vững; giảm dần tình trạng chênh lệch giàu­nghèo giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư. Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội. Thực hiện tốt chính sách đối với người và gia đình có công với nước. Chú trọng cải thiện điều kiện sống, lao động và học tập của thanh niên, thiếu niên, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Chăm lo đời sống những người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật, mất sức lao động và trẻ mồ côi. Hạn chế, tiến tới đẩy lùi tội phạm và giảm tác hại của tệ nạn xã hội. Bảo đảm quy mô hợp lý, cân bằng giới tính và chất lượng dân số.

2. Chủ trương phát triển văn hóa, con người

a) Quan điểm phát triển văn hóa, con người

Hội nghị Trung ương lần thứ 9 Ban Chấp hành trung ương khóa XI (5­ 2014) đã nêu ra 5 quan điểm phát triển văn hóa, con người39:

Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực

phát triển bêǹ vưñ g đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế,

chính trị, xã hội.

Hai là, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

Ba là, phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây

dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hoá, trong tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân caćh, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.

Bốn là, xây dựng đồng bộ môi trươǹ g văn hoá, trong đó chú trọng vai trò của gia điǹ h, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế.

Năm là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do

Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

b) Định hướng lớn phát triển văn hóa, con người

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển 2011) đã xác định các định hướng lớn:40

Một là,xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ.

Làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao.

Hai là, con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là

chủ

thể

phát triển. Tôn trọng và bảo vệ

quyền con người, gắn quyền con

người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân. Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường, từng


39 Đảng CSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương , khóa XI, Nxb CTQG, HN, 2014, tr.48­ 49


40 Đảng CSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.CTQG, HN, 2011, tr. 75­79

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2023