Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam - 13



đảm bảo nguồn tiền dùng để bồi thường, trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ; Tỷ lệ đầu tư tiền nhàn rỗi vào các danh mục mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn, kinh doanh bất động sản…thường cao hơn quy định.

Năm 2011, đã có nhiều sai phạm trong hoạt động đầu tư ở Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông (VASS) như: vay vàng của ngân hàng ACB để đầu tư bất động sản, ngoài ra còn đầu tư vào các cổ phiếu rủi ro cao. Thị trường bất động sản bắt đầu giảm mạnh từ năm 2011, thị trường chứng khoán cũng sụt giảm nghiêm trọng đã khiến cho khoản đầu tư của công ty này thua lỗ mạnh, trong khi phải trả lãi vàng rất cao. Đến thời điểm 31/12/2011 khoản đầu tư vào bất động sản đã khiến VASS thua lỗ 156 tỷ đồng, và thời điểm này khả năng thanh toán của doanh nghiệp đã bị âm. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chỉ còn 236 tỷ đồng (thấp hơn vốn pháp định là 64 tỷ đồng). Đến thời điểm 31/12/2012 doanh nghiệp này tiếp tục lỗ sau thuế hơn 170 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu đến thời điểm này chỉ còn 17,7 tỷ đồng, năm 2013 là 18,2 tỷ đồng.

Trong năm 2012, nhiều DNBH đã có những sai phạm và những rủi ro trong hoạt

động đầu tư như:

+ Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) đã cho vay trực tiếp, điều này vi phạm quy định của pháp luật về đầu tư đối với các công ty bảo hiểm tại Thông tư 125/2012/TT-BTC.

+ Công ty cổ phần bảo hiểm Hàng không đã có khoản tiền gửi quá hạn thanh toán tại Công ty TNHH 1 thành viên cho thuê tài chính công nghiệp tàu thủy và Công ty tài chính công nghiệp tàu thủy, đây là 2 tổ chức tín dụng yếu kém.

+ Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu Điện có khoản tiền gửi tại Công ty cho thuê tài chính 2- Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (ALC2), Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp (ABIC) có khoản tiền gửi tại Công ty cho thuê tài chính 1 (ALC1) và ALC2. Đây là hai tổ chức không đáp ứng theo tiêu chuẩn và có khó khăn về tài chính.

+ Công ty cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu chưa nghiêm túc trong việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và xử lý khoản ủy thác đầu tư đúng quy định của Pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Trong năm 2013 vẫn còn tình trạng đầu tư dưới hình thức cho vay chưa phù hợp với qui định của Luật tổ chức tín dụng; không hạch toán tách bạch các khoản đầu tư.

Thông qua quá trình thực hiện giám sát cho thấy, việc qui định hạn chế tỷ lệ cũng như hạng mục đầu tư, đa dạng hóa các loại hình đầu tư giúp cho DNBH thực hiện đầu

Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam - 13



tư an toàn, hiệu quả. Danh mục đầu tư cũng tập trung nhiều vào các khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, trái phiếu Chính phủ là các mục có độ rủi ro không nhiều. Tuy nhiên, với bối cảnh thị trường tài chính có nhiều biến động, nền kinh tế nước ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: thị trường chứng khoán trồi sụt, thị trường bất động sản đóng băng, nhiều tổ chức tín dụng cũng hoạt động không tốt sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đầu tư của DNBH.

Một số DNBH phi nhân thọ chưa có bộ phận chuyên nghiệp quản lý về đầu tư. Các DN chưa tuân thủ các qui trình về đầu tư như việc lựa chọn các tổ chức tín dụng chưa đủ điều kiện sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho DNBH và thị trường. Trong khi đó cơ quan giám sát lại chỉ nắm được các số liệu quá khứ của hoạt động đầu tư, không đánh giá được những rủi ro phát sinh từ hoạt động đầu tư. Có những rủi ro xảy ra rồi cơ quan giám sát mới có số liệu nên không kịp có biện pháp điều chỉnh. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro trong việc mất khả năng thanh toán nhưng khó lường trước.

(*) Doanh thu, chi phí

Bộ Tài chính cũng đưa ra những yêu cầu giám sát liên quan đến doanh thu, chi phí của DNBH và các chỉ tiêu đánh giá liên quan đến doanh thu, chi phí. Qua kiểm tra, thanh tra đã phát hiện ra các DNBH chưa tuân thủ các qui định về ghi nhận doanh thu: Hợp đồng đã phát sinh trách nhiệm nhưng chưa ghi nhận doanh thu hoặc Hợp đồng bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm nhưng đã hạch toán doanh thu. Hợp đồng bảo hiểm đã hết hiệu lực nhưng vẫn ghi nhận doanh thu. Hạch toán đã ghi nhận doanh thu gốc nhưng chưa ghi nhận phí nhượng tái… Ở một số chi nhánh còn có tình trạng cán bộ chi nhánh để doanh thu ngoài sổ sách, sau khi ký hợp đồng bảo hiểm nếu xét thấy hợp đồng đó ít rủi ro chi nhánh không hạch toán vào doanh thu của công ty và chiếm dụng doanh thu đó. Nếu hợp đồng đó có rủi ro phát sinh thì lại ghi vào doanh thu để công ty phải chịu tổn thất đó.

Tỷ lệ chi phí là một trong các chỉ tiêu thể hiện khả năng cạnh tranh của DNBH thông qua việc khống chế chi phí ở mức hợp lý mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Tương tự như chỉ tiêu tỷ lệ bồi thường, tỷ lệ chi phí là một trong hai yếu tố cấu thành chỉ tiêu tỷ lệ kết hợp và do đó có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh bảo hiểm của DNBH (không tính tới kết quả từ hoạt động đầu tư). Tỷ lệ chi phí cao làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng bất lợi tới lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp.



Về chi phí, cơ quan giám sát khống chế trong các nội dung chi đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ tuân theo các qui định về kinh doanh bảo hiểm được qui định tại Nghị định 46/2007/NĐ-CP và Thông tư 125/2012/TT-BTC, các qui định pháp luật về thuế, kế toán. Qua công tác giám sát cho thấy, vẫn còn những tồn tại trong quản lý chi phí của DNBH, như:

Nhiều khoản chi bồi thường bảo hiểm gốc không thuộc phạm vi bảo hiểm hoặc khi chưa phát sinh trách nhiệm bảo hiểm. Nhiều hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực sau ngày phát sinh rủi ro nhưng DNBH vẫn thực hiện bồi thường hoặc bồi thường cho khách hàng thấp hơn mức trách nhiệm.

Chi hoa hồng đại lý khi chưa đủ điều kiện theo qui định: Sử dụng các đại lý chưa đủ tuổi, chưa được đào tạo hoặc đào tạo chưa đủ số giờ qui định, chưa có chứng chỉ đại lý nhưng vẫn ký hợp đồng đại lý, đại lý của các tổ chức nhưng không có chứng chỉ. Chi tỷ lệ hoa hồng cao hơn mức của Bộ Tài chính qui định. Chi trả hoa hồng không đúng đối tượng (chi cho nhân viên của DNBH), chi khuyến mại cho người tham gia bảo hiểm, chi hỗ trợ đại lý không đúng qui định. Sai phạm xảy ra về chi hoa hồng đại lý không đúng đối tượng ở Bảo Việt Bến Tre từ năm 2009 là một điển hình và là một báo động về tính lành mạnh của thị trường bảo hiểm. Cơ quan giám sát chỉ phát hiện các trường hợp chi sai của DNBH khi thực hiện kiểm tra, thanh tra. Nhiều trường hợp DNBH hợp thức hóa chứng từ, cơ quan giám sát không có đủ thẩm quyền để xử lý vì cơ quan giám sát không thực hiện chức năng điều tra, với cách làm chọn mẫu cơ quan giám sát không thể đủ lực lượng kiểm soát toàn bộ các nghiệp vụ của DNBH. Bản thân DNBH phải tự chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính của DN. Chỉ đến khi có khiếu nại, khiếu kiện cơ quan điều tra tham gia vào mới phát hiện được.

Tình trạng không tuân thủ theo đúng biểu phí, hoa hồng đại lý và hoa hồng môi giới đã được Bộ Tài chính phê chuẩn vẫn xảy ra. Việc quản lý chi phí chưa hiệu quả. Nhiều nghiệp vụ lỗ triền miên trong nhiều năm liền như bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm chủ tàu, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xe cơ giới,... việc thua lỗ trong các nghiệp vụ cũng do nhiều nguyên nhân khác nhau, kể cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, từ quá trình đánh giá rủi ro không tốt, do các thảm họa thiên nhiên (bão, lũ,..), nhưng phải kể đến công tác quản lý chi phí chưa hiệu quả, bị trục lợi,… hạ phí phi kỹ thuật để cạnh tranh về doanh thu, nhiều nghiệp vụ có tỷ lệ bồi thường cao hơn mức bình quân của thị trường dẫn đến thua lỗ. DNBH có lãi chủ yếu là do doanh thu từ hoạt động đầu



tư mang lại. Năm 2013, có 8/29 DNBH lỗ trước thuế tính toàn bộ hoạt động của DNBH, nhưng có tới 15/29 DNBH lỗ hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

b. Giám sát nghiệp vụ đối với DNBH, tái bảo hiểm (*) Về tiêu chuẩn các chức danh điều hành:

Theo qui định tại Điều 13, 14 của Nghị định 45/2007/NĐ-CP và Điều 22 đến 28 của Thông tư 124/2012/TT-BTC, các chức danh quản trị điều hành (Các thành viên HĐQT, Ban giám đốc, các vị trí chủ chốt, trưởng các phòng ban) đều có tiêu chuẩn cụ thể, phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với từng chức danh đó: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, có 3-5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm, có các chứng chỉ đào tạo phù hợp với từng vị trí. Khi bổ nhiệm hay thay đổi phải có báo cáo và được sự phê duyệt của Bộ Tài chính đối với một số vị trí như chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, chuyên gia tính toán và trích lập dự phòng nghiệp vụ. Các yêu cầu về năng lực đã được qui định phù hợp với qui mô của thị trường, trừ vị trí phụ trách kiểm tra nội bộ, chuyên gia tính phí và dự phòng nghiệp vụ chưa qui định rõ được yêu cầu về kiến thức chuyên ngành và chuyên môn cụ thể do nguồn nhân lực thực hiện công việc này còn khan hiếm, trong nước chưa có nơi đào tạo và cung cấp nhân lực về các công việc này.

Trên thực tế, một số DNBH vẫn bổ nhiệm người quản trị, điều hành chưa đáp ứng tiêu chuẩn theo qui định của pháp luật. Nhiều DNBH còn thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn cán bộ quản lý cấp cao (2010: PTI, Bảo Tín) nên không bổ nhiệm kịp thời các vị trí theo quy định.

(*) Về qui trình nghiệp vụ:

Các DNBH phải xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện các quy trình nghiên cứu phát triển sản phẩm, khai thác, thẩm định, bồi thường, tái bảo hiểm, đầu tư,…đầy đủ, chặt chẽ, là cơ sở để DNBH thực hiện trong quá trình hoạt động. Trên thực tế các DNBH đều đã xây dựng các qui trình nghiệp vụ theo qui định nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn tình trạng không tuân thủ các qui trình, đặc biệt là các chi nhánh của DNBH không tuân thủ theo qui trình của DNBH nhưng bản thân các DNBH không kiểm soát được.

(*) Việc chấp hành qui định về qui tắc, điều khoản, biểu phí

Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc, Bộ Tài chính ban hành qui tắc, điều khoản, biểu phí áp dụng chung cho các DNBH. Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm tự



nguyện, DNBH ban hành qui tắc, điều khoản, biểu phí và có báo cáo với Bộ Tài chính. Qua công tác giám sát cho thấy, trong quá trình triển khai các DNBH vẫn còn những điểm tồn tại:

+ Một số DNBH không ghi đầy đủ các thông tin trên giấy chứng nhận bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm thấp hơn qui định ảnh hưởng đến quyền lợi của bên mua bảo hiểm.

+ Bán bảo hiểm không theo đúng biểu phí, giảm phí. Một tình huống phổ biến

đang diễn ra như việc bán dạo bảo hiểm xe máy với mức phí giảm đến 1/3 giá qui định.

+ Bồi thường bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới không đúng mức qui định, hồ sơ bồi thường chậm trả; một số trường hợp từ chối bồi thường khi chưa đủ căn cứ. Công tác bồi thường còn phức tạp, gây nhiều khó khăn cho khách hàng, hồ sơ giải quyết chậm, tồn đọng nhiều (đặc biệt là bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới) để xảy ra những khiếu kiện không đáng có làm mất lòng tin của khách hàng, mất uy tín của doanh nghiệp. Bồi thường không đúng mức trách nhiệm; bồi thường khi tổn thất không thuộc phạm vi bảo hiểm; bồi thường ngay cả khi bên mua bảo hiểm chưa nộp phí hoặc nộp phí sau ngày xảy ra tổn thất, gia hạn thanh toán phí không đúng qui định, bồi thường không đúng quy tắc, điều khoản của sản phẩm. Bản thân DNBH hướng dẫn nội bộ cũng không đúng theo qui định của pháp luật dẫn đến thực hiện sai qui định của pháp luật.

+ Do Bộ Tài chính không phê duyệt sản phẩm của bảo hiểm phi nhân thọ, nhiều DNBH đã mở rộng các qui tắc, điều khoản nhưng cơ quan giám sát cũng không biết dẫn đến tình hình cạnh trạnh không lành mạnh trên thị trường, ảnh hưởng đến an toàn của DNBH và thị trường.

(*) Về Quản trị rủi ro và kiểm tra kiểm soát nội bộ:

Theo yêu cầu của ICP 8, Cơ quan giám sát yêu cầu DNBH phải có hệ thống quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ hiệu quả như là một phần trong khung quản trị nội bộ, bao gồm các chức năng quản trị rủi ro, pháp chế, tính toán và kiểm toán nội bộ. Việt Nam đã tuân thủ một phần nguyên tắc này, Nghị định 45/2007/NĐ-CP và Thông tư 124/2012/TT-BTC đã đưa ra yêu cầu DNBH phải thiết lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động một cách an toàn. Bộ phận kiểm soát phải đánh giá, báo cáo rủi ro có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả và mục tiêu của DNBH để người có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, pháp luật không quy định chi tiết về các quy tắc và thuộc tính của một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả trong DNBH,



không quy định cụ thể các chức năng kiểm soát nội bộ (như chức năng quản lý rủi ro, chức năng kiểm toán nội bộ, chức năng kiểm soát tuân thủ của cán bộ), không quy định cũng như không chỉ rõ ra chức năng kiểm soát nội bộ báo cáo như thế nào (chẳng hạn báo cáo lên Ban giám đốc hoặc HĐQT), hoặc cũng không quy định về việc trả lương cho cán bộ kiểm soát, cũng không yêu cầu đánh giá độc lập sự phù hợp của kiểm soát nội bộ.

Trên thực tế bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa đáp ứng được việc kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của DNBH. Một số DNBH chưa ban hành qui trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo đúng qui định. Bộ phận kiểm tra, kiểm soát thực hiện không đúng qui trình. Hiện nay, hệ thống kiểm soát nội bộ của các DNBH thường là thuê ngoài do đó việc kiểm tra, kiểm soát không kịp thời và không hiệu quả. Tình trạng hiện nay nhiều DNBH thành lập nhiều chi nhánh ở các địa bàn khác nhau, cả thị trường có hơn 400 các chi nhánh. Trừ 2 DNBH chỉ kinh doanh ở địa bàn Hà Nội và Thành phố Hồ chí Minh (Samsung Vina, MSIG), các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện quản lý theo mô hình tập trung về trụ sở chính, còn lại các DNBH trong nước đều thực hiện phân cấp cho các chi nhánh, cho phép các chi nhánh hoạt động độc lập, có quyền mở tài khoản riêng, chi nhánh lại mở các văn phòng giao dịch không thuộc địa bàn hoạt động của chi nhánh. Với đặc thù của hoạt động bảo hiểm là phải có mặt kịp thời khi xảy ra rủi ro để hỗ trợ khách hàng thì việc mở các văn phòng hay chi nhánh ở nhiều nơi cũng là cần thiết nhưng do cách tổ chức và kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa tốt nên dẫn đến tình trạng chồng chéo, cạnh tranh giữa các chi nhánh của chính DNBH đó. Bản thân nhiều DNBH chưa quản lý, kiểm soát hết được về hoạt động kinh doanh của chi nhánh, không thực hiện được chức năng ngăn ngừa rủi ro, dẫn đến ngoài rủi ro về nghiệp vụ còn xảy ra rủi ro về đạo đức, hoạt động kinh doanh bảo hiểm không hiệu quả.

(*) Về công nghệ thông tin

Theo qui định các DNBH phải đáp ứng các điều kiện về công nghệ thông tin đối với hoạt động nghiệp vụ, kế toán- tài chính, đầu tư, công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng. Trên thực tế không phải DNBH nào cũng đã trang bị đầy đủ hệ thống phần mềm CNTT phục vụ cho quá trình kinh doanh. Việc kiểm soát giữa DNBH với các chi nhánh thông qua hệ thống phần mềm là chưa có (trừ các DNBH nước ngoài hạch toán tập trung). Công nghệ thông tin của hầu hết các DNBH chưa đáp ứng được yêu cầu



quản lý, dẫn đến tăng chi phí quản lý, đồng thời không kiểm soát được hết các hành vi trục lợi bảo hiểm.

Bản thân cơ quan giám sát cũng chưa có hệ thống công nghệ thông tin kết nối với các DNBH nên chưa cập nhật thông tin về tình hình thị trường một cách kịp thời; cơ quan giám sát chưa có phần mềm lưu giữ số liệu lịch sử của DNBH nên khó khăn trong công tác đánh giá rủi ro doanh nghiệp.

(*) Về tái bảo hiểm

Các quy định về tái bảo hiểm được quy định tại Thông tư 124/2012/TT-BTC yêu cầu DNBH tuân thủ các qui định về quản lý chương trình tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm. Các DNBH được tự do tái bảo hiểm với các DNBH nước ngoài nhưng phải thoả mãn yêu cầu xếp hạng tối thiểu (BBB đối với Standard & Poors, Baa đối với Moody’s và BB+ đối với AM Best). Không có yêu cầu đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm khi đăng ký. DNBH không thể giữ lại quá 5% vốn chủ sở hữu đối với mỗi tổn thất riêng lẻ và không được phép nhượng lại 100% đối với bất kỳ rủi ro nào. Doanh nghiệp tái bảo hiểm không được phép giữ lại quá 10% vốn chủ sở hữu đối với mỗi rủi ro. Có thể tái bảo hiểm cho công ty mẹ ở nước ngoài hoặc công ty thành viên của một tập đoàn nước ngoài mà không cần phải được xếp hạng nếu bằng chứng về khả năng thanh toán của công ty tái bảo hiểm được gửi tới Bộ Tài chính theo quy định của nước nguyên xứ. Cục QLBH xem xét chương trình tái bảo hiểm thông qua hoạt động giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ. Đối với hoạt động giám sát từ xa, Cục QLBH kiểm tra doanh thu phí tái bảo hiểm nhận và hoa hồng nhượng tái, bồi thường và đòi bồi thường từ doanh nghiệp tái bảo hiểm và báo cáo khả năng thanh toán của DNBH. Đối với hoạt động kiểm tra tại chỗ, Một số nội dung liên quan tới tái bảo hiểm mà cán bộ sẽ kiểm tra bao gồm: Tỷ lệ tái bảo hiểm; Mức độ giữ lại; Các hợp đồng được phát hành trước khi tái bảo hiểm; Không chuyển giao rủi ro thực tế; Các hợp đồng ký bởi các bên; Quá trình xử lý giấy tờ và thanh toán phí đúng hạn,...

Trên thực tế, tình trạng tái cho các DNBH nước ngoài nhưng chưa đủ điều kiện qui định vẫn diễn ra mà DNBH không báo cáo với cơ quan giám sát, chỉ khi tiến hành giám sát tại chỗ mới phát hiện ra. Chưa có bản phê chuẩn chương trình tái bảo hiểm của HĐQT. Mức giữ lại trên một đơn vị rủi ro vượt quá 5% vốn chủ sở hữu. Một số đơn bảo hiểm xây dựng lắp đặt không thu xếp tái bảo hiểm. Thực hiện tái bảo hiểm tạm thời không xác nhận tổn thất xảy ra trước ngày ký hợp đồng tái bảo hiểm dẫn đến rủi ro



cho DNBH. Hoặc tái bảo hiểm gần như toàn bộ trách nhiệm của hợp đồng dẫn đến trường hợp xảy ra tổn thất DNBH lại phụ thuộc toàn bộ vào nhà tái. Nhiều trường hợp khi xảy ra tổn thất nhà tái không thực hiện đền bù do không đủ khả năng tài chính gây ra rủi ro cho DNBH gốc và cả thị trường. Dịch vụ Fronting vẫn xảy ra. Xuất hiện trường hợp hợp đồng bảo hiểm sau đơn (điều này trái với nguyên tắc bảo hiểm), đối với những rủi ro mà DNBH không thu xếp được tái bảo hiểm sẽ ảnh hưởng đến an toàn tài chính của DNBH và quyền lợi của khách hàng.

(*) Tình trạng trục lợi bảo hiểm

Thời gian vừa qua, tình hình trục lợi bảo hiểm diễn ra ngày càng nhiều hơn và tinh vi hơn. Mặc dù luật pháp đã có các văn bản pháp luật, các quy định về ngăn ngừa, hạn chế, phòng chống trục lợi. Pháp luật cũng có quy định các chế tài xử lý đối với các hành vi trục lợi. Tuy nhiên, mức độ xử phạt chưa cao, chưa có tính răn đe cao nên chưa điều chỉnh được các hành vi trục lợi. Các hành vi trục lợi chủ yếu do các DNBH phát hiện, nhưng gần như không có biện pháp xử lý về mặt pháp luật (hành chính, hình sự) mà từng DNBH tự đưa ra cách thức xử lý khác nhau tùy thuộc vào tình hình của doanh nghiệp mình. Vẫn có các tồn tại như:

- Đối với trường hợp đại lý bảo hiểm trục lợi phí bảo hiểm: DNBH thực hiện chấm dứt hợp đồng đại lý và đòi các khoản phí bảo hiểm đại lý bảo hiểm chiếm giữ thông qua khởi kiện dân sự. Tuy nhiên trên thực tế, khả năng đòi nợ phí của DNBH rất thấp. Các đại lý bảo hiểm sau khi bị DNBH chấm dứt hợp đồng đại lý do có hành vi trục lợi bảo hiểm vẫn tiếp tục sang DNBH khác ký kết hợp đồng đại lý và hoạt động đại lý bình thường vì công tác kiểm soát đại lý vi phạm trên thị trường gần như chưa được quan tâm đúng mực.

- Đối với trường hợp người được bảo hiểm trục lợi bồi thường bảo hiểm thông qua cấu kết với người thứ ba dựng hiện trường giả hay lập hóa đơn, chứng từ giả … DNBH phát hiện cũng chỉ xử lý dưới hình thức từ chối bồi thường và khuyến cáo trong toàn hệ thống của DNBH về việc hạn chế hoặc không khai thác bảo hiểm đối với đối tượng khách hàng đã có hành vi trục lợi bảo hiểm. Tuy nhiên, việc khuyến cáo này chỉ thực hiện trong hệ thống của một số DNBH có hệ thống công nghệ thông tin tốt và các chi nhánh trong cùng hệ thống có quan hệ tốt với nhau. Đối với các DNBH khác, ít có khả năng khuyến cáo và hệ quả là người trục lợi bảo hiểm sẽ chạy từ DNBH này sang DNBH khác để thực hiện ý đồ trục lợi của mình.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023