BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHÙNG BÍCH NGỌC
GIAO DỊCH DÂN SỰ CÓ ĐIỀU KIỆN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật dân sự và Tố tụng Dân sự Mã số: 9 38 01 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS PHÙNG TRUNG TẬP
Hà Nội - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rò ràng, được trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án
này.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
PHÙNG BÍCH NGỌC
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu sinh xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Phùng Trung Tập – người hướng dẫn khoa học cho NCS. Thầy đã tận tình hướng dẫn về khoa học, động viên, khích lệ và giúp NCS vượt qua những khó khăn trong suốt quãng thời gian qua để hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn các thầy cô, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ NCS trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này.
Nghiên cứu sinh
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ luật dân sự | |
CTCP | Công ty cổ phần |
GDDS | Giao dịch dân sự |
NCS | Nghiên cứu sinh |
QSDĐ | Quyền sử dụng đất |
TAND | Toà án nhân dân |
TANDTC | Toà án nhân dân tối cao |
UBND | Uỷ ban nhân dân |
Có thể bạn quan tâm!
- Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam - 2
- Một Số Công Trình Khoa Học Trong Nước
- Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam - 4
Xem toàn bộ 308 trang tài liệu này.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2
2.1. Mục đích nghiên cứu 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4
5. Những đóng góp mới của Luận án 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 7
7. Kết cấu của luận án 7
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8
1. Một số công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu đã được công bố có liên quan đến đề tài luận án 8
1.1. Một số công trình khoa học nước ngoài 8
1.2. Một số công trình khoa học trong nước 13
2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và hướng triển khai nghiên cứu đề tài luận án 26
2.1. Những kết quả đạt được về mặt lý luận và thực tiễn liên quan đến đề
tài luận án 26
2.2. Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án cần được tiếp tục nghiên cứu trong luận án 33
3. Lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu ... 35
3.1. Lý thuyết nghiên cứu 35
3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 37
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ CÓ ĐIỀU KIỆN 39
1.1. Khái quát về giao dịch dân sự 39
1.2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại giao dịch dân sự có điều kiện 46
1.2.1. Khái niệm giao dịch dân sự có điều kiện 46
1.2.2. Đặc điểm của giao dịch có điều kiện 54
1.2.3. Phân loại giao dịch có điều kiện 58
1.3. Các học thuyết có giá trị luận giải cơ sở khoa học của giao dịch dân sự có điều kiện 67
1.3.1. Học thuyết về tự do ý chí 67
1.3.2. Học thuyết về sự dung hoà giữa tự do ý chí và lợi ích xã hội 69
1.4. Hiệu lực của giao dịch dân sự có điều kiện 72
1.4.1. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự có điều kiện 72
1.4.2. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự có điều kiện bị huỷ bỏ 76
1.5. Điều kiện trong giao dịch có điều kiện 80
1.6. Khái lược về sự phát triển các quy định về giao dịch có điều kiện trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam 86
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 91
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ CÓ ĐIỀU KIỆN 93
2.1. Các quy định chung về giao dịch dân sự có điều kiện 93
2.1.1. Nhận diện giao dịch dân sự có điều kiện 93
2.1.2. Xác định điều kiện là sự kiện trong giao dịch dân sự có điều kiện 98
2.1.3. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự có điều kiện trong một số trường hợp 102
2.2. Các quy định riêng về từng loại giao dịch dân sự có điều kiện 115
2.2.1. Hợp đồng có điều kiện 115
2.2.2. Di chúc có điều kiện 118
2.2.3. Hứa thưởng có điều kiện 122
KÊT LUẬN CHƯƠNG 2 126
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ CÓ ĐIỀU KIỆN 127
3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về giao dịch dân sự có điều kiện 127
3.1.1. Xác định giao dịch dân sự có điều kiện 127
3.1.2. Xác định các loại điều kiện trong giao dịch dân sự có điều kiện 132
3.1.3. Nhầm lẫn giữa giao dịch dân sự có điều kiện với các vấn đề khác
............................................................................................................... 137
3.1.4. Nhầm lẫn giữa di chúc có điều kiện với giao nghĩa vụ cho người thừa kế 143
3.1.5. Nhầm lẫn giữa hợp đồng có điều kiện với thực hiện hợp đồng có
điều kiện 145
3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật dân sự về giao dịch dân sự có điều kiện 148
3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định chung về giao dịch có điều kiện
............................................................................................................... 149
3.2.2. Kiến nghị hoàn thiện các quy định riêng về từng loại giao dịch có
điều kiện 160
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 175
KẾT LUẬN 177
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 179
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 180
PHỤ LỤC: 189
CÁC BẢN ÁN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN 189
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong pháp luật dân sự, giao dịch dân sự là một chế định xuất hiện từ sớm và trở thành một chế định quan trọng. Giao dịch dân sự là hình thức giao lưu dân sự phong phú của con người, là một trong những phương thức hữu hiệu để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Những quy định về giao dịch dân sự có điều kiện có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh những quan hệ dân sự của nền kinh tế thị trường. Mặc dù, giao dịch dân sự có điều kiện không phải là quy định mới trong BLDS năm 2015, song đây vẫn là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi trong cả quá trình nghiên cứu cũng như thực tiễn áp dụng. Điều này gây ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng pháp luật trên thực tiễn, không bảo đảm được quyền và lợi ích của các bên chủ thể.
Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học được công bố đã nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến giao dịch dân sự có điều kiện. Tuy vậy, các công trình này mới chỉ tiếp cận ở góc độ nhỏ hoặc các trường hợp cụ thể mà chưa bao quát đầy đủ các vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật. Những kiến nghị được các công trình này đưa ra còn chưa toàn diện hoặc còn ở mức chung chung, chưa cụ thể. Thực tế này đòi hỏi việc tiếp tục nghiên cứu để tìm ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật. Mặt khác, các điều khoản quy định trong BLDS năm 2015 về giao dịch dân sự có điều kiện còn khá sơ sài và cho thấy sự chưa quan tâm từ các nhà làm luật đối với nội dung này. Như khái niệm về giao dịch dân sự có điều kiện được quy định trong BLDS năm 2015 chưa được làm rò gây ra sự mâu thuẫn, thiếu logic với các quy định khác có sử dụng từ “điều kiện” như điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân