Một Số Công Trình Khoa Học Trong Nước


điều kiện này mà giao dịch có điều kiện có điều kiện thu hồi làm chấm dứt giao dịch.

Cuốn sách đã đề cập tới khái niệm giao dịch có điều kiện như là một hợp đồng và xác định điều kiện trong giao dịch dân sự có điều kiện là sự kiện (trì hoãn hoặc huỷ bỏ).

*Cuốn sách “Introduction to Business Law in Russia”, Vladimir Orlov, năm 2011. Trong cuốn sách cung cấp một cái nhìn toàn diện về luật kinh doanh ở Nga. Cuốn sách đã trình bày hệ thống các quy định của pháp luật liên quan tới thuế, cạnh tranh, hợp đồng, sở hữu trí tuệ và các vấn đề khác. Trong đó, khi đề cập tới hợp đồng, tác giả cuốn sách cũng có sự phân tích về hợp đồng có điều kiện hay được gọi là giao dịch có điều kiện:

- Hợp đồng có điều kiện được dựa trên các quy tắc liên quan đến các giao dịch có điều kiện được nêu trong Điều 157 của Bộ luật dân sự Nga và liên quan đến các điều kiện phát sinh hoặc huỷ bỏ.

- Hợp đồng có điều kiện là một trong các giao dịch được quy định trong pháp luật của Nga, trong đó việc bắt đầu hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết được áp dụng phụ thuộc vào một sự kiện hoặc hành động của các bên ký hợp đồng, nhưng đôi khi cũng là của người thứ ba.

- Sự kiện hoặc hành động được đề cập trong hợp đồng có điều kiện phải không được biết đối với các bên tham gia hợp đồng.

Cuốn sách xác định điều kiện trong hợp đồng có điều kiện không chỉ là sự kiện mà có thể là hành động của các bên hoặc hành động của bên thứ ba. Nhưng cuốn sách chưa lập luận lý giải vì sao điều kiện được áp dụng trong hợp đồng có điều kiện cần đáp ứng các điều kiện gì.

*Bài báo Conditional contracts and caveatable interests: a mutual


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 308 trang tài liệu này.

exclusion? K-L Liew, Assistant Professor of Law, Bond University, Vol 14 No 1,1995. Tác giả bài báo có một số nhận định sau:

- Hợp đồng có điều kiện không phải là hiếm trong các giao dịch thương mại. Ví dụ, điều kiện có thể cung cấp rằng sẽ không có một hợp đồng ràng buộc cho đến khi có sự chấp thuận của bên thứ ba. Đây sẽ là điều kiện tiên quyết cho việc hình thành hợp đồng. Ngược lại, một điều kiện có thể cung cấp rằng, mặc dù sẽ có một hợp đồng ràng buộc giữa các bên, việc thực hiện hợp đồng bởi một hoặc cả hai bên ký kết sẽ bị đình chỉ cho đến khi sự kiện có điều kiện được hoàn thành. Điều kiện là điều kiện tiên quyết cho việc thực hiện hợp đồng ràng buộc. Hợp đồng bán đất có điều kiện theo sự chấp thuận của một số cơ quan, tùy thuộc vào ý định trái ngược của các bên, thường thuộc loại sau. Điều này là do điều kiện được bao gồm như là kết quả của các quy định hoặc theo luật, và không bên nào trong hợp đồng có bất kỳ sự kiểm soát nào đối với việc thực hiện của nó. Các điều kiện như vậy có thể có dạng yêu cầu cho phê duyệt phân khu, thỏa thuận của chính phủ hoặc yêu cầu đăng ký.

Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam - 3

- Các hợp đồng có điều kiện đòi hỏi phải có sự chấp thuận của cơ quan quy hoạch đối với việc phân lô đất, hoặc sự đồng ý của bộ trưởng hoặc cơ quan cấp phép cho việc chuyển nhượng, là phổ biến. Do đó, điều quan trọng là xác định xem người mua theo hợp đồng mua bán có điều kiện có thể bảo vệ bất kỳ lợi ích nào mà người đó có thể có trong tài sản trước khi đáp ứng điều kiện trước đó hay không. Nó đã được chỉ ra rằng có những nhà chức trách ở New South Wales và Tây Úc ủng hộ đề xuất rằng người mua trong những trường hợp này có một lợi ích đáng chú ý theo các hợp đồng có điều kiện hơn người mua.

Cuốn sách cho thấy nếu một hợp đồng chuyển giao được thể hiện theo


sự đồng ý của chính phủ, hoặc sự đồng ý của bên thứ ba thì cũng được coi là hợp đồng có điều kiện.

*Cuốn sách Contract as promise, a theory of contractual obligation, Charles Fried, Oxford University Press, second edition, 20151. Cuốn sách đề cập tới hợp đồng có điều kiện được hiểu là hợp đồng gắn liền với lời hứa. Tác giả cuốn sách cho rằng:

- Lời hứa – dưới dạng hợp đồng - về cơ bản, nghĩa là một người phải thực hiện lời hứa với người khác và người kia phải chấp nhận. Sự chấp nhận có thể được đảm bảo bởi bất kỳ hình thức thông thường nào.

- Trường hợp lời hứa là có điều kiện, thì cho đến khi điều kiện được thực hiện bên A không bị ràng buộc thông qua quy định của pháp luật về nghĩa vụ của một lời hứa. Một đề nghị không được chấp nhận có thể được rút lại bất cứ lúc nào.

Cuốn sách có cách nhìn mới về hợp đồng có điều kiện như là một lời hứa. Vì vậy, thể hiện sự ràng buộc và trách nhiệm của các bên thông qua hợp đồng có điều kiện nên được xem xét. Bởi lúc này hợp đồng có điều kiện không đơn thuần là một hợp đồng thông thường.

*Bài báo Conditional contracts for the sale of land in Canada, Gwilym J.Davies, 2015. Bài viết đã nghiên cứu chuyên sâu về hợp đồng có điều kiện trong một hợp đồng cụ thể là hợp đồng bán đất. Tác giả đánh giá thông qua những vụ việc, bản án liên quan tới hợp đồng mua bán đất và có



1https://books.google.com.vn/books?hl=vi&lr=&id=KM8YBwAAQBAJ&oi=fnd&pg=PP1

&dq=%09*Contract+as+promise,+a+theory+of+contractual+obligation,+Charles+Fried,+Oxford+University+Press,+2015.&ots=rA8AtsTOE8&sig=Gzz4SLvSNOIebPEY8cBMi_CC5us&redir_esc=y#v=onepage&q=*Contract%20as%20promise%2C%20a%20theory%20of%20contractual%20obligation%2C%20Charles%20Fried%2C%20Oxford%20University%20Press%2C%202015.&f=false (trang 46-47)


những nhận định sau:


- Hợp đồng có điều kiện là một hợp đồng trong đó lời hứa cuối cùng của một hoặc cả hai bên được thực hiện để phụ thuộc vào sự kiện xảy ra hoặc không xảy ra, hoặc sự tồn tại hoặc không tồn tại của một sự kiện cụ thể hoặc tình trạng nào đó. Điều kiện có thể và có nhiều hình thức.

- "Điều kiện" có thể có nghĩa là một sự kiện hoặc sự kiện mà theo đó một lời hứa sẽ phụ thuộc như thế nào, hoặc những từ trong hợp đồng cung cấp cho sự phụ thuộc đó.

Đa phần các công trình nước ngoài được liệt kê ở trên cho rằng giao dịch được hiểu là hợp đồng và chủ yếu tập trung nghiên cứu về các điều kiện được xác lập trong giao dịch đó. Các công trình đều nhận định điều kiện được các bên xác lập là điều kiện xảy ra trong tương lai gần và việc xác định điều kiện trong hợp đồng được hiểu là thực hiện hợp đồng có điều kiện của các bên. Trong đó, công trình “Conditions in the Law of Contract” chỉ rò các điều kiện được xác lập trong hợp đồng ở nghĩa rộng nhất, trong đó có hợp đồng có điều kiện gồm: điều kiện phát sinh, thực hiện và huỷ bỏ hoặc điều kiện được xác lập trong hợp đồng song phương hoặc trong hợp đồng đơn phương.

1.2. Một số công trình khoa học trong nước


1.2.1. Sách chuyên khảo


* Cuốn sách “Pháp luật về hợp đồng”, TS. Nguyễn Mạnh Bách, NXB Chính trị quốc gia, năm 1995, trang 148-149. Cuốn sách có sự phân tích bình luận các vấn đề liên quan tới hợp đồng, trong đó có hợp đồng dân sự có điều kiện. Tác giả đã có một số nhận định như sau: (i) Có hai loại điều kiện khác nhau: một điều kiện đình chỉ đồng thời với việc thi hành nghĩa vụ và sự tồn tại của nghĩa vụ, đó là điều kiện đình chỉ. (ii) Hiệu lực của điều kiện: Điều


kiện của nghĩa vụ phát sinh hậu quả khác nhau tùy theo đó là điều kiện đình chỉ hoặc điều kiện hủy bỏ. (iii) Điều kiện trong hợp đồng dân sự có các đặc tính: đặc tính biến cố của điều kiện, tính cách hiện hữu của điều kiện.

* Cuốn sách “Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản”/Xaca Vacaxum, Tori Aritdumi; Dịch: Nguyễn Đức Giao, Lưu Tiến Dũng; Hoàng Thế Liên hiệu đính, 1995. Tác giả đã bình luận sâu sắc về những quy định của Bộ luật dân sự Nhật Bản liên quan tới giao dịch có điều kiện. Nội dung cuốn sách cũng chỉ ra rằng đối với Nhật Bản, giao dịch có điều kiện là một giao dịch pháp lý phụ thuộc vào một sự kiện nhất định. Điều kiện là một sự kiện xảy ra hay không xảy ra.

*Cuốn sách Luật thừa kế Việt Nam – bản án và bình luận bản án của PGS.TS. Đỗ Văn Đại, NXB chính trị quốc gia, năm 2009. Cuốn sách tuyển chọn những bản án đã được công bố, đối chiếu với các văn bản pháp luật hiện hành, chủ yếu trong BLDS và pháp lệnh thừa kế. Qua đó tác giả đưa ra đánh giá về sự phát triển pháp luật về thừa kế của Việt Nam, từ cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất những vấn đề cần hoàn thiện cho pháp luật. Thông qua việc phân tích quyết định này, tác giả đã có một số nhận định như sau:

(i) Chế định giao dịch dân sự có điều kiện không thể được áp dụng đối với di chúc có điều kiện. Bởi lẽ quy định của BLDS xác định điều kiện là “do các bên có thoả thuận” nhưng di chúc không có “các bên thoả thuận” mà chỉ là ý chí đơn phơng của người để lại di sản. Tuy nhiên BLDS cũng có “bóng dáng” của di chúc có điều kiện thông quan Điểm c, khoản 1, Điều 653 BLDS 2005: Di chúc phải ghi rò…. Xác định rò các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản”. Với quy định như vậy thì chúng ta có thể suy luận các nhà lập pháp “ngầm” chấp nhận di chúc có điều kiện.


(ii) Điều kiện trong di chúc có điều kiện là buộc người thụ hưởng di sản phải làm một công việc gì đó. Tuy nhiên, trong trường hợp vi phạm điều kiện trong di chúc có điều kiện thì chế tài áp dụng không được đáp ứng rò ràng. Theo quan điểm của tác giả thì nên phân biệt điều kiện thành hai loại: nếu điều kiện nhằm bảo vệ một chủ thể cụ thể thì khi điều kiện bị vi phạm, di sản sẽ thuộc về người được bảo vệ. Còn nếu điều kiện không nhằm bảo vệ một chủ thể nào thì chia di sản trong di chúc theo các quy định của thừa kế theo pháp luật.

* Sách chuyên khảo của tác giả Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam

- Bản án và bình luận bản án, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2010. Đây là công trình nghiên cứu có hệ thống các bản án có liên quan tới hợp đồng dân sự có điều kiện. Trong đó, tác giả phân tích, đánh giá và đưa ra quan điểm cá nhân về một số vụ việc liên quan tới hợp đồng dân sự có điều kiện. Trên cơ sở phân tích, đánh giá đó, tác giả đưa ra quan điểm cá nhân về các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan.

Trong cuốn sách này, tác giả đi sâu phân tích một số bản án có liên quan đến hợp đồng dân sự có điều kiện, cụ thể như sau:

+ Về Hợp đồng có điều kiện phát sinh:


(i) Tác giả nghiên cứu 03 bản án số 29,30,31,32 và bình luận các Quyết định số 403/2011/DS-GĐT ngày 25/5/2011 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao; Quyết định số 192/2006/DS-GĐT ngày 18/8/2006 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao; Quyết định số 26/2007/DS-GĐT ngày 12/7/2001 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Quyết định số 03/2014/DS- GĐT ngày 9/1/2014 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Thông qua việc phân tích 03 bản án trên, tác giả đã đưa ra một số nhận định liên quan tới “điều kiện” trong giao dịch dân sự có điều kiện, cụ thể:


- Thuật ngữ “điều kiện” tương đối trừu tượng và có nghĩa tương đối khác nhau tuỳ theo hoàn cảnh.

- Điều kiện phải là một yếu tố nào đó trong tương lai và nếu xảy ra thì hợp đồng được hình thành và nếu không xảy ra thì hợp đồng không được hình thành.

- Theo BLDS, điều kiện làm phát sinh giao dịch do các bên “thoả thuận” nhưng BLDS không có quy định về cách thức thể hiện thoả thuận này. Dựa trên nguyên tắc tự do thoả thuận, điều kiện có thể được hình thành dưới bất kỳ hình thức nào và có thể là một thoả thuận minh thị hay ngầm định.

(ii) Ngoài ra, tác giả còn chỉ ra sự tác động của các quy định khác liên quan tới điều kiện phát sinh, cụ thể:

- Cần xác định tác động của các quy định liên quan tới điều kiện phát sinh trong giao dịch dân sự có điều kiện với thời hiệu. Ở đây, thời hiệu được tính từ thời điểm hợp đồng có điều kiện phát sinh.

- Trong giai đoạn điều kiện chưa xảy ra mà một trong các bên chết thì phải xử lý: nếu hợp đồng gắn với nhân thân của người đã xác lập thì hợp đồng có điều kiện phát sinh, chấm dứt và trong trường hợp ngược lại thì hợp đồng có điều kiện phát sinh được duy trì đối với những người thừa kế của người đã chết.

- Thời gian từ thời điểm xác lập hợp đồng có điều kiện đến thời điểm điều kiện xảy ra dài hay ngắn tuỳ vào trường hợp. Cụ thể, Hợp đồng có điều kiện phát sinh và hợp đồng có điều kiện đã phát sinh là hai giao dịch khác nhau. Vì vậy, xác định theo nguyên tắc chung là pháp luật điều chỉnh giao dịch là pháp luật có hiệu lực tại thời điểm xác lập giao dịch.


+ Về hợp đồng có điều kiện thực hiện


Tác giả nghiên cứu 02 bản án: Bản án số 06/2015/KDTM-ST ngày 22/1/2015 của TAND Quận 5. TP. Hồ Chí Minh và Bản án số 294/2012/DSST ngày 25/9/2012 của TAND TP.HCM. Thông qua việc phân tích 02 bản án trên, tác giả đã đưa ra một số nhận định:

- BLDS có quy định nghĩa vụ (trong đó có nghĩa vụ hợp đồng) có điều kiện thực hiện nhưng không cho biết điều kiện thực hiện hợp đồng là gì?

- Khi điều kiện thực hiện chưa xảy ra, hợp đồng có giá trị pháp lý và ràng buộc các bên như hợp đồng thông thường nhưng bên phải thực hiện không phải (chưa phải) thực hiện. Do đó, chưa thể làm phát sinh hệ quả của việc vi phạm thực hiện hợp đồng.

- Mối tương quan giữa thời hạn và điều kiện. Trong trường hợp hết thời hạn mà điều kiện chưa xảy ra thì có liên quan ảnh hưởng gì tới hợp đồng. Tác giả cho rằng, khi điều kiện chưa xảy ra thì chỉ vấn đề thực hiện bị ảnh hưởng, sự tồn tại hay hiệu lực của nghĩa vụ trong hợp đồng không bị tác động. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ rò hướng giải quyết trên cần xem xét lại.

+ Về hợp đồng có điều kiện huỷ bỏ


Tác giả nghiên cứu 02 bản án: Bản án số 42/2010/DS-ST ngày 15/6/2010 của TAND huyện Châu Thành, tỉnh Long An và Bản án số 122/2007/DS-ST ngày 11/9/2007 của TAND thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Qua việc phân tích 02 bản án trên, tác giả đã đưa ra một vài nhận định:

- Giao dịch dân sự có điều kiện huỷ bỏ thì khi điều kiện này xảy ra thì giao dịch đang tồn tại hợp pháp coi như không còn tồn tại nữa do bị triệt tiêu.

Xem tất cả 308 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí