Quan Điểm Định Hướng Và Giải Pháp Giải Quyết Việc Làm Ở Hà Nội.


CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở HÀ NỘI.‌

3.1 Quan điểm định hướng.

Lao động và việc làm vừa là vấn đề kinh tế vừa là vấn đề xã hội nhân văn và chính trị. Văn kiện Đại hội X của Đảng đã nêu rõ: Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân

3.1.1 Giải quyết việc làm trên cơ sở phát triển thị trường lao động.

Thị trường lao động là một bộ phận của hệ thống thị trường, trong đó diễn ra quá trình trao đổi giữa một bên là người lao động tự do và một bên là người có nhu cầu sử dụng lao động. Sự trao đổi này được thỏa thuận trên cơ sở các mối quan hệ lao động như tiền công, tiền lương, điều kiện làm việc, bảo hiểm xã hội,... thông qua một hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc bằng miệng.

Các giải pháp giải quyết việc làm được đưa ra trong luận văn dựa trên quan điểm coi thị trường lao động là nơi giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động hiệu quả nhất. Kết hợp với thị trường lao động, vai trò của Nhà nước trong công tác giải quyết việc làm được thể hiện ở khả năng tạo ra hành lang pháp lý cho thị trường lao động hoạt động đặc biệt là tổ chức, phát triển hệ thống thông tin trên thị trường lao động, tạo ra môi trường và các cơ hội thuận lợi để người lao động tự tạo việc làm cho mình và cho người khác theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời can thiệp để hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

3.1.2 Giải quyết việc làm đặt trong mục tiêu tổng quát phát triển nguồn nhân lực.

Giải quyết việc làm chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực lao động của con người vì sự tiến bộ kinh tế và xã hội. Hiểu theo nghĩa này giải quyết việc làm phải đảm bảo kết hợp chặt chẽ với chương trình phát triển nguồn nhân lực để đạt 2 mục tiêu:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

- Giải quyết việc làm cho xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

- Nâng cao năng lực của con người về mọi mặt để mọi người đều có cơ hội phát triển toàn diện bản thân đồng thời tham gia vào quá trình phát triển của Thủ đô, đất nước.

Giải quyết việc làm ở Hà Nội - 11

Đặt trong mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển nguồn nhân lực, các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động phải hướng tới phân bổ nguồn lao động hợp lý giữa khu vực sản xuất và phi sản xuất, giữa các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế quốc dân và các vùng dân cư, làm cho toàn thể dân cư phát huy được các nhân tố tích cực của mình, làm cho mọi người lao động đều có việc làm và làm việc với chất lượng cao nhằm nâng cao đời sống của bản thân, gia đình và xã hội.‌

3.2 Giải pháp giải quyết việc làm ở Hà Nội.

3.2.1 Nhóm giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động


3.2.1.1 Giải pháp phát triển cung lao động.

Lao động là một trong những yếu tố sản xuất, giống như vốn, khoa học công nghệ và tài nguyên thiên nhiên. Các yếu tố sản xuất đó có thể thay thế cho nhau trong một chừng mực nào đó, ví dụ: người sử dụng lao động có thể sử dụng cách thức sản xuất thâm dụng vốn hoặc thâm dụng lao động… tùy thuộc vào yếu tố nào mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ở Việt Nam, chất lượng nguồn cung lao động còn nhiều hạn chế, trong nhiều trường hợp không đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động buộc họ phải sử dụng những yếu tố sản xuất khác thay thế cho lao động, nhưng vốn và công nghệ không thể thay thế hoàn toàn cho lao động vì vậy không ít trường hợp các doanh nghiệp không thể mở rộng quy mô sản xuất và lĩnh vực kinh doanh vì thiếu lao động chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu khắt khe trong quá trình tạo ra các sản phẩm đầu ra có chất lượng cao. Đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng việc làm không đầy đủ, việc làm không hợp lý, thiếu việc làm, thất nghiệp. Muốn phát triển thị trường lao động ở Việt Nam, giải


quyết việc làm cho người lao động thì buộc phải nâng cao chất lượng nguồn cung lao động.

Nâng cao thể lực nguồn nhân lực

Tình trạng thể lực của người lao động là một trong những tiêu chí nói lên chất lượng lao động. Do đặc điểm về thể trạng của người châu Á nên người Việt Nam nói chung có thể lực yếu hơn một số nước khác, nhất là các nước phương Tây vì vậy kém thích nghi trong điều kiện lao động nặng nhọc và cường độ cao. Để nguồn cung lao động của Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, cần có các biện pháp nâng cao thể lực cho người lao động thông qua việc cải thiện điều kiện dinh dưỡng, nhà ở và môi trường: giảm nhanh, tiến tới xóa bỏ tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em và phụ nữ có thai, tăng khẩu phần dinh dưỡng của nhân dân bằng cách giáo dục dinh dưỡng và chế biến món ăn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các lớp học ngoài giờ và các hình thức khác. Nghiên cứu để bố trí thời gian lao động, nghỉ ngơi hợp lý để vừa đảm bảo sức khoẻ vừa nâng cao năng suất, chất lượng lao động.. Thực hiện tiêm chủng cho trẻ em và phụ nữ có thai đạt 100%. Khuyến khích lối sống lành mạnh, tác phong làm việc khoa học. Thực hiện công tác theo dõi và chăm sóc sức khoẻ định kỳ cho người lao động. Đầu tư nâng cấp, cải thiện hạ tầng cơ sở và môi trường sống của nhân dân, trong đó đặc biệt quan trọng là cấp thoát nước để người dân được sử dụng hoàn toàn nước sạch, nhất là các vùng ngoại thành và đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo đảm đến năm 2010, 100% số hộ dân có nước sạch sinh hoạt.

Nâng cao dân trí và trình độ học vấn

Dân trí và trình độ học vấn là nền tảng cho việc tiếp thu các kiến thức khoa học, kỹ thuật, đào tạo và tái đào tạo nghề nghiệp. Công tác giáo dục, đào tạo đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao trình độ dân trí và trình độ học vấn cho người lao động. Giáo dục đào tạo phải phù hợp và theo kịp với thực tế phát triển của nền kinh tế. Ngành giáo dục đào tạo cần phải tiếp tục cải cách chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy ở tất cả các bậc học, đặc biệt là trong giáo dục đại học và dạy nghề phải thường xuyên cập nhật để theo kịp sự phát triển của kinh tế, khoa học, kỹ thuật cùng với đội ngũ giảng viên tương ứng.


Trong điều kiện phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ, với xu hướng trí tuệ hoá lao động và mở rộng giao lưu quốc tế, cần phải không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt cho người lao động, không chỉ trong quá trình học tập ở các trường, lớp, mà trong suốt quá trình lao động, người lao động ngoài việc biết một nghề nghiệp chuyên sâu, còn phải biết những kiến thức tổng hợp khác như ngoại ngữ, tin học, luật pháp, quan hệ giao tiếp xã hội.

Đầu tư cho đào tạo là đầu tư trực tiếp, cơ bản, lâu dài vì sự phồn vinh của đất nước, đó là đầu tư cơ sở hạ tầng về con người. Vì vậy cần thực hiện phương châm giáo dục, đào tạo không ngừng, suốt đời. Thực hiện xã hội hoá công tác giáo dục và đào tạo nhằm huy động mọi tiềm năng cho việc nâng cao trình độ dân trí và học vấn.

Đào tạo kỹ năng và nâng cao trình độ nghề nghiệp

Ở các nước công nghiệp phát triển lực lượng lao động được xây dựng theo các chỉ tiêu sau:

- 35% lao động chưa được đào tạo nghề

- 35% công nhân lành nghề

- 24,5% kỹ thuật viên

- 5% kỹ sư và trên đại học

- 0,5% là chuyên gia cao cấp

Nhìn chung việc đào tạo, dạy nghề ở Hà Nội mấy năm qua phát triển khá mạnh và sôi động với nhiều hình thức phong phú, nhưng cũng bộc lộ tính chắp vá, tự phát, thiếu đồng bộ. Chính vì vậy, giai đoạn tới trong đào tạo, tái đào tạo đội ngũ lao động phải chú trọng đồng bộ các lĩnh vực: chuyên môn, tay nghề, trình độ luật pháp, trình độ quản lý, khả năng ngoại ngữ, tính kỷ luật và tác phong làm việc khoa học. Nhất quán theo nguyên tắc của cơ chế thị trường với nhiều hình thức đa dạng phong phú, có chọn lọc, có cạnh tranh lành mạnh. Cụ thể:

- Khuyến khích phát triển hệ thống dạy nghề ở tất cả các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp. Khuyến khích và có những hình thức thích hợp tranh thủ chất xám, trình độ khoa học, kỹ thuật cao của các Viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học, các trường đại học trong việc giúp đào tạo, nâng cao chất lượng lao động.


- Triển khai quá trình hướng nghiệp, đào tạo, dạy nghề ngay từ trường phổ thông cho học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên bước vào học nghề sau khi tốt nghiệp phổ thông và cả học nghề trong quá trình học phổ thông. Thực hiện sự gắn bó, liên kết giữa các trung tâm xúc tiến, giới thiệu việc làm với các cơ sở lao động, dạy nghề để đảm bảo phù hợp giữa cung và cầu về lao động.

- Gắn bó chặt chẽ việc đào tạo kỹ thuật với quá trình lao động sản xuất, thực hiện ―học‖ đi đôi với ―hành‖, gắn cơ sở đào tạo với cơ sở sản xuất với nhiều hình thức thích hợp, hiệu quả.

- Mở rộng sự hợp tác quốc tế trong việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công nhân kỹ thuật với nhiều hình thức phong phú. Có thể kết hợp đưa công nhân đi đào tạo, có thể tranh thủ các nguồn tài trợ, các dự án của các tổ chức quốc tế, các công ty nước ngoài, mời chuyên gia sang đào tạo... để nhanh chóng nâng cao trình độ, tay nghề của lao động ở Thủ đô.

Điều chỉnh cung lao động theo địa bàn.

Hà Nội còn là nơi hội tụ các hướng di chuyển của dân cư, tốc độ tăng cơ học của Hà Nội cao, tỷ trọng nguồn lao động trên tổng số dân của Hà Nội có xu hướng tăng do tỷ lệ gia tăng tự nhiên giảm và quá trình di cư của lực lượng lao động ngoại tỉnh vào Hà Nội. Do vậy để tránh tình trạng nơi thì tập trung quá nhiều lao động, gây ra tình trạng thiếu việc làm, hạ thấp tiền lương trong khi nơi khác lại không có nguồn lực lao động để phát triển cần phân bố lại lực lượng lao động có trình độ và tay nghề cao trên địa bàn mà chủ yếu là tăng cường cán bộ cho phát triển kinh tế ngoại thành đang là một yêu cầu đặt ra cho Hà Nội.

Giải pháp tốt nhất nhằm giảm lực lượng lao động di chuyển vào khu vực nội thành là tập trung phát triển kinh tế khu vực ngoại thành tạo ra sự phát triển cân đối giữa hai khu vực. Đồng thời có sự phối hợp tốt với các tỉnh lân cận trong giải quyết việc làm chung và sự phát triển kinh tế đồng bộ trong chỉnh thể cơ cấu ngành nghề chung của cả nước. Các địa phương cần xây dựng cơ cấu kinh tế của mình trên cơ sở thế mạnh riêng, tránh tình trạng tập trung tất cả các ngành, lĩnh vực vào một địa phương, khu vực.


Bên cạnh đó cần có chính sách ưu tiên cho các nhà khoa học, các chuyên gia và những người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kỹ năng, tay nghề cao chuyển đến làm việc ở các khu công nghiệp tập trung, các khu chế xuất hoặc các trung tâm nghiên cứu mới ở xa Thủ đô. Đặc biệt chú ý các ưu đãi về nhà cửa, lương, phụ cấp cùng các điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần khác.

Cải thiện môi trường và điều kiện lao động

Chú trọng công tác đảm bảo an toàn và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. Có các biện pháp xử lý tiếng ồn, xử lý khói bụi và chất thải nguy hại, tạo môi trường làm việc trong lành. Thực hiện nghiêm túc công tác bảo hộ theo tính chất lao động, đặc biệt đối với lao động trong điều kiện độc hại, nguy hiểm.

Nhiều doanh nghiệp hiện nay thiếu quan tâm thực hiện việc bảo hộ lao động, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể do chủ quan. Cần phải ý thức được rằng chi tiêu cho việc phòng ngừa các tai nạn nhỏ hơn rất nhiều so với chi phí phải trả khi các tai nạn xảy ra. Để đảm bảo an toàn cho người lao động, đồng thời tiết kiệm chi tiêu, cần phân tích một cách khoa học các tác hại có thể xảy ra đối với từng loại công việc và khả năng, cường độ gây tai nạn cho từng bộ phận của cơ thể để từ đó đầu tư vào những thiết bị thích hợp, tránh việc mua sắm thiết bị bảo hộ đắt tiền nhưng hiệu quả thấp.

Cần nâng cao ý thức thực hiện các quy chế làm việc đối với người lao động bằng việc thường xuyên theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở và cả bằng chế độ thưởng phạt.

3.2.2.2 Giải pháp phát triển cầu lao động

Lực lượng lao động trong khu vực quốc doanh hiện nay đang có xu hướng giảm, khu vực ngoài quốc doanh tăng dần tỷ trọng. Trong những năm tới lao động trong khu vực quốc doanh sẽ giữ vai trò nòng cốt, làm việc trong các ngành và lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân còn khu vực ngoài quốc doanh sẽ là khu vực thu hút lao động chủ yếu, là trọng điểm trong vấn đề giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Để điều chỉnh cơ cấu lao động


theo hướng trên cần có những chính sách thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng các loại hình liên doanh, liên kết với nước ngoài nhằm xuất khẩu lao động tại chỗ.

Ngoài cách tiếp cận và đưa ra giải pháp theo khu vực kinh tế (quốc doanh và ngoài quốc doanh) chúng ta còn có thể tiếp cận và đưa ra giải pháp phát triển cầu lao động dựa theo các cơ cấu ngành của Hà Nội. Dựa vào cơ cấu kinh tế ngành, có thể chia cầu về lao động ra làm 3 nhóm: cầu lao động trong lĩnh vực công nghiệp, cầu lao động trong lĩnh vực dịch vụ, cầu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Để tăng cầu về lao động trong ngành công nghiệp, Nhà nước cần tạo ra một hành lang pháp lý theo xu hướng ―mở‖ hơn nữa, xây dựng mới các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, đặc biệt tập trung phát triển 4 ngành mũi nhọn:

- Công nghiệp cơ, kim khí và điện (bao gồm cơ khí chế tạo máy, lắp ráp ô tô, xe máy, kỹ thuật điện, sản xuất sản phẩm bằng kim loại): ngành công nghiệp này đang và sẽ giữ vị trí hàng đầu trong nền công nghiệp của cả nước, thu hút nhiều lao động.

- Công nghiệp dệt - da - may: thị trường của ngành công nghiệp này cũng rất rộng, thu hút nhiều lao động, hơn nữa đây là ngành công nghiệp có đặc điểm thâm dụng lao động và không yêu cầu trình độ chuyên môn chuyên sâu của người lao động nên chỉ cần phát triển trong một thời gian ngắn sẽ thu hút một số lượng không nhỏ lao động, đặc biệt ngành công nghiệp này có thế mạnh trong công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ.

- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: đã và đang chiếm vị trí quan trọng trong ngành công nghiệp Thủ đô. Ngành công nghiệp này có lợi thế là thu hút được nguồn nguyên liệu phong phú về nông sản và lương thực ở các tỉnh lân cận, thu hút nhiều lao động, thị trường tiêu thụ rộng lớn;

- Nhóm ngành công nghiệp điện tử: mặc dù hiện nay các cơ sở lắp ráp và sản xuất sản phẩm điện tử ở Hà Nội qui mô còn nhỏ, chủ yếu lắp ráp (chứ chưa sản xuất) các linh kiện điện tử, chưa đáp ứng được cầu thị trường điện tử trong nước ngày càng cao, tuy nhiên để tạo điều kiện để phát triển, nội địa


hóa, trang bị công nghệ cho các ngành khác của nền kinh tế quốc dân, góp phần tạo ra nhiều chỗ làm việc mới, cần phải thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển.

Phát triển nông nghiệp cũng là một giải pháp để tăng cầu lao động. Năm 1995 ngành nông nghiệp đóng góp 782 tỷ đồng trong GDP của thành phố chiếm 5,4%, đến năm 2006 tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP của Hà Nội giảm xuống còn khoảng 1,5%, nhưng giá trị sản lượng tăng lên là 1.355 tỷ đồng. Sắp tới, khi Hà Nội mở rộng, chắc chắn tỷ trọng của nông nghiệp sẽ tăng lên nông nghiệp trở thành một lĩnh vực có khả năng giải quyết lao động không nhỏ. Do vậy, cần chuyển đổi kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng nhanh năng suất lao động, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn quan trọng, tăng giá trị sản xuất trên 1 hécta đất canh tác. Chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp từ trồng trọt sang chăn nuôi. Mở rộng các vùng chuyên canh như vùng cây ăn quả, vùng rau sạch, vùng cá. Đầu tư phát triển các loại nông sản hàng hoá có chất lượng cao và giá trị cao hướng tới nền nông nghiệp sinh thái. Hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại một cách hợp lý, tăng cường hoạt động có hiệu quả quỹ hỗ trợ nông dân, giúp nông dân vay vốn để phát triển cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Phục hồi, phát triển các làng nghề truyền thống nhằm thu hút lao động nhàn rỗi mùa vụ trong nông nghiệp. Chuyển đổi dần một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành dịch vụ và công nghiệp theo phương châm ―ly nông bất ly hương‖ bằng cách phát triển công nghiệp

chế biến tại địa phương cùng các ngành công nghiệp và dịch vụ khác.

Để tăng nhu cầu về lao động trong lĩnh vực dịch vụ, những năm tới, Hà Nội cần tập trung chuyển dịch cơ cầu lĩnh vực dịch vụ theo hướng phát triển ưu tiên thương mại, du lịch, dịch vụ cảng, tài chính, ngânh hàng, chuyển giao công nghệ cụ thể:

- Cần xây dựng các trung tâm thương mại tầm cỡ vùng, quốc gia, quốc tế ở Hà Nội, hình thành các trung tâm triển lãm kết hợp hội chợ ở Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/10/2023