Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam - 4


Do đó, hợp đồng có điều kiện huỷ bỏ nên áp dụng cơ chế của hợp đồng bị huỷ bỏ. Trên thực tế, việc xác định bản chất của điều kiện lại không đơn giản.

+ Yêu cầu đối với điều kiện trong hợp đồng


Tác giả nghiên cứu 02 bản án số 201 và 211 thông qua Quyết định số 12/2016/DS-GĐT ngày 22/1/2016 của TAND cấp cap tại TP.HCM và Quyết định số 45/2016/DS-GĐT ngày 31/8/2016 của TAND cấp cao tại Đà Nẵng. Tác giả xác định điều kiện được thoả thuận trong hợp đồng có điều kiện phải đáp ứng những yêu cầu sau: không trái đạo đức xã hội, không vi phạm điều cấm. Trường hợp không đáp ứng được các điều kiện này thì hệ quả của hợp đồng có điều kiện bị vô hiệu.

*Cuốn giáo trình “Luật hợp đồng” của PGS.TS. Ngô Huy Cương, năm 2013 bày tỏ quan điểm sử dụng thuật ngữ “giao dịch có điều kiện” không nên dùng thuật ngữ “giao dịch dân sự có điều kiện” trong BLDS.

*Cuốn sách “Bình luận khoa học Bộ luật dân sự”, TS. Nguyễn Minh Tuấn chủ biên, NXB Tư pháp, năm 2016. Nhận xét chung về giao dịch dân sự có điều kiện trong BLDS năm 2015 chỉ đề cập tới sự kiện là điều kiện mang tính dự liệu khả năng có thể xảy ra nhưng không chắc chắn xảy ra trong tương lai. Do đó, sự kiện được coi là có điều kiện phải xảy ra một cách khách quan. Nhưng cuốn sách mới chỉ đánh giá một cách chung chung điều luật liên quan tới giao dịch dân sự có điều kiện mà chưa đi sâu phân tích, đánh giá nội dung nào chưa hợp lý của quy định pháp luật.

*Cuốn sách “Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2015”, PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ và PGS.TS.Trần Thị Huệ (đồng chủ biên), NXB Công an nhân dân, năm 2017. Với việc bình luận quy định giao dịch dân sự có điều kiện trong BLDS năm 2015, các tác giả chủ yếu tập trung phân tích việc xác định điều kiện được áp dụng trong giao dịch dân sự có điều kiện. Sự kiện mà


các bên tham gia giao dịch dân sự được thoả thuận là những hiện tượng, sự vật, sự việc phát sinh trong đời sống xã hội thì khi sự kiện đó xảy ra là điều kiện để xác lập hoặc chấm dứt giao dịch dân sự. Các tác giả cho rằng những sự kiện mà các bên thoả thuận làm điều kiện của giao dịch có thể dự liệu các hiện tượng tự nhiên, có thể dựa vào sự kiện nhất định do hành vi của con người. Sự kiện này phải được đặt trong mối liên hệ về thời gian và không gian nhất định. Các tác giả đánh giá những quy định về giao dịch dân sự có điều kiện trong BLDS năm 2015 là quy định khách quan và phù hợp với các quan hệ giao dịch trong xã hội hiện đại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 308 trang tài liệu này.

1.2.2. Bài báo khoa học


Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam - 4

* Bài viết của tác giả Phạm Công Lạc về “Góp ý dự thảo Bộ luật dân sự về giao dịch dân sự có điều kiện”, Tạp chí Luật học, số 02/1995, trang 52-

53. Trong bài viết này, tác giả làm rò hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất là liên quan tới xác định:

(i) Khái niệm giao dịch dân sự có điều kiện đã loại bỏ giao dịch với tư cách là hành vi pháp lý đơn phương có điều kiện;

(ii) Xác định lại giao dịch dân sự có điều kiện là: “trong trường hợp có chỉ ra điều kiện làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt giao dịch dân sự thì khi điều kiện xảy ra giao dịch phát sinh, thay đổi hay chấm dứt”;

(iii) Xác định giao dịch dân sự có điều kiện làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt nghĩa vụ - nghĩa vụ có điều kiện. Vì vậy, quy định về thực hiện nghĩa vụ có điều kiện cũng phải quy định cho phù hợp với các loại giao dịch đó.

(iv) Cần quy định thêm về hiệu lực của giao dịch dân sự có điều kiện và hành vi của người được hưởng lợi khi có điều kiện xảy ra.


(v) Giao dịch dân sự nói chung và giao dịch dân sự có điều kiện nói riêng cần được quy định chi tiết hơn và phải được thể hiện ở các phần riêng của BLDS.

Tuy nhiên, đối với giao dịch dân sự có điều kiện được các nhà nghiên cứu tập trung nghiên cứu dưới hình thức hợp đồng dân sự có điều kiện và di chúc có điều kiện. Vấn đề thứ hai là đề cập tới di chúc có điều kiện với tư cách là hành vi pháp lý đơn phương có điều kiện. Quyền của người lập di chúc bao hàm cả quyền ra điều kiện cho những người thừa kế hoặc quy định điều kiện để được hưởng di sản thừa kế. Cũng như họ có thể quy định về mục đích buộc người thừa kế sử dụng di sản của họ. Tuy nhiên, quy định của pháp luật Việt Nam chưa quy định quyền này cho người lập di sản.

*Bài viết của tác giả Phạm Công Lạc về “Về điều kiện trong các hợp đồng có điều kiện”, Tạo chí Luật học, số 01/1995, trang 29-32. Trong bài viét này, tác giả đã đưa ra một số quan điểm liên quan tới khái niệm hợp đồng có điều kiện, phân loại điều kiện và cách xác định điều kiện trong hợp đồng dân sự. Cụ thể tác giả cho rằng:

(i) Khái niệm về hợp đồng có điều kiện: Hợp đồng có điều kiện là những hợp đồng trong đó các bên thoả thuận về một hoặc nhiều sự kiện là điều kiện mà khi sự kiện đó xảy ra hoặc không xảy ra thì hợp đồng được coi là phát sinh hay chấm dứt hiệu lực.

(ii) Phân loại điều kiện: Hợp đồng với các sự kiện là điều kiện phát sinh là hợp đồng đã được giao kết (đã được hình thành) nhưng còn “chờ” điều kiện mới làm phát sinh hiệu lực, mới làm phát sinh hậu quả pháp lý. Hợp đồng với sự kiện là điều kiện chấm dứt là hợp đồng đã được giao kết, có hiệu lực, đã bắt đầu thực hiện ngay sau khi giao kết nhưng khi có các sự kiện là điều kiện xảy ra (hoặc không xảy ra) thì các bên đình chỉ thực hiện.


(iii) Xác định điều kiện: Sự kiện được coi là điều kiện trong các hợp

đồng có điều kiện là các sự kiện xảy ra sau khi hợp đồng đã được giao kết.


* Bài viết của tác giả Phùng Trung Tập về “Pháp luật về thừa kế Việt Nam hiện đại – một số vấn đề cần được bàn luận”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 07/2008, trang 26-32. Trong bài viết này, tác giả có đưa ra quan điểm về di chúc có điều kiện, di chúc chung của vợ chồng và thừa kế thế vị. Trong đó, nội dung liên quan tới di chúc có điều kiện, tác giả khẳng định cần bổ sung việc quy định về di chúc có điều kiện và hiệu lực của di chúc có điều kiện vào pháp luật về thừa kế của nước ta. Bài báo đã có một số nhận định:

(i) Theo pháp luật thừa kế của nước ta, không có bất kỳ một quy định nào về di chúc có điều kiện.

(ii) Các nhà lập pháp nên quy định hiệu lực của di chúc có điều kiện, nhằm khắc phục những khiếm khuyết của pháp luật thừa kế hiện nay ở nước ta.

(iii) Di chúc có điều kiện được thể hiện ở những yếu tố sau: Chủ thể lập di chúc: Việc đặt các điều kiện của người lập di chúc được hiểu là quyền tự định đoạt ý chí của người lập di chúc, tương tự như quyền định đoạt khác, không thể không được pháp luật thừa nhận.

* Bài viết của tác giả Nguyễn Như Bích về “Bàn về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở có điều kiện2. Hợp đồng có điều kiện là một loại hợp đồng dân sự chủ yếu, có đặc điểm riêng nên việc áp dụng quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp hợp đồng có điều kiện trong một số trường hợp khác với việc giải quyết tranh chấp các loại hợp đồng dân sự. Tác giả đã có một số ý kiến đề xuất: Hợp đồng có điều kiện không được công


2 https://luatbinhtan.com/ban-ve-giai-quyet-tranh-chap-hop-dong-mua-ban-nha-o-co-dieu- kien.html


chứng chứng nhận hoặc UBND có thẩm quyền chứng thực và có mục đích và nội dung trái pháp luật và trái đạo đức xã hội thì không thể kết luận hợp đồng vô hiệu. Xác định sự kiện là điều kiện của hợp đồng:

(+) Không được thực hiện làm cho hợp đồng không thể phát sinh hiệu lực và phải xác định bên cố tình không thực hiện sự kiện là điều kiện của hợp đồng là bên có lỗi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.

(+) Đã được thực hiện thì đương nhiên hợp đồng phát sinh hiệu lực và phải xác định bên không tiếp tục thực hiện hợp đồng như đã thoả thuận là bên có lỗi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.

* Bài viết của tác giả Nguyễn Như Bích về “Bàn về hiệu lực của hợp đồng có điều kiện”. Tạp chí Toà án nhân dân, số 19/2011, trang 12-20. Trong bài viết này, tác giả đưa ra quan điểm cá nhân về việc xác định hiệu lực của hợp đồng có điều kiện nói chung và hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có điều kiện. Cụ thể tác giả cho rằng:

(i) Để xác định hiệu lực của hợp đồng có điều kiện, ngoài đáp ứng đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng còn phải căn cứ vào tính hợp pháp của sự kiện là điều kiện của hợp đồng.

(ii) Xác định tính hợp pháp của sự kiện: Nếu sự kiện là điều kiện của hợp đồng là sự kiện trái pháp luật thì trong mọi trường hợp, kể cả trường hợp hợp đồng đã thỏa mãn đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thì hợp đồng vẫn bị vô hiệu ngay tại thời điểm giao kết; Nếu sự kiện là điều kiện của hợp đồng là sự kiện hợp pháp thì cần phải căn cứ vào việc hợp đồng có hay không thỏa mãn đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng để xác định hợp đồng có hiệu lực hay bị vô hiệu.

(iii) Hợp đồng có điều kiện là một loại hợp đồng có các đặc điểm sau

đây: Chỉ khi phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt sự kiện là điều kiện của hợp


đồng thì hợp đồng mới được thực hiện (mới có hiệu lực); Để xác định hiệu lực của hợp đồng vừa phải căn cứ vào hiệu lực của hợp đồng vừa phải căn cứ vào tính hợp pháp của sự kiện là điều kiện của hợp đồng.

(iv) Không phải trong mọi trường hợp việc xác định hiệu lực của hợp đồng có điều kiện đều tại thời điểm giao kết hợp đồng (như đối với các hợp đồng khác) mà trong một số trường hợp, nếu xác định hiệu lực của hợp đồng có điều kiện tại thời điểm giao kết hợp đồng lại là trái với quy định của BLDS. Đó chính là các trường hợp, tuy tại thời điểm giao kết hợp đồng có điều kiện các bên có vi phạm về nội dung hoặc hình thức của hợp đồng nhưng sự kiện là điều kiện của hợp đồng là sự kiện hợp pháp và khi xảy ra sự kiện là điều kiện của hợp đồng thì hợp đồng không còn vi phạm điều kiện về mặt nội dung và hình thức của hợp đồng nữa.

(v) Trong trường hợp này, không thể xác định hợp đồng bị vô hiệu ngay từ khi giao kết, bởi vì, theo quy định của BLDS, khi xảy ra sự kiện là điều kiện của hợp đồng thì hợp đồng mới phát sinh hiệu lực và các bên mới được thực hiện hợp đồng mà tại thời điểm này thì hợp đồng đã hợp pháp.

* Bài viết của tác giả Phạm Văn Tuyết về “Những vướng mắc của Bộ luật dân sự về giao dịch, hợp đồng và nghĩa vụ có điều kiện”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số tháng 10 (235), trang 20, năm 2011. Thứ nhất, tác giả xác định GIAO DỊCH có điều kiện luôn đi kèm với một sự kiện. Sự kiện được hiểu có thể là sự kiện khách quan. Tính khách quan của sự kiện này được thể hiện ở chỗ nó chưa xảy ra trước khi giao dịch được giao kết, đồng thời việc sự kiện đó có xảy ra hay không xảy ra không phải do hành vi cố ý tác động của một bên trong giao dịch hoặc của bên thứ ba. Thứ hai, tác giả đưa ra cách xác định hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà trong đó, các bên đã thoả thuận


về một sự kiện nhất định để khi sự kiện đó xảy ra là điều kiện phát sinh hoặc huỷ bỏ hợp đồng.

1.2.3. Luận án, luận văn


* Luận văn Thạc sĩ của Trần Thị Thu Quỳnh về “Hợp đồng dân sự có điều kiện”, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011. Luận văn đã hệ thống hoá được những quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng dân sự có điều kiện. Cũng qua phân tích hợp đồng dân sự có điều kiện đặt trong sự so sánh với luật của một số nước quy định về vấn đề này để đánh giá hiệu quả điều chỉnh của pháp luật Việt Nam về hợp đồng dân sự có điều kiện. Luận văn đã đưa ra một số nội dung:

(i) Hợp đồng dân sự có điều kiện cũng là dạng thể hiện ý chí của các bên khi xác lập nó, nhằm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một hợp đồng dân sự với mục đích duy trì, thúc đẩy giao dịch ở trạng thái ổn định trong tương lai gần, trong khuôn khổ do pháp luật quy định (trang 18-19).

(ii) Hợp đồng dân sự có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên phụ thuộc vào một sự kiện khách quan nhất định do các bên thoả thuận không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội và là những sự kiện phổ biến, biện chứng không mang tính chất hoang đường được xác định trong một thời hạn, một không gian nhất định và trong một phạm vi cụ thể và lấy đó làm điều kiện để xác định việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên khi sự kiện do các bên thoả thuận phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt.

* Luận văn thạc sĩ luật học của Xaysavhan Pengboubpha về “Thừa kế theo di chúc trong Bộ luật dân sự nước CHDCND Lào”, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012. Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về thừa kế theo di chúc của pháp luật dân sự Lào. Đối chiếu so


sánh những quy định về thừa kế theo di chúc trong pháp luật dân sự của Lào và Bộ luật dân sự của Việt Nam. Luận văn đã đưa ra một số nội dung sau:

(i) Khái niệm di chúc: Luận văn khẳng định một nguyên tắc quan trọng của Luật La Mã và thừa kế là Semel heres, semper heres – người được chỉ định là người thừa kế sẽ vĩnh viễn là người thừa kế. Điều này có nghĩa là pháp luật chỉ công nhận di chúc có điều kiện phát sinh, không công nhận di chúc có điều kiện đình chỉ. (trang 5).

(ii) Khái niệm thừa kế theo di chúc: Lập di chúc là cách tốt nhất để người đó thể hiện ý chí của chính họ trong việc định đoạt khối tài sản của chính mình, mà đôi lúc nó không chỉ đơn thuần mang giá trị về kinh tế…. Vì vậy, việc tự do thể hiện ý chí trong di chúc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tất nhiên, vẫn là tự do trong khuôn khổ của pháp luật (trang 12).

* Luận án tiến sĩ của Hoàng Thị Loan: “Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định pháp luật dân sự Việt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2019. Tác giả nhận định rò pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về di chúc có điều kiện nhưng nội dung này giống tương tự phần về hợp đồng tặng cho có điều kiện. Tuy nhiên, vấn đề điều kiện trong hợp đồng cũng chỉ là ghi nhận chứ chưa thực sự rò ràng với quy định này. Cho nên trong nhiều trường hợp khó giải thích, khó đưa ra hướng giải quyết triệt để thuyết phục. Theo tác giả thì nên sử dụng một quy định để loại trừ những trường hợp di chúc có đặt điều kiện mà điều kiện lại dẫn tới nhiều mâu thuẫn hoặc ảnh hưởng tới lợi ích của người thừa kế hoặc của các chủ thể có liên quan. Cụ thể, quy định có thể tương tự như hạn chế phân chia di sản được ghi nhận trong BLDS hoặc ghi nhận một số điều khoản độc lập về loại di chúc này như sau:

Xem tất cả 308 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí