Biên Khả Năng Thanh Toán Ii Dựa Trên Ba Trụ Cột Chính



buộc đối với các qui trình kiểm soát nội bộ, mức độ đầu tư,… với thực tế của DNBH về người quản trị, điều hành; đảm bảo rằng doanh nghiệp có qui trình khai thác, bồi thường, giám định, tái bảo hiểm tuân thủ theo nội dung đã đăng ký với cơ quan quản lý từ đó đưa ra các chế tài xử phạt nếu có vi phạm chứ không tập trung đánh giá những tiềm ẩn rủi ro của các bộ phận đó.

Đối với phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro, ngoài những yêu cầu đối với Ban quản trị điều hành, các qui trình nghiệp vụ, tái bảo hiểm,… phải tuân thủ theo qui định của pháp luật. Cơ quan giám sát sẽ đánh giá tính hợp lý của HĐQT, Ban giám đốc; tính hợp lý của hệ thống quản lý rủi ro, tính hợp lý của việc thiết lập và thực hiện chính sách kinh doanh, tính hợp lý của công tác kiểm soát nội bộ, qui trình kiểm soát chung nhằm đánh giá mức độ ngăn chặn rủi ro hoặc rủi ro nào có thể phát sinh từ chính quá trình quản lý kinh doanh và các qui trình nghiệp vụ của DNBH.

Hoạt động tài chính:

(1) Giám sát về vốn

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hoạt động kinh doanh rủi ro, có thể ngay khi doanh nghiệp mới bắt đầu đi vào hoạt động, doanh thu phí bảo hiểm chưa đủ lớn để trang trải cho các tổn thất trong khi trách nhiệm của DNBH phát sinh ngay khi hợp đồng được ký kết. Tại thời điểm đó vốn chủ sở hữu là một nguồn lực tài chính để hỗ trợ giúp DNBH vượt qua các rủi ro. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người được bảo hiểm cơ quan giám sát luôn yêu cầu một DNBH phi nhân thọ muốn đi vào hoạt động phải có một số vốn lớn nhất định, mức độ yêu cầu về vốn sẽ do từng quốc gia qui định và phụ thuộc vào phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, mức độ rủi ro của các nghiệp vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Ở một số nước còn yêu cầu các DNBH phi nhân thọ có một khoản tiền nhất định để ký quĩ và phải luôn duy trì mức ký quĩ theo yêu cầu của cơ quan giám sát. Ngoài yêu cầu mức vốn DNBH cần có khi gia nhập thị trường, trong suốt quá trình kinh doanh DNBH phải duy trì mức vốn theo qui định của từng quốc gia, phụ thuộc vào phạm vi và rủi ro của từng nghiệp vụ mà DNBH kinh doanh. Vốn của DNBH cũng là chỉ tiêu phản ánh khả năng tài chính của DNBH. Hiện nay đang có các qui định về vốn như sau:

Vốn tối thiểu: Cơ quan giám sát thường đưa ra yêu cầu mức vốn tối thiểu, thường là mức vốn pháp định hay vốn điều lệ của DNBH. Mức vốn này được qui định ngay trong luật định hoặc các văn bản pháp luật. DNBH có nghĩa vụ duy trì mức vốn chủ sở



hữu không thấp hơn mức vốn tối thiểu trong suốt quá trình hoạt động. Bất cứ giao dịch làm tăng hay giảm vốn điều lệ của DNBH đều phải có báo cáo với cơ quan giám sát. Trong trường hợp vốn chủ sở hữu không đáp ứng đủ theo yêu cầu của luật định thì cơ quan giám sát yêu cầu DNBH phải bổ sung thêm vốn cho phù hợp qui định.

Vốn trên cơ sở rủi ro(Risk base capital - RBC): Vốn trên cơ sở rủi ro là mức vốn DNBH cần có được để bù đắp cho những rủi ro mà công ty bảo hiểm phải đối mặt, mức vốn được tính dựa trên mức độ rủi ro. Tổng số vốn trên cơ sở rủi ro của DNBH sẽ phản ánh mối tương quan giữa các loại rủi ro. Chuẩn mực về vốn trên cơ sở rủi ro do Ủy ban hiệp hội quốc gia về bảo hiểm (NAIC) giới thiệu vào năm 1994. Sau đó nhiều nước đã áp dụng, Nhật Bản áp dụng năm 1996, Úc (2001), Singapore (2004), Philippin (2006), Đài Loan (2008), Indonesia (2009), Malaysia (2009), Hàn quốc (2011),...

Về cơ bản, mô hình RBC dùng để tính toán mức vốn tối thiểu mà một DNBH cần duy trì để đảm bảo hoạt động tùy thuộc vào đặc trưng rủi ro và quy mô của doanh nghiệp đó. Khi giám sát vốn trên cơ sở rủi ro, cần xác định 4 yếu tố:

- Các thông tin chung hay các nhân tố rủi ro được đưa vào tính toán RBC: Là các rủi ro mà DNBH phải đối mặt;

- Xác định vốn yêu cầu (tính toán RBC) đối với từng rủi ro và tính mức vốn yêu cầu đối với cả DNBH;

- Xác định vốn hiện có của DNBH (gồm: Vốn chủ sở hữu, thặng dư vốn);

- Các cấp độ can thiệp. Được xác định dựa trên tỷ lệ về vốn. Tỷ lệ vốn RBC = Vốn hiện có/ Vốn yêu cầu

Căn cứ tỷ lệ vốn RBC và các chính sách quản lý về vốn, công tác duy trì và cải thiện vốn,… để có các mức độ can thiệp phù hợp. Có 3 mô hình RBC tính cho 3 loại hình bảo hiểm (nhân thọ, phi nhân thọ, sức khỏe). Tất cả đều được tính dựa trên nguyên tắc là sự đa dạng của các loại rủi ro mà vốn của DNBH phải đáp ứng được. Không có mô hình RBC chuẩn nhất định cho tất cả các nước. Tùy thuộc vào đặc điểm thị trường bảo hiểm của từng nước, trình độ phát triển của thị trường mà những quy định về các nhân tố rủi ro, hệ số điều chỉnh rủi ro, công thức tính toán và cấp độ can thiệp sẽ khác nhau.

RBC được tính cho bảo hiểm phi nhân thọ là mức vốn trên cơ sở rủi ro được xác định dựa trên áp dụng các hệ số RBC cho các rủi ro và dựa trên công thức đồng biến thiên [33]:

RBC = 0.5 . [R0 + √(R12 +R22 + R32 + R42 +R52



RBC đề cập đến 2 dạng chính của rủi ro đó là rủi ro tài sản (R1, R2, R3) và rủi ro bảo hiểm (R4, R5). Có những yếu tố rủi ro nằm ngoài bảng cân đối kế toán. Bên cạnh các yếu tố rủi ro mang tính hệ thống của ngành bảo hiểm thì các hệ số rủi ro được gắn với kinh nghiệm của bản thân mỗi doanh nghiệp là chủ yếu và có sự nhấn mạnh rủi ro chấp nhận bảo hiểm, Trong đó:

+ R0: Công cụ phái sinh và các khoản nợ ngẫu nhiên

+ R1: Rủi ro trong đầu tư có thu nhập cố định (VD: trái phiếu).

+ R2: Rủi ro gắn liền với các khoản đầu tư khác (VD: bất động sản, cổ phiếu)

+ R3: Rủi ro tín dụng (rủi ro liên quan đến hợp đồng tái bảo hiểm)

+ R4: Rủi ro dự phòng

+ R5: Rủi ro phí bảo hiểm (Xác định số vốn cần thiết cho việc hỗ trợ rủi ro việc

định phí không thích hợp).

Mức độ can thiệp phụ thuộc vào tỷ lệ vốn RBC như sau:

- Nếu trên 200%: không cần can thiệp;

- Từ 150-200%: DNBH phải gửi báo cáo (cấp độ doanh nghiệp);

- Từ 100-150%: DNBH phải gửi kế hoạch hành động (cấp độ giám sát);

- Từ 70-100%: Cơ quan giám sát có quyền điều hành doanh nghiệp (cấp độ ủy quyền);

- Dưới 70%: Cơ quan giám sát có nghĩa vụ tiếp nhập quản lý doanh nghiệp (cấp

độ cưỡng chế).

Việc áp dụng mức vốn tối thiểu hay mức vốn trên cơ sở rủi ro là theo qui định của từng nước, có nước đang áp dụng cả hai loại, nhưng việc áp dụng mức vốn trên cơ sở rủi ro là xu hướng mà các nước đều đã và hướng tới áp dụng.

(2) Giám sát khả năng thanh toán

Bên cạnh yêu cầu của vốn mà mỗi doanh nghiệp phải có khi thành lập doanh nghiệp và duy trì vốn đó trong suốt quá trình hoạt động, để đánh giá tính lành mạnh về tài chính của DNBH và mức độ chấp nhận các rủi ro cơ quan giám sát đưa ra yêu cầu về khả năng thanh toán đối với từng doanh nghiệp tại từng thời điểm cụ thể. Khả năng thanh toán là tiêu chí đánh giá tính lành mạnh về tình hình tài chính của DNBH, khả năng thanh toán của DNBH khi rủi ro xảy ra.

Trong quá trình quản lý DNBH và mức độ phát triển của thị trường bảo hiểm, các cơ quan giám sát thị trường đã đưa ra các phạm trù về khả năng thanh toán đó là: Biên khả năng thanh toán, Biên khả năng thanh toán I (Solvency I), Biên khả năng thanh toán II (Solvency II) để kiểm soát tình hình tài chính của DNBH.



Biên khả năng thanh toán được ra đời từ năm 1970, Biên khả năng thanh toán quy định bằng tổng công nợ cộng với một tỷ lệ phần trăm cố định. Ví dụ, trước đây ở Canada, biên khả năng thanh toán cho các DNBH phi nhân thọ đơn giản chỉ là 115% tổng công nợ và đối với DNBH nhân thọ là 104% tổng công nợ.

Biên khả năng thanh toán I (Solvency I) được xây dựng và ban hành từ năm 2004, dựa trên các quy định về mức vốn tối thiểu qui định đối với Biên khả năng thanh toán được ban hành từ năm 1970 và chuẩn mực về vốn trên cơ sở rủi ro. Theo hướng dẫn này, các cơ quan giám sát yêu cầu các công ty phải duy trì hệ số Biên khả năng thanh toán không dưới 100% nhằm đáp ứng yêu cầu đầy đủ vốn. Trong trường hợp Hệ số biên khả năng thanh toán dưới 100% DNBH bị coi là có nguy cơ mất khả năng thanh toán.

Hệ số biên khả năng

thanh toán

Trong đó:

Biên khả năng thanh toán (SCR)

=

Biên khả năng thanh toán tối thiểu (MCR)

+ Biên khả năng thanh toán là số tiền mà một công ty bảo hiểm duy trì vượt quá tài sản nợ của nó, là khả năng thanh toán thặng dư của công ty bảo hiểm. Khả năng thanh toán là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của DNBH tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán (các khoản dự phòng nghiệp vụ).

+ Biên khả năng thanh toán tối thiểu là mức vốn mà nếu nguồn vốn sẵn sàng chi trả của DNBH cho các rủi ro xảy ra thấp hơn mức tối thiểu này thì DNBH sẽ rơi vào tình trạng không có khả năng thanh toán dễ dẫn đến tình trạng phá sản. Chuẩn này được thiết lập bởi cơ quan giám sát. Biên khả năng thanh toán tối thiểu được tính dựa trên doanh thu phí bảo hiểm gốc hoặc doanh thu phí bảo hiểm giữ lại, chi phí bồi thường và mức độ, tần suất rủi ro phát sinh từ nguồn doanh thu đó.

Về cách tính Biên khả năng thanh toán I theo yêu cầu của EU: Biên khả năng thanh toán tối thiểu (MCR) là số lớn nhất giữa phí bảo hiểm cơ bản (PBt) và chi phí bồi thường cơ bản (CBt).

MCRt = max (PBt; CBt)

Trong đó:

PBt = 0,18. [min(Pt; 50million)] + 0,16. max[(Pt - 50million); 0] CBt = 0,26 (min (Ct;35 million) + 0,23.max [(Ct - 35million); 0] Pt: Phí bảo hiểm ròng giai đoạn t

Ct: Chi phí bồi thường cho phí thực giữ lại trung bình trong vòng 3 năm



Đối với từng thị trường khác nhau, tùy thuộc vào mức độ phát triển của thị trường, mức độ, tần suất rủi ro phát sinh mà mức tính trong công thức sẽ khác nhau. Cách tính này đã tính đến yếu tố rủi ro như trong trường hợp doanh thu phí giảm đáng kể hoặc bồi thường tăng đáng kể thì yêu cầu về biên khả năng thanh toán tối thiểu sẽ tăng lên. Tuy nhiên yếu tố rủi ro ở đây được tính đến ở phạm vi khá hẹp vì thực tế có rất nhiều lĩnh vực tạo rủi ro cho doanh nghiệp mà chưa được tính đến trong công thức tính biên khả năng thanh toán này.

Căn cứ vào hệ số biên khả năng thanh toán, cơ quan giám sát đưa ra các hành

động xử lý:(1) Nếu MCR < SCR: Không cần can thiệp

(2) Nếu MCR = SCR: Cảnh báo DNBH về khả năng thanh toán

(3) Nếu MCR > SCR: DNBH mất khả năng thanh toán, cơ quan giám sát yêu cầu bổ sung vốn hoặc có các biện pháp thu hẹp phạm vi kinh doanh, giấy phép kinh doanh.

Biên khả năng thanh toán II (Solvency II): Các cơ quan quản lý bảo hiểm Châu Âu đang phát triển một khung giám sát mới (solvency II) với kỳ vọng áp dụng vào 2012 để thay thế solvency I. Tuy nhiên, việc áp dụng chưa được các nước đón nhận, vì qui định pháp luật của từng nước là khác nhau nên thời gian áp dụng dự kiến lùi vào năm 2015 - 2016. Khuôn khổ giám sát khả năng thanh toán II dựa trên 3 trụ cột: yêu cầu định lượng, các hoạt động giám sát và yêu cầu định tính về quản trị rủi ro nội bộ, yêu cầu minh bạch thông tin.

Bảng 1.2: Biên khả năng thanh toán II dựa trên ba trụ cột chính


Trụ cột 1:

Yêu cầu định lượng

Trụ cột 2:

Giám sát của cơ quan quản lý và các yêu cầu định tính

Trụ cột 3:

Yêu cầu minh bạch thông tin

- Tài sản và trách nhiệm: Giá

- Nhận diện những rủi ro

- Minh bạch thông tin tới

trị thị trường

không nằm trong trụ cột 1;

nhà đầu tư, người được bảo



hiểm và cơ quan quản lý,

- Yêu cầu vốn tối thiểu

- Giám sát ở quy mô tập đoàn;

- Minh bạch trong việc cho

(MCR) được tính toán dựa

- Sự can thiệp của các nhà

phép các thành viên trong

trên các yếu tố rủi ro

quản lý bao gồm cả việc yêu

thị trường tiếp cận thông tin

- Yêu cầu vốn đảm bảo biên

cầu tăng vốn

về hồ sơ rủi ro, quản trị rủi

khả năng thanh toán (SCR)

- Cơ chế đánh giá rủi ro thanh

ro;

có thể được tính bằng:

toán nội bộ (Own Risk Solvency


+ Công thức chuẩn

Assessment)


+ Mô hình vốn nội bộ



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

(Nguồn: Công ty Môi giới bảo hiểm Aon)



- Thành phần trụ cột 1 xem xét các loại tài sản, các khoản nợ và sự tương tác giữa chúng trong bảng cân đối kế toán, cụ thể:

+ Phần nợ được chia thành dự phòng nghiệp vụ và yêu cầu vốn đảm bảo khả năng thanh toán (SCR - Solvency Capital Requirement); Dự phòng nghiệp vụ là tổng của nợ ước tính cao nhất và một biên độ rủi ro (theo phương pháp chi phí vốn); SCR được tính toán theo VaR(Value-at-Risk) 99,5% kỳ hạn 1 năm, có thể lựa chọn công thức chuẩn hoặc mô hình tính toán nội bộ để tính SCR. Yêu cầu vốn tối thiểu (MCR) là một phần của SCR

+ Phần tài sản được chia thành tài sản đảm bảo cho dự phòng nghiệp vụ (assets covering technical provisions) và biên khả năng thanh toán hữu dụng (Available solvency margin) còn có thể gọi là mức vốn khả dụng (để đảm bảo cho MCR và SCR, nếu biên khả năng thanh toán hữu dụng lớn hơn SCR, sẽ tạo nên thặng dư vốn);

Cả tài sản và nợ đều được tính theo giá thị trường; Có hai cách tiếp cận để tính MCR (Minimum Capital Requirement) và thường quy định mức thấp nhất đối với DNBH phi nhân thọ và tái bảo hiểm là 1triệu EUR.

Biểu đồ 1 1 Biên khả năng thanh toán II Nguồn Công ty Môi giới bảo hiểm Aon 1

Biểu đồ 1.1: Biên khả năng thanh toán II

(Nguồn: Công ty Môi giới bảo hiểm Aon)

- Căn cứ vào việc so sánh giữa vốn khả dụng với SCR và MCR, có 3 khả năng can thiệp từ phía cơ quan quản lý như sau:

+ Nếu Biên khả năng thanh toán hữu dụng lớn hơn SCR: Không có can thiệp;

+ Nếu Biên khả năng thanh toán hữu dụng thấp hơn SCR: Cơ quan quản lý cần có những biện pháp nhằm khôi phục tình hình tài chính của doanh nghiệp;

+ Nếu Biên khả năng thanh toán hữu dụng thấp hơn MCR, DNBH sẽ bị thu hồi giấy phép (phá sản hoặc chuyển giao cho DNBH khác).



Hiện tại, việc thực hiện theo Biên khả năng thanh toán II sẽ gặp phải những khó khăn và thuận lợi nhất định. Solvency II giúp quản lý rủi ro tốt hơn và minh bạch hơn, báo cáo minh bạch đã hướng tới cả 3 đối tượng là nhà đầu tư, người được bảo hiểm và cơ quan quản lý; Liên kết giữa rủi ro và giá trị; khắc phục được nhược điểm tại các mô hình của RBC. Tuy nhiên, thực hiện theo Solvency II cũng khá phức tạp, đòi hỏi phải có hệ thống công nghệ thông tin để phân tích, việc áp dụng và tính toán các chỉ tiêu giám sát trong các đơn vị của tập đoàn phải giống nhau, để thực hiện được việc này đối với các tập đoàn bảo hiểm xuyên quốc gia sẽ gặp nhiều khó khăn vì mỗi công ty con thuộc tập đoàn có trụ sở tại quốc gia nào sẽ phải chịu sự điều chỉnh bởi luật pháp của quốc gia đó, mỗi quốc gia lại có phương thức giám sát khác nhau. Việc xây dựng một qui trình chung của tập đoàn phù hợp với yêu cầu của mọi quốc gia là việc rất khó, do vậy việc áp dụng theo Solvency II gặp nhiều khó khăn đặc biệt là yêu cầu về minh bạch thị trường. Các qui định của Solvency II chỉ thuận lợi khi toàn cầu áp dụng chung một khuôn khổ giám sát.

(3) Dự phòng nghiệp vụ

Khi Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực thì mọi rủi ro của bên mua bảo hiểm đã được chuyển sang cho người bảo hiểm trong các phạm vi của hợp đồng. Trách nhiệm của DNBH đối với các rủi ro chính là khoản nợ phải trả của DNBH. Để đảm bảo quyền lợi cho bên mua bảo hiểm và phản ánh trách nhiệm của DNBH đối với bên mua bảo hiểm, DNBH phải thực hiện trích lập dự phòng cho các khoản nợ này. Về mặt kế toán trách nhiệm này được thể hiện ở mục dự phòng nghiệp vụ - khoản nợ phải trả lớn nhất của các DNBH.

Trong kỹ thuật bảo hiểm đòi hỏi các doanh nghiệp phải trích lập nhiều loại dự phòng, nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tái bảo hiểm đã giao kết. Đối với bảo hiểm phi nhân thọ các DNBH phi nhân thọ phải trích lập các loại dự phòng như: Dự phòng phí chưa được hưởng, Dự phòng bồi thường.

Việc trích lập dự phòng đúng và đủ đảm bảo cho DNBH có đủ khả năng tài chính để chi trả tổn thất khi rủi ro xảy ra, đảm bảo an toàn cho thị trường cũng như đảm bảo quyền lợi cho bên mua bảo hiểm. Tuy nhiên, ngoài dự phòng phí chưa được hưởng có căn cứ và tỷ lệ trích rõ ràng theo doanh thu phí bảo hiểm và thời gian của hợp đồng, việc trích lập dự phòng bồi thường mang nhiều tính chủ quan và phương pháp trích lập mà DNBH đăng ký. Việc trích lập dự phòng sẽ chi phối trực tiếp nhiều vấn đề tài chính



như khả năng thanh toán của doanh nghiệp, kết quả kinh doanh lỗ lãi, thuế phải nộp ngân sách,… dễ trở thành một cái van điều chỉnh đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do vậy đòi hỏi cơ quan giám sát thị trường phải kiểm soát và đảm bảo DNBH trên thị trường đã trích lập đúng và đủ các loại dự phòng. Việc trích lập dự phòng không đầy đủ cũng cho cơ quan giám sát thấy được mức độ rủi ro của DNBH trong an toàn tài chính cũng như rủi ro trong công tác kiểm soát nội bộ và tính chính xác của các báo cáo tài chính.

(4) Tài sản đầu tư

Để bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo được khả năng thanh toán khi có tổn thất xảy ra DNBH phải biết đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi đó một cách hiệu quả, an toàn theo nguyên tắc phân chia và phân tán rủi ro, không tập trung quá nhiều lượng vốn đầu tư vào một khoản mục và không tập trung quá nhiều vốn vào một nơi. Do đó, các cơ quan quản lý, giám sát thường đưa ra những qui định bắt buộc hoặc giới hạn những phạm vi đầu tư từ nguồn vốn nhàn rỗi. Hạch toán tách bạch các khoản đầu tư từ vốn chủ sở hữu và quĩ dự phòng nghiệp vụ. Đảm bảo phát huy hiệu quả nguồn vốn nhưng vẫn sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu thanh toán khi cần thiết.

Để đánh giá rủi ro phát sinh từ hoạt động đầu tư cơ quan giám sát sử dụng chỉ tiêu tỷ suất rủi ro vốn đầu tư

Tỷ suất rủi ro vốn đầu tư = Vốn đem đi đầu tư/ tổng nguồn vốn quỹ của DNBH Mức độ cho phép là trong phạm vi dưới 100%

Tỷ suất rủi ro đầu tư cho thấy mức độ đầu tư từ nguồn vốn quỹ có liên quan đến mức độ vốn và thặng dư của DNBH. Nó đo lường rủi ro vốn có trong danh mục đầu tư từ nguồn vốn quỹ và tác động của nó đối với vốn trong trường hợp giá trị thị trường cổ phiếu của DNBH bị biến động.

Với phương thức giám sát tuân thủ sẽ tập trung xem xét các giới hạn đầu tư và tỉ lệ lãi suất trong quá trình đầu tư (quá khứ). Nếu DNBH tuân thủ các quy định pháp luật trong giới hạn đầu tư thì cơ quan giám sát không cần phải thực hiện các bước kiểm tra tiếp theo. Nhưng điều này không đảm bảo được rằng danh mục đầu tư đã tuân thủ các quy định hay chưa, hoặc không đảm bảo rủi ro danh mục đã được quản lý tốt.

Phương pháp giám sát dựa trên cơ sở rủi ro xem xét theo cả quá trình chứ không chỉ kết quả cuối cùng, từ cách thiết lập chính sách đầu tư cho đến thực thi và giám sát quá trình đầu tư. Mặc dù DNBH đã tuân thủ các giới hạn đầu tư nhưng nếu quản lý đầu tư kém thì kết quả đầu tư cũng sẽ kém, cho dù kết quả đầu tư trong quá khứ thế nào đi

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 25/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí