Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 14


áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, phát sinh thêm đường sự có yêu tố nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài thì phải quay lại với phương thức giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng dân sự thông thường.

- Đối với vụ án đơn giản giải quyết theo LBVQLNTD 2010. Đây là luật chuyên ngành vì thế khi áp dụng chỉ cần hội đủ các yếu tố sau: yếu tố thứ nhất, cá nhân hoặc tổ chức là NTD khởi kiện. Yếu tố thứ hai, vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng. Yếu tố thứ ba, giá trị giao dịch dưới 100 triệu. Khi đủ các yếu tố do luật chuyên ngành quy định thì sẽ được áp dụng theo thủ tục đơn giản, và đồng thời không có đặt ra vấn đề quay về với phương thức giải quyết dân sự thông thường một khi đã đáp ứng đủ các điều kiện mà LBVQLNTD 2010 quy định. Chính vì thế, thủ tục đơn giản theo LBVQLNTD 2010 khó hoà hợp khi kết hợp với thủ tục rút gọn theo thủ tục tố tụng dân sự.

Thứ hai, điều kiện để được áp dụng theo thủ tục rút gọn trong lĩnh vực tiêu dùng được quy định tại LBVQLNTD 2010 Điều 41 k2 điểm a

Một là, thủ tục rút gọn tuân theo quy định trong BLTTDS, và BLTTDS truyền thống sẽ được phép áp dụng đối với việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực tiêu dùng. Việc quy định như vậy để làm giảm bớt gánh nặng cho Tòa án, và việc quy định như thế hoàn toàn hợp lý, vì không nhất thiết phải có luật tố tụng riêng cho từng lĩnh vực luật khác nhau.

Hai là, để giải quyết tranh chấp theo thủ tục rút gọn, ngoài việc áp dụng BLTTDS, còn phải tuân theo thêm một số điều kiện nhất định mà LBVQLNTD 2010 quy định. Sở dĩ điều kiện này phát sinh là do pháp luật muốn tạo ra sự ưu tiên dành cho NTD để họ có thể tiếp cận công lý, một cách thuận tiện hơn, đơn giản và không mang tính rắc rối. Quy định này là một loại quy định bổ sung nhằm hỗ trợ tối đa cho NTD ở vị thế yếu. Tuy nhiên quy định tại Điều 41 k2 điểm a LBVQLNTD 2010 có phần chưa hợp lý. Quy định nêu ra: “cá nhân là người tiêu dùng khởi kiện; tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng”. Điểm chưa hợp lý ở đây là việc “trực tiếp” cung cấp hàng hóa. “Cũng cần lưu ý là người tiêu dùng có thể không có quan hệ trực tiếp với nhà cung cấp. Họ có thể được


người mua tặng, cho, cấp phát”. [26, tr.27]. Trong trường hợp pháp luật quy định như thế: cá nhân với tư cách là NTD sẽ không được phép khởi kiện và không được Tòa án giải quyết các tranh chấp theo thủ tục đơn giản, nếu cá nhân là NTD không có quan hệ “trực tiếp” với nhà cung cấp. Chỉ có tổ chức, cá nhân, có quan hệ “trực tiếp” cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho NTD thì họ mới là đối tượng bị khởi kiện. Còn nếu tổ chức, cá nhân “gián tiếp” cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho NTD, NTD không được phép khởi kiện và sẽ không được Tòa án giải quyết tranh chấp theo thủ tục đơn giản. Việc quy định như trên là chưa hợp lý. Ví dụ nhà cung cấp trực tiếp cung cấp hàng hóa cho NTD, NTD khi sử dụng mặt hàng đó, họ bị thiệt hại về sức khỏe, NTD có quyền khởi kiện nhà cung cấp, yêu cầu Tòa giải quyết theo thủ tục đơn giản. Thực tế cho thấy việc “trực tiếp” cung cấp cũng có thể gây thiệt hại cho NTD, còn gián tiếp nhờ một người khác trao đến tay NTD cũng vẫn có thể gây thiệt hại cho NTD. Mấu chốt không nằm ở tính “trực tiếp hay gián tiếp”, mấu chốt của vấn đề là có thiệt hại hay không có thiệt hại xảy ra trên thực tế, và có sự vi phạm về quyền và nghĩa vụ hay không. Thế nên việc quy định tổ chức cá nhân “trực tiếp” cung cấp... thật sự chưa phù hợp.

Thứ 3, thời hạn chuẩn bị xét xử đối với thủ tục rút gọn: trường hợp thông thường: thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định tại Điều 203 BLTTDS 2015. K1 Điều 203 BLTTDS 2015 quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử với các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn. Thời hạn này là thời hạn hoàn tất hồ sơ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử của thẩm phán Tòa án cấp sơ thẩm. Tùy từng vụ án khác nhau thì thời hạn cũng khác nhau, và có thể gia hạn nếu vụ án có tính chất phức tạp. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được quy định tại Điều 286 BLTTDS 2015. Thời hạn này cũng tùy từng trường hợp khác nhau thì thời hạn cũng khác nhau, tuy nhiên có thể kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ án có tính phức tạp. Tại K4 Đ286 BLTTDS 2015 thời hạn quy định tại Điều này không áp dụng đối với vụ án xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn. Việc quy định thời hạn chuẩn bị xét xử đối với trường hợp thông thường, BLTTDS 2015 quy định rất rõ từ thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, cho đến thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, và có điểm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

chung là các loại thời hạn ở đây loại trừ và không áp dụng đối với vụ án xét xử có liên quan đến thủ tục rút gọn. Vì thế, thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục rút gọn sẽ được quy định ở tại điều khác theo BLTTDS 2015.

So với thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục thông thường thì thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định như sau:

Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 14

- Đối với thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn được quy định tại Điều 323 BLTTDS 2015. Tuy nhiên thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn lại không được BLTTDS 2015 quy định, thay vào đó thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm lại được lồng ghép chung với một điều luật khác được quy định tại Điều 318 quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn.

K1 Đ318 BLTTDS 2015 Thời hạn không quá một tháng kể từ ngày thụ lý vụ án và mở phiên tòa xét xử trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định.

=> Có thể thấy việc quy định như thế chưa đồng bộ và nhất quán.

- Đối với "thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn" Điều 323 BLTTDS 2015 trong đó có nội hàm được quy định rất rỏ ràng.

Ví dụ: tại K1 Đ323 BLTTDS 2015 quy định về thời hạn kể từ ngày thụ lý vụ án. Tại K2 Đ323 quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải có những nội dung gì. Tuy nhiên thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn lại không đề cập theo trình tự trên mà lại đưa quy định K2 Đ318 "quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn" làm điều luật chính, và thay thế cho thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn.

Thứ 4, thủ tục khởi kiện tập thể: khởi kiện tập thể là hình thức khởi kiện mang tính hiện đại, hình thức này có thể giúp cho Tòa án giảm đi gánh nặng đáng kể, giảm được chi phí cho nhiều người khởi kiện, giảm về mặt thời gian vì không xét xử riêng theo từng vụ án. Tuy nhiên hiện nay BLTTDS 2015 từ Điều 1 đến Điều 517 không có bất kỳ quy định nào cụ thể về cách thức khởi kiện tập thể. Điều này là một lỗ hổng lớn trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Một khi xảy ra tranh chấp trong một vụ kiện lớn có cả chục, cả trăm, thậm chí cả ngàn người, họ đều vì lợi ích của cả tập thể lớn, nếu không có cơ chế khởi kiện tập thể được quy định rõ ràng,


mỗi người khởi kiện sẽ được giải quyết theo từng vụ án riêng biệt. Điều này sẽ làm cho Tòa án gánh nặng cực kỳ, và Tòa án có thể sẽ giải quyết các vụ án này trong rất nhiều năm mới có thể giải quyết xong.

Đối với PLBVNTD 2010 cũng không có quy định rỏ ràng, cụ thể về khởi kiện tập thể ra sao. Chỉ dựa vào các quy định thiên về tập thể là NTD có thể thông qua tổ chức kiện thay và đại diện cho nhiều người. Chính vì thiếu quy định, nên phần lớn đã làm cho việc giải quyết tranh chấp bảo vệ quyền lợi NTD không thể thực hiện một cách trọn vẹn, làm cho rất nhiều NTD cảm thấy mệt mỏi theo giỏi việc khởi kiện, làm cho nhiều NTD mòn mỏi vì thời gian kéo dài quá lâu, sự bất tiện khi phải kiện cùng một vụ án nhưng xét xử từng người một cũng trong một vụ án đó.

Hiện nay nếu nhân danh vì lợi ích tập thể để kiện tập thể trong lĩnh vực tiêu dùng là điều rất khó thực hiện vì pháp luật chưa có quy định, nên phải dựa vào một số quy định có hướng thiên về tập thể cụ thể như:

- Tòa án được phép giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thiên về hướng tập thể dựa theo BLTTDS 2015 và LBVQLNTD 2010.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đều có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình hoặc của người khác đựơc quy định tại Điều 4 K1 BLTTDS 2015.

- Cơ quan tổ chức, cá nhân có thể tự mình, hoặc thông qua người đại diện theo quy định của pháp luật để khởi kiện vụ án lên Tòa án nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đựơc quy định tại Điều 186 BLTTDS 2015.

- Tổ chức xã hội cũng có quyền khởi kiện để bảo vệ NTD và bảo vệ lợi ích công cộng theo BLTTDS 2015 Điều 187 k3 quy định về quyền khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác và lợi ích công, lợi ích nhà nước.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân vẫn có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đối với một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau trong cùng một vụ án đựơc quy định tại Điều 188 k1 BLTTDS 2015.


- Các cơ quan, các tổ chức, hoặc các cá nhân cũng vẫn có thể khởi kiện các đối tượng khác trong một quan hệ pháp luật hoặc nhiều các quan hệ pháp luật khác nhau có liên quan để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp trong cùng một vụ án đựơc quy định tại Điều 188 k 2 BLTTDS 2015.

- (Đ188 K3 BLTTDS 2015) cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định Điều 187 BLTTDS 2015 (trong đó có tổ chức xã hội tham gia vào bảo vệ quyền lợi NTD có thể đại diện cho NTD bảo vệ họ, cũng có thể tự mình kiện vì lợi ích công cộng theo quy định của PLBVQLNTD) có thể khởi kiện một hay nhiều cơ quan, nhiều tổ chức, nhiều cá nhân khác trong một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan trong cùng một vụ án đựơc quy định tại Điều 188 k 3 BLTTDS 2015.

- Đối với quy định về LBQLNTD 2010 cũng có đề cập đến việc khởi kiện có khuynh hướng thiên về tập thể như sau: cá nhân là NTD hoặc tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD có quyền khởi kiện lên Tòa án yêu cầu Tòa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NTD đựơc quy định tại Điều 41 K1 LBVQLNTD 2010.

- Kiện tập thể chỉ có một nguyên đơn duy nhất đại diện đứng ra kiện tập thể, nhân danh vì lợi ích của cả tập thể.

- Hiện nay việc khởi kiện tập thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ được NTD, nếu không có quy định khác thì có thể, mỗi một vụ việc tương tự trong cùng một vụ án, Tòa án sẽ giải quyết theo từng vụ án riêng biệt. Điều này sẽ làm gánh nặng cho Tòa án, tiền bạc, công sức, chất xám. Việc khởi kiện tập thể là góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ cộng đồng, bảo vệ lợi ích tập thể, mà bảo vệ được lợi ích của tập thể cũng chính là bảo vệ được lợi ích của mỗi NTD nói chung. Hiện nay có rất nhiều trường hợp rất cần thiết phải khởi kiện tập thể, nhân danh vì lợi ích tập thể. Nếu không có quy định cho phép khởi kiện tập thể thì các vụ án này có thể phải mất vài năm giải quyết liên tục và tích cực mới có thể hoàn tất. Sau đây là dẫn chứng một số ví dụ xảy ra hiện nay về vụ việc các nhà kinh doanh gây thiệt hại cho NTD. Ví dụ 1: vụ kiện Apple làm chậm iPhone 5, 6, 7 đời cũ do hãng Apple tạo ra [103]. Hãng Apple đã tự ý cập nhật một số phần mềm mới làm xung khắc đối với những chiếc điện thoại đời cũ. Điều này chính là điều liên quan đến việc khuyết tật


về mặt kĩ thuật, làm giảm đi tính năng cũng như hiệu suất của chiếc điện thoại...điều này đã làm cho rất nhiều NTD bị thiệt hại khi dùng điện thoại iPhone 5, 6, 7. Nó ảnh hưởng cả lợi ích của cả cộng đồng người sử dụng điện thoại iPhone. Nếu việc này không được đưa ra khởi kiện tập thể thì người tiêu dùng sẽ phải khởi kiện từng vụ kiện riêng biệt. Tuy nhiên số người tiêu dùng sử dụng iPhone 5, 6, 7 bị thiệt hại hiện nay không thể thống kê hết vì mỗi NTD cư ngụ ở nhiều nơi khác nhau. Hơn lúc nào hết, khởi kiện tập thể trong các trường hợp tương tự như trên là rất cần thiết để bảo vệ họ.

Ví dụ 2: Apple bị kiện tập thể vì cố tình bán iPhone 4, 4s và 5 có nút tắt mở nguồn bị hư, và không thể hoạt động đúng với chức năng phải có [170]. Phiên Tòa xét xử dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 25/10/2019 tại California. Apple đã cố ý bán ra những chiếc điện thoại có nút nguồn bị lỗi nhưng không thông báo cho NTD, NTD tại California yêu cầu Apple bồi thường chi phí sửa chữa. Rõ ràng tại nước ngoài việc khởi kiện tập thể trở nên bình thường như bao việc khởi kiện khác. Việc khởi kiện tập thể ở đây sẽ giúp được cho rất nhiều NTD bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình, và việc khởi kiện tập thể được pháp luật bảo hộ. Ví dụ 3: ở Việt Nam có rất nhiều việc xâm phạm đến lợi ích và quyền của NTD không thể kể hết, xâm phạm về tính mạng cũng như về sức khỏe. Điều này cần thiết phải có phương thức khởi kiện tập thể để bảo vệ NTD. Ví dụ: bánh phở được tung ra thị trường bị ướp phocmon- một chất dùng để ướp xác, cá biển hấp được tẩm toàn phân urê, cà phê nhỏ hóa chất làm thơm, rau câu thì tẩm hàn the, bánh ngọt sử dụng chất tạo ngọt, dầu ăn bỏ mối cho các nhà hàng được vớt lên từ miệng cống, bánh bao có nhân từ thịt chuột cống được bắt ở các bệnh viện, cơm bao no bỏ thuốc bột để tăng số lượng, đậu phụ từ bột hoá chất cùng với thạch cao, bánh bông lan bị nghi có chất gây nghiện của công ty Starbucks (sự việc đang diễn ra vào tháng 9/2019, hiện đang đấu tranh bảo vệ NTD), bún thì có chất Tinopal (huỳnh quang) làm cho sợi bún bóng đẹp và chất tẩy trắng Funfit kết hợp với hàn the, kem đủ vị vừa đủ loại hóa chất tương ứng tạo thành, và đặc biệt một số loại thực phẩm tìm ẩn vô cùng nguy hại mà khoa học chưa lường trước hết cụ thể: các thực phẩm Frankeinstein [65,


tr.103], hoặc một số đồ tiêu dùng trong gia đình khác chẳng hạn như: một số loại vàng từ Trung Quốc đem qua Việt Nam có những chất hóa học gây ung thư, vàng giả y như thật mà một số máy kiểm tra thông thường không có khả năng phát hiện... nếu không có cơ chế khởi kiện tập thể để bảo vệ cả cộng đồng bảo vệ NTD thì người tiêu dùng khắp nơi sẽ bị thiệt hại nặng nề. Còn nếu NTD thông minh tránh được những thứ trên, họ có thể vì cộng đồng vì lợi ích chung của tập thể kiện lên Tòa án thì họ sẽ kiện theo từng vụ việc riêng rẽ, việc này đôi khi phải mất hàng trăm năm để Toà án mới có thể xét xử hết.

Tóm lại việc khởi kiện tập thể rất quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam ở thời đại mới, tuy nhiên việc khởi kiện tập thể chưa được BTTDS 2015 và LBVQLNTD 2010 quy định một cách cụ thể. Đây cũng chính là một thiếu sót và là một lỗ hổng lớn trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Thứ 5, ở Việt Nam hiện chưa có quy định cụ đối với thủ tục giải quyết tranh chấp về ODR: hiện chỉ có một vài quy định đơn sơ liên quan đến luật giao dịch thương mại điện tử 2005, và một số NĐ quy định: việc giải quyết tranh chấp bằng thương mại điện tử sẽ không được phép nếu không có được sự đồng ý của khách hàng Điều 76 NĐ 52/2013/ NĐ-CP. Đối với việc hoà giải trực tuyến thì có NĐ 22//2017/ NĐ-CP. Đối với việc chế tài hành chính, phạt vi phạm hàng gian giả, hàng cấm thì có NĐ 124/2015 NĐ-CP. Thực tế cho thấy, hiện nay thủ đoạn cao siêu, kinh khủng khiếp, mang tính tinh vi, NTD luôn có nguy cơ bị xâm phạm rất cao, tuy nhiên chỉ có một vài quy định như trên thì khó mà giải quyết hết mọi vấn đề phức tạp. Việt Nam cần phải có quy định chuyên về ODR để bắt kịp với xu hướng thời đại mới đối với việc giải quyết tranh chấp trong tiêu dùng. Để làm được điều này cần có sự chung tay góp sức của toàn xã hội, và sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước. Khi giải quyết tranh chấp tiêu dùng, LBVQLNTD 2010 tại Điều 30 khoản 1 quy định về việc giải quyết chỉ bao gồm có 4 phương thức được thông qua: thương lượng, hoà giải, trọng tài, và Toà án. Tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa có quy định về phương thức mới ODR trong vấn đề giải quyết tranh chấp tiêu dùng. Hiện nay các quốc gia phát triển, họ đã sử dụng phương thức này để hổ trợ và giải quyết các tranh


chấp từ các tranh chấp nhỏ cho đến các tranh chấp lớn. Họ xem phương thức này là một trong các công cụ đắc lực, có hiệu quả để giải quyết các tranh chấp nhanh, lẹ, ít tốn chi phí. Để đáp ứng thích nghi với xã hội hiện đại, và tham gia sân chơi chung trên toàn thế giới, phương thức ODR là phương thức mới, mang lại luồng gió mới trong việc giải quyết tranh chấp. Việc thiếu quy định về phương thức ODR này là một thiệt thòi đáng kể trong hệ thống pháp luật của xã hội hiện đại thời 4.0. Vì rất nhiều vấn đề hiện nay đều gia nhập quy trình tự động hoá, điện toán đám mây, thời đại công nghệ mới.

Thứ 6, về thủ tục hoà giải tại Toà án: HIện nay có rất nhiều "hoà giải" bao gồm: tự hoà giải, hoà giải cấp cơ sở (Luật Hoà giải ở cơ sở 2013), nếu NTD mua đất và có tranh chấp thì sẽ có "hoà giải tại UBND xã (Luật Đất đai 2013 Điều 202), Luật Hoà giải đối thoại tại Toà án 2020, hoà giải theo Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015.

GQTC tiêu dùng bằng Toà án thì việc hòa giải trong tố tụng: được thực hiện tại Tòa, một khi đơn kiện đã được Toà thụ lý. Khác với hòa giải ngoài tố tụng, hòa giải ngoài tố tụng là các bên có thể tự hòa giải với nhau

- Hòa giải trong tố tụng: Tòa sẽ tiến hành hòa giải, và trung tâm hòa giải do Toà lập ra, hòa giải tại Tòa án theo Điều 205 BLTTDS 2015. Như vậy có thể thấy hoà giải tại Tòa án là một trong những nội dung hoạt động tố tụng. Hòa giải trong tố tụng dân sự thuộc về trách nhiệm của Tòa án, Tòa án phải có trách nhiệm tiến hành hòa giải đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các bên thỏa thuận với nhau đối với việc GQTC theo luật định tại Điều 10 BLTTDS 2015.

Về nguyên tắc tiến hành hòa giải sẽ được Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau đối với việc giải quyết trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án. Tòa án khi thực hiện việc hòa giải, dựa theo các nguyên tắc: tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các bên, không cưỡng ép bắt buộc các bên phải thỏa thuận khi các bên không đồng ý theo tinh thần Điều 205 BLTTDS 2015. Hòa giải trong tố tụng: được thực hiện tại Tòa, khi thỏa thuận thành Toà án lập biên bản hòa giải thành, ra quyết định công nhận, quyết định này có giá trị pháp lý. Việc hòa giải có thể diễn ra bất kỳ giai đoạn nào khi xét xử ví dụ: trước, trong, sau khi xét xử,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022