Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Pháp Luật Giải Quyết Tranh Chấp Tiêu Dùng Bằng Toà Án


Vì thế tóm lại, tiền bồi thường thiệt hại, bồi thường về tổn thất tinh thần như xin lỗi, hoặc việc khắc phục hậu quả cần phải được trao đến tay người tiêu dùng vì các nguyên nhân trên.

* Đối với phương thức giải quyết tranh chấp ODR.

Để bắt kịp đà phát triển trên thế giới theo thời đại 4.0, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm của các nước có cơ chế giải quyết tranh chấp ODR, đồng thời mạnh dạn quy định chi tiết đối với phương thức ODR. Sau đó áp dụng phương thức này vào đời sống.

- Phương thức này rất cần thiết để giải quyết các tranh chấp nói chung, và các tranh chấp trong lĩnh vực tiêu dùng nói riêng. Vì phương thức này có thể giúp giảm bớt chi phí, thời gian đáng kể cho các bên tham gia tranh chấp.

- Ngoài ra phương ODR không cần phải loại bỏ hoàn toàn các phương thức GQTC khác mà phương thức này có thể sử dụng kết hợp với các phương thức khác, đồng thời cũng có thể kết hợp với tố tụng của Tòa án, làm cho Tòa án bớt cồng kềnh, giảm bớt đi số lượng công việc cần thực hiện. Vì thế ngoài các phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống, pháp luật cần phải quy định thêm đối với phương thức giải quyết tranh chấp ODR để góp phần làm phong phú các phương thức giải quyết tranh chấp, và tận dụng những lợi ích mà ODR mang lại.

* Đối với giải quyết tranh chấp bằng Tòa án theo thủ tục rút gọn.

Theo tinh thần LBVQLNTD 2010, Điều 41 liên quan đến "vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng" nếu giải quyết theo thủ tục đơn giản, tại điểm a K2 Điều 41 LBVQLNTD 2010. Khi đối tượng bị khởi kiện là tổ chức, hoặc cá nhân, trong trường hợp cá nhân hoặc tổ chức này theo quy định phải "trực tiếp" cung cấp hàng hóa, hoặc dịch vụ đến tay NTD.

- Việc quy định đối với tổ chức, cá nhân phải "trực tiếp" cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho NTD là điều bất hợp lý.

- Việc trực tiếp hay gián tiếp không phải là điểm mấu chốt. Mấu chốt ở đây là có thiệt hại thực tế xảy ra hay không, có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra hay

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.


không, và đồng thời có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm với thiệt hại thực tế hiện có hay không.

Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 19

- Có thể thấy, suy cho cùng trực tiếp cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ có thể gây thiệt hại, gián tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cũng có thể gây thiệt hại cho NTD. Quy định như thế sẽ làm cho việc bảo vệ quyền lợi NTD, và việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án trở nên kém hiệu quả.

- Ngoài ra, có khả năng sẽ làm cho vị thế NTD trở nên suy yếu, và sẽ trở thành rào cản đối với NTD khi khởi kiện với tư cách NTD. Luật cần loại trừ tính trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Vì thế cần quy định như sau: cá nhân là NTD khởi kiện; tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho NTD bị khởi kiện là đầy đủ và hợp lý hơn.

* Đối với việc nộp chứng cứ chứng minh theo thủ tục rút gọn

- Đối với vụ án đơn giản giải quyết theo PLBVQLNTD tại một số quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, việc nộp chưng cứ rất đơn giản, chỉ cần cung cấp chứng cứ tại phiên Toà, tại thời điểm Toà bắt đầu xét xử, hoặc trong lúc đang xét xử, vẫn được Tòa án chấp nhận bình thường. Tuy nhiên ở Việt Nam không có cơ chế tự do đó, nhưng nếu nộp chứng cứ "tại phiên Toà sơ thẩm cũng như phúc thẩm" theo BLTTDS 2015 có quy định, cũng vẫn được tuy nhiên thì phải kèm theo nhiều điều kiện và chính các điều kiện này gây rắc rối và hạn chế việc tự do nộp chứng cứ. Vì thế, khi chứng minh chứng cứ đối với thủ tục rút gọn cần đơn giản hóa chứng cứ, đơn giản hoá việc nộp chứng cứ, vì việc đơn giản hóa chứng cứ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng tiếp cận được với Tòa án dễ hơn, từ đó việc yêu cầu giải quyết tranh chấp trở nên hay hơn, phù hợp hơn, và không mất thời gian nhiều khi nộp chứng cứ. NTD sẽ xem phương thức giải quyết tranh chấp bằng Toà án là một phương thức đáng chọn lựa, và đặt niềm tin vào phương thức giải quyết tranh chấp bằng Toà án, thủ tục liên quan đến chứng cứ khi giao nộp cũng đơn giản.

- Việc nộp chứng cứ: có thể làm đơn giản hóa chứng cứ trong quá trình nộp chứng cứ. Người tiêu dùng cũng có thể nộp chứng cứ tại phiên Tòa xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc tại thời điểm Tòa án đang xét xử, chỉ cần chứng cứ đó là chứng cứ


được thu thập hợp pháp, và đã được các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ xem xét, công nhận đó là chứng cứ hợp pháp. Khi thu thập được chứng cứ, NTD phải thu thập hợp pháp, không có sự gian dối.

- Trong trường hợp khác, NTD không cần phải nộp chứng cứ, nếu bên kia đã xác nhận sự việc đang tranh chấp là có thật. Toà án chỉ cần xét xử dựa trên sự thật do các bên xác nhận. Đơn giản hoá chứng cứ làm cho Toà án, và các cơ quan tiến hành xem xét chứng cứ không phải mất thời gian, không mệt mỏi đi tìm, và chỉ việc tập trung cho việc xét xử giải quyết tranh chấp.

* Đối với người tiêu dùng

Thứ nhất, “NTD đặc biệt” trong một số trường hợp đặc biệt. Pháp luật nên quy định thêm “NTD đặc biệt” trong một số trường hợp đối với một số đối tượng đặc biệt sử dụng hàng hóa, dịch vụ nhưng không thể nhận thức được đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ mà một người khác mua cho, tặng cho. Lúc này đối tượng sau cùng sử dụng hàng hóa, dịch vụ không phải là NTD mà NTD nên quy định là người mua sau cùng cho các đối tượng đặc biệt sử dụng.

Ví dụ một: NTD mua thực phẩm đóng gói, đồ hộp dành riêng cho chó, mèo lúc này không nên coi chó mèo là đối tượng sử dụng hàng hóa sau cùng chính là NTD. Vì chúng chỉ là thú vật không có nhận thức như con người, và chúng không phải là con người.

Ví dụ hai: người mua đồ cho một số đối tượng là người tâm thần sử dụng, người tâm thần không nhận thức hết được về hàng hóa, dịch vụ loại nào tốt loại nào xấu ra sao có nguy hại như thế nào nên họ không phải là NTD, NTD phải là người mua sau cùng số hàng hóa đó mặc dù không trực tiếp sử dụng.

Ví dụ ba: người mua quan tài cho người chết sử dụng thì người mua sau cùng họ nhận thức hàng hóa đó có khuyết tật, có nguy hại hay không nên họ sẽ là NTD và điều này sẽ hợp lý hơn.

- Vì thế trong các trường hợp trên cần quy định người mua sau cùng chính là NTD. NTD đặc biệt, họ mua hàng hoá, dịch vụ cho một số đối tượng đặc biệt mà số


đối tượng này không thể nhận thức hết hoặc không thể nhận thức về hàng hóa đó như những người bình thường khác.

Thứ hai, đối với NTD cần mở rộng mục đích sử dụng:

Theo định nghĩa K1 Đ3 LBVQLNTD 2010 quy định "người tiêu dùng ... sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt..." việc cho phép NTD sử dụng với mục đích tiêu dùng, mục đích sinh hoạt, ngoài 2 mục đích trên cần quy định mục đích tiêu dùng trong sản xuất.

- Trong tiêu dùng vẫn có vấn đề sản xuất xảy ra trong lúc tiêu dùng. Nghĩa của từ tiêu dùng là làm tiêu hao đi, làm mất đi, mòn đi trong quá trình sử dụng. NTD là người cuối cùng sử dụng dịch vụ hoặc một loại hàng hóa nào đó. Vậy “tiêu dùng cho sản xuất” cũng cần pháp luật quy định.

- Ví dụ: một người mua xăng, gas về nấu bánh chưng bán tết vì mục đích kinh doanh, nhưng riêng đối với việc tiêu thụ hết số xăng, gas đó thì họ phải là NTD của việc tiêu thụ đó. Vì suy cho cùng họ là người mua, kế đến họ cũng là người sử dụng làm tiêu hao hết số xăng và ga đó, cuối cùng họ chính là người sử dụng sau cùng của số xăng, ga đó. Nếu không may xảy ra thiệt hại khi sử dụng xăng, ga kém chất lượng do nhà sản xuất tạo ra, ai sẽ bồi thường thiệt hại cho họ, và ai bảo vệ quyền lợi cho họ. Tuy nhiên nếu họ khởi kiện, họ sẽ dùng tư cách nào để khởi kiện, và tư cách khởi kiện nào mang tính chất hợp lý. Việc quy định "tiêu dùng cho sản xuất" hay "tiêu dùng đối với quá trình sản xuất" là hoàn toàn phù hợp và có cơ sở.

* Đối với hàng hoá, và dịch vụ

Thứ nhất, LBVQLNTD cần định nghĩa, quy định về hàng hóa tiêu dùng trong đời sống hàng ngày (hàng hoá thật).

- Hàng hóa tiêu dùng đóng một vai trò rất quan trọng trong LBVQLNTD, và không thể thiếu. Khi quy định về hàng hóa tiêu dùng có thể dựa theo một trong các tiêu chí sau:

Một là, hàng hóa có thể bao gồm động sản và bất động sản, được pháp luật công nhận và được phép lưu thông trên thị trường.


Hai là, hàng hóa có thể dự trữ được, có thể nhìn thấy được bằng mắt.

Ba là, hàng hóa có thể trả lại được khi bị sự cố.

Bốn là, hàng hóa có thời hạn sử dụng hoặc sử dụng vĩnh viễn.

Năm là, hàng hóa có thể vận chuyển được, và chuyển quyền sở hữu cho người mua...

Thứ hai, khi giải quyết tranh chấp tiêu dùng có liên quan đến tài sản ảo, hàng hoá ảo.

Hiện nay pháp luật chưa quy định về "hàng hoá ảo", "tài sản ảo" và quyền sở hữu tài sản ảo, trong đó cụ thể bao gồm các loại hàng hóa ảo. Pháp luật cần công nhận và có quy định về loại hàng hóa ảo. Hàng hóa ảo cũng cần được đưa vào quy định pháp luật cụ thể để bảo vệ người mua và có thể giải quyết các tranh chấp cho người mua khi phát sinh mâu thuẫn. Người mua hàng hoá ảo, trao đổi tài sản ảo cần dựa vào một trong các tiêu chí sau:

Một là, họ dùng tiền thật để mua hàng hóa ảo VD: hàng ảo trong game.

Hai là, họ mua và sử dụng cho mục đích cá nhân để giải trí.

Ba là, người bán vì mục đích kinh doanh để có lợi nhuận, họ bán hàng ảo nhưng lại lấy tiền thật.

Bốn là, người muốn sở hữu hàng hóa ảo thì họ phải mua bằng tiền thật, hoặc tham gia vào chương trình game để có được hàng hoá ảo, họ đổi lấy bằng sức khỏe, thời gian, tâm trí để đầu tư vào một món hàng hóa ảo.

- Trong trường hợp, nếu không may xảy ra biến cố ai sẽ đứng ra bảo vệ cho họ, ai sẽ giải quyết tranh chấp. Suy cho cùng họ chính là NTD. Ở rất nhiều nước trên thế giới, người ta công nhận và bảo hộ cho NTD sử dụng hàng hóa ảo. Ở thời đại mới mọi thứ đều phát triển, những khái niệm mới ra đời, hàng hóa ảo cũng ra đời, nên pháp luật cũng cần quy định đối với loại tài sản ảo, bao gồm cả hàng hóa ảo. Việc công nhận vào quy định đối với loại tài sản, bao gồm hàng hóa ảo này là điều rất cần thiết hiện nay.

Thứ ba, hiện chưa có khái niệm về dịch vụ tiêu dùng.


Pháp luật cần phải quy định để dùng làm căn cứ bảo vệ và GQTC cho NTD. Đối với khái niệm về dịch vụ tiêu dùng nên tuân theo một số tiêu chí như sau:

Một là, dịch vụ tiêu dùng là dịch vụ liên quan đến loại công việc thông qua quá trình lao động mà tạo ra, có thể dùng sức lao động thể chất, trí tuệ, kỹ năng chuyên môn để thực hiện nhằm mục đích kiếm lợi từ việc thực hiện dịch vụ, và đồng thời nhận thù lao từ phía NTD khi hoàn thành xong công việc.

Hai là, về phía NTD, NTD là người sử dụng dịch vụ này cho mục đích tiêu dùng cho cá nhân, họ nhận được lợi ích do dịch vụ mang lại và trả chi phí cho người thực hiện cung ứng dịch vụ.

Ba là, việc thực hiện dịch vụ cho NTD có thể được thực hiện một hay nhiều công đoạn diễn ra trong quá trình thực hiện dịch vụ.

Ngoài ra về dịch vụ, nên dựa theo một số tiêu chí khác kèm theo như:

- Dịch vụ được xem là các hoạt động tạo ra sản phẩm vô hình, sản phẩm vô hình này không thể chạm được bằng tay, không thể thấy được bằng mắt.

- Khi đã thực hiện dịch vụ cho NTD xong là đã hoàn thành công việc của dịch vụ, tuy nhiên dịch vụ không thể trả lại được cho người thực hiện trong trường hợp NTD không hài lòng và muốn trả lại dịch vụ.

- Dịch vụ phải phù hợp đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp và không bị pháp luật cấm.

4.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng Toà án

* Liên quan đến việc giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.

- Cần phải tăng mức tiền bồi thường thiệt hại đối với thiệt hại thực tế. Hiện nay tiền bồi thường thiệt hại ở Việt Nam vẫn chưa có tính răn đe. Vì thế đối với vấn đề bồi thường thiệt hại cần phải tăng mức phạt. Điều này có nghĩa cần phải tăng mức bồi thường thiệt hại lên nhiều lần so với thiệt hại thực tế. Ví dụ: NTD bị thiệt hại thực tế là 2 triệu đồng, nhưng mức bồi thường có thể lên đến 10 triệu hoặc hơn. Nguyên nhân cần tăng mức phạt để răng de:


- Vì nếu không mang tính răn đe, các tổ chức, cá nhân, bao gồm cả thương nhân sẽ không sợ vì số tiền bồi thường cũng không là bao, nó quá nhỏ đối với họ.

- Nếu việc bồi thường mang tính răn đe, thì các cá nhân, tổ chức bao gồm cả thương nhân kinh doanh hàng hóa và dịch vụ sẽ phải cân nhắc, và không dám làm cho NTD bị thiệt hại, sẽ hạn chế được việc xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của NTD.

- Điều quan trọng là việc bồi thường thiệt hại cần phải có tính răn đe, nếu không có tính răn đe thì số tiền bồi thường thiệt hại sẽ không đủ mạnh để ngăn cản hành vi xâm phạm đến người tiêu dùng, đồng thời để ngăn ngừa những hành vi vi phạm, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của NTD trong tương lai.

- Ở nước ngoài khi NTD bị xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp, hoặc bị thiệt hại, nếu người tiêu dùng khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại thì số tiền bồi thường thiệt hại có thể phải trả cho NTD gấp đôi, thậm chí gấp ba, gấp bốn lần so với số tiền mà NTD bị thiệt hại trong thực tế.

Ví dụ: khi cá nhân, tổ chức kinh doanh những dịch vụ gây thiệt hại cho NTD thì có thể sẽ bị bồi thường số tiền cao hơn số tiền thực tế, cụ thể sự kiện tháng 3/2016, NTD đặt phòng khách sạn tại Dubai qua trang web AirBNB, nhưng trước giờ bay một tiếng đến Dubai để nhận phòng, NTD nhận được email từ trang web: không liên lạc được với khách sạn. Vì thế AirBNB đã bồi thường 150% số tiền đặt phòng [72, tr.75].

Vì các nguyên nhân trên, khi bồi thường thiệt hại cho NTD pháp luật cần quy định tăng mức tiền bồi thường lên nhiều lần, để ngăn chặn hành vi vi phạm hình thành trong tương lai.

* Thành lập Toà chuyên trách.

Để nâng cao hiệu quản thực thi pháp luật, giải quyết tốt hơn, chuyên sâu, chuyên nghiệp, có hiệu quả cao hơn về các tranh chấp trong lĩnh vực tiêu dùng với mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NTD và giải quyết các tranh chấp xảy ra giữa NTD với thương nhân bằng phương thức Toà án. Pháp luật cần phải thành lập riêng Toà án chuyên trách vì Toà chuyên trách sẽ giải quyết tranh chấp


tiêu dùng tốt hơn, và đồng thời tách riêng được các loại vụ kiện dân sự thông thường với các loại vụ kiện dân sự tiêu dùng.

Lý do cần phải thành lập Tòa chuyên trách liên quan đến lĩnh vực tiêu dùng bởi các nguyên nhân sau:

- Tòa chuyên trách sẽ thực hiện được việc chuyên môn hóa chuyên sâu đối với lĩnh vực tiêu dùng, đồng thời hạn chế được những nhựơc điểm mà Tòa án đã phải đối mặt với các loại án khác nhau, rộng lớn.

- Vì Tòa án phải giải quyết các loại vụ án khác nhau, nên việc giải quyết có thể trở nên thiếu tập trung chuyên sâu đối với một lĩnh vực và độ chính xác trong việc giải quyết sẽ trở nên hạn chế.

- Khi thành lập Tòa chuyên trách tiêu dùng, những thẩm phán, và những người tiến hành tố tụng khác sẽ tập trung chuyên môn nhiều hơn, việc giải quyết sẽ có hiệu quả, và cải thiện được việc giải quyết tranh chấp, và đồng thời bảo vệ các bên bị xâm phạm trong lĩnh vực tiêu dùng.

- Tòa chuyên trách có thể tạo điều kiện cho những người tiến hành tố tụng một môi trường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực tiêu dùng. Điều này giúp cho ngừơi tiến hành tố tụng giải quyết các tranh chấp mang tính chuẩn mực hơn, chuyên nghiệp hơn.

- Tòa chuyên trách liên quan tiêu dùng, một khi được thành lập có thể giải quyết được, và đáp ứng được nhu cầu biệt lập, chuyên biệt của người tiêu dùng khi có nhu cầu giải quyết tranh chấp bằng Tòa án.

- Thành lập Tòa chuyên trách tiêu dùng, sẽ quy tụ được các chuyên gia, liên quan đến lĩnh vực chuyên môn để thực hiện việc giải quyết hợp tình hợp lý.

- Khi thành lập Tòa chuyên trách tiêu dùng, sẽ giúp cải thiện được thời gian, công sức, cải thiện được quy trình, giải quyết được các vụ việc đòi hỏi có chuyên môn cụ thể.

- Việc thành lập Tòa chuyên trách sẽ làm giảm các công việc cho Tòa án nói chung, vì tòa chuyên trách ít việc hơn nhiều so với Tòa thông thường.

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí