Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An - 2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG ANH


Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ bằng tiếng Anh

Nghĩa đầy đủ bằng tiếng Việt

ILO

International labour organization

Tổ chức Lao động quốc tế

NIC

New industry country

Các nước công nghiệp mới

NIE

New industry economy

Các nền kinh tế công nghiệp mới

NLA

National Landlords Association

Cơ quan quản lý đất quốc gia

VSTTC

Vietnam-Singapore Technical

Training Centre

Trung tâm đào tạo kỹ thuật Việt

Nam – Singapore

WTO

World Trade o rganization

Tổ chức thương mại thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An - 2



BẢNG

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Tình hình thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An qua các năm 81

Bảng 3.2: Diện tích đất thu hồi bình quân mỗi hộ phân theo loại đất 83

Bảng 3.3: Tỷ lệ diện tích đất thu hồi bình quân mỗi hộ phân theo mục đích sử dụng đất thu hồi 84

Bảng 3.4: Tình hình lao động bị mất việc làm do thu hồi đất để phát triển công nghiệp và đô thị hoá giai đoạn từ năm 2001 đến ngày 30.6.2014 86

Bảng 3.5: Tình hình việc làm của các hộ trước khi bị thu hồi đất và sau khi bị thu hồi đất 87

Bảng 3.6: Thu nhập bình quân/tháng của người có đất bị thu hồi 89

Bảng 3.7: Tình hình chi tiêu bình quân của các hộ điều tra 91

Bảng 3.8: Đồ dùng sinh hoạt và phương tiện đi lại 92

Bảng 3.9: Trình độ chuyên môn của người lao động trước khi bị thu hồi đất...105 Bảng 3.10: Trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật của người có đất trước khi Nhà nước thu hồi 106

Bảng 3.11: Tình hình tuyển dụng lao động sau khi bị thu hồi đất vào làm việc .109 Bảng 3.12: Tình trạng việc làm trước và sau khi thu hồi đất 109

Bảng 3.13: Tình hình việc làm của người lao động sau thu hồi đất 111

Bảng 3.14: Lý do không tìm được việc làm của người bị thu hồi đất 112

Bảng 3.15: Sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương đối với đào tạo nghề cho người lao động có đất bị thu hồi 112

Bảng 3.16: Giá tiền bồi thường 1m2 đất bị thu hồi và tiền bồi thường bình quân

một hộ phân theo loại đất 115

Bảng 3.17: Số hộ được bồi thường bằng đất phân theo loại đất bị thu hồi và diện tích các loại đất được bồi thường tính bình quân một hộ phân theo các loại đất 117

Bảng 3.18: Phương tiện sản xuất và sinh hoạt của các hộ trước khi thu hồi đất .120 Bảng 3.19: Phương tiện sản xuất và sinh hoạt của các hộ sau khi thu hồi đất 121

Bảng 3.20: Nguồn gốc của tiền dùng để mua sắm phương tiện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của các hộ bị thu hồi đất 122

Bảng 3.21: Điều kiện đất sản xuất bồi thường so với đất cũ 124

Bảng 3.22: Đánh giá diện tích nhà ở tại khu tái định cư so với nơi ở cũ 126

Bảng 4.1: Dự kiến các loại đất thu hồi đến năm 2020 150

Bảng 4.2: Dự báo số lao động bị thu hồi đất có nhu cầu giải quyết việc làm ở Nghệ An giai đoạn 2006-2014 152


BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Trình độ chuyên môn người lao động trước khi thu hồi đất 105

Biểu đồ 3.1: Nguồn gốc của tiền dùng để mua sắm phương tiện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của các hộ bị thu hồi đất 123

Biểu đồ 3.2: Đánh giá diện tích nhà tại khu tái định so với nơi ở cũ 127


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống là mối quan tâm hàng đầu trong các chính sách kinh tế - xã hội của các quốc gia. Hiệu quả của việc giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống gắn liền với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, do đó quá trình CNH,HĐH và ĐTH đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt, là trong 10 năm trở lại đây, tốc độ phát triển các KCN, KĐT, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội diễn ra rất nhanh. Đi liền với xu hướng này là việc thu hồi đất bao gồm đất ở và đất nông nghiệp của một bộ phận dân cư, chủ yếu là các vùng ven đô, vùng có tiềm năng và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Điều đó, đòi hỏi Nhà nước phải có một hệ thống chính sách đồng bộ để vừa đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của đất nước, vừa đảm bảo được lợi ích của người lao động thuộc diện thu hồi đất.

Nghệ An là một tỉnh nghèo thuộc đồng bằng duyên hải miền Trung. Việc phát triển các KCN và KĐT sẽ giúp Nghệ An đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm và cải thiện được đời sống cho người lao động trong tỉnh. Trong những năm qua, việc quy hoạch lại các khu dân cư, chỉnh trang đô thị, xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội và là một trong những chính sách lớn của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên, vấn đề giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người dân có đất do Nhà nước thu hồi còn gây ra nhiều vấn đề kinh tế - xã hội rất bức xúc. Đó là, tình trạng người dân sau khi bị thu hồi đất phải thu hẹp diện tích canh tác, mất việc làm truyền thống, phải chuyển đổi nghề nghiệp, thay đổi chỗ ở. Trong khi đó, tỉnh lại chưa chuẩn bị tốt những điều kiện cần thiết cho người dân có đất bị thu hồi chuyển đổi nghề nghiệp, gây nên tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng tìm kiếm cho mình một công việc mới. Bởi vì, họ chỉ có nghề làm ruộng, trình độ văn hóa thấp, trình độ CMKT không có, nên khó tìm kiếm được việc làm trong các ngành nghề khác hay vào làm trong các khu công


nghiệp. Do đó, tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp không chuyển đổi được nghề nghiệp, khó khăn trong cuộc sống của người dân sau khi bị thu hồi đất đã và đang diễn ra khá phổ biến.

Tình trạng này càng đặc biệt khó khăn đối với bộ phận nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp. Việc thu hồi đất của nông dân thường không gắn liền với giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống, đã đẩy một bộ phận nông dân vào tình trạng rất khó khăn, làm giảm hiệu quả của công cuộc đổi mới. Tình trạng này đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt. Mặt khác, việc đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp mới chỉ chú ý đến mặt lượng, mà bỏ qua mặt chất. Mặc dù, số tiền mà Nhà nước phải bỏ ra để đền bù cho những người dân về những thiệt hại mà họ phải gánh chịu là không nhỏ, nhưng trong nhiều trường hợp số tiền đó không những không giúp cho người nông dân thiết lập một cuộc sống tốt hơn, mà còn gây nên những tác động xã hội tiêu cực. Nhiều hộ nông dân không có khả năng sử dụng số tiền đền bù vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đời sống của những người bị thu hồi đất vốn đã khó khăn càng trở nên khó khăn hơn.

Thời gian qua, Nghệ An đã giải quyết vấn đề trên một cách rất tích cực, đã xác định một số ngành trọng điểm để thu hút và đầu tư đúng hướng, gia tăng liên kết và hợp tác trong và ngoài nước tăng cường xuất khẩu lao động nhằm giảm sức ép việc làm, tham quan, học hỏi kinh nghiệm các tỉnh trong quá trình CNH, ĐTH...Tuy nhiên, tình trạng thiếu việc làm, thay đổi chỗ ở vẫn gây rất nhiều bức xúc, khi nhu cầu hiện tại chưa được thỏa mãn, mà quá trình CNH, ĐTH vẫn còn tiếp diễn. Xung quanh vấn đề này còn nhiều việc phải làm trong đó việc khắc phục những yếu kém trong quy hoạch tổng thể, sự chồng chéo, kém hiệu lực trong các văn bản, chính sách dẫn đến đầu tư kém hiệu quả, chưa có cơ cấu đào tạo nghề phù hợp để đáp ứng nhu cầu bức thiết của xã hội.

Do đó, giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động khi thu hồi đất để phục vụ CNH, HĐH và ĐTH là một trong những vấn đề cấp bách đặt ra đối với tỉnh Nghệ An. Từ thực tiễn trên, tác giả chọn vấn đề “ Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ, chuyên ngành kinh tế chính trị.


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH ở tỉnh Nghệ An giai đoạn từ năm 2001 đến nay, chỉ ra những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất có hiệu quả trong quá trình CNH, ĐTH ở tỉnh Nghệ An thời gian tới.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hoá lý luận về giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH.

- Nghiên cứu kinh nghiệm giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động bị thu hồi đất của một số địa phương và rút ra bài học kinh nghiệm đối với Nghệ An.

- Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An, chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An từ năm 2001 đến nay.

- Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả hơn vấn đề này ở tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Vấn đề giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian nghiên cứu là tỉnh Nghệ An, tập trung nghiên cứu ở 7 huyện, thành thị xã: Thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nghĩa Đàn là những nơi có tỷ lệ thu hồi đất nông nghiệp cao nhất,


tốc độ ĐTH nhanh, đang phát triển nhiều KCN nhằm tìm ra đặc điểm chung về giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH. Từ đó cho thấy số người nông dân bị mất việc làm phải chuyển đổi nghề nghiệp rất lớn và khó có khả năng tìm được việc làm mới để bảo đảm đời sống. Vì vậy, nếu không giải quyết được vấn đề này sẽ tạo ra nhiều vấn đề xã hội bức xúc nảy sinh, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững của Nghệ An.

Về thời gian, từ năm 2001 đến nay (2013) đây là thời kỳ CNH, ĐTH nhanh ở tỉnh Nghệ An.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về giải quyết việc làm và đảm bảo đời sống cho người lao động bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH. Ngoài ra, luận án còn kế thừa và phát triển những quan điểm lý luận của các nhà khoa học về những nội dung liên quan.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

- Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp như: phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hóa khoa học để phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm và đảm bảo đời sống cho người dân bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH;

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, lôgíc kết hợp với lịch sử được sử dụng trong việc phân tích và tổng hợp, kinh nghiệm của một số địa phương trong việc giải quyết việc làm và đảm bảo đời sống cho người dân bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH và có sự đối chiếu, so sánh với tỉnh Nghệ An để rút ra những bài học kinh nghiệm và giải pháp.

- Phương pháp thống kê mô tả về thưc traṇ g về đời sống của cać hô ̣bi ̣thu hồi

đất. Sử dụng phương pháp phân tích tổng hơp

số liêu

thu thâp

đươc

̀ các nông hô ̣ .

So sánh đời sống các hô ̣nông dân trước khi bị thu hồi đất và sau khi bị thu hồi đất để thấy được tác động của việc thu hồi đất khi người dân không còn đất sản xuất.


- Phương pháp thu thập thông tin : Số liêu

thứ cấp lấy từ các sở , ban ngành để

tìm hiểu thực trạng tổng quan của tỉnh Nghệ An. Đồng thời nắm bắt đời sống của

người lao động bi ̣thu hồi đất hiên nhiên một số hô ̣bị thu hồi đất.

nay . Số liêu

sơ cấp bằng cách phỏng vấn ngẫu

- Để có cơ sở cho việc đánh giá thực trạng giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH ở tỉnh Nghệ An, tác giả đã tiến hành thực hiện cuộc khảo sát thu thập thông tin về tình hình giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất ở những địa phương có diện tích đất nông nghiệp thu hồi nhiều nhất. Đối tượng, địa bàn khảo sát: người lao động có hộ khẩu thường trú ở địa bàn 7 huyện, thành thị: Thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò, Huyện Hưng Nguyên, Huyện Nghi Lộc, Huyện Quỳnh Lưu, Huyện Diễn Châu, Huyện Nghĩa Đàn. Là những địa bàn có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi tương đối nhiều. Phương pháp chọn mẫu: ngẫu nhiên có hệ thống.

Phương pháp điều tra: điều tra chọn mẫu gián tiếp thông qua bảng hỏi kết hợp với phương pháp quan sát trực tiếp về tình hình giải quyết việc làm, bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất ở các địa bàn điều tra. Cơ sở khoa học trong việc chọn mẫu và quy mô mẫu điều tra là căn cứ vào mục đích và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu vấn đề đặt ra.

Về đối tượng, mục đích, nội dung điều tra đã được tác giả trình bày trong phụ lục 2 của luận án. Tại mỗi Huyện tác giả điều tra 50 hộ nông dân, tuy nhiên, trong quá trình xử lý số liệu, có nhiều phiếu không được sử dụng do các hộ nông dân không đưa ra phương án trả lới đầy đủ. Do các phiếu điều tra được phát ngẫu nhiên trước khi thu hồi nên tác giả không sử dụng mô hình SPSS để xử lý số liệu mà tác giả chỉ sử dụng phương pháp thống kê, phân tích số liệu. Khi tác giả sử dụng số liệu bằng phương pháp thống kê, tùy từng câu hỏi khác nhau sẽ có số mẫu trả lời khác nhau. Tuy vậy, tác giả cho rằng với phạm vi và đối tượng nghiên cứu của mình, các số liệu mẫu điều tra của tác giả mang tính đại diện và đảm bảo độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2022