Khi người tiêu dùng bị thiệt hại họ có thể nhờ tổ chức xã hội tham gia khởi kiện hoặc tổ chức xã hội có thể tự mình khởi kiện để bảo vệ quyền lợi ích cho NTD nói chung. Về nguyên tắc khi bị thiệt hại NTD cần được bồi thường để bù đắp về tổn thất mà họ phải chịu. Tuy nhiên theo tinh thần tại mục bốn về giải quyết tranh chấp tại Tòa án của luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định cụ thề ở Đ46 như sau: "tiền bồi thường thiệt hại do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng một khi khởi kiện vì lợi ích công cộng sẽ được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án".
Trên thực tế thì tiền bồi thường thiệt hại này sẽ do Tòa án quyết định, cụ thể là trao cho tổ chức xã hội, và NTD là người bị thiệt hại chính nhưng cuối cùng cũng không được gì và số tiền bồi thường thiệt hại đó do Toà án trao cho tổ chức xã hội. Về nguyên tắc ai bị thiệt hại thì phải được bồi thường, tuy nhiên thực tiễn hiện nay người thiệt hại là người tiêu dùng khi thông qua tổ chức xã hội hoặc nhờ các tổ chức xã hội khởi kiện, nếu có thắng kiện, có tiền bồi thường thiệt hại nhưng NTD cũng không được gì. Điều này chưa thực sự phù hợp, chính điều này cũng là 1 trong những điều làm cho NTD không quan tâm đến việc khởi kiện, thậm chí vì lợi ích chung để khởi kiện cũng chẳn được gì, và đồng thời tốn thời gian, công sức, đôi khi thua kiện còn phải bị đóng án phí.
3.3. Đánh giá chung pháp luật và tình hình thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án.
3.3.1. Kết quả đạt được
GQTC tiêu dùng là một trong những vấn đề quan trọng để dàn xếp những tranh chấp liên quan đến tiêu dùng đặc biệt trong công tác bảo vệ NTD. Các quốc gia trên thế giới đã thấy được tầm quan trọng trong vấn đề giải quyết tranh chấp và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, họ đã ban hành luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ở Việt Nam, khi kinh tế ngày một phát triển, nền kinh tế Việt Nam xuất thân từ nền kinh tế tự do nhiều thành phần, dần chuyển sang nền kinh tế thị trường. Đánh giá được tầm quan trọng của các vấn đề liên quan đến tiêu dùng, cũng như sự phát triển kinh tế. Pháp luật GQTC và bảo vệ NTD đã được hình
thành từ lâu. Đầu tiên khởi xướng cho việc bảo vệ và GQTC tiêu dùng là Pháp lệnh UBTVQH vào 27/4/1999, các văn bản pháp luật khác có liên quan và LBVQLNTD 2010 đã ra đời với mục đích và ý nghĩa bảo vệ quyền lợi NTD, GQTC cho đối tượng đặc biệt ở vị thế yếu luôn có nguy cơ bị các đối tượng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm. Bên cạnh những thành công trên, BLTTDS 2015 đã bổ sung vấn đề liên quan đến việc khởi kiện thay tại Điều 187 BLTTDS 2015. Quy định này là một trong những quy định tiến bộ, khắc phục được trường hợp chủ thể không thể kiện thay Vd: trong vụ kiện Vedan xả thải ra sông Thị Vải gây ô nhiểm môi trường. Lúc bấy giờ quy chế kiện thay, một tổ chức đứng ra kiện thay không có được quy định...hoặc yếu tố lỗi trong nghĩa vụ chứng minh đước BLTTDS 2015 bỏ đi, phù hợp với LBVQLNTD 2010... Ngoài các vấn đề đã đạt được nêu trên, pháp luật về GQTC tiêu dùng với ý nghĩa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NTD đã có những bước thành công đáng kể tạo ra những hàng rào bảo vệ và quy định trách nhiệm của thương nhân, tập trung GQTC tiêu dùng, nêu lên trách nhiệm quản lý của nhà nước và trách nhiệm của toàn xã hội chung tay bảo vệ NTD. LBVQLNTD làm trung tâm để giải quyết các tranh chấp, bên cạnh đó các văn bản pháp luật khác có vai trò hỗ trợ, đặc biệt BLTTDS 2015 đã kết hợp và hỗ tương được với LBVQLNTD 2010 tạo ra những xích nối quan trọng, kết hợp với nhau trong việc bảo vệ NTD nói chung và thông qua cơ chế GQTC tiêu dùng nói riêng. Phương thức GQTC tiêu dùng bằng Tòa án cũng dần được cải thiện theo năm tháng, NTD cũng đã tiếp cận với Tòa án để GQTC ngày một nhiều hơn so với trước đây ví dụ: vụ kiện ra Toà THP về chai nước có dị vật, vụ kiện tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát SG về bia có mùi hôi...Tòa án cũng đã giải quyết nhiều vụ án liên quan đến NTD. NTD ngày một tin tưởng hơn về phương thức GQTC tại Tòa án. Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đạt được, phương thức giải quyết bằng Tòa án vẫn còn một số hạn chế nhất định dẫn đến kết quả của việc GQTC chưa như mong đợi từ phía NTD.
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Có thể bạn quan tâm!
- Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 14
- Thực Tiễn Thực Hiện Pháp Luật Giải Quyết Tranh Chấp Giữa Người Tiêu Dùng Với Thương Nhân Bằng Toà Án Ở Việt Nam Hiện Nay.
- Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 16
- Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Và Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Giữa Người Tiêu Dùng Với Thương Nhân Bằng
- Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Pháp Luật Giải Quyết Tranh Chấp Tiêu Dùng Bằng Toà Án
- Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 20
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
Liên quan đến đối tượng giải quyết tranh chấp là người tiêu dùng: một số trường hợp Tòa án áp dụng máy móc trong GQTC không cho đối tượng sử dụng dịch vụ là người tiêu dùng. Ví dụ người thuê khách sạn, người đi thuê trang thiết bị. Nguyên nhân Tòa án không xem họ là người tiêu dùng vì thiếu kinh nghiệm trong xét xử, hiểu sai về quy định của pháp luật, không tìm hiểu kỹ về định nghĩa dẫn đến tình trạng áp dụng không đúng pháp luật.
- Đối với đối tượng là người tiêu dùng có nhiều quan điểm khác nhau, hiểu theo một cách khác nhau, đôi khi gây ra mau thuẫn từ chính định nghĩa. Nguyên nhân hạn chế xuất phát từ quy định chưa phù hợp.Ví dụ người mua chưa chắc là người sử dụng hoặc người sử dụng chưa chắc là người mua hoặc chuyển tư cách của người mua sang cho người khác.
- Hạn chế về mục đích sử dụng đối với hộ gia đình khi hộ gia đình mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ có thiệt hại thì có được xem là người tiêu dùng hay không, Nếu xảy ra tranh chấp đối với hộ gia đình ai sẽ là người đứng ra khởi kiện…Nguyên nhân của sự hạn chế này là do thiếu quy định pháp luật
- Đối với giải quyết tranh chấp bằng tòa án, liên quan đến quy định về hàng hóa dịch vụ, quy định về khởi kiện tập thể, quy định liên quan đến hàng hóa ảo, Tòa án rất khó phân định và giải quyết vì chưa có quy định pháp luật
- Giải quyết tranh chấp bằng tòa án liên quan đến quy định về thủ tục rút gọn. Đối với luật chuyên ngành LBVQLNTD 2010 và BLTTDS 2015 vẫn còn một số hạn chế chưa thể khắc phục. Nguyên nhân là do luật chuyên ngành quy định khác so với BLTTDS 2015.
Tóm lại: bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn những mặt hạn chế trong pháp luật nói chung và trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án nói riêng. Những mặt hạn chế này đều có nguyên nhân xuất phát từ: việc vi phạm pháp luật, thiếu quy định của pháp luật, cách hiểu sai về pháp luật, áp dụng pháp luật không phù hợp, hoặc mâu thuẫn trong pháp luật phát sinh...
Kết luận chương 3
Nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về GQTC giữa NTD với thương nhân bằng toà án ở Việt Nam hiện nay. Đối với NTD, đối tượng cần được bảo vệ với tư cách NTD khi tham gia GQTC bằng Toà án; tư cách NTD sẽ mất đi khi chuyển việc sử dụng hàng hoá và dịch vụ cho đối tượng “gia đình và tổ chức". Nêu lên một số mục đích quan trọng trong nội dung: mục đích quan trọng khác của người mua và sử dụng hàng hoá, chưa được pháp luật công nhận với tư cách là NTD khi tham gia GQTC tại Toà án ví dụ: tiêu dùng có bao hàm sản xuất; mục đích sinh hoạt hay tiêu dùng của NTD chưa rỏ ràng, làm cho việc giải quyết tranh chấp tại Toà án; mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình thông qua hình thức hộ gia đình còn phức tạp. Đối với vấn đề hàng hoá thì thiếu quy định về hàng hoá tiêu dùng mà người mua mua với tư cách là NTD; về hàng hoá ảo, Tòa án không thể giải quyết được khi có đơn khởi kiện đối với vụ kiện liên quan đến tài sản là hàng hoá ảo, so sánh đối chiếu với pháp luật của một số quốc gia khác quy định về hàng hoá ảo. Ngoài vấn đề trên, liên quan đến tố tụng: thực trạng pháp luật tố tụng dân sự về giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng Toà án bao gồm các vấn đề: thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp bằng Toà án, trong thủ tục này vẫn còn hạn chế nhất định; điều kiện để được áp dụng theo thủ tục rút gọn trong lĩnh vực tiêu dùng được quy định tại LBVQLNTD 2010 chưa hợp lý; thời hạn chuẩn bị xét xử đối với thủ tục rút gọn ra sao. Thủ tục khởi kiện tập thể: là hình thức khởi kiện mang tính hiện đại, hình thức này có thể giúp cho Tòa án giảm đi gánh nặng, nhưng hiện chưa quy định. Thủ tục GQTC về ODR. thủ tục hoà giải tại Toà án. Về yếu tố "lỗi" trong nghĩa vụ chứng minh vẫn còn chưa đồng bộ với nhau. Cuối cùng nêu lên vấn đề thực tiễn pháp luật GQTC giữa NTD với thương nhân bằng Toà án ở Việt Nam hiện nay, về nguyên đơn, án phí, BTTH. Đánh giá chung pháp luật và tình hình thực hiện pháp luật về GQTC giữa NTD với thương nhân bằng Toà án, kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế do nhiều nguyên nhân khác như kinh nghiệm, kỷ năng xét xử, kiến thức chuyên môn sâu trong từng lĩnh vực cũng chưa tốt...
Chương 4:
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỚI THƯƠNG NHÂN BẰNG TOÀ ÁN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
4.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng Toà án
Nhu cầu hoàn thiện pháp luật xuất phát từ tồn tại, thực trạng đã phân tích của pháp luật hiện nay, cùng với thời gian, nguyên nhân, lỗ hổng. Qua nhiều năm áp dụng LBVQLNTD 2010 và BLTTDS 2015, các mặt ưu điểm đã được thể hiện, đánh dấu sự thành công của pháp luật, đồng thời mặt hạn chế cũng đã phát sinh. Một số quy định chưa thực sự phù hợp đối với cuộc sống, kể cả đối với việc áp dụng pháp luật trong vấn đề bảo vệ NTD, và vấn đề giải quyết tranh chấp. Điều này gây khó khăn, cản trở cho việc bảo vệ NTD, và cho công tác xét xử. Ngoài ra việc thiếu quy định cũng là một trong những hạn chế cần phải khắc phục để pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn. Tính cần thiết hoàn thiện pháp luật là điều cần thiết hiện nay để khắc phục tình trạng trên. Lý do khác cần phải hoàn thiện pháp luật vì xã hội ngày nay, việc xâm phạm NTD ngày một tinh vi hơn, táo bạo hơn. Pháp luật phải đối mặt với những thách thức mới phát sinh trong nền kinh tế thị trường. Việc bảo vệ NTD và giải quyết tranh chấp cho NTD cần phải thông qua công cụ pháp luật phù hợp. Không thể để cho NTD một mình phải chống chọi với bao nhiêu sự xâm hại, vì thế cần phải có công cụ pháp luật phù hợp, cần hoàn thiện pháp luật để pháp luật trở nên phù hợp và nghiêm minh. NTD cũng không có kỹ năng, không được huấn luyện như các thương nhân, việc chung tay góp sức của toàn xã hội để bảo vệ NTD là điều cần thiết. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật để trở thành công cụ hữu hiệu góp phần bảo vệ cho NTD và có khả năng giải quyết hầu hết các tranh chấp là điều thật sự cần thiết. Việc quản lý kém hiệu qủa của một số cơ quan cũng đã làm NTD phải đối mặt với nguy cơ cao sống trong một môi trường không an toàn. NTD hiện nay phải đối mặt nhiều nguy cơ xâm hại không thể tưởng tượng hết.
Ví dụ: hàng hóa tràn lan không thể kiểm soát, việc xâm phạm quyền lợi NTD xảy ra nhiều, về mức độ vi phạm cũng gia tăng kịch tính, càng lúc càng táo bạo, càng nghiêm trọng hơn. Hiện nay có rất nhiều việc xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, cũng như quyền lợi NTD cụ thể: dầu ăn vớt dưới cống, thịt chuột làm nhân bánh bao, nước tương có 3MCPD và những chất quá mức độ cho phép khi xuất qua Nhật Bản, và Nhật bản từ chối nhưng Việt Nam lại cho phép NTD Việt Nam ăn, vì tiêu chuẩn Việt Nam không cao bằng tiêu chuẩn Nhật Bản, có thể người Việt Nam có sức đề kháng tốt do thiên nhiên ban tặng, nên độ độc hại vẫn có thể tự loại bỏ trong cơ thể người Việt Nam. Ngoài ra, đối với thịt heo thì lỡ mồm long móng, heo tai xanh, bò bệnh than, gà bị cúm, cá chảy mủ, cá biển cướp hàn the và phân urê, bún có chất huỳnh quang, đường ăn thì có chất tạo ngọt, đậu hũ không bằng đậu nành nhưng được làm từ bột hóa chất và thạch cao, chà bông bằng giấy carton, bánh phở ướp phọcmon, bột bánh mì bị mọt ăn, nước mắm không từ cá mà từ hóa chất tạo thành, cơm bao no có chất tăng trọng lượng, rượu làm từ thuốc rầy, cà phê nhỏ giọt nước có chất tạo mùi, gạo giả...Đối với mặt hàng trái cây khi đem ra xuất khẩu ở nước Mỹ, Nhật, Thái Lan rất tiêu chuẩn, còn ở nước Việt Nam những độc tố vượt quá giới hạn cho phép. Thanh long sử dụng kích thích thuốc hóa học, bưởi ủ thuốc trên từng trái, cam quýt thì bị chích thuốc kháng sinh trực tiếp vào thân cây, sầu riêng nhúng thuốc cho mau chín và thơm ngon, mít cũng nhúng thuốc cho vàng, và kể cả các thực phẩm có tiềm năng ung thư cao như: thực phẩm Frankenstein. Đối với trang thiết bị điện tử gây nổ, xe thì gãy cổ, đồ chơi trẻ em độc chất gây vô sinh hoặc nhiễm kim loại nặng…vì thế nhu cầu hoàn thiện pháp luật lúc này là điều then chốt không thể thiếu từ các nguyên nhân phân tích trên. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật xuất phát từ thực trạng, và tồn tại của pháp luật mà thành. Vì thế cần thiết phải hoàn thiện pháp luật.
Ngoài ra, một số vấn đề chưa được pháp luật quy định, sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp hiện nay ví dụ: tình trạng hiện nay pháp luật thiếu quy định về hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ tiêu dùng. Nếu không quy định sẽ làm cho việc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp không thể thực thi và NTD bị thiệt hại
nhiều hơn. Ngoài ra định nghĩa về NTD hoặc các tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ chưa mang tính tổng quát hết các vấn đề thực tế hiện nay vậy sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp, đồng thời NTD sẽ phải gánh chịu phần bất lợi về mình. Điều cần thiết là phải bổ sung những qui định mới mà các sự vật và hiện tượng trong đời sống xã hội hiện đại phát sinh, đồng thời những tồn tại lỗi thời không phù hợp, gây mâu thuẫn thì cần hoàn thiện lại.
- Vấn đề đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về hiệu quả giải quyết tranh chấp, nhìn chung việc giải quyết tranh chấp bằng tòa án hiệu quả chưa được như mong đợi, vì thế người tiêu dùng còn e dè, vì thế cần phải hoàn thiện pháp luật.
- Thứ nhất, trong việc giải quyết, cần hoàn thiện một số luật còn thiếu tạo ra lỗ hổng dẫn đến việc giải quyết tranh chấp còn hạn chế. Các nguyên nhân xuất phát từ những thực trạng trên của các quy định liên quan đến quy định giải quyết tranh chấp.
- Thứ hai, phát sinh những vướng mắc và những thực tiễn giữa người tiêu dùng đi khởi kiện tại Tòa án: đặt ra những vấn đề về nhu cầu cần phải nâng cao hiệu quả giải quyết tại Tòa án cũng như việc tạo điều kiện cho người tiêu dùng tự bảo vệ mình thông qua con đường Tòa án.
- Thứ ba, những vấn đề được đặt ra trong quá trình phát triển từ vấn đề liên quan đến việc bảo vệ quyền con ngừơi cho đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các nhu cầu lành mạnh hóa các quan hệ kinh doanh trong xã hội, các vấn đề về phát triển kinh tế thị trường trong giai đoạn hiện nay, các vấn đề liên quan về hội nhập kinh tế toàn cầu, cho đến các vấn đề bảo đảm về tính pháp quyền liên quan đến nhà nước và pháp quyền vì thế các vấn đề này được đặt ra nhu cầu cần thiết phải hoàn thiện pháp luật. Mục đích là nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp thông qua con đường Tòa án.
4.2. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án.
Từ khi LBVNTD 2010 ra đời thay thế cho pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD số 13/1999/ PL-UBTVQH10 đã hơn 10 năm từ năm 2010 đến 2022 trong việc thực
thi trách nhiệm của mình vì lợi ích chung của NTD. Trong quá trình thực hiện, các ưu điểm, nhược điểm đã dần bộc lộ và việc giải quyết tranh chấp giữa NTD với thương nhân bằng Toà án vẫn còn một số hạn chế nhất định cần hoàn thiện để đáp ứng với xu thế xã hội hiện đại thời 4.0. Bảo vệ quyền và lợi ích của NTD là trách nhiệm của toàn dân bao gồm cả nhà nước. Hoàn thiện PLBVNTD nói chung và việc giải quyết tranh chấp bằng Toà án nói riêng là điều cần thiết, cũng là trách nhiệm chung toàn dân, vì bảo vệ quyền lợi NTD không phải chỉ bảo vệ cho một cá nhân riêng biệt, mà bảo vệ cho toàn thể con người. Việc bảo vệ quyền lợi NTD thông qua việc giải quyết tranh chấp giữ vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao pháp luật lên tầng cao mới, duy trì được sự tổn định trong việc tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ an toàn, và đồng thời thực hiện tính công bằng của pháp luật và duy trì công bằng trong xã hội.
Hiện nay có rất nhiều văn bản pháp luật ra đời tạo thành một lá chắn nhằm bảo vệ NTD cụ thể như: Hiến pháp 2013 chương II quy định về quyền con người mà quyền lợi của người tiêu dùng không thể tách ra khỏi quyền con người, Luật Chất lượng sản phẩm 2007, Luật Cạnh tranh 2018 có hiệu lực 1/7/2019, Luật An toàn thực phẩm 2010, BLTTDS 2015 và LBVNTD 2010 làm trọng tâm của việc bảo vệ NTD, cùng với các nghị định hướng dẫn với mục đích chính bảo vệ quyền lợi ích chính đáng cho người tiêu dùng, và giải quyết các mâu thuẫn xảy ra. Trong lĩnh vực tiêu dùng, nếu xảy ra các tranh chấp ngoài việc áp dụng LBVNTD 2010 còn phải áp dụng BLTTDS 2015 khi yêu cầu Toà án có thẩm quyền xét xử. Tuy nhiên hai nguồn lực trên có thể chưa bao quát hết mọi vấn đề và trong thời gian dài áp dụng có những điều cố hủ, bất cập phát sinh do nhu cầu của xã hội ngày càng cao, hành vi xâm phạm ngày một tinh vi hơn, nhiều thủ đoạn phát sinh. Pháp luật cũng khó có thể xử lý hết, việc thiếu quy định, các quy định chồng chéo, việc thực thi kém hiệu qủa cũng không thể đáp ứng đầy đủ do nhiều vấn đề bất cập phát sinh. Các biện pháp chế tài chưa đủ sức mạnh để răn đe dẫn đến việc bảo vệ NTD không thể phát huy hết vai trò, và việc GQTC giữa NTD với cá nhân tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không mang lại kết quả như mong đợi. Quyền của NTD vẫn tiếp