Kết quả khảo sát ở Đà Nẵng cho thấy: Lao động trong khu vực nông nghiệp thì có 30,050/0 giữ nguyên nghề cũ, chuyển sang nghề khác là 1 8,94%, có việc làm không ổn định là 16,17% và không có việc làm là 34,84%[94]. Hơn nữa trong số này có nhiều người có nhu cầu học nghề còn lại là không đủ điều kiện để học nghề; số lượng lao động mất việc làm khá lớn đang trở thành những bức xúc đòi hỏi thành phố phải có những giải pháp để khắc phục.
Đứng trước những vấn đề này TP đã có những giải pháp để góp phần tạo việc làm cho người lao động, bảo đảm đời sống đặc biệt là lao động ngoại thành chịu tác động của quá trình đô thị hoá: Tiếp tục thực hiện đầy đủ các chính sách bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư cho người dân khi nhà nước thu hồi đất, bên cạnh đó thường xuyên rà soát bổ sung điều chỉnh chính sách cho phù hợp.
- Cho vay vốn để sản xuất kinh doanh từ nguồn vốn vay của Ngân hàng chính sách, nguồn quỹ quốc gia GQVL
- Miễn thuế, giảm thuế sản xuất kinh doanh đối với những hộ nông dân chịu ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá buộc phải chuyển qua sản xuất kinh doanh ở những ngành nghề khác
- Tăng đầu tư ngân sách và mở rộng hoạt động dạy nghề, đặc biệt tăng chỉ tiêu dạy nghề dài hạn bằng ngân sách để từng bớt tăng nhanh đội ngũ công nhân lành nghề cho thành phố, tiếp tục duy trì chỉ tiêu dạy nghề ngắn hạn do ngân sách đài thọ.
- Vận động nông dân lập trang trại, thuê mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản tự tạo việc làm cho mình cũng như cho người khác. Muốn vậy phải đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến ngư tăng cường chuyển giao kỹ thuật, mở các lớp huấn luyện kỹ thuật bồi dưỡng bổ túc nghề.
- Có văn bản quy định đối với các doanh nghiệp được giao đất tại các khu công nghiệp trên địa bàn giải toả phải có trách nhiệm tiếp nhận người lao động trong diện chịu ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá vào làm việc tại doanh nghiệp Sở Lao động - Thương binh xã hội thành phố Đà Nẵng chỉ đạo ngành tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp, trong đó tập trung phối hợp với Hội Nông dân thành
phố điều tra, khảo sát tình hình đời sống hộ lao động bị mất đất sản xuất, di dời giải toả trên địa bàn, phân loại nguồn lao động của các hộ để có kế hoạch đào tạo nghề và GQVL phù hợp. Nhờ đó Thành phố đã thu được một số kết quả: GQVL cho
Có thể bạn quan tâm!
- Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An - 8
- Tiêu Chí Đánh Giá Kết Quả Giải Quyết Việc Làm Và Bảo Đảm Đời Sống Cho Người Lao Động Bị Thu Hồi Đất Trong Quá Trình Cnh, Hđh
- Kinh Nghiệm Của Một Số Địa Phương Trong Giải Quyết Việc Làm Và Bảo Đảm Đời Sống Cho Người Lao Động Sau Khi Bị Thu Hồi Đất Trong Quá Trình Cnh, Đth
- Tình Hình Thu Hồi Đất Để Phát Triển Công Nghiệp, Đô Thị Ở Tỉnh Nghệ An Từ Năm 2001 Đến Nay
- Ảnh Hưởng Thu Hồi Đất Đến Việc Làm Và Đời Sống Của Người Lao Động Bị Thu Hôi Đất Ở Nghệ An
- Thực Trạng Giải Quyết Việc Làm Và Bảo Đảm Đời Sống Cho Người Lao Động Sau Khi Bị Thu Hồi Đất Trong Quá Trình Cnh, Đth Ở Tỉnh Nghệ An
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
80.000 lao động mỗi năm, tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian lao động ở nông thôn lên 82% nhìn chung, cơ cấu lao động đã chuyển dịch phù hợp với cơ cấu phát triển của thành phố theo hướng công nghiệp-du lịch-dịch vụ làm mũi nhọn.
2.3.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc, với diện tích là 1.661 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 63,15%; đất lâm nghiệp chiếm 5,48%. Hải Dương là tỉnh có những thay đổi lớn về kinh tế- xã hội do tác động của việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cũng như chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp. GDP của tỉnh liên tục tăng cao trong giai đoạn 2000 - 2005 với tốc độ bình quân đạt là 8%/năm. Năm 2006, tốc độ tăng GDP đạt 13,4%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện
đại với tỷ trọng công nghiệp – nông nghiệp - dịch vụ năm 2000 là 37,2% - 34,8% - 28% thì đến năm 2006 đạt 43,7% - 26,9% - 29,4%.
Hải Dương là tỉnh có phần lớn dân số trong độ tuổi lao động sống ở nông thôn (82,5%) cơ cấu lao động cũng còn hết sức lạc hậu, chủ yếu vân là lao động nông nghiệp (67,81%), chủ yếu là lao động giản đơn, chưa qua đào tạo tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật còn thấp. Trên địa bàn Hải Dương tập trung nhiều khu công nghiệp: Đại An, Cẩm Thượng, Việt Hoà. . . , các KCN này đã góp phần rất lớn vào phát triển kinh tế của tỉnh. Song cũng đặt tỉnh trước những thách thức lớn về việc làm do trong quá trình hình thành các khu công nghiệp đã dẫn đến việc thu hồi đất của nông dân.
Từ năm 2000 đến 2007, Hải Dương đã có hàng ngàn ha đất nông nghiệp bị thu hồi. Chỉ tính riêng TP Hải Dơng đã thu hồi 1.120 ha đất nông nghiệp và đến năm 2010 đất nông nghiệp của TP chỉ còn khoảng 200 ha. Việc thu hồi đất nhằm thực hiện CNH, đô thị hoá đã liên quan đến việc làm của 13.000 người lao động, trong đó có 9.100 người lao động cha tìm được việc làm (năm 2007). Để giải quyết vấn
đề trên, tỉnh Hải Dương đã đặt ra mục tiêu trong giai đoạn 2006 - 2010 là: mỗi năm phải tạo việc làm mới cho từ 3 đến 3 ,4 vạn lao động. Trong 5 năm sẽ tạo việc làm cho trên 160.000 người. Dự kiến đến năm 2010 có từ 35-40% lao động được qua đào tạo: Tỷ lệ thất nghiệp thành thị năm 2010 giảm xuống còn 3 %, tỷ lệ thời gian lao động ở nông thôn tăng lên là 85%. Thực hiện mục tiêu trên, Hải Dương đã đưa ra một số biện pháp cơ bản:
+ Tạo việc làm qua giáo dục - đào tạo, đặc biệt là hệ thống đào tạo nghề và hướng nghiệp cho lao động nông thôn trong đó chú trọng đến các lớp dạy nghề ngắn hạn để trang bị tay nghề cho người lao động, thông qua đó họ có thể tìm cho mình một công việc phù hợp cũng như tự tạo việc làm cho chính bản thân cũng như góp phần vào công việc chung của tỉnh. Tỉnh khuyến khích các nhà đầu tư vào tỉnh sẽ được cung cấp lao động đã qua đào tạo, trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu riêng sẽ được cấp kinh phí hỗ trợ đào tạo từ ngân sách của tỉnh.
+ Tạo việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, trước hết là chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển các làng nghề truyền thống để thu hút lao động: trồng vải, bánh đậu xanh, bánh gai và nhiều đặc sản khác của địa phương nhờ vậy người lao động đã được thu hút vào đây, giảm thời gian nông nhàn và tăng thêm thu nhập cho bản thân. Từ năm 2006 đến năm 2007, chương trình này đã tạo gần 3000 việc làm mới.
+ Giải quyết việc làm qua chơng trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Giữa năm 2007, các khu công nghiệp đã thu hút 10.992 lao động, cụm công nghiệp, làng nghề tạo việc làm cho hơn 33 .000 lao động. Điều đó cho thấy, đây là giải pháp quan trọng và hiệu quả trong việc tạo việc làm cho người lao động khi mất đất.
+ Tạo việc làm qua chương trình phát triển dịch vụ: bảo hiểm, vận tải, bưu chính viễn thông,.. . lĩnh vực này đã tạo việc làm mới cho gần 10.000 lao động.
+ Tạo việc làm thông qua nguồn vốn vay quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm. Nguồn vốn vay này được tập trung chủ yếu cho phát triển dịch vụ nông nghiệp, hình thành các cơ sở sản xuất tư nhân, doanh nghiệp tư nhân và phục vụ cho phát triển công nghiệp truyền thống để tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn.
+ Tạo việc làm thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động ra các thị trường, trong đó chú trọng đến lao động ở khu vực nông thôn, khu vực bị tác động của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá trên cơ sở trang bị cho họ một trình độ nhất định về tay nghề, chuyên môn kỹ thuật.
2.3.1.4. Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là tỉnh tái thành lập từ 1997. Từ một tỉnh thuần nông, Vĩnh Phúc đã trở thành một trong những địa phương có mức tăng trưởng GDP rất cao, năm 2006 đạt 16,98% năm 2007 đạt 19,2% năm 2008 đạt 14,78%. Kết quả trên có được nhờ Vĩnh Phúc thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thu hút đầu tư nước ngoài. Từ đó, tăng nhanh tỷ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trong nông nghiệp.
Để bảo đảm việc làm của người dần khi bị thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể, doanh nghiệp và nhân dân đã cùng nhau thực hiện các giải pháp:
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, tạo thêm nhiều việc làm cho nông dân. Việc hình thành các vùng chuyên canh như trồng hoa ở Mê Linh, nuôi bò ở Vĩnh Tường, cây ăn quả ở Lập Thạch, đưa các giống cây, con có năng suất và hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất: bò sữa, lợn siêu nạc... nhờ đó đã tạo ra rất nhiều việc làm cho bà con nông dân, góp phần ổn định cuộc sống. Phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp, khôi phục, phát triển các làng nghề, GQVL cho số đông lao động nông thôn, tỉnh Vĩnh Phúc đã đầu tư xây dựng 9 cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề, thu hút được trên 100 cơ sở sản xuất. .
- Phát triển các ngành dịch vụ: ngoài mức giá bồi thường: cho mỗi hộ trung bình 13,68 triệu đồng/ sào, tỉnh có chính sách giao đất dịch vụ cho nông dân bị thu hồi đất. Chính sách cấp đất dịch vụ là một trong những sáng tạo lớn của tỉnh nhằm giải quyết vấn đề chuyển đổi nghề và thu nhập hậu giải phóng mặt bằng.
- Chỉ đạo các địa phương có diện tích đất bị thu hồi lớn như Vĩnh Yên, Phúc
Yên quy định khu tái định cư, bảo đảm điều kiện sống, sinh hoạt cho người dân tốt hơn nơi ở cũ.
- Khuyến khích nông dân góp cổ phần vào các doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất, tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động.
- Quan tâm thu hút và đầu tư phát triển các cơ sở dạy nghề như xây dựng các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề tại các huyện, thị. Đồng thời, tỉnh đã chú trọng hỗ trợ kinh phí học nghề cho những học sinh thuộc diện con em những người bị thu hồi đất.
2.3.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với tỉnh Nghệ An
Để góp phần giải quyết hợp lý giữa vấn đề việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH ở tỉnh Nghệ An, từ kinh nghiệm của các tỉnh, thành nêu trên, cần rút ra những bài học kinh nghiệm sau đây:
Một là, đảm bảo tính nhất quán và đồng bộ trong chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư, tránh tình trạng mỗi huyện, thị, mỗi dự án, công trình có mức bồi thường và hỗ trợ khác nhau, từ đó làm cho lợi ích của người dân bị ảnh hưởng. Đẩy nhanh việc hoàn thiện các quy định của pháp luật theo hướng căn cứ vào cơ sở thị trường để giải quyết vấn đề bồi thường cho người dân.
Hai là, nâng cao năng lực thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các ban ngành ở địa phương và các đơn vị chức năng, tư vấn cũng như tinh thần trách nhiệm, sự tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, của cán bộ thực thi việc kê khai, kiểm điểm, lập phương án đền bù.
Ba là, Căn cứ vào tình hình thực tế để điều chỉnh giá đất phù hợp. Đền bù cả những tổn hại hữu hình và vô hình một cách hợp lý cho người lao động khi họ bị thu hồi đất để đảm bảo cuộc sống.
Bốn là, để giúp người lao động có cơ hội tìm được việc làm mới do yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu kinh tế và nghề nghiệp thì cần phải tập trung vào vấn đề đào tạo trình độ cho người lao động thông qua nhiều hình thức khác nhau.
Năm là, điều chỉnh quy hoạch, chỉnh trang đô thị, xây dựng các khu tái định cư phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, có kế
hoạch tổng thể để chỉ đạo việc di dời, tái định cư có trọng điểm. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng, của các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc ổn định đời sống, tổ chức học nghề, tạo việc làm.
Sáu là, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình kinh tế và thúc đẩy thị trường lao động phát triển, trong đó nhấn mạnh xuất khẩu lao động để GQVL cho người dân. Tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động để các doanh nghiệp có chính sách ưu tiên, thu hút và sử dụng lao động tại chỗ, lao động bị mất đất.
- Bảy là, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ Quỹ quốc gia GQVL. Đây là những bài học kinh nghiệm thực tiễn rất có ý nghĩa để các địa phương học tập, vận dụng một cách một cách sáng tạo vào thực tiễn GQVL và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất ở Nghệ An trong những năm tiếp theo khi mà tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá ngày càng diễn ra nhanh hơn, mạnh mẽ hơn trong tiến trình phát triển kinh tế của đất nước.
- Tám là, Dành một phần đất dự án hoặc gần sát dự án để phát triển dịch vụ phục vụ cho các KCN, KCX, khu ĐTM, qua đó tạo mở việc làm cho lao động lớn tuổi, khó có khả năng học nghề ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đã chuyển dịch được một bộ phận lao động nông nghiệp, nông thôn sang CN và dịch vụ, đảm bảo đời sống cho người dân các vùng này, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Để đảm bảo hiện thực hóa những kinh nghiệm của các tỉnh, thành phố nêu trên vấn đề đặt ra cho Nghệ An là các cấp chính quyền từ tỉnh, huyện, xã cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân bị thu hồi đất. Phát huy cao độ tinh thần của người dân có đất bọ thu hồi tư tạo việc làm và tìm kiếm việc làm, quy định trách nhiệm cho các doanh nghiệp khi được Nhà nước giao sử dụng đất thu hồi, Nhà nước có cơ chế, chính sách tạo môi trường, điều kiện và hỗ trợ người dân để khi thu hồi đất họ có được việc làm, có chỗ ở ổn định bảo đảm đời sống.
Bên cạnh những bài học thành công trong vấn đề giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quả trình CNH, ĐTH
mà Nghệ An học tập được từ các tỉnh, thành bạn đã làm, thì Nghệ An phải rút ra được những bài học bất hợp lý, thất bại cần tránh để tỉnh Nghệ An giải quyết vấn đề này hữu ích hơn, đó là:
- Sự buông lỏng của chính quyền địa phương trong tác kiểm tra giám sát tiến độ triển khai thực hiện dự án đầu tư của các doanh nghiệp đẫn đến hiện tượng có doanh nghiệp thu hồi đất bỏ hoang, lãng phí không tạo ra giá trị; hoặc găm đất, đầu cơ đất dể trục lợi.
- Việc đào tạo nghề cho người lao động diễn ra không có bài bản, thiếu chiến lược và kế hoạch rõ ràng, cụ thể.
- Người lao động bị thu hồi đất được đào tạo nghề không phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động, chất lượng đào tạo nghề thấp. Kết quả tuyển dụng sau đào tạo, do số lượng đào tạo ít, lại không hợp lý cao và chất lượng đào tạo thấp, nên tuyển dụng những lao động bị thu hồi đất vào làm việc trong các cơ sở thấp.
- Đất thu hồi thì nhiều, nhiều cơ sở CN, KCN, khu ĐTM được ra đời, nhưng việc chuyển dịch cơ cấu lao động lại diễn ra không phù hợp với xu thế phát triển đó, tỷ lệ lao động quay trở về làm nông nghiệp vẫn còn lớn (53,0%), tỷ lệ các nghề không cơ bản, ít đào tạo như nghề xe ôm, cửu vạn vẫn còn cao... Nói cách khác là nguồn lực đất đai đã dịch chuyển theo hướng CNH, HĐH thì nhanh, nhưng cơ cấu nguồn lực lao động thì chưa chuyển dịch kịp xu hướng này.
- Các chính sách bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư cho người dân khi nhà nước thu hồi đất chưa gắn với nhu cầu và điều kiện thực tế…
Tóm lại, giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, là nhu cầu thiết thực của con người. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa việc làm và đời sống cho người lao động bị thu hồi đất sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh quá trình CNH, ĐTH ở Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung.
Chương 3
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA Ở TỈNH NGHỆ AN
3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ -XÃ HỘI CỦA NGHỆ AN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CNH, ĐTH VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM, BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI BỊ THU HỒI ĐẤT
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của Nghệ An.
Nghệ An là tỉnh trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, nằm trên tuyến giao thông Bắc – Nam và đường xuyên Á Đông – Tây, cách Thủ đô Hà Nội 300 km về phía Bắc, có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước với 1.648.729 ha, dân số 3.064.271 người, đứng sau thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Thanh Hoá và thành phố Hà Nội. Có đường ranh giới hành chính phía bắc giáp tỉnh Thanh Hoá với đường biên dài 196,3 km, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh với đường biên dài 92,6 km; phía Tây giáp đường biên giới với nước bạn Lào dài 419 km, phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 82 km.
Nghệ An chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, về mùa đông thường có gió mùa lạnh ẩm ướt, mùa hè thường chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam (gió Lào) khô nóng từ tháng 3 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 33oC, cao nhất là 43oC, thấp nhất là 2oC. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 mm đến
2.000 mm. Do địa hình phân bố phức tạp nên khí hậu cũng phân dị theo tiểu vùng và mùa vụ. Địa hình Nghệ An nằm ở phía đông bắc của dãy Trường Sơn, có độ dốc thấp dần từ Tây xuống Đông Nam.
Nghệ An có nhiều sông, ngòi, hồ đập, trong đó có một số con sông chính như sông Cấm, sông Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện Mường Tẹc - tỉnh Xiêng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km, riêng trên đất Nghệ An có chiều dài là 361