Mô Hình Giám Sát Theo Định Chế (Institutional)


KẾT LUẬN


Bảo hiểm là một ngành kinh doanh dịch vụ đặc biệt, có vai trò là “tấm lá chắn cho nền kinh tế”, thị trường bảo hiểm có tác động lớn đến sự ổn định của nền kinh tế và sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, xuất phát từ tính đặc thù của một ngành kinh doanh bảo hiểm, đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm nên vẫn tồn tại sự “bất bình đẳng” nhất định giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm; bản thân kỹ thuật tính phí bảo hiểm đã tiềm ẩn những rủi ro đe dọa đến quyền lợi của bên được bảo hiểm và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm; đặc tính "đảo ngược của chu trình kinh doanh" cũng đòi hỏi DNBH phải quản trị hoạt động kinh doanh, chiến lược đầu tư hiệu quả nếu không sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng tới doanh nghiệp, bên mua bảo hiểm và hệ lụy đến nền kinh tế và xã hội. Do đó, việc giám sát của Nhà nước là một tất yếu đối với hoạt động của thị trường bảo hiểm, đảm bảo cho thị trường bảo hiểm phát triển ổn định và bền vững.

Với ý nghĩa như vậy, việc nghiên cứu cả về cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác giám sát thị trường bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay là một yêu cầu cần thiết. Luận án với đề tài “Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam” có kết cấu 3 chương, đã đi vào giải quyết được các vấn đề:

“Những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ và giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ” đã hệ thống hóa được về mặt lý luận thị trường bảo hiểm phi nhân thọ từ khái niệm, đặc điểm và các qui luật của thị trường; các sản phẩm trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, các chủ thể tham gia thị trường. Đồng thời cũng chỉ ra mục tiêu phải giám sát thị trường bảo hiểm nhân thọ, phương thức giám sát, nội dung giám sát, qui trình giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ từ đó làm tiền đề cho việc phân tích cũng như đề xuất các giải pháp trong công tác giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.

“Giải pháp hoàn thiện công tác giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam” đã đề xuất 5 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giám sát, gồm: Nhóm giải pháp hoàn thiện về thể chế; Nhóm giải pháp hoàn thiện về mô hình cơ quan giám sát; Nhóm giải pháp hoàn thiện qui trình giám sát; Nhóm giải pháp về phối hợp và chia



sẻ thông tin; Nhóm giải pháp liên quan khác. Các nhóm giải pháp với các giải pháp cụ thể nhằm giúp cho công tác giám sát thị trường hiệu quả và toàn diện. Phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới trong giám sát thị trường bảo hiểm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu và phân tích, nhưng với phạm vi tương đối rộng của đề tài, luận án vẫn còn những mặt hạn chế như việc phân tích các số liệu từ các mô hình tính toán, việc điều tra khảo sát,.. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn, các nhà nghiên cứu để luận án được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cám ơn!

Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam - 21

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Nguyễn Thanh Nga, Thư ký đề tài cấp Bộ (2007), Xây dựng hệ thống kế toán áp dụng cho Sở giao dịch chứng khoán, Bộ Tài chính.

2. Nguyễn Thanh Nga, Thư ký đề tài cấp Bộ (2011), Trục lợi bảo hiểm - Nguy cơ và giải pháp.

3. Nguyễn Thanh Nga, Thư ký đề tài cấp Bộ (2012), Giải pháp phát triển kênh phân phối bảo hiểm qua Ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

4. Nguyễn Thanh Nga (2005), "Tìm hiểu một số điều cơ bản về chứng khoán hóa",

Tạp chí Tài chính.

5. Nguyễn Thanh Nga (2012), "Nâng cao hiệu quả sử dụng phí của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ", Tạp chí Doanh nghiệp và thương mại.

6. Nguyễn Thanh Nga (2012), "Trục lợi bảo hiểm - nguy cơ và giải pháp", Tạp chí Thương mại và bán lẻ.

7. Nguyễn Thanh Nga (2013), "Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam: làm gì

để phát triển hiệu quả", Tạp chí Doanh nghiệp và thương mại.

8. Nguyễn Thanh Nga (2014), "Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán.

9. Nguyễn Thanh Nga (2014), "Giám sát rủi ro thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở

Việt Nam", Tạp chí Tài chính.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Bộ Tài chính (2007), (2008), (2009), (2010), (2011), (2012), (2013), Thị trường bảo

hiểm Việt Nam năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, NXB Tài chính.

2. Cơ quan giám sát tài chính Hàn Quốc (2011), Tài liệu thuyết minh chế độ đánh giá rủi ro doanh nghiệp bảo hiểm.

3. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (2012), (2013), Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu.

4. Hoàng Mạnh Cừ (2006), Các giải pháp tài chính thúc đẩy sự phát triển thị trường bảo hiểm ở Việt Nam.

5. Trịnh Xuân Dung (2012), Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam.

6. David Bland (2009), Nguyên tắc và thực hành bảo hiểm, NXB Tài chính.

7. Học viện tài chính (2010), Giáo trình lý thuyết bảo hiểm, NXB Tài chính.

8. Tô Ngọc Hưng (2011), Hệ thống giám sát tài chính Việt Nam, NXB Tài chính.

9. Đoàn Thị Hảo (2013), Hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam.

10. Lê Xuân Hiếu (2003), Hoàn thiện hệ thống giám sát tài chính trong nền kinh tế thị trường.

11. Hoàng Trần Hậu, Hoàng Mạnh Cừ (2011), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của nhà nước đối với thị trường bảo hiểm ở Việt Nam.

12. Kỷ yếu hội thảo khoa học (2009), Hội nhập tài chính quốc tế và những vấn đề đặt ra cho hệ thống giám sát tài chính Việt Nam, NXB Thống kê.

13. Lawrie Savage & Associates Inc (2008), Báo cáo đánh giá hướng tới khuôn mẫu chuẩn mực chung trong khuôn khổ chương trình VIE.

14. Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và Luật sửa đổi bổ sung năm 2010.

15. Michael Cohen (2012), Báo cáo đánh giá các chuẩn mực của IAIS trong khuôn khổ chương trình FSAP.

16. Nghị định 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 45/2007/NĐ-CP.

17. Nghị định số 41/2009/NĐ-CP ngày 5/5/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

18. Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

19. Philip Kotler (2012), Nguyên lý Marketing, NXB Lao động.

20. Đoàn Minh Phụng (2007), Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập.

21. Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 12/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

22. Quyết định số 175/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển TTBH Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010.

23. Phạm Đình Soạn (2013), Báo cáo phương pháp, qui trình tập hợp thông tin phục vụ giám sát tài chính doanh nghiệp, phân tích đánh giá tài chính doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, dự án hỗ trợ kỹ thuật xây dựng hệ thống giám sát tài chính doanh nghiệp.

24. Swiss Re (2013), Bảo hiểm toàn cầu

25. Thông tư 125/2012/TT-BTC ngày 30/07/2012 hướng dẫn chế độ tài chính đối với DNBH, doanh nghiệp tái bảo hiểm, DNMGBH và chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài

26. Từ điển Bảo hiểm Pháp - Việt (1996), NXB Thống kê.

27. Từ điển Tiếng Việt (1996), NXB Thống kê.

28. Từ điển Bách khoa toàn thư của Liên Xô.


Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài

29. AM Best (2012), Market review

30. CEA Statistic No44 (2011), European Insurance in Figures.

31. Chartis (2012), “Bancassurance - Asia Pacific, Market Research and Analytics”.

32. FSB (2013), Peer review of United States.

33. Ines Affolter, Bamberg (2009), Solvency Regulation and contract pricing in the insurance industry.

34. IAIS (2011), Insurance Core Principle, Standards, Guidanceand assessment methodology.

35. IAIS (2005), Supervisory Standard on Fit and proper requirements and assessment for insurers.

36. IMF (2014), Country Report, No. 89501, Republic of Korea: Detailed Assessment of Observance.

37. IMF (2014), Country Report No. 14/72, Canada: Detailed Assessment of Observance.

38. IMF (2013), Country Report No. 13/343, Singapore: Detailed Assessment of Observance.

39. IMF (2013), Country Report No. 13/57, Malaysia: Detailed Assessment of Observance.

40. IMF (2012), Country Report No. 12/228, Japan: Detailed Assessment of Observance.

41. IMF (2012), Country Report No. 79186, Republic of China: Detailed Assessment of Observance.

42. IMF (2010), Country Report No. 10/126, United States of America: Detailed Assessment of Observance.

43. IMF (2010), Republic of Indonesia: Detailed Assessment of Observance.

44. Michael Colhen, Lambert Academic (2012), Implementing Risk Based Supervision in Emerging markets.

45. PWC (September 2010), “Foreign Insurance Companies in China”.

46. Swiss Re (2007), Sigma Report No 5/2007.


PHỤ LỤC

Phụ lục 1

CÁC MÔ HÌNH CƠ QUAN GIÁM SÁT THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH


1. Mô hình giám sát theo định chế (Institutional)

Đây là một mô hình quản lý giám sát truyền thống. Tư cách pháp nhân của định chế tài chính sẽ quyết định cơ quan giám sát. Việc giám sát được phân chia theo ba lĩnh vực của thị trường tài chính là ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Do vậy, mô hình này còn gọi là mô hình ba đỉnh (three pillars). Do đó, thể chế hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm thì sẽ do cơ quan giám sát bảo hiểm giám sát. Việc giám sát được tiến hành trên tất cả các mặt: Ổn định hệ thống, giám sát thận trọng, nguyên tắc kinh doanh và bảo vệ khách hàng. Kể cả khi định chế đó được các nhà quản lý cho phép mở rộng phạm vi kinh doanh từ ngành đăng ký ban đầu sang các ngành khác có liên quan. Do vậy theo thời gian những định chế có tư cách pháp nhân khác nhau có thể cùng hoạt động trên một lĩnh vực và chịu sự quản lý riêng biệt theo ngành.


Cơ quan giám sát ngân hàng

Cơ quan giám sát bảo hiểm

Cơ quan giám sát chứng khoán

Ổn định hệ thống

Giám sát thận trọng

Bảo vệ khách hàng

Ngân hàng

Công ty bảo hiểm

Công ty chứng khoán

Nhận tiền gửi

Hoạt động bảo hiểm Hoạt động chứng khoán

Hoạt động bảo hiểm Nhận tiền gửi

Hoạt động chứng khoán

Hoạt động chứng khoán Nhận tiền gửi

Hoạt động bảo hiểm

Đạo đức thị trường

Sơ đồ: Mô hình cấu trúc giám sát theo đặc điểm định chế

(Nguồn: Hệ thống giám sát tài chính Việt Nam, Nxb Hà Nội, 2011, trang 49)


Theo mô hình định chế, hoạt động giám sát được chuyên môn hóa, cơ quan giám sát có kỹ thuật, nghiệp vụ riêng, có qui tắc và chuẩn mực riêng biệt. Đây là mô hình giám sát phổ biến nhất được các quốc gia lựa chọn tại thời điểm ban đầu, khi thị trường tài chính chưa phát triển đến mức có thể đạt được tính thống nhất. Phạm vi hoạt động của các định chế tài chính chỉ nằm trong những hoạt động truyền

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023