Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 20


* Nâng cao trình độ nhận thức, trình độ chuyên môn

Cần nâng cao nhận thức, nâng cao về trình độ chuyên môn đối với những người áp dụng pháp luật, tổ chức tập huấn trao đổi kinh nghiệm từ thực tiễn xét xử của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới để đúc kết được và linh hoạt áp dụng tránh để cho tình trạng không hay diễn ra như hiện nay cụ thể: về địa vị tố tụng của nguyên đơn, tư cách của nguyên đơn là người khởi kiện, là người tiên phong lại trở thành nhân vật phụ trong vụ án dân sự với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, và phải áp dụng cơ chế xin cho, "xin Toà án cho tham gia với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan" trong khi mình chính là nguyên đơn được quyền khởi kiện hoặc thông qua bên thứ ba kiện thay được pháp luật quy định là bên có toàn quyền quyết định.


Kết luận chương 4

Qua nghiên cứu cách thực trạng pháp luật của Việt Nam đối với việc BVQLNTD nói chung và phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng nói riêng, tác giả nêu lên vấn đề hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án ở việt nam hiện nay trong đó bao gổm: nhu cầu hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng Toà án, quan điểm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án để việc GQTC được tốt hơn cụ thể: tạo điều kiện thuận lợi để Toà án phát huy, Tòa án cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, ứng dụng công nghệ, nghiên cứu, đề ra giải pháp thay thế, nâng cao năng lực thẩm phán, đưa ra thêm các chính sách khuyến khích cho NTD tự bảo vệ...Từ đó tác giả đưa ra đề nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án. Nêu giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng Toà án về: về lệ phí, án phí đối với việc giải quyết tranh chấp khi khởi kiện tập thể bằng phương thức Toà án, việc bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng đối với khởi kiện vì lợi ích tập thể,


việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án theo thủ tục rút gọn phải quy định phù hợp. Đối với việc nộp chứng cứ chứng minh theo thủ tục rút gọn cần đơn giản hoá việc nộp chúng cứ tại phiên Toà. Riêng với người tiêu dùng cần quy định đối tượng NTD đặc biệt; cần mở rộng mục đích sử dụng, cần có quy định đối với hàng hoá, và dịch vụ, khái niệm về dịch vụ tiêu dùng. Bên cạnh các vấn đề nêu trên, 1 vấn đề quan trọng khác là giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng Toà án, trong đó có giải pháp liên quan đến việc giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng, BTTH cần mang tính răng đe. Thành lập Toà chuyên trách để nâng cao hiệu quả, nâng cao trình độ nhận thức, trình độ chuyên môn của người thực hiện pháp luật.


KẾT LUẬN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.


Tổng kết toàn luận án, đối với tổng quan tình hình nghiên cứu trong đó bao gồm những công trình nghiên cứu về lý luận bảo vệ người tiêu dùng và liên quan đến các phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng. Bên cạnh đó còn có những công trình nghiên cứu về các phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng và giải quyết tranh chấp tiêu dùng chuyên sâu bẳng Toà án liên quan đến đề tài của luận án, cụ thể các phương thức giải quyết ngoài Toà án và Toà án. Nêu lên những vấn đề đã được nghiên cứu, những vấn đề chưa được nghiên cứu và quyết định nghiên cứu đề tài "giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án theo pháp luật Việt Nam hiện nay" và đề tài này không trùng lắp với các công trình khoa học nghiên cứu trước đó ở cấp độ tiến sĩ. Luận án đào sâu những vấn đề lý luận về tranh chấp và giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án, luận giải quan hệ tiêu dùng, đưa ra một số khái niệm về NTD và một số khái niệm về tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hoá dịch vụ ở một số quốc gia, so sánh đối chiếu với khái niệm NTD và tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hoá dịch vụ ở Việt Nam. Luận án đưa ra điểm đặc trưng của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, các phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng hiện nay cụ thể các phương thức ngoài Toà án và bằng Toà án. Bên cạnh đó, Tác giả đưa ra kinh nghiệm giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án của quốc gia khác và bài học rút ra cho Việt Nam. So sánh kinh nghiệm các quốc gia khác trong GQTC với GQTC tại Việtnam. Tiếp đến Luận án nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về GQTC giữa NTD với thương nhân bằng toà án ở Việt Nam hiện nay, nêu lên những hạn chế về NTD khi tham gia GQTC tại Toà án. Đề cập một số vấn đề khác về mục đích quan trọng khác của người mua và sử dụng hàng hoá, chưa được pháp luật công nhận với tư cách là NTD khi tham gia GQTC tại Toà án ví dụ: tiêu dùng có bao hàm sản xuất; mục đích sinh hoạt hay tiêu dùng của NTD chưa rỏ ràng, làm cho việc giải quyết tranh chấp tại Toà án; mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình thông qua hình thức hộ gia đình còn phức tạp.

Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 20


Đối với vấn đề hàng hoá thì thiếu quy định về hàng hoá tiêu dùng mà người mua mua với tư cách là NTD, về hàng hoá ảo...Trong tố tụng, nghiên cứu về thực trạng pháp luật tố tụng dân sự về giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng Toà án bao gồm các vấn đề: thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp bằng Toà án, trong thủ tục này vẫn còn hạn chế nhất định; điều kiện để được áp dụng theo thủ tục rút gọn trong lĩnh vực tiêu dùng được quy định tại LBVQLNTD 2010 chưa hợp lý; thời hạn chuẩn bị xét xử đối với thủ tục rút gọn ra sao. Thủ tục khởi kiện tập thể vấn đề thực tiễn pháp luật GQTC giữa NTD với thương nhân bằng Toà án ở Việt Nam hiện nay, về nguyên đơn, án phí, BTTH. Đánh giá chung pháp luật và tình hình thực hiện pháp luật về GQTC giữa NTD với thương nhân bằng Toà án, kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế do nhiều nguyên nhân khác. Đặc biệt thông qua phần thực trạng pháp luật của Việt Nam đối với việc BVQLNTD nói chung và phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng nói riêng, Luận án đề ra một số ý kiến hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án ở việt nam hiện nay trong đó bao gổm: nhu cầu hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng Toà án, quan điểm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án để việc GQTC được tốt hơn cụ thể: tạo điều kiện thuận lợi để Toà án phát huy, Tòa án cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, ứng dụng công nghệ, nghiên cứu, đề ra giải pháp thay thế, nâng cao năng lực thẩm phán, song song đó đưa giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng Toà án về: về lệ phí, án phí đối với việc giải quyết tranh chấp khi khởi kiện tập thể bằng phương thức Toà án, việc bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng đối với khởi kiện vì lợi ích tập thể, việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án theo thủ tục rút gọn, chứng cứ chứng minh theo thủ tục rút gọn cần đơn giản hoá. Việc quan trọng tiếp theo là cần nghiên cứu mở rộng mục đích sử dụng, cần có quy định đối với hàng hoá, và dịch vụ, khái niệm về dịch vụ tiêu dùng. Bên cạnh các vấn đề nêu trên, 1 vấn đề quan trọng khác là giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng


Toà án, nâng cao việc tăng thêm tiền BTTH để hạn chế việc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của NTD, Luận án đề ra tầm quan trọng của việc cần phải nâng cao trình độ nhận thức, trình độ chuyên môn của ngườii thực thi pháp luật và cà NTD, đồng thời cần thành lập Toà chuyên trách để nâng cao tính chuyên nghiệp trong xét xử nói chung và trong giải quyết tranh chấp giữa NTD bằng Toà án nói riêng. Việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật với mục đích mong muốn việc giải quyết tranh chấp cho NTD trở nên ổn thỏa để bảo vệ được quyền lợi NTD ngày một tốt hơn, hi vọng lập được thế cân bằng trong mối quan hệ bất cân xứng giữa NTD với thương nhân. Xuất phát từ lý do trên, sau khi nghiên cứu tác giả đề xuất các giải pháp để hoàn thiện pháp luật để pháp luật ngày càng tốt đẹp hơn, tạo ra được tính công bằng, văn minh xã hội .|.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ


1. Phạm Công Thiên Đỉnh (2021), "Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp tiêu dùng", Tạp chí Công Thương (số 9 - tháng 4/2021), tr.21 - 25.


2. Phạm Công Thiên Đỉnh (2021), "Vai trò của tổ chức xã hội bảo vệ người tiêu dùng trong việc giải quyết tranh chấp tiêu dùng", Tạp chí Công Thương (số 15 - tháng 6/2021), tr.27 - 31.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


* Các văn bản pháp luật

1. Công Văn 01/2017/GĐ - TANDTC ngày 07/04/2017 giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ

2. Quốc Hội (2013), Hiến Pháp 2013 (Đ104 K3 Luật Hiến Pháp 2013)

3. Quốc Hội (2015), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

4. Quốc Hội (2018), Luật canh tranh

5. Quốc Hội (2005), Bộ Luật Dân sự Việt Nam

6. Quốc Hội (2015), Bộ Luật Dân sự Việt Nam

7. Quốc Hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự

8. Quốc Hội (2015), Bộ luật tố tụng dân sự

9. Quốc Hội (2010), Luật Ngân hàng

10. Quốc Hội (2005), Luật Thương mại

11. Quốc Hội (2010), Luật Trọng tài thương mại

12. Quốc Hội (2020), Luật Doanh nghiệp

13. Quốc Hội (2010), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

14. Quốc Hội (2008), Luật thuế tiêu thụ đặc biệt

15. Quốc Hội (2007), Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2007.

16. Quy tắc giải quyết các tranh chấp đầu tư quốc tế ICSID.

17. Nghị Định 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 quy định về hoạt động Thương mại độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

18. Nghị Định 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 chương 3, Điều 7-16 quy định về kiểm soát hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung

19. Nghị định số 52/ 2013/ NĐ-CP ngày 16/5/2013 tại K3 Điều 76 về giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử


20. Nghị Định 108/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 chương 1, Điều 2 k1 điểm b về đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.

21. Nghị định số 124/NĐ-CP ngày 19/11/2015 phạt về hành chính vi phạm buôn bán hàng gian, hàng giả, hàng cấm

22. Nghị Định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 về hoà giải thương mại

23. Nghị Định 43/2017/ND-CP ngày 14/4/2017 nghị định về nhãn hàng hoá tại Điều 1 K2 điểm g

* Các luận án, luận văn, sách, bài viết tạp chí

24. Nguyễn Thị Quế Anh (2009), Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 25

25. Nguyễn Thị Vân Anh (2010), “Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” đăng trên tạp chí Luật học.

26. Nguyễn Thị Vân Anh, và Nguyễn Văn Cương (2012), Giáo Trình luật Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng, NXB Chính Trị Quốc Gia-Sự Thật, Hà Nội.

27. Nguyễn Thị Vân Anh (2012), Giáo Trình luật Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng, NXB Công An Nhân Dân, Hà Nội.

28. Vũ Thị Lan Anh (2014), "Giải quyết tranh chấp về quyền lợi người tiêu dùng tại Toà án Nhân Dân" tạp chí Dân Chủ và Pháp Luật định kỳ số 9 (270).

29. Lã Trường Anh (2016), Một Số Vấn Đề Pháp Lý Cơ Chế Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam Hiện Nay, tạp chí Nhân Lực Khoa Học Xã Hội, số 03 (34) 2016

Hà Công Anh và Lê Hằng Mỷ Hạnh (2017), Giải quyết tranh chấp trực tuyến, khả năng áp dụng ở Việt Nam, tạp chí Kinh Tế Đối Ngoại, 13/12/2017 số 93, tác giả Hà Công Anh và Lê Hằng Mỷ Hạnh

31. Nguyễn Thanh Bình (2009), "Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng Nhật Bản" trên VTR-Vietnam Trade Review, Thương Mại số18/2009

32. Bộ Thương Mại Cục Quản Lý Cạnh Tranh (2006), Sổ tay công tác bảo vệ người tiêu dùng, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí