Bộ Máy Tổ Chức Của Cục Quản Lý, Giám Sát Bảo Hiểm



Sơ đồ 2 1 Bộ máy tổ chức của Cục Quản lý giám sát bảo hiểm Nguồn Cục 1

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm

(Nguồn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm)

1 Cục

ng tâm.

tru

Bộ Tài chín

được chia

Như vậy, chức năng giám sát thị trường bảo hiểm hiện nay được giao cho Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm trực thuộc h. Tổ chức bộ máy gồm trưởng một số Phó cục trưởng, 98 cán bộ thành 7 phòng và một

u và tài

hiện các

uyết định

vị pháp lý c

ủa

p Cục QL

H c

Các văn bản pháp lý đã thừa nhận địa Cục QLBH, có con dấ khoản riêng, quy định pháp lý cho phé B ó đủ quyền lực để thực quy định giám sát. Ngày 31/7/2009 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Q

1853/QĐ-BTC bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Quản lý giám sát bảo hiểm thêm nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về KDBH. Ngày 07/12/2009 Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định 3069/QĐ-BTC qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm. Thanh tra Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm có con dấu và tài khoản riêng. Chánh Thanh tra Cục có quyền quyết định xử phạt hành chính. Tuy nhiên, từ 01/7/2011 thực hiện theo qui



định của Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 và Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 9/2/2012 qui định về cơ quan được thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành thì Cục QLBH là đơn vị thanh tra chuyên ngành. Cục trưởng Cục QLBH có quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm.

Cơ quan giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của nguyên tắc ICP 1: Là một đơn vị độc lập, có nguồn kinh phí, có đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên, mức độ độc lập của cơ quan giám sát là chưa cao, mọi quyết định còn phụ thuộc vào cơ quan cấp trên. Cục QLBH hoạt động chủ yếu dựa vào kinh phí ngân sách nhà nước, với nguồn kinh phí eo hẹp cơ quan giám sát không thể chủ động thuê các chuyên gia giỏi như chuyên gia tính toán hoặc thu hút được nhân tài làm việc trong lĩnh vực này.

Theo sơ đồ về cơ cấu, tổ chức của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Phòng Quản lý, giám sát bảo hiểm phi nhân thọ, Phòng Thanh tra bảo hiểm, Phòng quản lý, giám sát môi giới là các phòng chính thực hiện chức năng giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Ngoài ra còn có các phòng chức năng khác như Văn phòng, Phòng Phát triển thị trường cũng tham gia hỗ trợ vào việc giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.

Theo qui định tại Quyết định số 23/QĐ-QLBH ngày 27/6/2014 qui định nhiệm vụ của Văn phòng Cục và các phòng thuộc Cục QLBH, Phòng Quản lý giám sát bảo hiểm phi nhân thọ có nhiệm vụ thực hiện quản lý, giám sát toàn bộ hoạt động của DNBH phi nhân thọ và tái bảo hiểm; phân tích, đánh giá tình hình tài chính, tình hình hoạt động của từng DNBH phi nhân thọ, DN tái bảo hiểm theo định kỳ quý, năm hoặc đột xuất; Phối hợp với phòng Thanh tra xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra và thực hiện kiểm tra, thanh tra DNBH phi nhân thọ và tái bảo hiểm. Đồng thời Phòng Quản lý giám, sát bảo hiểm phi nhân thọ có nhiệm vụ: Chủ trì nghiên cứu, xây dựng và hướng dẫn cơ chế chính sách trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm; Phối hợp với phòng phát triển thị trường xây dựng cơ chế, chính sách chung trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm; Xây dựng quy tắc, điều khoản biểu phí các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ bắt buộc; Phê chuẩn các sản phẩm bảo hiểm khác theo quy định.

Hiện nay Phòng Quản lý, giám sát bảo hiểm phi nhân thọ có 14 công chức, trình độ tương đối đồng đều, được đào tạo cơ bản và có hệ thống. 100% công chức



có trình độ từ đại học trở lên, trong đó 3 cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành bảo hiểm. Phòng có một trưởng phòng và một phó phòng, 12 công chức thực hiện giám sát 29 DNBH.

Với chức năng qui định, Phòng Quản lý, giám sát bảo hiểm phi nhân thọ vừa thực hiện chức năng quản lý “Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Xây dựng quy tắc, điều khoản biểu phí bảo hiểm phi nhân thọ bắt buộc.”, nhưng đồng thời vẫn tham gia vào việc thanh tra, kiểm tra các DNBH phi nhân thọ. Như vậy, chức năng giám sát vẫn chưa hoàn toàn được tách bạch với bộ phận quản lý, dễ dẫn đến tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi, hoặc bản thân cán bộ sẽ khó nhận diện được những điểm còn tồn tại trong cơ chế chính sách do mình ban hành.

Phòng Thanh tra, kiểm tra có nhiệm vụ: chủ trì xây dựng kế hoạch dài hạn và trung hạn về công tác thanh tra chuyên ngành và kế hoạch thanh tra hàng năm; thực hiện thanh tra theo kế hoạch; thanh tra thường xuyên; thanh tra đột xuất khi được Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm giao; tổng hợp, đánh giá và báo cáo kết quả công tác thanh tra chuyên ngành.

Phòng thanh tra hiện nay có 8 công chức trong đó một trưởng phòng và 2 phó phòng, 5 chuyên viên. Các chuyên viên chủ yếu là sinh viên mới tốt nghiệp đại học, chưa có kinh nghiệm quản lý hoặc thanh tra. Phòng Thanh tra thực hiện chủ trì công tác thanh tra của cả thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, nhân thọ và DNMGBH. Trên thực tế với lực lượng cán bộ quá mỏng, Phòng Thanh tra chỉ là đầu mối chủ trì, chưa thực hiện công tác thanh tra một cách độc lập mà vẫn phải phối hợp với phòng quản lý thực hiện thanh tra.

Cùng với quá trình phát triển của thị trường, bộ máy của cơ quan giám sát cũng ngày được hoàn thiện và nâng cấp. Mô hình cơ quan giám sát thị trường theo mô hình định chế, phù hợp với trình độ phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam hiện nay. Trong điều kiện thị trường tài chính chưa phát triển, các sản phẩm tài chính chưa đa dạng, phong phú thì mô hình cơ quan giám sát hiện nay là phù hợp, đảm bảo có tính chuyên sâu về nghiệp vụ, tiết kiệm chi phí, nhân lực, tránh chồng chéo giữa các cơ quan giám sát trong thị trường tài chính. Cơ quan giám sát ngày một phát triển và phát huy vai trò của mình trong hoạt động giám sát thị trường. Kết quả tăng trưởng của thị trường trong những năm vừa qua là một minh chứng cho vai trò của cơ quan giám sát trong việc định hướng cho thị trường phát triển ổn định và lành mạnh.



Bên cạnh đó, thị trường bảo hiểm Việt Nam và thế giới cũng đang có nhiều chuyển biến. Do mới chuyển đổi về mô hình tổ chức, cơ quan giám sát cũng chưa kịp đáp ứng với những xu hướng biến đổi: chưa tách bạch được chức năng quản lý và chức năng giám sát, lực lượng công chức còn mỏng, chưa có đủ nguồn lực tài chính để giám sát thị trường. Đây là một thách thức đặt ra cho cơ quan giám sát phải chủ động trong việc nghiên cứu, hoàn thiện về bộ máy, con người, trình độ, chất lượng công việc cho phù hợp.

2.2.3. Hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam giai đoạn 2008 - 2013

2.2.3.1. Giám sát quá trình gia nhập thị trường

Để gia nhập thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, các chủ đầu tư góp vốn thành lập DNBH phải đảm bảo các tiêu chí:

Nhóm tiêu chí về năng lực tài chính: vốn pháp định thành lập DNBH phi nhân thọ là 300 tỷ đồng; mức vốn pháp định được nâng cao tuỳ thuộc vào số lượng chi nhánh thành lập (từ 20 chi nhánh trở lên) và nghiệp vụ bảo hiểm kinh doanh đặc thù (hàng không, dầu khí, vệ tinh); phải có tối thiểu 02 tổ chức tham gia góp vốn thành lập DNBH. Nguồn vốn góp phải là vốn chủ sở hữu. Các tổ chức Việt Nam là cổ đông sáng lập hoặc tham gia góp từ 10% vốn điều lệ trở lên phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 150 tỷ đồng, được góp không quá 25% vốn chủ sở hữu để thành lập DNBH; Tỷ lệ góp vốn được giới hạn: cổ đông là tổ chức và những người có liên quan được sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ.

Ngoài ra, theo Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05/2/2009 của Chính phủ thì công ty Nhà nước chỉ được đầu tư vào một DNBH với mức vốn đầu tư không quá 20% vốn điều lệ của tổ chức nhận góp vốn và tổng mức vốn góp của công ty mẹ và công ty con trong Tập đoàn, Tổng công ty không quá 30% vốn đầu tư của tổ chức nhận vốn góp.

Nhóm tiêu chí về quản trị doanh nghiệp: có phương án kinh doanh trong 5 năm đầu; phải có các quy trình khai thác, giám định, bồi thường, kiểm tra kiểm soát nội bộ đầy đủ, chặt chẽ; đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với các chức danh quản trị, điều hành (Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng bộ phận khai thác, giám định, bồi thường, Trưởng bộ phận đầu tư, Chuyên gia tính toán dự phòng, khả năng thanh toán); đáp ứng các điều



kiện về công nghệ thông tin đối với hoạt động nghiệp vụ, kế toán- tài chính, đầu tư, công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng.

Về thủ tục cấp phép: Bộ Tài chính đã đơn giản thủ tục cấp phép từ chỗ cấp phép 2 bước chuyển sang cấp phép một bước. Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ của chủ đầu tư, căn cứ kết quả thẩm định của Bộ Tài chính về vốn điều lệ, các điều kiện về quản trị doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, Bộ Tài chính sẽ cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho DNBH.

Với các điều kiện cấp phép được sàng lọc, qui trình cấp phép được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các bước. Các yêu cầu cấp giấy phép được quy định rõ và bao gồm nội dung tài chính cũng như các khía cạnh phi tài chính để đảm bảo khả năng hoạt động của DNBH. Đảm bảo thống nhất đối với tất cả các DNBH. Các nội dung cấp phép đã thể hiện việc tương đối tuân thủ theo ICP 4 về cấp phép.

Số lượng DNBH gia nhập thị trường trong 5 năm (2008 - 2013) hạn chế hơn, có 2 DNBH phi nhân thọ, 1 DN tái bảo hiểm và 01 DN MGBH gia nhập thị trường. Các chủ đầu tư thực sự có uy tín, đáp ứng được các tiêu chí cấp phép, có năng lực tài chính và tiềm năng phát triển mạnh để góp vốn thành lập DNBH giúp cho khả năng tài chính của thị trường tốt hơn.

2.2.3.2. Giám sát quá trình hoạt động

Công tác giám sát từ xa vẫn đang được thực hiện thường xuyên, tuân thủ theo qui trình giám sát như đã nêu tại điểm 2.2.2.2. Bên cạnh giám sát từ xa, công tác kiểm tra, thanh tra theo kế hoạch được chú trọng. Trước năm 2008 trở về trước việc thanh tra, kiểm tra diễn ra rất ít do các doanh nghiệp trên thị trường chưa có nhiều, lực lượng công chức quá mỏng (khi thành lập Vụ Bảo hiểm có 13 người). Cục QLBH cũng chưa có chức năng thanh tra nên việc thanh tra phải phối hợp với Thanh tra Bộ Tài chính thực hiện do đó số lượng các cuộc kiểm tra, thanh tra không nhiều. Từ năm 2009, Phòng Thanh tra được thành lập, Cục QLBH đã chủ trì tổ chức các cuộc kiểm tra, thanh tra. Công tác kiểm tra, thanh tra trong những năm qua đã được tăng cường. Số lượng các cuộc kiểm tra, thanh tra đã tăng lên và toàn diện hơn. Việc kiểm tra, thanh tra được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, xử lý sát sao, kịp thời, nghiêm minh. Tuy nhiên, diện thanh tra, kiểm tra chưa đáp ứng được qui mô và mức độ phức tạp của thị trường.

Trong giai đoạn 2008 - 2013, đã tiến hành 38 cuộc kiểm tra và 6 đoàn thanh tra toàn diện hoặc theo chuyên đề.


Bảng 2.4: Thống kê số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra từ năm 2008 - 2013

Đơn vị tính: cuộc


Năm

Số DN

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Tổng cộng

Kiểm tra

3

4

11

6

9

5

38

Thanh tra

1

-

1

1

1

2

6

Tổng cộng

4

4

15

7

10

7

44

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam - 11

(Nguồn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, báo cáo hội nghị thường niên thị trường bảo hiểm năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014)

a. Kết quả giám sát tài chính đối với các DNBH, DN tái bảo hiểm

Việc giám sát tài chính để đảm bảo DNBH luôn có tình hình tài chính lành mạnh, đủ khả năng thanh toán và có đủ dự phòng để trang trải cho các tổn thất xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm của doanh nghiệp. Theo qui định tại Điều 2 Nghị định 46/2007/NĐ- CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ việc quản lý, giám sát tài chính được thực hiện theo nguyên tắc “Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về quản lý giám sát hoạt động tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ, cam kết của mình theo qui định của pháp luật”. Với nguyên tắc này DNBH sẽ chủ động giám sát hoạt động tài chính của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Còn cơ quan quản lý nhà nước sẽ hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện của DNBH. Kết quả giám sát được thực hiện trên các nội dung sau:

(*) Vốn

Trong quá trình hoạt động DNBH luôn phải duy trì mức vốn chủ sở hữu tối thiểu không thấp hơn mức vốn pháp định. Nếu muốn mở rộng thêm hoạt động kinh doanh, đối với mỗi loại hình hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh DNBH phải bổ sung thêm vốn điều lệ đã góp cao hơn mức vốn pháp định là 50 tỷ đồng Việt Nam. Bổ sung thêm 10 tỷ đồng nếu muốn mở thêm chi nhánh hoặc văn phòng đại diện. Bất kỳ sự thay đổi về vốn điều lệ đã góp DNBH phải có đơn giải trình với Bộ Tài chính. Đây chính là mức vốn tối thiểu mà DNBH phải duy trì trong suốt quá trình hoạt động của mình.

Như vậy, việc qui định về vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ đã phần nào tính đến rủi ro của từng lĩnh vực, qui mô rủi ro như việc đưa ra yêu cầu mức vốn khác nhau đối với từng nội dung và phạm vi hoạt động của DNBH như: Số lượng chi nhánh, lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm hàng không, vệ tinh. Tuy nhiên, việc xác định mức vốn đó có thực sự là phù hợp với các hoạt động kinh doanh hiện nay của DNBH hay chưa thì chưa có cơ sở xác định và còn mang tính ước lệ.



Để xác định mức độ cải thiện hay giảm sút về khả năng tài chính của doanh nghiệp, cơ quan giám sát sử dụng chỉ tiêu giám sát thay đổi nguồn vốn quỹ.

Chỉ tiêu thay đổi nguồn vốn quỹ = Chênh lệch nguồn vốn quỹ năm hiện tại và năm trước / Nguồn vốn quĩ năm trước

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ biến động về vốn, chỉ tiêu thay đổi nguồn vốn quỹ cho phép (-15% đến +50%).

Trong những năm vừa qua (2008 - 2013), Cục QLBH luôn giám sát chặt chẽ và yêu cầu các DNBH duy trì đủ vốn theo qui định, mọi thay đổi về vốn đều phải được sự chấp thuận của Bộ Tài chính. Tính đến 31/12/2013, tổng số vốn điều lệ đã góp của các DNBH phi nhân thọ trên thị trường là 16.143 tỷ đồng. Toàn thị trường có 28/29 DNBH phi nhân thọ có vốn điều lệ đã góp từ 300 tỷ đồng trở lên (trừ VASS). Một số DNBH có qui mô lớn trên thị trường như Tổng Công ty bảo hiểm Bảo Việt (2000 tỷ), Tổng Công ty bảo hiểm PVI (1850 tỷ), Công ty TNHH bảo hiểm Liberty (1204 tỷ), riêng Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn đông (VASS) mới có số vốn điều lệ đã góp là 190 tỷ đồng, chưa đảm bảo yêu cầu về vốn đối với DNBH phi nhân thọ theo qui định. Cục QLBH đã yêu cầu DN tiến hành bổ sung vốn điều lệ, giám sát quá trình bổ sung vốn của doanh nghiệp.

Trên thực tế, quá trình tăng vốn theo qui định tại Nghị định 46/2007/NĐ-CP và Thông tư 156/2007/TT-BTC DNBH (phải tăng đủ vốn điều lệ đạt 300 tỷ tính đến thời điểm 30/4/2010) chưa được các DNBH thực hiện nghiêm túc, thời gian tăng vốn kéo dài hơn qui định. Tại thời điểm 30/4/2010 vẫn còn các DNBH như Samsung Vina, QBE, UIC, Bảo Tín, Bảo Long, Hùng Vương không đảm bảo đủ vốn điều lệ theo qui định. Tại thời điểm 31/12/2009 nhiều DNBH còn có cơ cấu vốn điều lệ chưa phù hợp với qui định, cơ quan giám sát đã nhắc nhở nhưng thời gian điều chỉnh của DNBH cho phù hợp với qui định cũng kéo dài hơn một năm như:

+ Cổ đông là tổ chức sở hữu vốn góp vượt quá 20% vốn điều lệ: PVI, PJICO, PTI, GIC;

+ Cổ đông là cá nhân sở hữu cổ phần vượt quá 10% vốn điều lệ: AAA

+ Các DNBH có vốn điều lệ chưa đáp ứng qui mô hoạt động: PJICO, PTI, VASS.

Tính đến 31/12/2013, vốn và cơ cấu vốn của các DNBH đã đáp ứng được yêu cầu của qui định pháp luật (trừ VASS).

Quá trình giám sát về vốn mặc dù sát sao nhưng vẫn còn những điểm tồn tại. Trong quá trình kinh doanh, hoặc khi thiếu vốn các DNBH chưa thực sự sẵn sàng đáp ứng đủ vốn ngay theo yêu cầu mà thường kéo dài một thời gian. Cơ quan giám sát



cũng không có ngay các biện pháp quyết liệt, thường cho phép các DNBH kéo dài tùy theo từng trường hợp. Cụ thể như DNBH VASS thiếu vốn điều lệ từ năm 2012 nhưng cơ quan giám sát vẫn cho DNBH duy trì như vậy, cho đến khi xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán. Một số DNBH như Bảo Tín, UIC, QBE,.. hơn 2 năm mới tăng đủ vốn qui định. Việc không kịp thời đáp ứng về vốn sẽ là nguy cơ gây ra những rủi ro cho thị trường, trong trường hợp rủi ro tổn thất lớn vượt quá khả năng thanh toán của DNBH tại một thời điểm nào đó. Đối với các DNBH vi phạm các qui định về vốn không chủ động điều chỉnh hoặc họ sẵn sàng chấp nhận mức xử phạt hành chính vì chế tài xử phạt quá thấp (theo qui định tại Điều 25 Nghị định 41/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm mức phạt là 70 triệu).

Bên cạnh việc tăng vốn của các DNBH nhằm đảm bảo khả năng tài chính cho DNBH, tình trạng ăn vào vốn điều lệ cũng đáng lo ngại. Tính đến 31/12/2013, trong 29 DNBH thì có 9 DNBH (Groupama, VASS, AAA, AIG, Phú Hưng, Liberty, ACE, Xuân Thành, Cathay) có vốn chủ sở hữu nhỏ hơn vốn điều lệ đã góp, nguyên nhân là do DN bị lỗ lũy kế liên tục, đặc biệt Liberty và AAA có tỷ lệ ăn vào vốn điều lệ trên 50%. Điều này sẽ rất rủi ro cho thị trường vì mặc dù số vốn điều lệ góp vào rất lớn nhưng khả năng tài chính thực tế của thị trường thấp do tình trạng ăn vào vốn. Trong đó có VASS, Xuân Thành, Phú Hưng có vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 300 tỷ theo qui định. Đến 1/10/2012, Thông tư 124/2012/TT-BTC có hiệu lực mới yêu cầu duy trì mức vốn chủ sở hữu không nhỏ hơn mức vốn pháp định. Trong các trường hợp này cơ quan giám sát cũng không có hành động gì vì vốn chủ sở hữu có thể nhỏ hơn vốn điều lệ nhưng vẫn lớn hơn vốn pháp định do vốn điều lệ đã góp cao hơn mức vốn pháp định.

Cũng phải thấy rằng nếu mức vốn qui định đồng đều giữa các DNBH như nhau cũng chưa phải là phù hợp vì các DNBH triển khai các nghiệp vụ khác nhau, mức độ rủi ro khác nhau thì sẽ phải cần các mức vốn khác nhau để bù đắp các rủi ro đó. Với cách qui định hiện nay dẫn đến các DNBH triển khai các nghiệp vụ có mức rủi ro thấp sẽ có khối lượng vốn nhàn rỗi nhiều, trong khi các DNBH kinh doanh nhiều lĩnh vực, mức độ rủi ro cao gấp nhiều lần như hàng không, vệ tinh,.. thì cũng chỉ có mức vốn cao hơn một chút. Do hạn chế trong quản lý danh mục đầu tư nên các DNBH chỉ gửi số vốn nhàn rỗi ở ngân hàng là chủ yếu, nên không thực sự phát huy hiệu quả của nguồn vốn trong toàn bộ nền kinh tế.

Các DNBH phi nhân thọ của Việt Nam trong các năm 2008 - 2013 đều có mức vốn vượt quá giới hạn thông thường của chỉ tiêu cảnh báo sớm (-15% đến +50%) rất nhiều,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023