ngay cả đã có phán quyết. Mục tiêu mong muốn sự giải quyết tranh chấp, mang tính hiệu quả cao bằng con đường thỏa thuận [27, tr.190]. Hòa giải trong tố tụng: được thực hiện trước lúc ra phán quyết [27, tr.190]. Sau khi thỏa thuận thành, quyết định công nhận sẽ có hiệu lực pháp luật ngay khi được đưa ra, theo quy định BLTTDS 2015 Điều 213 K1.
- Hoà giả ngoài tố tụng do các bên tự hoà giải: phương thức hòa giải thiếu trách nhiệm pháp lý ràng buộc các bên bằng sự cưỡng chế nhà nước, thiếu mất giá trị pháp lý và sự bảo đảm thi hành [27, tr.188]. Tuy nhiên hiện nay BLTTDS 2015 đã có sự tiến bộ, quy định công nhận hoà giải thành ngoài Toà án theo tinh thần Đ416 BLTTDS 2015.
Hiện nay theo Luật Hoà giải, đối thoại tại Toà án 2020, Luật Hoà giải, đối thoại tại Toà án 2020 tại K2 Điều 2 quy định: “hòa giải tại Tòa án là hoạt động hòa giải do Hoà giải viên tiến hành trước khi Tòa án thụ lý vụ việc dân sự, nhằm hỗ trợ các bên tham gia hòa giải thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của luật này.” Tuy nhiên việc ra quyết định công nhận hoặc không công nhận sự thoả thuận của các đương sự trong biên bản có liên quan đến "hoà giải, đối thoại tại Toà án" chưa được phân định để phân biệt loại hoà giải nào là "hoà giải, đối thoại tại Toà án" và loại hoà giải nào là "hoà giải trong tố tụng" để đưa ra con số báo cáo tổng kết trong ngành Toà án. Hiện nay thì trong báo cáo công tác là báo cáo chung về hoà giải. Tương tự như "tranh chấp tiêu dùng và tranh chấp trong dân sự thông thường" cũng là lĩnh vực dân sự, không có sự phân định, vì thế rất khó phân định tranh chấp nào là tranh chấp tiêu dùng và tranh chấp nào là tranh chấp dân sự thông thường. Điều dể gây nhầm lẫn hiện nay giữa các loại hoà giải trong tố tụng và ngoài tố tụng. Có thể thấy, hoà giải trong tố tụng sẽ được quy định "trong tố tụng", còn lại sẽ là hoà giải ngoài tố tụng. Hoà giải ngoài tố tụng bao gồm hoà giải: "ngoài Toà án" và công nhận kết quả được quy định từ Đ 416 - 419 Chương XXXIII BLTTDS 2015; hoà giải "tại Toà án" theo Luật Hoà giải, đối thoại "tại Toà án 2020". Đối với hoà giải trong tố tụng phát sinh khi có tranh chấp và được Toà án GQTC. Trong khi hoà giải đối thoại tại Toà án khi đạt được kết quả, thì một trong các bên có quyền
yêu cầu Toà ra quyết định công nhận kết quả hoà giải thành, thì đây là yêu cầu dân sự và không có tính tranh chấp xảy ra.
* Đối với vấn đề liên quan đến việc chứng minh
Thứ nhất, về yếu tố "lỗi" trong nghĩa vụ chứng minh: nghĩa vụ chứng minh ngoài thành tựu nhất định vẫn còn có quy định chồng chéo chưa phù hợp và gây mâu thuẫn giữa các quy định của pháp luật. Việc chứng minh chứng cứ trong lĩnh vực tiêu dùng: LBVQLNTD 2010 tại Điều 42 K1: NTD có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh, LBVQLNTD 2010 đã giải phóng cho NTD không phải chứng minh “lỗi” của cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Khi đối chiếu với BLTTDS 2015 Đ91 K1 điểm a: khi NTD khởi kiện thì cũng không có nghĩa vụ phải chứng minh “lỗi” của cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Đây là quy định mang tính hợp lý của BLTTDS 2015 và LBVQLNTD 2010. Quy định NTD đựơc miễn chứng minh lỗi đã được pháp luật thừa nhận, không tạo ra mâu thuẫn như trước đây. Đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ muốn không phải chịu trách nhiệm thì phải tự chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của LBVQLNTD 2010, căn cứ pháp lý được quy định tại BLTTDS 2015 Đ91 k1 điểm a quy định về nghĩa vụ chứng minh chứng cứ, và LBVQLNTD 2010 Đ42 k1.
- Tương tự ở Đức, Đức là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển. Khi ban hành pháp luật liên quan đến nghĩa vụ chứng minh chứng cứ, họ cũng quy định về nghĩa vụ chứng minh chứng cứ, tuy nhiên đối với nghĩa vụ chứng minh "lỗi" thì "lỗi" là nghĩa vụ được đảo qua cho nhà kinh doanh theo nguyên tắc (Beweislastumkehr) [26, tr.31], lỗi cũng không thuộc trách nhiệm của NTD mà nghĩa vụ chứng minh về lỗi thuộc trách nhiệm của cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong tiêu dùng. Mặc dù yếu tố lỗi đã được PLBVQLNTD loại trừ hoàn toàn đối với NTD ở vị thế yếu, tuy nhiên yếu tố về lỗi vẫn tồn tại ở một giá trị nhất định trong vai trò làm căn cứ đánh giá về mức độ thiệt hại xảy ra.
Tóm lại khi NTD khởi kiện thì NTD cần có nghĩa vụ cung cấp các loại chứng cứ có liên quan để chứng minh khi khởi kiện trừ việc chứng minh về “lỗi”
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Pháp Luật Giải Quyết Tranh Chấp Giữa Người Tiêu Dùng Với Thương Nhân Bằng Toà Án Ở Việt Nam Hiện Nay
- Thực Trạng Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Về Giải Quyết Tranh Chấp Tiêu Dùng Bằng Toà Án
- Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 14
- Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 16
- Đánh Giá Chung Pháp Luật Và Tình Hình Thực Hiện Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Giữa Người Tiêu Dùng Với Thương Nhân Bằng Toà Án.
- Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Và Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Giữa Người Tiêu Dùng Với Thương Nhân Bằng
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
của cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Đây là một trong những thành tựu to lớn tiến bộ hiện nay mà PLBVQLNTD đã đạt được.
- Theo tinh thần LBVQLNTD: LBVQLNTD sẽ làm trung tâm giữ vị trí trọng tâm quy định những vấn đề đặc thù, và cơ bản nhất trong lĩnh vực tiêu dùng. Đối với những vấn đề khác có liên quan đến lĩnh vực tiêu dùng, nhưng LBVQLNTD lại không quy định cụ thể thì áp dụng các quy định pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đó, và sẽ được dẫn chiếu bởi những quy định theo luật chung đó. Đây là nguyên tắc chung áp dụng LBVQLNTD. Theo nguyên tắc này LBVQLNTD 2010 quy định chung bao quát đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Thực trạng hiện nay, có trường hợp luật khác đã quy định, nhưng lại có phần mâu thuẫn với LBVQLNTD 2010, mà bản thân LBVQLNTD 2010 chưa có quy định cụ thể riêng cho lĩnh vực chuyên môn đó, và điều này cũng làm cho pháp luật trở nên mâu thuẫn, chưa đồng bộ giữa các luật có liên quan với nhau. Về nguyên tắc: NTD không phải có nghĩa vụ chứng minh về lỗi của cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của BLTTDS 2015 và LBVQLNTD 2010.
Đối với khách hàng sử dụng "dịch vụ giám định hàng hóa" của thương nhân theo Luật Thương mại. Về nguyên tắc áp dụng theo tinh thần LTM 2005, sẽ áp dụng luật chuyên ngành trước, nếu luật chuyên ngành không qui định thì áp dụng LTM, nếu LTM không qui định lại áp dụng BLDS. LBVQLNTD 2010 ở đây được xem là luật chuyên ngành. Tuy nhiên pháp luật quy định lại có sự chồng chéo, và mâu thuẫn lẫn nhau giữa LBVQLNTD 2010 và Luật Thương mại 2005 khi thương nhân kinh doanh "dịch vụ giám định", khách hàng sử dụng dịch vụ giám định do thương nhân cung cấp. Ví dụ trong trường hợp: NTD mua một chiếc ô tô hay một nhẫn kim cương chị giá 2 triệu Đô la Mỹ, NTD nhờ đến thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định để giám định về chất lượng, giá trị, xuất xứ hàng hóa theo yêu cầu chính đáng của mình về nội dung giám định. Tuy nhiên nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định đưa ra kết quả sai do lỗi vô ý của thương nhân thì thương nhân phải trả tiền phạt nếu các bên có thỏa thuận phạt vi phạm, căn cứ pháp lý k1 Đ266 Luật Thương mại 2005. Trường hợp thương nhân đưa ra kết quả giám định
sai do lỗi cô ý thì phải bồi thường k2 Đ266 Luật Thương mại 2005. Để được xử phạt vi phạm và được bồi thường thiệt hại trong trường hợp thương nhân giám định sai. khách hàng nói chung và NTD nói riêng, NTD cũng có thể là khách hàng của thương nhân, vì thế về phía NTD hay còn gọi là "khách hàng" theo Luật Thương mại, phải có nghĩa vụ đưa chứng cứ chứng minh việc giám định của thương nhân bị sai trong quá trình giám định, đồng thời còn phải chứng minh “lỗi” của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định theo tinh thần Luật Thương mại 2005 tại k3 Đ266 "khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định sai và lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định" . Việc chứng minh "lỗi" của thương nhân theo Luật Thương mại sẽ làm mâu thuẫn giữa một số luật với nhau, trong khi tiêu chí NTD không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của cá nhân tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Đây cũng là vấn đề chưa phù hợp giữa các luật. Tuy nhiên yếu tố chứng minh "lỗi" của thương nhân trong Luật Thương mại lại gây mâu thuẫn với một số luật trong đó có LBVQLNTD 2010. Đây cũng là một trong các điểm chưa tương thích và chưa phù hợp giữa các luật với nhau.
Thứ 2, đối với chứng cứ trong nghĩa vụ chứng minh: theo BLTTDS 2015 Đ93 "chứng cứ là những gì có thật", tính có thật ở đây luôn được đặt lên hàng đầu và là điều quan trọng nhất. Tuy nhiên thực trạng cho thấy chứng cứ là những gì có thật theo qui định. Những gì có thật sẽ là chứng cứ, đồng thời những gì không có thật cũng có thể là chứng cứ, chứng cứ giả cũng có thể là chứng cứ. Cho nên việc quy định như thế chưa thật sự phù hợp, thiếu tính khách quan về tổng thể. Điều quan trọng đối với chứng cứ trên thực tế không phải là những gì có thật hay không thật mà là chứng cứ không có sự gian dối để tạo ra chứng cứ đó. Đồng thời cơ quan có thẩm quyền sẽ đứng ra phân định được chứng cứ đó là chứng cứ theo đúng nghĩa, và không có sự gian dối. Đây mới là vấn đề thực sự cần thiết để nhận định.
3.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án ở Việt Nam hiện nay.
3.2.1. Báo cáo công tác Toà án nhân dân về việc tổng kết xét xử
Trong thực tiễn pháp luật giải quyết tranh chấp, việc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp chính là công việc được thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước, các cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc xét xử bằng các quy định pháp luật, và áp dụng quy định pháp luật phù hợp vào từng trường hợp khác nhau để đi đến quyết định cuối cùng. Việc áp dụng pháp luật được thực hiện khi phát sinh các tranh chấp bất đồng mà các bên không thể giải quyết được với nhau, và các bên tham gia tranh chấp cần sự phân định, trợ giúp từ phía các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Theo báo cáo công tác Toà án, Toà án nhân dân tối cao có trách nhiệm “thực hiện việc tổng kết két xử” Đ104 K3 Luật Hiến Pháp 2013 [2].
Toà án Nhân dân tối cao giải quyết các tranh chấp, kết quả đạt được trong hai năm từ ngày 01/12/2017 đến 30/11/2018, các Tòa án giải quyết 499.013 vụ việc các loại trong tổng số 558.152 các vụ việc đã thụ lý đạt tỷ lệ 89,4%; các vụ việc còn lại vẫn còn trong thời hạn giải quyết. So sánh với năm 2017, số vụ việc mà Toà án đã thụ lý gia tăng đến 5.086 vụ (tỷ lệ gia tăng là 0,9%), và đồng thời Toà án cũng đã giải quyết được 57.634 vụ (tỷ lệ tăng 13%). tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sữa do lỗi của Tòa án là 1,16 % (tỷ lệ giảm 0,04% so với năm 2017). Đối với công tác giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động, các Tòa án nhân dân đã thụ lý 439.546 vụ việc, đồng thời Tòa án cũng đã giải quyết 386.923 vụ việc, đạt tỷ lệ 88,03%. Điều này đã đạt chỉ tiêu đề ra so với năm 2017, vì số vụ việc thụ lý đã tăng 4829 vụ, đã giải quyết tăng 48.912 vụ. Trong đó thủ tục sơ thẩm là 422.358 vụ, và đã giải quyết được 372154 vụ việc. Đối với phúc thẩm là 16234 vụ việc, đã giải quyết 14049. Theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 954 vụ việc, giải quyết được 720 vụ việc. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0,64%, giảm 0,09%, và đã tăng 0,1 % so với năm 2017 [178]. Nhìn chung có thể thấy, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sữa do lỗi của Tòa án đã được giảm dần
qua các năm như sau: (năm 2016 là 1,3%; năm 2017 là 1,2%, và năm 2018 là 1,14%) [176]. Điều này đáp ứng được yêu cầu của Quốc Hội đưa ra và chất lượng của công tác xét xử cũng được đáp ứng ngày càng tốt hơn.
Theo báo cáo công tác, Tòa án Nhân dân tối cao có trách nhiệm thực hiện việc tổng kết xét xử [177]. Trong những năm qua, nhiệm vụ công tác xét xử của Tòa án tiếp tục được triển khai và thực hiện rất có hiệu quả. Có thể thấy kết quả đạt được từ ngày 1/12/2018 đến ngày 30/11/2019, các Tòa án đã thụ lý 554269 vụ việc, Tòa án đã giải quyết thành công 494403 vụ việc, đạt tỷ lệ 89,2 %; bên cạnh đó số vụ việc còn lại đa phần còn trong thời hạn giải quyết theo luật định. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan là 1,13%. Điều này đáp ứng được yêu cầu do Quốc hội đề ra. Giải quyết từng loại vụ việc được ghi nhận như sau: riêng đối với công tác giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động, các Toà án nhân dân đã thụ lý 432666 vụ việc. Các Tòa đã giải quyết và xét xử 379441 vụ việc, đạt tỷ lệ 87,7 %, vượt 2,7% chỉ tiêu đề ra. Trong công tác xét xử, tòa án thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 415763 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 364546 vụ việc; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 16089 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 14182 và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 814 vụ việc, đã giải quyết, và xét xử 713 vụ việc. Trong đó quyết định bị hủy: 0,61%, giảm được 0,03% so với năm 2018 (do nguyên nhân chủ quan: 0,46%); bi sửa là 1,3%, tăng 0,1
% so với cùng kỳ của năm 2018 (do nguyên nhân chủ quan 0,6%). Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục sơ thẩm: 141850 vụ việc (tăng 1742 vụ việc so với cùng kỳ năm 2018) trong số đó tỷ lệ cao mà Tòa phải giải quyết các tranh chấp: tranh chấp về hợp đồng vay tài sản 39587 vụ...các vụ án kinh doanh thương mại 14517 vụ việc, đa phần là tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư tài chính, ngân hàng (4698 vụ), mua bán hàng hóa (3014 vụ)...[177, tr3,4]. Theo báo cáo, qua công tác giải quyết và xét xử các vụ việc dân sự cho thấy, các Tòa án đã làm tốt, đồng thời các tòa đã hướng dẫn các đương sự thực hiện đúng nghĩa vụ về cung cấp chứng cứ, tài liệu của vụ việc liên quan. Tòa án cũng đã chủ động xác minh cũng như việc thu thập chứng cứ trong những trường hợp cần thiết theo luật định, đồng thời phối hợp với các cơ quan
hữu quan nhằm giải quyết tốt vụ việc, hạn chế bớt việc tạm đình chỉ giải quyết vụ việc. Cho đến 30/11/2019 còn 55 vụ quá hạn do nguyên nhân chủ quan của Tòa án. Các Tòa cũng đã chủ động liên hệ với Viện Kiểm sát và liên hệ cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp để xem xét các bản án dân sự chưa thi hành để giải quyết và xử lý. Bên cạnh đó các công tác hòa giải vẫn tiếp tục được triển khai một cách có hiệu quả với mục đích đảm bảo giải quyết vụ án kịp thời, nhanh gọn góp phần cũng cố lòng tin của nhân dân. Toà án đã giải quyết các vụ việc dân sự đạt tỷ lệ cao, mức độ tin tưởng đối với GQTC bằng Toà án được cải thiện.
Bên cạnh các kết quả mà Tòa án đã đạt được, Tòa án cũng có một số nhược điểm như sau: Toà án chưa GQTC chấp triệt để, làm cho các vụ việc trở nên quá hạn, đồng thời có một số sai sót về số liệu. Việc giải quyết đối với đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm tại các Tòa án nhân dân cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện chưa đạt được chỉ tiêu mà toàn ngành đề ra. Tòa án phải thụ lý rất nhiều các loại án có xu hướng tính chất phức tạp nên còn chậm trễ. Một số cán bộ liên quan đến việc GQTC tại tòa án thiếu trách nhiệm, và kinh nghiệm chưa nhiều nên xảy ra việc GQTC kém hiệu quả. Thực tiễn cho thấy, nhìn chung đối với phương thức GQTC bằng Tòa án ít được lựa chọn hơn vì nhiều lý do tồn tại như sau: tốn thời gian, so với các phương thức khác, thủ tục phức tạp hơn, không khí quá nghiêm trang không thân mật, và đối với những vụ kiện không lớn, đơn giản thì phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án không thích hợp. Tuy nhiên trong những năm gần đây việc GQTC bằng Tòa án được lựa chọn tăng dần với nhiều lý do thích đáng như sau: về chất lượng của công tác xét xử ngày càng được cải thiện hơn. Về mức độ tin cậy được tăng lên. Tòa án là phương thức lâu đời, từ xưa đến nay, và quan trọng hơn đối với phương thức Toà án là cách thức giải quyết mang tính quyền lực Nhà nước, và có thể sử dụng bằng sức mạnh cưỡng chế. Đặc biệt Tòa án là phương thức giải quyết mang lại hiệu quả cao đối với những vụ kiện mang tính phức tạp, những vụ kiện có tài sản giá trị cao. Phương thức GQTC bằng Tòa án mang tính giá trị pháp lý, và cũng là phương thức lựa chọn cứu cánh sau cùng khi các phương thức GQTC khác (ngoài Toà án) không mang lại kết quả. Bên cạnh các ưu điểm vốn có của Tòa
án được nêu trên, Tòa án vẫn còn một số mặt tồn tại việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực xét xử các vụ án dân sự nói chung và trong lĩnh vực tiêu dùng nói riêng.
3.2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp bằng Tòa án
- Đối với thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp bằng Tòa án theo khuynh hướng khởi kiện tập thể
Pháp luật Việt Nam chưa có quy định dành riêng cho việc khởi kiện tập thể khiến cho việc áp dụng trở nên khó khăn vì không có quy chế khởi kiện tập thể. Việc khởi kiện tập thể hiện nay, cả hai nguồn lực chính là BLTTDS 2015 và LBVQLNTD 2010 chưa có quy định cụ thể nên dẫn đến tình trạng khó có thể áp dụng trong thực tế xét xử. Tuy nhiên nếu một vụ kiện NTD khởi kiện vì lợi ích chung của tập thể, của cộng đồng thì Toà án sẽ áp dụng pháp luật như sau:
Một là, giải quyết tranh chấp tại Tòa án, căn cứ pháp luật Điều 41 K1 LBVQLNTD 2010. Quy định người khởi kiện là NTD hoặc tổ chức xã hội hai chủ thế này có thể tham gia khởi kiện vì lợi ích chung của tập thể.
Hai là, Tòa án sẽ căn cứ pháp lý tại Điều 186 BLTTDS 2015 quy định về quyền khởi kiện vụ án: cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có quyền tự mình thực hiện hoặc thông qua người đại diện khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình.
Ba là, Tòa án căn cứ Điều 4 k1 BLTTDS 2015 về quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình hoặc của người khác.
Bốn là, NTD có quyền khởi kiện bảo vệ lợi ích người khác, lợi ích công theo Điều 187 k3 LBVQLNTD 2010.
Thực tiễn cho thấy, trong trường hợp, nếu thông qua một người đại diện để đỡ mất thời gian, công sức vì vụ kiện vì lợi ích tập thể thì những người khởi kiện có thể nhờ cơ quan, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD theo k3 Điều 187 BLTTDS 2015 quy định về quyền khởi kiện vụ án, tuy nhiên trong quá trình xét xử, Tòa cũng xét xử từng yêu cầu độc lập của từng NTD. Vì thế việc khởi kiện tập thể cũng không thể phát huy được vai trò.
Còn đối với NTD là người mua, sử dụng hàng hóa hay dịch vụ, nếu có số lượng lớn NTD tham gia chung vụ khởi kiện vì lợi ích tập thể và vì lợi ích cho bản