Các cách thức xử lý mà DNBH đưa ra chỉ có tính chất cục bộ, bảo vệ cho lợi ích của chính mình mà không có tính răn đe, chấn chỉnh hành vi vi phạm. Do vậy, các biểu hiện trục lợi bảo hiểm không những không chấm dứt mà có nguy cơ gia tăng.
- Các đối tượng có ý định trục lợi bảo hiểm trong thời gian gần đây thường có biểu hiện cấu kết với bên thứ ba (cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền...). Đây là những tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong xã hội, kết luận của những người này sẽ là căn cứ quan trọng để giải quyết bồi thường bảo hiểm. Do vậy, khi những người này có ý định cấu kết với người được bảo hiểm để trục lợi bảo hiểm, thì các doanh nghiệp cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn để tìm ra biện pháp đối phó, phát hiện và xử lý.
- Hiện nay chưa có hệ thống lưu trữ thông tin y tế chung. Do vậy, các DNBH gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin về tình trạng bệnh của người được bảo hiểm trong khi, chi phí khám và điều kiện cơ sở vật chất khám cho khách hàng cao và ngày càng tăng.
Tình trạng trục lợi xảy ra nhiều, đặc biệt khá phổ biến đối với một số nghiệp vụ như bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người… diễn ra ngày càng nhiều, qui mô tăng, tinh vi và diễn ra trong tất cả các khâu của quá trình kinh doanh bảo hiểm. Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, từ năm 2007 - 2012 tổng số vụ trục lợi là 5.079 vụ với tổng số tiền trục lợi là 215,3 tỷ đồng. Trục lợi thường xảy ra dưới các hành vi như: cố tình không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai sự thật về đối tượng bảo hiểm, tham gia bảo hiểm khi sự kiện đã xảy ra, lập hồ sơ, hiện trường giả, thay đổi tình tiết vụ tai nạn, khai tăng mức độ tổn thất,…
(*) Về cạnh tranh
Cạnh tranh không lành mạnh giữa các DNBH như giảm phí, mở rộng điều kiện bảo hiểm, tăng mức khấu trừ. Việc giảm phí dẫn đến các DNBH khó chuyển tái bảo hiểm ra nước ngoài, các DNBH trong nước chia sẻ dịch vụ với điều kiện và phí bảo hiểm không thuận lợi hơn so với chuyển tái bảo hiểm ra nước ngoài. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh thường diễn ra giữa các DNBH trong nước với các biểu hiện chính là:
+ Sử dụng lợi thế của DNBH chuyên ngành: Các DNBH chuyên ngành (có cổ đông lớn là các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước) gần như được độc quyền khai thác dịch vụ trong ngành dẫn đến tình trạng khép kín, cát cứ, chia cắt thị trường. Các DNBH khác khó có cơ hội thâm nhập được vào trong các ngành đó.
Có thể bạn quan tâm!
- Bộ Máy Tổ Chức Của Cục Quản Lý, Giám Sát Bảo Hiểm
- Dự Phòng Nghiệp Vụ Của Thị Trường Bảo Hiểm Phi Nhân Thọ
- Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam - 13
- Định Hướng Giám Sát Thị Trường Bảo Hiểm Phi Nhân Thọ Việt Nam
- Định Hướng Giám Sát Thị Trường Bảo Hiểm Phi Nhân Thọ Việt Nam Trong Thời Gian Tới
- Chuyển Từ Mô Hình Vốn Tối Thiểu Sang Mô Hình Vốn Dựa Trên Cơ Sở Rủi Ro (Rbc)
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
+ Hạ phí bảo hiểm, tăng chi phí khai thác: Các DNBH cạnh tranh bằng cách hạ phí bảo hiểm, các DNBH liên tục tăng chi phí khai thác đặc biệt là chi cho đại lý bảo hiểm và chi cả cho khách hàng mua bảo hiểm (khoản chi này là không đúng quy định) để giành dịch vụ. Theo số liệu thống kê, chi phí khai thác của các doanh nghiệp tăng mạnh trong những năm gần đây không tương xứng với mức độ tăng doanh thu. Đặc biệt các DNBH chuyên ngành sử dụng lợi thế từ độc quyền ngành do khai thác trong ngành có chi phí thấp để mở rộng chiếm lĩnh thị trường ngoài ngành bằng cách liên tục tăng chi phí khai thác, hạ phí bảo hiểm, mở rộng điều kiện điều khoản bảo hiểm để giành dịch vụ của các DNBH khác. Hoặc các DNBH giảm phí tái, thậm chí phí tái còn thấp hơn cả chi phí khai thác, dùng chi phí khai thác nội ngành thấp để bù đắp, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Hậu quả là nhiều dịch vụ không đáp ứng điều kiện chuyển tái ra nước ngoài đã được các doanh nghiệp trong nước nhận lại, ảnh hưởng đến sự an toàn tài chính của cả thị trường bảo hiểm.
Do các nguyên nhân trên nên nhiều DNBH trong nước thu không đủ chi, bị lỗ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm và có hiện tượng DNBH cố tình trì hoãn, cắt bớt hoặc khước từ vô lý việc giải quyết bồi thường cho khách hàng, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người tham gia bảo hiểm.
+ Can thiệp hành chính: Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước can thiệp hành chính, chỉ đạo cấp dưới tham gia bảo hiểm tại một hoặc một số DNBH cũng góp phần gia tăng tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường bảo hiểm.
Để giám sát và giảm thiểu cạnh tranh không lành mạnh, cơ quan giám sát tăng cường công tác giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, kiểm soát các qui tắc điều khoản để kịp thời chấn chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh đó tiếp tục đưa ra các qui định để hạn chế bớt tình trạng cạnh tranh không lành mạnh như: qui định về cấp phép, qui định phạm vi hoạt động của các DNBH chuyên ngành, đăng ký qui tắc, điều khoản, biểu phí của sản phẩm,..
c. Giám sát đối với các DN môi giới bảo hiểm
Phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới chiếm trung bình khoảng 20% phí bảo hiểm phi nhân thọ. Qua kết quả giám sát của Cục QLBH, hoạt động môi giới bảo hiểm vẫn còn nhiều điểm tồn tại:
Các DNMGBH nước ngoài thường phải trả cho công ty mẹ ở nước ngoài một khoản phí, việc hạch toán phải thu, phải trả của công ty trong nước với nước ngoài
thường thực hiện bù trừ ngay, không rõ ràng dẫn đến không nộp đủ thuế nhà thầu (Marsh, Aon).
DNMGBH có thỏa thuận thu hộ phí cho các DNBH, tuy nhiên DNMGBH đã không tuân thủ thời hạn thanh toán phí bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm, nếu xảy ra tổn thất dễ ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng (Marsh). Công tác hạch toán, kế toán chưa tuân thủ nghiêm các qui định của Luật Kế toán trong các khâu chứng từ, sổ, báo cáo không kịp thời.
Các DN MGBH nhất là các DN trong nước chưa tuân thủ các yêu cầu về qui trình nghiệp vụ, qui trình kiểm soát nội bộ, tiêu chuẩn người quản trị điều hành, tiêu chuẩn đối với cán bộ môi giới bảo hiểm, qui định về hoa hồng môi giới.
Một số DNMGBH trong nước chưa chú trọng xây dựng chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh, xây dựng thương hiệu trên cơ sở chất lượng sản phẩm. Trình độ cán bộ môi giới bảo hiểm chưa đồng đều. Phần lớn cán bộ môi giới trong nước chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ môi giới bảo hiểm.
Một số trường hợp khi thu xếp hợp đồng bảo hiểm, giữa công ty MGBH và các DNBH không có hợp đồng nên việc chi trả hoa hồng mang tính tùy tiện, mặc dù đã có trần tối đa là 15%.
Việc thu xếp bảo hiểm cho khách hàng của các DNMGBH trong nước chủ yếu dựa trên các mối quan hệ, các DNMGBH chưa thực sự trở thành cầu nối giữa DNBH và khách hàng theo đúng nghĩa của hoạt động môi giới. Nhiều DNMGBH còn tư vấn cho khách hàng mua không đúng giá trị, thường mua cao hơn giá trị.
DNMGBH sẽ được hưởng phí hoa hồng cao. Nhưng lại gây ra thiệt hại cho khách hàng đã phải trả mức phí cao (nếu không xảy ra tổn thất), hoặc gây ra thiệt hại cho DNBH sẽ phải trả bồi thường cao hơn thực tế (nếu xảy ra tổn thất), có trường hợp DNMGBH Aon đã tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm tài sản với giá trị gấp tới 2 lần giá trị thực của tài sản.
d. Giám sát đối với hoạt động đại lý
Việc giám sát đại lý bảo hiểm được thực hiện thông qua DNBH, DNBH chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt động do đại lý bảo hiểm của DNBH thực hiện. Đại lý bảo hiểm phải đáp ứng được các yêu cầu về đào tạo, chứng chỉ, đạo đức hành nghề đại lý và tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động đại lý.
Theo qui định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, các văn bản hướng dẫn luật, đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện: “Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam; từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận cấp” và phải ký hợp đồng đại lý bảo hiểm theo qui định của Luật Kinh doanh bảo hiểm. DNBH có quyền và nghĩa vụ trong hoạt động đại lý bảo hiểm như đào tạo, kiểm tra giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý, chi trả hoa hồng cho đại lý theo qui định, chịu trách nhiệm về những thiệt hại hay tổn thất do hoạt động đại lý của DNBH gây nên.
Trên thực tế công tác quản lý đại lý chưa thực sự nghiêm túc, một số DNBH không tổ chức đào tạo và thi cấp chứng chỉ đúng qui định. Nhiều khi mang tính đối phó. Thực hiện ký hợp đồng với các cá nhân chưa có chứng chỉ đại lý bảo hiểm và chi trả hoa hồng đại lý chưa đúng qui định. Ở DNBH tồn tại những đại lý có danh (đủ các điều kiện, tiêu chuẩn của đại lý) nhưng không thực hiện các hoạt động của đại lý, DNBH hợp thức hóa các khoản chi của DNBH dưới hình thức chi hoa hồng đại lý cho các đại lý này mặc dù hợp đồng có được là do cán bộ của DNBH thực hiện chứ không phải đại lý thực hiện (Bảo Việt)
2.2.3.3. Giám sát về sáp nhập, giải thể
Trong thời gian vừa qua, chưa có trường hợp giải thể nào xảy ra đối với DNBH phi nhân thọ, tái bảo hiểm. Có trường hợp tự giải thể duy nhất của công ty MGBH Đại Việt. Bản thân công ty đã nộp lại giấy phép kinh doanh nhưng Bộ Tài chính chưa chính thức công bố được dừng hoạt động của DN này vì DNMGBH Đại Việt chưa thực hiện hết nghĩa vụ đối với cơ quan thuế. Tình trạng này đã kéo dài nhiều năm nhưng chưa được giải quyết dứt điểm vì các qui định của pháp luật chưa rõ ràng.
Tập đoàn Bảo hiểm Bảo Việt cuối năm 2012 đã thay đổi cổ đông chiến lược, tập đoàn bảo hiểm HSBC đã thoái vốn khỏi Tập đoàn Bảo hiểm Bảo Việt. HSBC đã bán khoản đầu tư của mình cho Công ty bảo hiểm nhân thọ Sumitomo, một công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu Nhật Bản. Ngày 26/3/2013, Sumitomo Life đã trở thành cổ đông chiến lược chính thức của Tập đoàn bảo hiểm Bảo Việt với 18% cổ phần (tương đương 340 triệu USD). Cuộc mua bán này được coi là một thương vụ M&A tiêu biểu trong năm 2012.
Cuối năm 2012 Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) đã thoái toàn bộ 19,8% vốn điều lệ mà đơn vị này sở hữu tại Công ty cổ phần Bảo hiểm SHB-
Vinacomin (SVIC). Theo đó, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ trở thành cổ đông lớn sau khi mua 2,97 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ sở hữu 9,9% vốn điều lệ của Công ty, số cổ phần còn lại do một số nhà đầu tư cá nhân sở hữu. Tháng 6/2013 SVIC đã đổi tên thành Công ty cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn Hà Nội (BSH).
Thời gian gần đây nhất 24/7/2013 Tập đoàn Insurance Australian Group (AIG) của Úc đã mua 30% cổ phần công ty cổ phần bảo hiểm AAA của bà Đỗ Thị Kim Liên, người sáng lập ra công ty cổ phần bảo hiểm AAA. Theo đó nâng tổng số cổ phần của tập đoàn này tại AAA lên 60,9%. IAG mới chỉ gia nhập AAA từ tháng 6/2012 sau khi mua 30% cổ phần phát hành thêm với mức giá công bố là 20 triệu USD. Như vậy công ty bảo hiểm phi nhân thọ AAA đã chính thức trở thành thành viên của AIG tại Việt Nam.
Các giao dịch đó đều được Bộ Tài chính giám sát, kiểm tra và cấp phép. Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, các bên liên quan đều có hợp đồng mua bán trong đó thỏa thuận các điều kiện chuyển nhượng để đảm bảo quyền lợi của khách hàng đang tham gia bảo hiểm. Các điều khoản, điều kiện và việc bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo các hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực được thực hiện đúng như đã cam kết trong hợp đồng bảo hiểm đã ký.
Thực hiện đề án tái cấu trúc DNBH, hiện tại các DNBH mới đang tiến hành tái cấu trúc trong nội bộ DNBH (các bộ phận, phòng ban), chưa có một giao dịch sáp nhập, mua bán nào giữa các DNBH.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM
2.3.1. Những kết quả đạt được của hoạt động giám sát
Trong những năm qua, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đã có bước phát triển tích cực. Hoạt động giám sát thị trường đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của thị trường với những kết quả đáng ghi nhận:
- Góp phần giúp thị trường tăng trưởng cả về số lượng các doanh nghiệp và qui mô thị trường: trong những năm qua, công tác giám sát được thực hiện theo hướng hạn chế dần sự can thiệp hành chính vào hoạt động của doanh nghiệp, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật. Hoạt động giám sát đã xử lý kịp thời những biểu hiện tiêu cực, cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, từng bước áp dụng các nguyên tắc bảo hiểm quốc tế. Kết quả là thị trường đã phát triển với 2 con số, kể cả trong thời điểm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn
thị trường vẫn phát triển với mức cao hơn tốc độ phát triển GDP. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đã phát huy được vai trò là tấm lá chắn đối với xã hội và nền kinh tế. Các DNBH đã kịp thời bồi thường cho các tổn thất xảy ra giúp cho các tổ chức, cá nhân vượt qua các giai đoạn khó khăn và phát triển.
- Góp phần giúp các DNBH phát triển ổn định: Việc giám sát của Nhà nước dựa trên các chỉ tiêu tài chính, kinh tế khách quan, chú trọng bảo đảm khả năng thanh toán của DNBH, kịp thời điều chỉnh khi DNBH gặp khó khăn. Qua công tác giám sát thị trường, cơ quan giám sát đã phát hiện và kiến nghị các DNBH chấn chỉnh các hoạt động như đầu tư, trích lập dự phòng, quản lý tài sản, công nợ đúng qui định,... góp phần làm lành mạnh tình hình tài chính của DNBH, giúp DNBH phát triển ổn định.
- Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng: thông qua kiểm tra, thanh tra cơ quan giám sát đã yêu cầu DNBH chấn chỉnh công tác chi bồi thường kịp thời, đầy đủ theo đúng qui tắc, điều khoản của sản phẩm. Việc giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm đã giúp các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm khắc phục rủi ro tài chính để ổn định sản xuất kinh doanh và đời sống. Tổng số tiền bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong những năm vừa qua tăng đáng kể. Năm 2013, tổng số tiền bồi thường lên tới 10.668 tỷ đồng. Quyền và các lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm được bảo vệ, duy trì thị trường bảo hiểm phát triển lành mạnh và ổn định.
- Cơ quan giám sát cũng đã ngày càng được củng cố và nâng cao chất lượng: Mô hình giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ là mô hình giám sát theo định chế, chủ thể giám sát thực hiện công tác giám sát theo mục tiêu và kỹ thuật riêng của từng thị trường, chuyên sâu theo mảng nghiệp vụ. Mô hình này phù hợp với mức độ phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam nói riêng và thị trường tài chính Việt Nam nói chung trong thời điểm hiện tại. Mô hình này giúp cho thị trường phát triển hiệu quả, không bị chồng chéo, lãng phí tài nguyên của các cơ quan giám sát trên thị trường.
Việc ra đời Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đã thể hiện được vị trí vai trò của cơ quan giám sát trên thị trường. Cơ quan giám sát hoạt động trên cơ sở pháp lý rõ ràng, được độc lập trong công tác quản lý, giám sát. Đội ngũ cán bộ có trình độ và chuyên môn cao. Hoạt động giám sát thị trường sát sao hơn, phát hiện và ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực của thị trường, giúp thị trường phát triển ổn định và lành mạnh.
- Hoạt động giám sát (từ xa và tại chỗ) ngày được hoàn thiện và nâng cao chất lượng: công tác giám sát được thực hiện theo các qui trình giám sát rõ ràng, không bị
trùng lắp, chồng chéo làm lãng phí nguồn nhân lực. Nội dung giám sát, đặc biệt là công tác kiểm tra thanh tra được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, xử lý sát sao, kịp thời.
Công tác giám sát đã kịp thời hướng dẫn, chấn chỉnh DNBH tăng cường tuân thủ pháp luật, phòng chống trục lợi. Đồng thời rà soát, kiến nghị sửa đổi những điểm bất cập trong cơ chế chính sách và tăng cường năng lực quản lý.
2.3.2. Những hạn chế của hoạt động giám sát
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động giám sát thị trường BH PNT hiện nay có những hạn chế nhất định, cụ thể như sau:
- Hiệu quả giám sát chưa cao, các thông tin giám sát còn chậm, chưa chính xác ảnh hưởng đến các quyết định quản lý; làm ảnh hưởng đến tính lành mạnh của thị trường.
- Tình trạng trục lợi bảo hiểm vẫn gia tăng
Do chưa có sự kết nối thông tin giữa cơ quan giám sát và DNBH, giữa cơ quan giám sát với các cơ quan có liên quan, chưa có chế tài xử lý các hành vi trục lợi, ý thức người dân còn hạn chế nên tình trạng trục lợi vẫn tiếp tục tăng.
- Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, chia cắt thị trường vẫn diễn ra: các văn bản pháp luật đã có điều chỉnh để hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh của các DNBH chuyên ngành, nhưng vẫn diễn ra độc quyền khai thác dịch vụ trong ngành, khép kín, cát cứ, chia cắt thị trường; đồng thời sử dụng lợi thế từ độc quyền ngành để mở rộng chiếm lĩnh thị trường ngoài ngành bằng cách liên tục tăng chi phí khai thác để giành dịch vụ. Hoạt động giám sát chưa kịp thời chấn chỉnh các hành vi này.
- Hoạt động giám sát chưa đáp ứng được qui mô và mức độ phức tạp của thị trường: hoạt động giám sát tại chỗ mới chủ yếu thực hiện tập trung ở trụ sở chính mà chưa tiến hành hết tại các chi nhánh. Tần suất thực hiện giám sát tại chỗ còn thấp: tần suất kiểm tra từ 5-6 năm/doanh nghiệp, tần suất thanh tra 10 năm/doanh nghiệp. Các cuộc kiểm tra, thanh tra chủ yếu là phát hiện và xử phạt chứ không thực hiện phát hiện và ngăn ngừa.
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại
- Thể chế giám sát còn những điểm bất cập: các văn bản pháp luật về bảo hiểm đã dần được hoàn thiện tuy nhiên cũng chưa thực sự đồng bộ giữa các văn bản pháp luật về bảo hiểm với các văn bản khác. Các qui định cũng chưa kịp thời, đồng bộ với sự phát triển của thị trường. Nhiều nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh nhưng chưa có văn bản
điều chỉnh như bảo hiểm liên kết qua ngân hàng, bảo hiểm bảo lãnh tín dụng, tiêu chí đánh giá an toàn tài chính của doanh nghiệp. Các qui định về vốn còn mang tính ước lệ, chưa tính toán dựa trên qui mô và mức độ rủi ro của DNBH. Cách tính vốn, biên khả năng như hiện nay các DNBH đều đáp ứng được nhưng khả năng tài chính chưa cao, không đảm bảo tính bền vững của thị trường. Các chỉ tiêu giám sát có nhiều điểm chưa phù hợp với sự phát triển của thị trường. Tình trạng trục lợi gia tăng nhưng chưa có văn bản điều chỉnh với mức độ răn đe cao, các hành vi trục lợi chưa được hình sự hóa.
- Cơ quan giám sát đã được nâng cấp nhưng chưa đáp ứng yêu cầu
+ Tính độc lập của cơ quan giám sát: Cục QLBH là tổ chức hoạt động độc lập nhưng nguồn lực dường như chưa đủ để giám sát theo nhu cầu của thị trường. Cách tiếp cận giám sát trên cơ sở rủi ro đòi hỏi cán bộ quản lý giám sát phải có kiến thức ngành và việc đưa ra quyết định mang tính phán xét lớn hơn khi thực thi quyền hạn của mình. Do vậy, nếu cơ quan giám sát muốn hướng tới cách tiếp cận quản lý giám sát dựa trên cơ sở rủi ro thì cần phải có các qui định pháp luật bảo vệ cán bộ khỏi các vụ kiện khi thực thi nhiệm vụ của mình; có quy định quy tắc ứng xử cụ thể rõ ràng và quy tắc về xung đột lợi ích cho cán bộ.
+ Chưa có sự tách biệt rõ ràng giữa chức năng quản lý và chức năng giám sát, việc này tạo ra cơ chế vừa đá bóng vừa thổi còi dễ làm phát sinh các rủi ro đạo đức của cán bộ quản lý, giám sát. Việc cùng lúc phải chia sẻ nguồn lực vào cả vai trò quản lý và giám sát dẫn đến việc không chuyên môn hóa và giảm thiểu hiệu quả của cả hai mảng công việc quản lý và giám sát. Với cùng một đội ngũ công chức vừa thực hiện xây dựng chính sách, vừa giám sát việc thực thi tuân thủ các chính sách đó thì sẽ khó nhận diện được những bất cập của chính sách một cách khách quan do tâm lý không thừa nhận sai lầm của những người thực thi công vụ do đó sẽ không cho phép sự phản hồi chính sách khách quan từ khâu giám sát đến khâu quản lý.
+ Đội ngũ công chức quản lý giám sát thị trường bảo hiểm còn thiếu về số lượng và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn: Phần lớn công chức được tuyển dụng từ năm 2008 đến nay là sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về quản lý, giám sát. Trong khi đó, cơ quan giám sát còn chưa có chuyên gia tính toán để rà soát toàn bộ các vấn đề kỹ thuật liên quan đến cơ sở kỹ thuật, tính toán phí bảo hiểm, trích lập dự phòng nghiệp vụ, khả năng tài chính của DNBH. Sự thiếu hụt đội ngũ công chức có trình độ cao và kinh nghiệm thực tiễn, gây nhiều khó khăn cho Cục QLBH