quan nhưng chắc chắn xảy ra. Bởi điều kiện xác lập trong thực hiện nghĩa vụ có điều kiện là điều kiện bổ sung mà không ảnh hưởng tới hiệu lực của giao dịch. Ví dụ, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ghi rằng nếu bên A làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sẽ nhận được số tiền còn lại. Vậy việc làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên A là điều kiện mà bên A cần thực hiện và để thực hiện sẽ căn cứ vào cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xem xét. Nếu trường hợp đất không thể xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì điều kiện không phát sinh và các bên không phải thực hiện nghĩa vụ với nhau. Do vậy, giữa GDDS có điều kiện và thực hiện nghĩa vụ có điều kiện có một số điểm khác biệt sau:
Thứ nhất, với thực hiện nghĩa vụ có điều kiện thì sự kiện được xác định ở phạm vi rộng hơn bao gồm sự kiện khách quan và sự kiện chủ quan đối với các bên trong giao dịch hoặc hành động của bên thứ ba. Sự kiện được xác lập chắc chắn xảy ra và do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định. Điều kiện thường gắn với công việc phải thực hiện hoặc công việc không phải thực hiện của các bên hoặc hành động của bên thứ ba. Ngược lại, sự kiện được xác lập trong GDDS có điều kiện chỉ là sự kiện khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các chủ thể. Sự kiện xác lập trong GDDS có điều kiện không chắc chắn xảy ra trong tương lai gần. Điều kiện trong GDDS có điều kiện có thể được phân loại thành điều kiện phát sinh hoặc điều kiện huỷ bỏ.
Thứ hai, hiệu lực của GDDS có điều kiện và hiệu lực của GDDS có quy định về thực hiện nghĩa vụ có điều kiện có sự khác biệt. Đối với thực hiện nghĩa vụ có điều kiện thì hiệu lực của giao dịch đã phát sinh và khi điều kiện phát sinh, các bên có nghĩa vụ phải thực hiện. Đối với điều kiện chấm dứt thì hiệu lực của giao dịch đã có và khi điều kiện là sự kiện chấm dứt xảy ra thì hiệu lực của giao dịch sẽ chấm dứt. Ngược lại với GDDS có điều kiện, việc phát sinh hoặc huỷ bỏ hiệu lực không nằm trong khả năng dự đoán của
các bên mà hoàn toàn phụ thuộc vào tính khách quan của sự kiện đã được xác lập trong giao dịch.
(ii) Phân biệt giữa GDDS có điều kiện với hợp đồng có điều kiện.
Có quan điểm cho rằng “giao dịch có điều kiện được xác lập trên cơ sở sự thỏa thuận nhằm ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên vào một sự kiện hoặc tình huống có thể hoặc không thể xảy ra”33. Cách xác định này cho thấy sự ngầm xác định “giao dịch” chỉ là “hợp đồng” có điều kiện xác lập nhằm ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên. Khi sự kiện xảy ra thì quyền và nghĩa vụ của các bên thực hiện.
Hợp đồng có điều kiện là việc thực hiện hợp đồng của các bên phụ thuộc vào điều kiện là sự kiện xảy ra hoặc không xảy ra. Hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam xây dựng khái niệm hợp đồng có điều kiện theo cách xác định này. Theo pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991 quy định về thực hiện hợp đồng có điều kiện. Trong trường hợp các bên thoả thuận về một sự kiện là điều kiện thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng, thì khi sự kiện đó xảy ra, hợp đồng phải được thực hiện hoặc chấm dứt. Đến BLDS năm 2005 và nay là 2015 đã quy định về “hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định”. Hợp đồng có điều kiện là dạng thể hiện ý chí của các bên khi xác lập, nhằm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Việc xác lập hợp đồng có điều kiện với mục đích là duy trì, thúc đẩy giao dịch ở trạng thái ổn định trong tương lai gần, trong khuôn khổ do pháp luật quy định. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên phụ thuộc vào một sự kiện khách quan nhất định do các bên thoả thuận, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội và là
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Tình Hình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án Và Hướng Triển Khai Nghiên Cứu Đề Tài Luận Án
- Lý Thuyết Nghiên Cứu, Câu Hỏi Nghiên Cứu, Giả Thuyết Nghiên Cứu
- Khái Niệm, Đặc Điểm, Phân Loại Giao Dịch Dân Sự Có Điều Kiện
- Căn Cứ Vào Hình Thức Thể Hiện Giao Dịch Dân Sự Có Điều Kiện
- Các Học Thuyết Có Giá Trị Luận Giải Cơ Sở Khoa Học Của Giao Dịch Dân Sự Có Điều Kiện
- Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Có Điều Kiện Bị Huỷ Bỏ
Xem toàn bộ 308 trang tài liệu này.
33O.N.Sadikov, Cuốn sách “Soviet civil law”, 1988.
những sự kiện phổ biến, biện chứng không mang tính chất hoang đường được xác định trong một thời hạn, một không gian nhất định và trong một phạm vi cụ thể và lấy đó làm điều kiện để xác định căn cứ phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên khi sự kiện do các bên thoả thuận phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt34. Như vậy, sự kiện mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng có điều kiện là điều kiện để thực hiện hợp đồng có điều kiện. Nói cách khác, hợp đồng sẽ được thực hiện hay chấm dứt tùy thuộc vào sự kiện đó có phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt hay không. Ví dụ, hợp đồng vận chuyển tài sản sẽ được thực hiện nếu đến ngày bên vận chuyển phải thực hiện nghĩa vụ vận chuyển mà “trời không mưa” hoặc hợp đồng vận chuyển sẽ chấm dứt nếu đến ngày vận chuyển mà “trời mưa”. Hoặc khi hợp đồng thuê nhà giữa A và B chấm dứt thì hợp đồng mua bán nhà giữa A với C được thực hiện. Hoặc khi A xác lập được hợp đồng mua bán nhà với C thì hợp đồng thuê nhà giữa A (bên cho thuê) với B (bên thuê) chấm dứt. Tuy nhiên, với cách xác định hiện nay của BLDS Việt Nam cho thấy quy định về GDDS có điều kiện với hợp đồng có điều kiện mang tính tách biệt và không liên quan đến nhau. Một số nhà nghiên cứu bày tỏ quan điểm trong việc xác định lại hợp đồng có điều kiện. Hợp đồng có điều kiện nên được hiểu là một loại GDDS có điều kiện là phù hợp và logic hơn. Như hợp đồng có điều kiện là hợp đồng trong đó các bên quy định một sự kiện là điều kiện, khi sự kiện đó xảy ra hợp đồng phát sinh hay chấm dứt hiệu lực. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng trong đó các bên thoả thuận về một hoặc nhiều sự kiện là điều kiện mà khi sự kiện đó xảy ra hoặc không xảy ra thì hợp đồng được coi là phát sinh hay chấm dứt hiệu lực35. Hoặc hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà
34Trần Thị Thu Quỳnh về “Hợp đồng dân sự có điều kiện”, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011, trang 19.
35Phạm Công Lạc về “ Về điều kiện trong các hợp đồng có điều kiện”, Tạo chí Luật học, số 01/1995, trang 29-32
trong đó, các bên đã thoả thuận về một sự kiện nhất định để khi sự kiện đó xảy ra là điều kiện phát sinh hoặc huỷ bỏ hợp đồng36. Với các cách xác định này của các nhà nghiên cứu cho thấy hợp đồng có điều kiện là một loại GDDS có điều kiện mà không phải là thực hiện hợp đồng có điều kiện.
Theo NCS, GDDS là căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ. Do đó, hợp đồng có điều kiện là một nội dung của GDDS có điều kiện và GDDS có điều kiện có một số đặc điểm riêng được thể hiện qua sự kiện là điều kiện trong hợp đồng có điều kiện là do các bên thoả thuận và được xác định một sự kiện nhất định. Sự kiện xác lập trong hợp đồng có điều kiện có thể không phụ thuộc vào ý chí của các bên có nghĩa vụ hoặc có những điều kiện mà việc phát sinh lệ thuộc vào một phần ý chí của các bên hoặc bên thứ ba hoặc vào hoàn cảnh khách quan. Ngược lại, sự kiện được xác lập trong GDDS có điều kiện chỉ là sự kiện khách quan và là điều các bên mong chờ. Còn đối với sự kiện là điều kiện trong hợp đồng có điều kiện do các bên thoả thuận và có thể nằm trong phạm vi mong chờ của các bên. Vì vậy, sự kiện được xác lập trong GDDS có điều kiện bị giới hạn hơn so với hợp đồng có điều kiện. Đó là mang tính khách quan và không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên.
Trên cơ sở những điểm khác biệt giữa GDDS có điều kiện với thực hiện nghĩa vụ có điều kiện và hợp đồng có điều kiện thì khái niệm GDDS có điều kiện cần đảm bảo các nội dung sau:
Thứ nhất, GDDS có điều kiện cần được xác định ở nghĩa hiểu rộng nhất, tức là điều kiện được xác lập trong GDDS có điều kiện không bị bó hẹp trong phạm vi “thoả thuận” của các bên như pháp luật dân sự Việt Nam quy định. Bởi GDDS có điều kiện bao gồm hành vi pháp lý đơn phương có điều kiện hay giao dịch đơn phương có điều kiện.
36Phạm Văn Tuyết (2011), Những vướng mắc của Bộ luật dân sự về giao dịch, hợp đồng và nghĩa vụ có điều kiện, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số tháng 10 (235), trang 20.
Thứ hai, GDDS có điều kiện luôn phụ thuộc vào sự kiện khách quan. Sự kiện được coi là điều kiện do chính người xác lập giao dịch định ra và phải là sự kiện thuộc về tương lai. Sự kiện này phải hợp pháp, có thể xảy ra hoặc không xảy ra và không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các chủ thể trong giao dịch.
Thứ ba, hiệu lực của GDDS có điều kiện phát sinh, huỷ bỏ sẽ phụ thuộc vào sự kiện phát sinh, huỷ bỏ. Giao dịch với điều kiện phát sinh là giao dịch đã được xác lập nhưng chỉ phát sinh hiệu lực khi sự kiện được coi là điều kiện xảy ra. Giao dịch có điều kiện huỷ bỏ là giao dịch được xác lập và phát sinh hiệu lực nhưng khi sự kiện là điều kiện xảy ra thì giao dịch bị huỷ bỏ.
Vậy, giao dịch dân sự có điều kiện (giao dịch có điều kiện) được hiểu là giao dịch có sự kiện được xác định làm điều kiện theo ý chí của một bên hoặc theo thoả thuận của các bên theo đó khi sự kiện là điều kiện phát sinh hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự xảy ra thì giao dịch dân sự đó phát sinh hoặc huỷ bỏ.
1.2.2. Đặc điểm của giao dịch có điều kiện
Giao dịch có điều kiện được xác định là một giao dịch dân sự đặc thù. Bởi giao dịch phụ thuộc vào một sự kiện là điều các bên không lường trước được. Tính không chắc chắn của điều kiện dẫn tới hiệu lực của giao dịch có điều kiện cũng bị ảnh hưởng. Do đó, giao dịch có điều kiện bao gồm những đặc điểm sau:
(i) Giao dịch có điều kiện luôn gắn với sự kiện nhất định
Sự kiện được hiểu có thể là sự kiện khách quan. Tính khách quan của sự kiện này được thể hiện ở chỗ nó chưa xảy ra trước khi giao dịch được giao
kết, đồng thời việc sự kiện đó có xảy ra hay không xảy ra không phải do hành vi cố ý tác động của một bên trong giao dịch hoặc của bên thứ ba37.
Mặc dù, giao dịch có điều kiện dựa trên sự thống nhất ý chí của các bên. Tuy nhiên, điều kiện được xác lập trong giao dịch có điều kiện cũng cần được xác định trong phạm vi nhất định. Bởi giao dịch là sự trao đổi giữa các bên nên điều kiện được xác lập trong giao dịch có điều kiện cũng cần được giới hạn trong khả năng của các bên. Nếu điều kiện được xác lập vượt quá khả năng của các bên thì được xem như phi thực tế, do đó, giao dịch có điều kiện dù được xác lập đảm bảo các điều kiện phát sinh hiệu lực thì cũng không phát sinh hiệu lực trên thực tế. Trong khả năng của các bên được hiểu là một sự kiện xảy ra trong tương lai gần và các bên mới dự đoán trước nhưng không chắc chắn rằng sự kiện đó có xảy ra hay không.
Tuy nhiên, quy định hiện nay của pháp luật dân sự Việt Nam chưa làm rò bản chất sự kiện là điều kiện trong giao dịch có điều kiện. Việc làm rò sự kiện là điều kiện trong giao dịch có điều kiện sẽ cho thấy sự khác biệt với sự kiện pháp lý. Sự kiện pháp lý được hiểu là những sự kiện xảy ra trong thực tế mà pháp luật dự liệu, quy định làm phát sinh những hậu quả pháp lý. Sự kiện pháp lý có thể phân loại thành sự biến và hành vi pháp lý. Sự biến là những hiện tượng tự nhiên, không phụ thuộc vào ý chí của con người. Trong những trường hợp nhất định, pháp luật gắn sự xuất hiện của chúng với sự hình thành ở các chủ thể có các quyền và nghĩa vụ pháp lý. Như vậy, những sự kiện này được pháp luật quy định trong những quan hệ pháp luật cụ thể. Ví dụ: bão, lụt, thiên tai, hoả hoạn,.. Hành vi pháp lý (hành động hoặc không hành động) là những sự kiện xảy ra theo ý chí của con người, là hình thức biểu thị ý chí của chủ thể pháp luật. Ví dụ: hành vi ký kết hợp đồng,… Theo NCS, xác định
37Phạm Văn Tuyết (2011), Những vướng mắc của Bộ luật dân sự về giao dịch, hợp đồng và nghĩa vụ có điều kiện, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số tháng 10 (235), trang 20.
rò sự kiện được xác lập trong giao dịch có điều kiện thể hiện tính tính khách quan nhưng không mang tính chất hoang tưởng.
(ii) Giao dịch có điều kiện phụ thuộc vào sự kiện được xác định theo ý
chí của một bên hoặc do các bên thoả thuận mang tính khách quan
Sự kiện do một bên xác định hoặc các bên thoả thuận làm điều kiện phát sinh hoặc huỷ bỏ giao dịch thì khi điều kiện đó xảy ra giao dịch dân sự phát sinh hoặc huỷ bỏ. Như vậy, sự kiện được lựa chọn làm điều kiện của giao dịch là hiện tượng, sự vật, sự việc có thể xảy ra hoặc không xảy ra trong tương lai, nhưng được một bên hoặc các bên lựa chọn làm điều kiện của giao dịch thì các bên trong giao dịch dân sự chấp nhận sự kiện khách quan này.
Tự thân sự kiện là điều kiện của giao dịch có điều kiện phát sinh hoặc huỷ bỏ không phụ thuộc vào ý chí của các bên chủ thể trong giao dịch. Mọi hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên hoặc một bên cố ý tác động trực tiếp hoặc gián tiếp thúc đẩy sự kiện xảy ra đều phải gánh chịu những hậu quả bất lợi ngoài ý muốn của mình.
Đặc điểm pháp lý của giao dịch có điều kiện gắn liền với sự kiện được lựa chọn làm điều kiện phát sinh hoặc huỷ bỏ giao dịch phụ thuộc vào sự kiện là điều kiện có phát sinh hay không. Giao dịch có điều kiện phát sinh hay huỷ bỏ phụ thuộc vào sự kiện khách quan là điều kiện của giao dịch phát sinh hoặc huỷ bỏ giao dịch do các bên thoả thuận. Mục đích tham gia giao dịch của các bên, vì vậy, sự kiện các bên thoả thuận làm điều kiện của giao dịch được xác định phải được đặt trong một khoảng thời gian nhất định. Do vậy, giao dịch có điều kiện phát sinh hoặc huỷ bỏ mang tính khách quan không phụ thuộc vào việc muốn hay không muốn của một bên chủ thể trong giao dịch dân sự có điều kiện. Nhưng các bên tham gia giao dịch có điều kiện bị
ràng buộc vào sự kiện khách quan được lựa chọn làm điều kiện của giao dịch dân sự có điều kiện.
(iii) Giao dịch có điều kiện sẽ phát sinh hoặc huỷ bỏ phụ thuộc vào
điều kiện phát sinh hoặc huỷ bỏ
Giao dịch có điều kiện phát sinh hay huỷ bỏ phụ thuộc vào điều kiện là sự kiện được xác lập trong giao dịch đó. Và với mỗi loại điều kiện khác nhau thì hậu quả của giao dịch có điều kiện là khác nhau. Pháp luật Việt Nam xác định giao dịch có điều kiện phát sinh hoặc huỷ bỏ nhưng sự kiện là điều kiện làm phát sinh hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự bị cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp do hành vi cố ý của một bên thì hậu quả được xác định như sau:
Trường hợp thứ nhất, điều kiện làm phát sinh hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra do hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như điều kiện đó đã xảy ra. Sự kiện mà các bên tham gia giao dịch đã thoả thuận làm điều kiện phát sinh hoặc huỷ bỏ giao dịch là một sự kiện khách quan. Sự kiện này phát sinh hay không phát sinh không phụ thuộc vào ý muốn của các bên chủ thể. Nhưng trong một giao dịch các bên đã thoả thuận về một sự kiện làm điều kiện phát sinh hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự, nhưng sau đó một bên lại có hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho sự kiện đã thoả thuận đó không xảy ra, thì coi như sự kiện đó đã xảy ra. Khi sự kiện là điều kiện của giao dịch có điều kiện phát sinh hoặc huỷ bỏ xảy ra thì giao dịch đó được xác lập hoặc huỷ bỏ.
Trường hợp thứ hai, các bên thoả thuận về điều kiện làm phát sinh hoặc huỷ bỏ giao dịch nhưng sau đó có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.