Mô Hình Giám Sát Theo Chức Năng (Functional)

thống, các sản phẩm tài chính chưa đa dạng, chưa có sự kết hợp giữa các loại hình dịch vụ tài chính.

2. Mô hình giám sát theo chức năng (Functional)

Mô hình giám sát theo chức năng là hệ thống giám sát được xác định bởi hoạt động kinh doanh của các định chế chứ không quan tâm đến hình thức pháp lý của định chế đó. Mỗi loại hoạt động kinh doanh có thể có một cơ quan giám sát riêng biệt. Nếu một định chế tài chính kinh doanh đa dịch vụ (cả dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán) thì mỗi một loại hình kinh doanh của định chế tài chính sẽ có cơ quan giám sát chức năng tương ứng. Cơ quan giám sát chức năng này sẽ chịu trách nhiệm giám sát từng ngành kinh doanh của định chế.



Các cơ quan tư vấn

Cơ quan chuyên trách giám sát hoạt động NH

Cơ quan chuyên trách giám sát hoạt động BH

Cơ quan chuyên trách giám sát hoạt động CK

Cơ quan chuyên trách giám sát hoạt động hưu trí


Sơ đồ: Mô hình giám sát theo chức năng

(Nguồn: Hệ thống giám sát tài chính Việt Nam, Nxb Hà Nội, 2011, trang 57)


Về cơ bản cấu trúc hệ thống luật giám sát trong mô hình giám sát định chế và mô hình giám sát theo chức năng không khác nhau. Điều khác nhau chủ yếu là một định chế có thể chịu sự giám sát của các chủ thể giám sát khác nhau với các bộ luật khác nhau.

Vấn đề của mô hình này là các ngành nghề phải được phân định rõ ràng để quyết định xem thuộc cơ quản quản lý chức năng nào. Một ưu điểm tương đối rõ ràng của mô hình chức năng này là các quy định sẽ được áp dụng thống nhất cho cùng một loại hình sản phẩm dịch vụ và đồng thời do được chuyên môn hóa nên các cơ quan giám sát có cơ hội thực sự trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Điểm khó khăn với mô hình này là nhiều khi rất khó phân loại cụ thể sản phẩm dịch vụ tài chính thuộc trách nhiệm của cơ quan giám sát nào, trong khi đó những sản phẩm phái sinh, liên kết xuất hiện ngày càng nhiều. Một điểm bất lợi nữa

là các định chế tài chính phải chịu sự giám sát của nhiều cơ quan khác nhau, điều này có thể gây nên chi phí về thời gian và công sức cho doanh nghiệp. Đồng thời do có nhiều cơ quan giám sát nên bản thân những cơ quan này cũng mất thời gian và công sức trong việc phối kết hợp.

3. Mô hình giám sát lưỡng đỉnh (Twin peak)

Mô hình lưỡng đỉnh hoạt động dựa trên nguyên tắc giám sát theo mục tiêu và có sự phân chia chức năng đối với hai cơ quan giám sát: một cơ quan chuyên về giám sát độ an toàn và khả năng tài chính, một cơ quan giám sát đạo đức kinh doanh và bảo vệ người tiêu dùng.

Mô hình này tồn tại song song 2 cơ quan độc lập tham gia giám sát với cùng hoạt động bảo hiểm. Hai cơ quan này là những cơ quan độc lập, có quyền chủ động trong việc giám sát và đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính. Giữa hai cơ quan này cũng có mối liên hệ hợp tác với nhau và chịu sự chỉ đạo chung của một cơ quan. Mỗi cơ quan này có thể thành lập các cơ quan tư vấn độc lập cho mình để giám sát.


Các cơ quan tư vấn cấp 1


Các cơ quan tư vấn cấp 2


Cơ quan giám sát thận trọng (prudent)

Ngân hàng, Chứng khoán,

Bảo hiểm, Hưu trí

Các cơ quan tư vấn cấp 2

Cơ quan giám sát hoạt động kinh doanh (conduct - of- business

Ngân hàng, Chứng khoán,

Bảo hiểm, Hưu trí

Sơ đồ: Mô hình giám sát lưỡng đỉnh

(Nguồn: Hệ thống giám sát tài chính Việt Nam, Nxb Hà Nội, 2011, trang 61)

Mô hình có ưu điểm lớn là khi tách được chức năng ổn định tài chính và chức năng bảo vệ người tiêu dùng ra cho hai cơ quan giám sát khác nhau sẽ có cơ hội cho sự cân bằng giữa hai mục tiêu này. Thông thường nếu hai chức năng này được gộp vào một cơ quan giám sát thì cơ quan này sẽ có xu hướng đặt mục tiêu ổn định tài chính lên trên mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng.

4. Mô hình giám sát hợp nhất

Với mô hình giám sát hợp nhất, sẽ có một cơ quan đa năng giám sát toàn bộ thị trường tài chính. Mô hình này thường áp dụng đối với thị trường tài chính phát triển, có nhiều tập đoàn tài chính đa ngành kinh doanh đồng thời tất cả các dịch vụ tài chính như bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán. Mô hình này thường được phát triển lên từ mô hình giám sát theo định chế, hợp nhất các cơ quan giám sát riêng lẻ thành cơ quan giám sát độc lập giám sát toàn bộ thị trường tài chính.

Mô hình giám sát hợp nhất gồm hai loại: Hợp nhất hoàn toàn (full integration) và hợp nhất một phần (partial integration). Mô hình giám sát hợp nhất hoàn toàn chỉ có một cơ quan duy nhất thực hiện việc giám sát toàn bộ thị trường tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm). Mô hình giám sát hợp nhất một phần thì cơ quan giám sát chỉ thực hiện giám sát 2 trong 3 lĩnh vực (ngân hàng và bảo hiểm) hoặc (bảo hiểm và chứng khoán) còn một tổ chức độc lập khác thì thực hiện giám sát tổ chức còn lại.

Mô hình giám sát hợp nhất có ưu điểm nổi bật là có sự thống nhất quản lý trên toàn bộ thị trường tài chính, sẽ ngăn ngừa được những điểm yếu trong các hình thức giám sát đã nêu trên, đáp ứng được xu hướng hội tụ các ngành kinh doanh trong lĩnh vực tài chính; góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động giám sát, giảm tải được các chi phí giám sát nhờ hệ thống truyền tải và xử lý thông tin thống nhất.

Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình là do thị trường chỉ có duy nhất một cơ quan quản lý giám sát và khi cơ quan này mắc sai lầm sẽ không có cơ quan nào để thay thế hay sửa đổi. Ngay cả khi được tổ chức thống nhất thành một cơ quan giám sát, do những vấn đề của thị trường tài chính thường liên thông và phức tạp, cơ cấu của cơ quan quản lý này cũng sẽ được phân chia tương ứng theo ngành hay theo chức năng và lúc đó lại xuất hiện vấn đề phối kết hợp trong nội bộ cơ quan quản lý giám sát này; ảnh hưởng tới sự cân bằng hợp lý giữa ba mục tiêu của hoạt động giám sát,...


Giám sát an toàn vĩ mô (Macro- prudential supervision)

Giám sát an toàn vi mô (Micro- prudential supervision)

Giám sát hoạt động kinh doanh (Conduct of business)

Bảo hiểm


Ngân hàng Trung ương

Ngân hàng

Cơ quan

giám sát

Các công ty chứng khoán và thị trường vốn

tài chính

hợp nhất


Sơ đồ: Mô hình giám sát hợp nhất

(Nguồn: Hệ thống giám sát tài chính Việt Nam, Mxb Hà Nội, 2011, trang 64)

CHẾ ĐỘ ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA



Phân loại

FSA (Anh)

APRA (Úc)

CSFI (Canada)

NAIC (Mỹ)

Phạm vi giám sát

Ngân hàng, Bảo hiểm...

Ngân hàng, Bảo hiểm..

Ngân hàng, Bảo hiểm...

Bảo hiểm

Bắt đầu áp dụng

2006

2002

1999

2004


Tên gọi

Advanced Risk Responsive Operating Framework II

Probability and Impact Rating System


Supervisory Framework

The Risk- Focused Surveillance

Framework


Hạng mục đánh giá rủi ro


Rủi ro môi trường kinh doanh

Rủi ro thị trường/ Rủi ro tín dụng/ Rủi ro bảo hiểm/ Rủi ro điều hành/ Rủi ro tính thanh khoản

Rủi ro khác

Đặc tính khách hàng và sản phẩm

Rủi ro tín dụng

Rủi ro thị trường

- đầu tư

Rủi ro bảo hiểm

Rủi ro kinh doanh

Rủi ro tính thanh khoản

Rủi ro lợi nhuận ròng

Tính hợp lý của vốn

Việc bổ sung vốn yêu cầu

Rủi ro tín dụng

Rủi ro thị trường

Rủi ro Bảo hiểm

Rủi ro kinh doanh

Rủi ro về tuân thủ các quy định pháp luật

Rủi ro về chiến lược kinh doanh

Rủi ro tín dụng

Rủi ro thị trường

Rủi ro về giá/thẩm định

Rủi ro về quỹ dự phòng

Rủi ro tính thanh khoản

Rủi ro kinh doanh

Rủi ro tuân thủ luật - chiến lược -

đánh giá


Kiểm soát khách hàng, đặc tính sản phẩm,


Quản lý kinh doanh



thị trường


Giám sát tài

Hội đồng


Kiểm soát tổ chức


chính

quản trị


Kiểm soát nội bộ

Hội đồng quản trị

Kiểmtra nộibộ

Ban giám đốc

Kiểm soát rủi ro

Cơ cấu lãnh đạo và văn hóa kinh doanh

Tính hợp lý của vốn và tính thanh khoản

Ban giám đốc

Quản lý rủi ro

Chiến lược và kế hoạch kinh doanh

Kiểm soát nội bộ

Quản lý rủi ro

Ban giám đốc

và kết quả kinh doanh

Tổ chức doanh nghiệp


Rủi ro thị trường/ Rủi ro


Hội đồng

Quản lý rủi ro


tín dụng/ Rủi ro bảo


quản trị



hiểm/ Rủi ro điều hành/ Rủi ro tính thanh khoản


Giám sát chuyên gia tính toán


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam - 22

KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ

1. Kinh nghiệm của Hàn quốc

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Hàn quốc có 30 DNBH hoạt động. tính đến 31/12/2012 tổng tài sản của thị trường là 102,2 tỷ KRW, doanh thu phí bảo hiểm là 52,2 tỷ KRW, thu nhập ròng là 2 tỷ KRW. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Hàn quốc có doanh thu phí thu được đứng thứ 12 trên thế giới. Tỷ trọng bảo hiểm đứng thứ 20 trên thế giới (phí bảo hiểm/vốn là 2.785 USD, trong đó phi nhân thọ là 1.207 USD). Tỷ lệ biên khả năng thanh toán tăng đều qua các năm [36].

Cơ quan dịch vụ giám sát tài chính Hàn quốc (FSS) ra đời từ 1/1/1999 trên cơ sở hợp nhất 4 cơ quan trực thuộc, gồm: Cơ quan giám sát ngân hàng, Hội đồng giám sát chứng khoán, Hội đồng giám sát bảo hiểm và các cơ quan giám sát các TCTC phi ngân hàng. Đây là cơ quan thanh tra, giám sát thị trường tài chính hợp nhất hoàn toàn đầu tiên. Đến 28/2/2008, FSS hợp nhất với Vụ chính sách tài chính của Bộ Tài chính và chiến lược (MOFE) trở thành ủy ban dịch vụ tài chính (FSC).

Để theo kịp với sự phát triển toàn cầu, những nhà tư vấn của cơ quan dịch vụ giám sát tài chính (FSS) cũng tiếp cận phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro như một bước quan trọng hướng tới tăng cường kỹ năng giám sát. Từ tháng 3/2003, cơ quan giám sát tài chính Hàn Quốc đã xây dựng và hoàn thành “Kế hoạch tổng thể về giám sát dựa trên rủi ro đối với các doanh nghiệp bảo hiểm” và phát triển thành chế độ giám sát dựa trên rủi ro nhằm tăng cường khả năng giám sát của cơ quan quản lý nhà nước.

+ Chế độ đánh giá rủi ro RAAS (Risk Assessment and Application System) được đưa vào Hàn Quốc từ tháng 4/2007 như một chế độ đánh giá tính lành mạnh của doanh nghiệp, cùng với việc hoàn thiện chế độ tuân thủ, được đưa vào sử dụng song song từ tháng 4/2011.

+ Chế độ vốn dựa trên rủi ro (Risk Based Capital - RBC) được đưa vào Hàn Quốc tháng 4/2009 và sử dụng song song với chế độ biên khả năng thanh toán. Từ tháng 4/2011, RBC được coi là chế độ duy nhất được áp dụng tại Hàn Quốc.

Tháng 9/2008, do lo ngại việc áp dụng chế độ tài chính mới sẽ gây ảnh hưởng lớn hơn tới doanh nghiệp bảo hiểm so với khủng khoảng tài chính, Hàn Quốc đã áp dụng song song hai hình thức trên cho tới tháng 3/2011. Từ 3/2011, Hàn quốc chính thức áp dụng thống nhất phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro. Hàn quốc sử dụng 7 tiêu chí được đánh giá theo hai hình thức định tính và định lượng: Rủi ro quản lý kinh doanh (*), rủi ro bảo hiểm, rủi ro lãi suất, rủi ro đầu tư, rủi ro tính thanh khoản, tính hợp lý của vốn doanh nghiệp, và tính sinh lời.

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ HÀN QUỐC


Lĩnh vực

đánh giá

Hạng mục đánh giá định lượng

Hạng mục đánh giá định tính


Rủi ro quản lý kinh doanh


-

▪ Tính hợp lý của hội đồng quản trị và ban giám đốc

▪ Tính hợp lý của hệ thống quản lý rủi ro

▪ Tính hợp lý của hệ thống quản lý rủi ro phi tài chính

▪ Tính hợp lý của việc thiết lập và thực hiện chính sách kinh doanh

▪ Tính hợp lý của công tác kiểm soát nội bộ

▪ Tính hợp lý của công tác quản lý chung


Rủi ro bảo hiểm

▪ Tỷ lệ rủi ro giá bảo hiểm

▪ Tỷ lệ rủi ro dự phòng phí

▪ Tỷ lệ tổn thất (đối với DN nhận

gốc: Tỷ lệ tổn thất, đối với DN chuyên tái BH: Tỷ lệ gộp)

▪ Tính hợp lý của công tác quản lý rủi ro bảo hiểm

▪ Tính hợp lý của việc phân tích và quản lý tỷ lệ tổn thất

Rủi ro lãi suất

▪ Tỷ lệ rủi ro lãi suất

▪ Tỷ lệ lợi nhuận đầu tư trên lãi phải trả

▪ Tính hợp lý của công tác quản lý rủi ro lãi suất

▪ Tính hợp lý của công tác quản lý tổng hợp tài sản - nợ và quản lý dự phòng phí bảo hiểm


Rủi ro

đầu tư

▪ Tỷ lệ rủi ro tín dụng - thị trường

▪ Tỷ lệ tài sản xấu

▪ Tỷ lệ trính lập dự phòng cho nợ xấu

▪ Tính hợp lý của quản lý rủi ro tín dụng

▪ Tính hợp lý của quản lý rủi ro thị trường

▪ Tính hợp lý của phân loại tính an toàn của tài sản

▪ Tính hợp lý của hoạt động kinh doanh với cổ đông lớn

Rủi ro thanh khoản

▪ Tỷ lệ rủi ro thanh khoản

▪ Tỷ lệ thanh khoản

▪ Tỷ lệ thu chi

▪ Tính hợp lý của quản lý rủi ro thanh khoản

▪ Tính hợp lý của nguyên nhân biến động tính thanh khoản

▪ Tính hợp lý của cơ cấu kêu gọi và sử dụng vốn


Tính hợp lý của vốn


▪ Tỷ lệ biên khả năng thanh toán

▪ Tính hợp lý của nguyên nhân biến động tỷ lệ biên khả năng thanh toán

▪ Tính thỏa đáng của chính sách quản lý tính hợp lý của vốn (bao gồm phân tích cả trường hợp xảy ra khủng hoảng)

▪ Tính khả thi của công tác duy trì và cải thiện

dài hạn tính hợp lý của vốn


Tính sinh lời


▪ Tỷ lệ doanh thu phí/rủi ro

▪ Tỷ lệ lợi nhuận / tài sản đầu tư

▪ Tỷ lệ lợi nhuận kinh doanh

▪ Tính hợp lý của nguyên nhân biến động cơ cấu lỗ lãi

▪ Tính hợp lý của chính sách quản lý lỗ lãi đối với rủi ro (bao gồm phân tích giá trị nội tại)

▪ Tính khả thi của việc cải tiến và duy trì tính

sinh lời

CỦA CHẾ ĐỘ ĐƯỢC THỐNG NHẤT HÀN QUỐC



Lịnh vực

đánh giá

Đánh giá tình

hình kinh doanh

Chế độ được thống nhất

Theo lĩnh vực

Trong từng lĩnh vực

NT

PNT

NT

PNT

TBH *

Định

lượng

Định

tính

Rủi ro quản lý kinh doanh

15%

15%

15%

15%

15%

-

15%

Rủi ro bảo hiểm

-

-

10%

15%

20%

70%

30%

Rủi ro lãi suất

-

-

15%

10%

-

70%

30%

Rủi ro đầu tư

20%

15%

15%

15%

20%

70%

30%

Rủi ro thanh khoản

15%

15%

5%

5%

5%

70%

30%

Tính hợp lý của vốn

30%

30%

25%

25%

25%

70%

30%

Tính sinh lời

20%

25%

15%

15%

15%

70%

30%

* Bao gồm doanh nghiệp bảo hiểm PNT, Bảo hiểm bảo lãnh chưa xử lý các hợp đồng bảo hiểm dài hạn

Việc xếp hạng tổng hợp được tính trung bình từ các thứ hạng theo chỉ số-bộ phận đánh giá, vận dụng hệ thống 10 cấp bậc (từ cấp 1A đến 5B) để phân biệt các kết quả đánh giá.


TIÊU CHUẨN PHÂN CHIA XẾP HẠNG TỔNG HỢP CỦA CHẾ ĐỘ ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC THỐNG NHẤT HÀN QUỐC



Xếp hạng

Đánh giá tình hình kinh doanh (Giá trị bình quân theo lĩnh vực)

RAAS hiện hành (Cộng xếp hạng của 3 lĩnh vực)

Chế độ được thống nhất (Giá trị bình quân theo lĩnh vực)


Cấp 1

1A


1.0 ~ 1.4


3 ~ 5

1.0 ~ 1.2

1B

1.3 ~ 1.4


Cấp 2

2A


1.5 ~ 2.4


6 ~ 7

1.5 ~ 1.9

2B

2.0 ~ 2.4


Cấp 3

3A


2.5 ~ 3.4


8 ~ 9

2.5 ~ 2.9

3B

3.0 ~ 3.4


Cấp 4

4A


3.5 ~ 4.4


10 ~ 11

3.5 ~ 3.9

4B

4.0 ~ 4.4


Cấp 5

5A


4.5 ~ 5.0


12 ~ 15

4.5 ~ 4.7

5B

4.8 ~ 5.0

Xem xét một cách tổng hợp thứ hạng đánh giá rủi ro (theo kết quả đánh giá tổng hợp và theo kỳ) cùng mức độ ảnh hưởng đến toàn hệ thống của các doanh nghiệp bảo hiểm để quyết định phân chia các mức độ giám sát. Phân chia chu kỳ kiểm tra tổng hợp và mức độ giám sát theo 4 mức: 1) Tự giám sát, 2) Giám sát hàng ngày 3) Giám sát tập trung, 4) Giám sát gắt gao. Đồng thời căn cứ vào tính chất và mức độ ảnh hưởng đến thị trường để đưa ra các quyết định thực hiện.

2. Kinh nghiệm Nhật Bản

Thị trường bảo hiểm Nhật bản là thị trường bảo hiểm phi nhân thọ lớn thứ 4 thế giới sau Mỹ, Đức và Anh. Tuy nhiên, thị trường Nhật Bản chỉ tương đương với khoảng 15% thị trường lớn nhất thế giới là Mỹ. Toàn thị trường có 50 doanh nghiệp hoạt động, gồm 26 doanh nghiệp trong nước, 4 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và 20 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Các nghiệp vụ bảo hiểm có thị phần lớn là: Bảo hiểm xe cơ giới (43,2%), bảo hiểm cháy (17,6%), bảo hiểm tai nạn cá nhân (13,9%), bảo hiểm thương tật (10,7%). [47]

Doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ chủ yếu thực hiện qua kênh đại lý (92,9%); kênh khai thác trực tiếp chỉ chiếm 6,7% và kênh môi giới chỉ chiếm 0,4%. Số lượng cán bộ và đại lý sử dụng giảm liên tục trong vài năm qua. Nhìn chung cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có tác động tiêu cực tới ngành bảo hiểm phi nhân thọ Nhật Bản. Năm 2013 doanh thu phí bảo hiểm giảm 4,1%, các khoản bồi thường tăng 1,4%, dẫn tới lợi nhuận bị giảm tới 168% so với năm 2007.

Cơ quan giám sát tài chính Nhật Bản (FSA) ban đầu thuộc Bộ Tài chính Nhật bản, đến 7/2000 được tách ra hoạt động độc lập dưới sự quản lý của Thủ tướng, FSA thực hiện giám sát cả 3 lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Cơ cấu tổ chức của FSA gồm 3 Cục: Cục kế hoạch và điều phối (xây dựng chính sách cho cả hệ thống tài chính); Cục giám sát (giám sát từ xa và ra các hành động điều chỉnh thị trường); Cục thanh tra (thực hiện giám sát tại chỗ). Ngoài ra còn có văn phòng cấp vùng ở 11 địa phương thực hiện cả giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ [40].

(1) Cục giám sát từ xa

Hoạt động quản lý, giám sát thực hiện trên cơ sở Luật kinh doanh bảo hiểm, Nghị định về kinh doanh bảo hiểm, Thông tư về kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn do FSA Nhật Bản ban hành. Hoạt động quản lý, giám sát đặt trọng tâm vào tính chất công cộng của ngành kinh doanh bảo hiểm là để bảo vệ bên mua bảo hiểm bằng cách bảo đảm quản lý lành mạnh và phù hợp đối với người kinh doanh bảo hiểm; sự công bằng trong hoạt động đại lý, môi giới bảo hiểm góp phần ổn định cuộc sống của công dân và phát triển lành mạnh nền kinh tế quốc gia. Việc giám sát được thực hiện thông qua một số biện pháp chính sau:

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 25/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí