Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Và Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Giữa Người Tiêu Dùng Với Thương Nhân Bằng


tục bị xâm phạm một cách nghiêm trọng họ phải gánh chịu những rủi ro, những điều bất cân xứng không đáng có.

Trên thực tế hiện nay có rất nhiều quy định liên quan đến bảo vệ và giải quyết tranh chấp cho NTD bằng Toà án, nhưng tính thực thi chưa cao. Thực tế trên đòi hỏi sự cần thiết, hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực tiêu dùng, bảo vệ được NTD và giải quyết tranh chấp tốt các loại tranh chấp trong tiêu dùng cũng có nghĩa giúp cho xã hội có một môi trường an toàn, lành mạnh, và kinh tế của xã hội sẽ phát triển. Yếu tố con người được sống trong một môi trường an toàn, an lành là điều quan trọng nhất trong việc thành bại của một quốc gia. Việc hoàn thiện PLBVQLNTD trở nên tốt hơn và khả dụng cần phải thực hiện theo một số định hướng tích cực sau:

1. Tạo điều kiện thuận lợi để Toà án phát huy hết vai trò của mình trong việc bảo vệ NTD bằng cách tạo ra thêm những hành lang pháp lý vững chắc trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Ở bất kỳ xã hội nào, bất kỳ thời đại nào, chế độ nào để bảo vệ các bên trong quan hệ pháp luật nói chung, pháp luật tiêu dùng nói riêng, pháp luật nhân đạo luôn ưu tiên bảo vệ người thế cô, ở vị thế yếu. Điểm đặc thù này sẽ phải đồng hành và thẩm thấu trong lĩnh vực tiêu dùng cụ thể như: các phương thức bảo vệ NTD và phương thức giải quyết tranh chấp giữa NTD với thương nhân bằng Toà án.

- Bổ sung và xây dựng các điều luật còn thiếu để đáp ứng kịp thời với xã hội hiện đại, việc tạo thêm những khung pháp lý hợp lý để hạn chế tối đa kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu là điều cần thiết.

- Việc thiếu các quy định pháp luật sẽ làm cho công tác xét xử của Toà án trở nên kém hiệu quả và việc giải quyết tranh chấp để bảo vệ NTD không thể phát huy tốt, vì tình trạng pháp luật bỏ ngỏ, đồng thời dẫn đến tình trạng Toà án không thể trở thành công cụ, cơ quan hỗ trợ và bảo vệ đắc lực cho NTD.

2. Tòa án cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, nghiêm minh giải quyết các tranh chấp đối với các tranh chấp trong tiêu dùng.


- Toà án cũng cố liên tục, tăng cường việc bảo vệ quyền lợi của toàn bộ NTD, không để NTD lẻ loi một mình chống chọi với bao nhiêu thứ bất cân xứng, bất công.

- Muốn bảo vệ tốt Toà án cần phát huy tính đoàn kết, kết hợp sức mạnh của nhiều NTD để tạo ra tiếng nói chung, có quyền lực. Đồng thời kết hợp sự chung tay tiếp sức của toàn dân, bao gồm các công chức, viên chức, tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nói chung và Toà án nói riêng theo tinh thần đoàn kết, tạo sức mạnh gắn kết chặt chẽ để loại bỏ tối đa sự xâm phạm đến NTD.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

3. Toà án ngoài việc vảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NTD thông qua phương thức giải quyết tranh chấp, phải đồng hành với việc trừng trị những hành vi vi phạm, sai trái của thương nhân. Đó là một trong những mục tiêu hàng đầu để đất nước vững mạnh. Phải kết hợp hai yếu tố này mới có thể duy trì được sự lớn mạnh của đất nước. Nếu Toà án chỉ có bảo vệ mà thiếu trừng trị thì kẻ yếu thế luôn bị bắt nạt, việc bảo vệ cũng sẽ không mang lại hiệu quả. Nếu hành vi sai trái mà không bị trừng trị đích đáng, kẻ yếu lại bị xâm phạm và một lần nữa rơi vào vòng luẩn quẩn không lối thoát.

4. Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, ứng dụng công nghệ, kết hợp với cách thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 18

- Toà án nên ứng dụng, nghiên cứu thêm phương thức ODR trong giải quyết tranh chấp, kết hợp với hệ thống Toà án.

- Tham gia vào các tổ chức nước ngoài, hợp tác với các quốc gia khác để xây dựng các phương thức mới, ứng dụng thực tiễn trong lĩnh vực tiêu dùng.

- Tham gia nghiên cứu, ứng dụng, học tập, xây dựng, bồi dưỡng, đương đầu, áp dụng các phương thức theo xu thế mới như phương thức giải quyết tranh chấp ODR thông qua công nghệ, kĩ thuật đáp ứng với xu hướng hiện đại thời 4.0.

5. Tiếp tục nghiên cứu, đề ra giải pháp thay thế đối với những quy định không phù hợp đối với Toà án, tránh tình trạng xét xử lại nhiều lần tại Toà án.

- Toà án thông qua quá trình giải quyết tranh chấp, đút kết kinh nghiệm, mạnh dạn thay thế, loại bỏ hẳn việc áp dụng những điều luật không phù hợp với


thực tế, đồng thời đồng bộ hóa giữa các ngành luật với nhau, nâng cao tinh thần trách nhiệm đề ra cách sửa chữa những điều luật còn mâu thuẫn để đồng bộ và nhất quán với điều luật, áp dụng phù hợp trong hệ thống pháp luật.

6. Nâng cao năng lực thẩm phán, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, đồng thời kiểm tra, giám sát, thanh tra hoạt động công tác xét xử.

7. Ngoài việc ưu tiên bảo vệ, và giải quyết tranh chấp cho NTD ở vị thế yếu cần phải đưa ra thêm các chính sách khuyến khích cho NTD tự bảo vệ.

- Tạo điều kiện, và phát huy cách thức làm thế nào người tiêu dùng tự bảo vệ mình bằng con đường Tòa án như là giúp đỡ bằng nhiều phương thức kết hợp, khuyến khích họ, cho đến việc tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa các vấn đề liên quan về tố tụng, đơn giản hoá vấn đề về tố tụng, cũng như việc chứng minh chứng cứ.

- Ngoài ra, chỉ ra phương hướng là NTD cũng cần có biện pháp để bảo vệ chính mình, chứ không phải việc gì cũng cần dựa vào các cơ quan Nhà nước.

- Giải quyết tranh chấp là hệ quả tất yếu xảy ra trong quan hệ tiêu dùng khi các mâu thuẫn không thể dàn xếp, vì thế cần nâng cao năng lực, kỹ năng phán xét của những người có thẩm quyền trong việc xét xử để giải quyết tranh chấp một cách hợp lý tránh việc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của NTD.

8. Toà án cần có tinh thần mạnh dạn hơn nữa, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng cộng đồng vì lợi ích chung của các bên.

- Đề cao, thực hiện theo tinh thần “tự do là ràng buộc, pháp luật là giải phóng” vì NTD cũng có quyền tự do, thương nhân cũng có quyền tự do, các bên đều có quyền tự do như nhau. Tuy nhiên một bên không thể coi bản thân mình có quyền tự do mà đem quyền tự do của mình xâm phạm quyền tự do của người khác. Cho nên ở đây, tự do mang ý nghĩa rằng buộc các bên, tự do của mình bị ràng buộc bởi các quyền tự do của người khác và ngược lại. Nếu một bên, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ với tư cách là một thương nhân, một cá nhân hay tổ chức không tôn trọng pháp luật và vi phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của NTD thì pháp luật nhân đạo sẽ là rào cản, là bức bình phong ưu tiên bảo vệ cho NTD ở vị thế yếu. Vào lúc này, Toà án thông qua công cụ pháp luật sẽ giải phóng cho NTD khỏi việc xâm


phạm xuất phát từ các thương nhân, đồng thời giải phóng cho NTD bằng cách giải quyết hợp lý các mâu thuẫn, các bất đồng giữa các bên với nhau trong quan hệ tiêu dùng.

- Bên cạnh đó, đặt NTD là đối tượng ưu tiên hàng đầu và đặc biệt cần sự bảo vệ chở che. Việc nâng cao ý thức các bên, ý thức tôn trọng cộng đồng, tôn trọng pháp luật là một trong những điều quan trọng góp phần làm PLBVQLNTD trở nên nghiêm minh, vững mạnh, đặc biệt PLBVQLNTD sẽ trở nên hoàn thiện hơn, và NTD có niềm tin tuyệt đối vào Toà án, xem Toà án chính là phương thức giải quyết tranh chấp có hiệu quả.

4.3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án

4.3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng Toà án

* Đối với vấn đề giải quyết tranh chấp bằng phương thức Toà án

Hiện nay, BLTTDS 2015 và LBVQLNTD 2010 không có quy định cụ thể về phương thức khởi kiện tập thể. Đây là một trong những lỗ hổng trong pháp luật mà đã nói đến khởi kiện tập thể thì không thể nói việc xâm phạm đối với một người là nhỏ lẻ, mà phải đặt nó ở góc nhìn tổng quan hơn, việc xâm phạm ở mức độ nghiêm trọng với quy mô lớn tổn hại đến cả cộng đồng, cả tập thể người. Việc tổn hại đến cả một cộng đồng thì không thể xem việc vi phạm là nhỏ. Vì pháp luật hiện nay chưa quy định thế nên để pháp luật có thể đáp ứng được với tình hình hiện tại của xã hội, cần phải có các quy định cụ thể về việc khởi kiện tập thể.

- Ở Việt Nam Tòa án hiện nay cũng chưa va chạm nhiều, ngại va chạm, đồng thời kỹ năng, kinh nghiệm xét xử tập thể gần như chưa đạt. Cụ thể việc xét xử tập thể từ vụ kiện iPhone tự ý nâng cấp chương trình làm thiệt hại cho nhiều NTD, cho cả tập thể NTD chưa từng có tiền lệ trước đây. Khi quy định việc khởi kiện tập thể cần phải đựa vào một số tiêu chí nhất định như sau:


Một là, nên có quy định riêng cho phép “kiện tập thể” trong pháp luật dân sự nói chung và LBVQLNTD nói riêng.

Hai là, việc khởi kiện hành vi vi phạm có phần tương đồng, cơ bản không có khác biệt nhiều.

Ba là, việc khởi kiện và xét xử theo cách thức thông thường mất rất nhiều thời gian nếu tách riêng từng vụ việc.

Bốn là, việc khởi kiện tập thể phải nhân danh vì lợi ích của tập thể. ngoài ra cần xem xét kết hợp với một số ý tưởng sau:

- BLTTDS cần phải mạnh dạn đưa và chấp nhận kiện tập thể để phù hợp với tình hình kinh tế trong nước, đồng thời phù hợp với xã hội hiện đại hiện nay.

- Cần quy định người thay mặt đứng ra thưa kiện sẽ làm người khởi kiện vì trên thực tế có rất nhiều việc khởi kiện tập thể và trên thế giới đã được nhiều quốc gia thừa nhận, thừa nhận một chủ thể nào đó có thể là cá nhân, có thể là một tổ chức đứng ra bảo vệ cho cả lợi ích tập thể.

- Tổ chức, hoặc cá nhân này sẽ thay mặt cho cả cộng đồng bị xâm phạm, cả cộng đồng có chung một số phận về pháp lý, kinh tế, tài sản bị một chủ thể khác xâm hại. Đồng thời giúp cho toàn thể NTD có tiếng nói chung vững mạnh, được tạo ra từ sức mạnh đoàn kết. Vì thế BLTTDS cần đưa khởi kiện tập thể vào. Khi quy định khởi kiện tập thể vào pháp luật cần có cơ chế thích hợp với tình hình phát triển xã hội hiện nay.

Đối với cơ chế khởi kiện tập thể liên quan đến tiêu dùng, có thể áp dụng mô hình chung như sau:

Một là, cho phép một người đại diện hoặc một số người đại diện, trong đó bao gồm cá nhân, tổ chức với tư cách nguyên đơn khởi kiện tập thể, thay mặt cho tập thể người tiêu dùng bị thiệt hại, bị xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp.

Hai là, về tư cách người đại diện thay mặt cho tập thể khởi kiện, với tư cách là nguyên đơn, không có quyền, nghĩa vụ mâu thuẫn, hoặc xung đột giữa các nguyên đơn.


Ba là, về đơn khởi kiện: tạo ra một mẫu đơn riêng đối với khởi kiện tập thể vì khởi kiện tập thông thường mang tính chất phức tạp, và có liên quan đến lợi ích cả tập thể.

Bốn là, về mẫu đơn cho phép người đại diện, hoặc một số người đại diện trong đơn cùng nhau thực hiện việc ký tên khởi kiện là đủ, không nhất thiết, thu thập chữ ký của từng NTD đồng ý khởi kiện. Nếu tìm từng người ký vào đơn khởi kiện sẽ rất khó thực thi trong thực tiễn.

Năm là, trong đơn khởi kiện ghi đầy đủ nội dung, thông tin cần thiết của người đại diện đối với việc khởi kiện tập thể.

Sáu là, gửi đơn khởi kiện tuân theo Điều 190 BLTTDS 2015 thông qua hình thức nộp đơn trực tiếp tại Toà án, hoặc nộp gián tiếp bằng đường bưu chính.

Bảy là, điều kiện về nghĩa vụ chứng minh tuân theo Điều 91 BLTTDS 2015, tuy nhiên nếu bị đơn thừa nhận tất cả về sự kiện do lỗi của phía bị đơn đã gây ra thiệt hại thì phía NTD (bên đại diện cho NTD) không cần phải cung cấp chứng cứ. Điều này làm giảm gánh năng cho phía NTD và cho cá nhân, tổ chức, các cơ quan khác có liên quan đến việc chứng minh chứng cứ, và nộp chứng cứ.

Tám là, giao nộp chứng cứ tuân theo Điều 96 BLTTDS 2015

Chín là, nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí, lệ phí tuân theo Điều 146 BLTTDS

2015


Mười là, bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm Điều 17 BLTTDS 2015

Mười một là, bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án Điều 19

BLTTDS 2015.

Đặc biệt, ngoài ra trong cơ chế khởi kiện tập thể, cho phép xử lý thủ tục mang tính linh hoạt hợp lý để áp dụng.

Tóm lại cần phải quy định về khởi kiện tập thể vì các lý do nêu trên, kiện tập thể giảm đi gánh nặng cho Toà án, giúp tiết kiệm được thời gian cũng như tiền bạc. Kiện tập thể giúp cho NTD có tiếng nói mạnh mẽ hơn vì nhân danh cả tập thể.


* Về lệ phí, án phí đối với việc giải quyết tranh chấp khi khởi kiện tập thể bằng phương thức Toà án

- Khi thụ lý giải quyết tranh chấp theo thủ tục khởi kiện tập thể, phía người tiêu dùng hoặc cơ quan, tổ chức xã hội đứng ra kiện thay cho người tiêu dùng đều được miễn tạm ứng án phí, lệ phí

- Khi việc giải quyết tranh chấp hoàn tất, nếu phía người tiêu dùng thua kiện cũng không phải đóng án phí. Lý do người tiêu dùng không cần phải đóng án phí vì các nguyên nhân sau:

Một là, NTD đa phần không có nhiều tiền

Hai là, nếu có bên khởi kiện thay người tiêu dùng hoặc đứng ra kiện để bảo vệ lợi ích của cả tập thể mà bản thân họ không bị xâm phạm về quyền, lợi ích. Họ chỉ đứng ra kiện thay vì bất bình, mà họ ra tay tương trợ cho người tiêu dùng. Nếu họ thua kiện mà bắt họ phải đóng án phí, điều này không hợp lý. Vì họ có thể không liên quan đến việc tranh chấp đó của tập thể NTD.

Ba là, về nguyên tắc ai thua kiện thì phải chịu đóng án phí, tuy nhiên nếu kiện tập thể, nhưng thua kiện thì cả tập thể đều phải có trách nhiệm đóng án phí. Điều này cũng không hợp lý trên thực tiễn, vì nếu phải thu tiền án phí của cả tập thể thì phải huy động từng người một có liên quan đến việc khởi kiện tập thể để thu tiền. Đối với tập thể có thể gồm hàng trăm, hàng ngàn ngừơi, thậm chí còn hơn như thế. Việc huy động cả tập thể để đóng án phí không thể thực hiện được vì số lượng người không thể liệt kê hết. Vì thế đối với việc khởi kiện tập thể dù thắng hay thua đều phải được miễn phí vì các nguyên nhân trên.

* Giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng Toà án có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng đối với khởi kiện vì lợi ích tập thể.

- Khi NTD muốn được bồi thường thiệt hại họ cần phải dựa theo rất nhiều căn cứ để có được sự bồi thường.

- Để được bồi thường thiệt hại theo tinh thần Đ584 BLDS 2015 cần các căn cứ sau:

Một là, có thiệt hại thực tế xảy ra


Hai là, thiệt hại xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật

Ba là, có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái luật với thiệt hại thực tế đó.

Khi NTD đáp ứng được các điều kiện trên thì có thể nhận được bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Vì căn cứ trên, khi NTD đáp ứng được các điều kiện trên, việc bồi thường thiệt hại về vật chất, hoặc tinh thần đều phải được trao cho NTD khi chính bản thân NTD bị thiệt hại. Ý nghĩa của việc bồi thường thiệt hại là khi sai trái thì sửa lại, bồi thường khắc phục hậu quả do việc sai trái của mình đã gây ra. Việc bồi thường có thể bồi thường theo các hình thức như sau:

- Có thể bồi thường thiệt hại về tinh thần ví dụ như: xin lỗi công khai NTD

- Có thể khắc phục những thiệt hại thực tế

- Có thể sử dụng tiền bồi thường thiệt hại để bồi thừơng cho NTD... điều này hoàn toàn hợp lý.

Tuy nhiên trên thực tế, nếu tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD khởi kiện tập thể thay cho NTD mà thắng kiện, thì số tiền được bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự trên sẽ phải thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án theo tinh thần Đ46 LBVQLNTD 2010. Thông thường số tiền bồi thường thiệt hại này sẽ được tòa án giao cho các tổ chức xã hội.

- Vậy có thể thấy, tiền bồi thường thiệt hại do tổ chức kiện thay ở đây không được trao đến tay NTD. Chính NTD, chính bản thân NTD bị thiệt hại lại không nhận được tiền bồi thường, trong khi tổ chức xã hội đứng ra kiện thay cho NTD không hề có thiệt hại trên thực tế, nhưng lại được Tòa án trao số tiền bồi thường thiệt hại. Điều này quá vô lý.

- Người tiêu dùng bản thân bị thiệt hại lại không có gì, không được nhận số tiền bồi thường

- Vấn đề trên là một trong những điều làm cho NTD không muốn khởi kiện, cũng không muốn tổ chức xã hội đứng ra khởi kiện thay cho họ, vì có kiện thay họ cũng chẳng được gì, và đồng thời tốn thời gian, tốn công sức. Khi NTD nhờ đến tổ chức xã hội, NTD sẽ tốn thời gian và công sức theo dõi vụ kiện...cuối cùng cũng chẳng được gì ngoài sự bực tức.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022