Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỚI
THƯƠNG NHÂN BẰNG TOÀ ÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án ở Việt Nam hiện nay
3.1.1. Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp tiêu dùng
* Đối với người tiêu dùng
Thứ nhất, đối tượng cần được bảo vệ với tư cách NTD khi tham gia giải quyết tranh chấp bằng Toà án mà PLBVNTD vẫn chưa nêu rỏ
Theo tinh thần k1 Đ3 LBVQLNTD 2010 “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt cá nhân, gia đình, tổ chức”. Định nghĩa về NTD này ra đời, là một tư duy khác về người mua, sử dụng, hoặc mua và sử dụng hàng hóa và dịch vụ. Khi người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng thì họ sẽ trở thành NTD. Nếu trong quá trình giao dịch không may có tranh chấp xảy ra, ngừơi mua, sử dụng dịch vụ, hàng hóa muốn được hưởng quyền ưu tiên khi tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án trong các lĩnh vực liên quan đến tiêu dùng thì nhất thiết người đó phải là NTD. Để trở thành NTD thì người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ phải có mục đích sử dụng cho tiêu dùng hoặc sinh hoạt của cá nhân, của gia đình, tổ chức, và đồng thời họ phải sử dụng là người sử dụng sau cùng đối với hàng hóa, dịch vụ. Đây là định nghĩa mang tính nền tảng đối với NTD mà pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã hình thành, và phát triển trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Định nghĩa này là bước tiến bộ tiên phong trong pháp luật tiêu dùng nói chung và LBVQLNTD 2010 nói riêng. NTD sẽ là đối tượng được pháp luật ưu tiên bảo vệ, đặc biệt ưu tiên bảo vệ trong giải quyết tranh chấp bằng phương thức chính thống, cụ thể phương thức Toà án. Tòa án sẽ xem xét có hay không việc xuất hiện NTD trong các tranh chấp liên quan đến lĩnh vực tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải Quyết Tranh Chấp Tiêu Dùng Bằng Phương Thức Tòa Án
- Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 10
- Kinh Nghiệm Giải Quyết Tranh Chấp Giữa Người Tiêu Dùng Với Thương Nhân Bằng Toà Án Của Quốc Gia Khác Và Bài Học Rút Ra Cho Việt Nam.
- Thực Trạng Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Về Giải Quyết Tranh Chấp Tiêu Dùng Bằng Toà Án
- Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 14
- Thực Tiễn Thực Hiện Pháp Luật Giải Quyết Tranh Chấp Giữa Người Tiêu Dùng Với Thương Nhân Bằng Toà Án Ở Việt Nam Hiện Nay.
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều người sử dụng dịch vụ thuê nhà từ các chủ thuê. Các chủ thuê này có thể là các cá nhân, hoặc là tổ chức. Họ kinh doanh các dịch vụ cho thuê nhà cửa, phòng ốc vì mục tiêu lợi nhuận. Việc cho thuê nhà chính là hình thức kinh doanh bất động sản cần phải có đăng ký kinh doanh, và không thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh được quy định tại NĐ39/2007/NĐ- CP ngày 16/3/2007 [17] và Điều 3 k2 điểm b LBVQLNTD 2010. Trong trường hợp này người cho thuê có đủ tư cách là thương nhân được quy định tại Điều 6 LTM 2005. Còn riêng đối với người thuê, họ đã sử dụng dịch vụ cho thuê cụ thể: họ thuê nhà và sử dụng dịch vụ thuê nhà cho sinh hoạt, cá nhân, và cho gia đình họ.
LBVQLNTD 2010 chỉ đề cập đến người mua, sử dụng, mua đứt bán đoạn, chứ không đề cập trực tiếp đến người thuê, nhưng người sử dụng dịch vụ từ người cho thuê là người sử dụng, là người tiêu dùng theo tinh thần của LBVQLNTD 2010. Điểm khác biệt với việc mua và sử dụng thông thường, thuê mang ý nghĩa sau khi xong việc trong thời hạn nhất định phải trả lại tài sản cho người chủ thuê. Người thuê ở đây cũng là đối tượng ở vị thế yếu so với chủ thuê, thông thường họ cũng khó có thể mặc cả về giá thuê nhà mà chủ cho thuê đặt ra. Ở Việtnam ngay cả khi họ chưa đặt chân vào sinh sống tại nhà họ thuê, họ đã phải đưa trước một số tiền làm tin do chủ thuê quy định. PLBVQLNTD 2010 đã định nghĩa người sử dụng dịch vụ trong đó có nội hàm "người thuê" là NTD, nhưng không ghi cụ thể người thuê. Trong khi đó nếu đối chiếu với pháp luật hội đồng tiêu dùng của Fiji quy định người thuê là NTD và họ phân loại việc thuê ra: thuê ngắn hạn, thuê dài hạn. Lý do xem họ là NTD vì người thuê nhà cũng sử dụng các dịch vụ từ phía nhà cung cấp, họ không kinh doanh lại nhằm mục đích sinh lợi, họ chỉ sử dụng dịch vụ cho thuê cho bản thân mình, cho gia đình, nên họ được xem là NTD. Trong PLBVQLNTD 2010 đã quy định người sử dụng trong đó có nội hàm là người thuê sử dụng dịch vụ, nhưng không có quy định cụ thể cụm từ "người thuê". Điều nghịch lý, trong thực tiễn áp dụng, một số Toà án có nhiều quan điểm khác nhau, nhiều cách hiểu khác nhau, và đặc biệt áp dụng một cách máy móc trong quá trình xem xét thụ lý vụ án, kể cả trong quá trình xử lý về án phí, tạm ứng án phí, miễn tạm ứng án phí...thì họ
không coi "người thuê" là NTD khi GQTC [47, tr.23]. Vì thế người thuê một dịch vụ nào đó cần phải đóng tiền án phí, hoặc tạm ứng án phí thì Toà án mới chấp nhận thụ ký. Chính cách hiểu máy móc này đã làm cho tư cách khởi kiện NTD mất đi.
Thứ 2, Đối tượng khác liên quan đến lĩnh vực mua sắm, hoặc tiêu dùng mà không được quy định trong LBVQLNTD 2010
LBVQLNTD 2010 K1 Đ3 định nghĩa về NTD là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, nhưng ngoài NTD ra, pháp luật Việtnam còn có đối tượng khách hàng liên quan đến mua sắm, tiêu dùng, hoặc khách hàng là người mua. Vậy khách hàng có được xem là NTD hay không. Khái niệm về “khách hàng” theo Luật Thương mại 2005 tại K3 Đ9 đối tượng được xem là khách hàng khi trở thành “bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận”. Vậy mối liên hệ và định nghĩa giữa NTD và khách hàng khác nhau ở mặt nào. LBVQLNTD 2010 không quy định về khách hàng. Khi có xảy ra tranh chấp giữa người sử dụng dịch vụ với thương nhân thì xem họ là NTD hay khách hàng. Trong trường hợp nếu là khách hàng mua bán lẻ về sử dụng thì không khác gì so với NTD. Tuy nhiên, khách hàng chưa chắc là NTD, nhưng NTD có thể là khách hàng trực tiếp hoặc dán tiếp của một công ty, một thương nhân nào đó. Ví dụ: công ty A bán sản phẩm túi sách, bán theo kiện (1000 cái/1 kiện), B là người thường xuyên mua các kiện hàng của A, B đem bán lại, B không sử dụng thì có thể thấy B là khách hàng, nhưng B không phải là NTD. Vấn đề này cũng cần được xem xét khi nào khách hàng là NTD, khi nào khách hàng không phải là NTD. Tương tự pháp luật Việtnam vừa có định nghĩa về thương nhân lại vừa có định nghĩa về doanh nghiệp, nhưng ý nghĩa của nó, khi so sánh đối chiếu giữa thương nhân và doanh nghiệp, một bên thì theo lex de commerce (Luật Thương mại), còn một bên thì theo business law (Luật Kinh doanh), nhưng về bản chất cũng tương tự.
Thứ 3, tư cách NTD sẽ mất đi khi chuyển việc sử dụng hàng hoá và dịch vụ cho đối tượng “gia đình và tổ chức”
Định nghĩa NTD tại Điều 3 LBVQLNTD 2010 “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân...” Tuy nhiên LBVQLNTD 2010 còn quy định mở rộng việc tiêu dùng cho đối tượng “gia đình, và cả tổ chức”, nhưng quy định như thế sẽ gây ra những mâu thuẫn với các lý do sau: NTD là người mua và sử dụng hàng hóa cho mục đích tiêu dùng, nhưng điều quan trọng đối với NTD là phải sử dụng và phải là người sử dụng cuối cùng đối với hàng hóa đó. Điều quan trọng khác là NTD có thể được người khác mua, tặng, cho để họ xài, nhưng họ không phải là người trực tiếp mua. Người mua chưa chắc là người sử dụng, nên họ không phải là NTD. NTD là người mua, người sử dụng hoặc vừa mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ với mục đích sử dụng cho một đối tượng khác sử dụng sau cùng. Ví dụ: cho gia đình, như anh, chị, em, cha, mẹ...thì lúc này các đối tượng trong gia đình nêu trên mới trở thành là “NTD thật sự”. NTD là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ như định nghĩa không phải là NTD mặc dù họ là người mua. Vì thế NTD là người mua hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của “gia đình, tổ chức” là điều mâu thuẫn vì người mua ở đây không thể trở thành NTD như quy định vì họ đã chuyển giao hàng hóa cho người khác sử dụng và đồng thời chuyển giao tư cách là NTD cho một đối tượng khác. Nên việc quy định tiêu dùng và sinh hoạt cho 2 đối tượng “gia đình, tổ chức” ở đây không phù hợp, gây ra mâu thuẫn. Một lý do khác nếu hàng hóa bị nhiễm độc gây thiệt hại về sức khỏe thì chính người trong gia đình anh chị em sẽ bị thiệt hại vì họ là người sử dụng trực tiếp và sau cùng, chứ người mua không bị thiệt hại gì về sức khỏe. Đối với người mua hàng hóa cho mục đích tiêu dùng của tổ chức, gia đình thì người mua này chỉ là người mua chứ không phải là NTD như đã được định nghĩa tại điều 3, nếu người mua mua vì mục đích tiêu dùng hoặc sinh hoạt “cho gia đình, tổ chức”. Còn tổ chức và gia đình được người khác mua cho sử dụng thì mặc nhiên họ là NTD “sử dụng hàng hoá, dịch vụ” nhưng không phải do họ mua mà có. Ở Anh có qui định tại điểm c khoản 1 s.12 Đạo luật các điều khoản hợp đồng bất cân xứng
1977: khi giao kết hợp đồng với tư cách là NTD thì NTD sử dụng hàng hoá cho mục đích sử dụng hoặc tiêu dùng cho cá nhân, vì hàng hoá được quy định theo hợp đồng là loại hàng hoá thông thường được người ta cung cấp cho việc sử dụng hoặc tiêu dùng cá nhân [160]. Họ không quy định mục đích sử dụng cho tổ chức, gia đình.
* Đối với mục đích trong tiêu dùng
Thứ nhất, mục đích quan trọng khác của người mua và sử dụng hàng hoá, chưa được pháp luật công nhận với tư cách là NTD khi tham gia giải quyết tranh chấp tại Toà án
Một trường hợp khác mà pháp luật chưa tính đến, trên thực tế đã xảy ra, nếu theo định nghĩa về NTD tại Điều 3, k1, và k2 LBVQLNTD 2010 thì vẫn không biết nên xếp vào loại nào, NTD hay nhà sản xuất. Trong trường hợp một người mua xăng về và tiêu dùng tất cả số xăng đó để sản xuất ra 1 số hàng hoá khác, đem số hàng hóa đó ủng hộ cho người nghèo, cho từ thiện, không nhầm mục đích kinh doanh, sinh lợi...Trong trường hợp này người mua xăng này có được xem là NTD hay không. Rõ ràng người này sản xuất ra hàng hóa, không vì mục đích tiêu dùng cho cá nhân, mà cũng không vì mục đích sinh lợi, nhưng trong PLBVQLNTD Việtnam không có định nghĩa tiêu dùng cho mục đích sản xuất, chỉ định nghĩa NTD phải là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ: 1) cho mục đích tiêu dùng, 2) sinh hoạt của cá nhân, 3) gia đình và 4) cho tổ chức. Tuy nhiên trong Từ điển Tiếng Việt của giáo sư Hoàng Phê 2018 đề cập đến khái niệm tiêu dùng: “tiêu dùng là sử dụng của cải, vật chất để thỏa mãn các nhu cầu của sản xuất và đời sống. Tiêu dùng cho sản xuất” [91, tr.1255]. Đồng thời đối với "tiêu dùng có mục đích sản xuất" là một điều rất hợp lý hiện nay và vấn đế đề này được Hàn quốc thừa nhận tại Điều 2 Luật Khung bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2006 [26, tr.25], [27, tr.11] và Luật Khung mới 2017 cũng quy định tương tự, nhưng nêu ra rõ hơn về "tiêu dùng cho mục đích sản xuất" của họ (NTD) [147].
Đối với tiêu dùng cho sản xuất, mục đích tiêu dùng cho sản xuất vẫn chưa được pháp luật đề cập, nên rất khó phân định họ là NTD hay nhà sản xuất.
Trường hợp thứ nhất, ví dụ người mua nguyên liệu: nếu người ta mua các loại “nguyên liệu” như là bột gạo, thịt, tôm, đường, muối…họ đem về, và sử dụng số nguyên liệu đó để tạo ra bánh há cảo, đem ra thị trường để tiêu thụ. Mặc dù họ là người mua nguyên liệu về, và sử dụng để tạo ra một sản phẩm khác, nhưng họ không được xem là NTD. Điều này rất hợp lý, vì nguyên liệu đó không mất đi, mà nó chỉ tồn tại ở dạng này hoặc dạng khác, và họ không phải là người sử dụng cuối cùng sản phẩm đó. “Tiêu dùng” ở đây mang ý nghĩa là làm cho nó mất đi, tiêu hao đi thông qua việc sử dụng. Tuy nhiên, khi so sánh với việc mua “nguyên liệu” và việc mua “nhiên liệu”: “NTD là người mua, nhưng khác với mua nguyên liệu” [26, tr.13]. Đồng thời cũng khác với việc mua “nhiên liệu” như là hàng xăng, dầu, ga, cũi (xăng, dầu cũng là một loại hàng hoá [23]).
Trường hợp thứ 2, ví dụ 1: mua nhiên liệu, nếu người ta mua các loại nhiên liệu như xăng, dầu…họ đem về, và sử dụng hết số nhiên liệu đó, đồng thời làm số nhiên liệu đó mất đi trong quá trình sản xuất. Họ sử dụng số nhiên liệu đó để chạy máy kéo, máy cày để xới đất trồng trọt, sản xuất ra gạo đem ra thị trường tiêu thụ vì mục đích sinh lợi. Ví dụ 2: người mua ga, hoặc dầu hỏa về nấu nướng với mục đích sản xuất ra thực phẩm để đem ra thị trường tiêu thụ, hoặc họ dùng ga, dầu để sản xuất ra mặt hàng khác. Từ 2 ví dụ trên cho thấy, mặc dù mục đích vì lợi nhuận, nhưng rõ ràng: riêng đối với việc mua nhiên liệu như: ga và dầu hỏa, xăng cho quá trình sản xuất, người mua đã sử dụng hết chúng, làm tiêu hao, làm chúng mất đi, họ là người sử dụng cuối cùng riêng đối với số ga và dầu hỏa mà họ đã mua. Mục đích chính của họ là họ tiêu dùng số nhiên liệu đó cho mục đích sản xuất hay còn gọi là “tiêu dùng cho sản xuất”, họ không sử dụng nhiên liệu mà họ đã mua, cho mục đích tiêu dùng hoặc cho mục đích sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.
Trong trường hợp, riêng đối với hàng hóa ga và dầu trong quá trình sử dụng nếu không may xảy ra sự cố, thì họ khởi kiện với tư cách là NTD hay với tư cách một công dân kiện ra Tòa theo pháp luật Dân sự thông thường.
Tuy nhiên có thể thấy, khi người mua, sử dụng hoặc mua và sử dụng hàng hóa xăng, gas, dầu...cho việc sản xuất ra một sản phẩm khác. Trong quá trình sản
xuất bị thiệt hại, người mua khởi kiện ra Tòa án để nhờ Tòa án GQTC, Tòa án không xem họ với tư cách là NTD mà Tòa án xem họ là nhà sản xuất, đồng thời không được hưởng sự ưu tiên được pháp luật bảo vệ với tư cách NTD.
Về nguyên tắc: "NTD: là những người sử dụng hàng hóa, dịch vụ cuối cùng và làm chúng tiêu hao hoặc biến mất qua việc sử dụng đó” [27, tr.7]. Tiêu dùng có nghĩa là phải làm tiêu bớt hoặc mất đi làm hao mòn số hàng hóa. “Tiêu dùng cho sản xuất” cũng được ghi nhận [91, tr.1255]. Rõ ràng trong Từ điển và trong đời sống hằng ngày cũng có sự việc tiêu dùng cho sản xuất, tuy nhiên PLBVQLNTD 2010 vẫn chưa đề cập. Tuy biết là “mục đích tiêu dùng, sinh hoạt không phải phục vụ cho việc bán lại, hoạt động sản xuất kinh doanh khác hoặc hoạt động nghề nghiệp” [27, tr.12]. Điều này sẽ chưa hợp lý trong trường hợp trên nếu không xem họ là NTD. Vì suy cho cùng họ là những người mua và sử dụng hàng hoá xăng, dầu, ga (ở riêng khâu tiêu thụ nhiên liệu xăng, ga, dầu) đã đề cập ở trên. Họ đã tiêu thụ hết số “xăng, ga,” và cũng là người cuối cùng sử dụng hết số nhiên liệu đó. Ở Hàn Quốc, Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2006, Điều 2 có quy định về mục đích tiêu dùng cho sản xuất. Điều này rất hợp lý khi quy định về mục đích tiêu dùng cho sản xuất.
Thứ 2, mục đích sinh hoạt hay tiêu dùng của NTD chưa rỏ ràng, làm cho việc giải quyết tranh chấp tại Toà án rất khó phân định
Mục đích của NTD được quy định tại Điều 3 k1 PLBVQLNTD 2010: NTD chính là người mua, sử dụng các mặt hàng hóa, dịch vụ trên thị trường với 2 mục đích quan trọng: một là mục đích tiêu dùng, hai là mục đích sinh hoạt, và không thêm bất kỳ mục đích nào khác. Mục đích tiêu dùng, và sinh hoạt này chỉ dành cho 3 đối tượng thụ hưởng: cá nhân, gia đình, tổ chức. Liên quan đến mục đích “tiêu dùng cho tổ chức”, “hoạt động cho tổ chức”, pháp luật vẫn chưa có ranh giới rỏ ràng, chưa có hướng dẫn cụ thể hoạt động nào được xem là tiêu dùng cho tổ chức, và hoạt động nào được xem là sinh hoạt cho tổ chức [27, tr.10]. Điều này gây khó khăn trong việc phân định để xét xử.
Thứ ba, mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình thông qua hình thức hộ gia đình.
- Trong BLDS 2015 tại Điều 1 quy định về phạm vi điều chỉnh của BLDS 2015 bao gồm hai đối tượng: cá nhân và pháp nhân, và trong phạm vi điều chỉnh không đề cập đến đối tượng là hộ gia đình. Tuy nhiên, Điều 101 BLDS 2015 quy định chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình. Đối tượng hộ gia đình là đối tượng đặc biệt tham gia giao dịch dân sự. Trong đó, chủ hộ sẽ là người đại diện cho các thành viên trong hộ gia đình, hoặc chủ hộ có thể nhờ một trong các thành viên hộ gia đình làm đại diện theo ủy quyền được quy định tại Điều 138 BDLS 2015.
- Trong lĩnh vực tiêu dùng, khi hộ gia đình giao dịch với một tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Trên thực tế, nếu hộ gia đình tham gia giao dịch để mua một số cây ăn trái trồng lâu năm sử dụng cho cả hộ gia đình. Tuy nhiên, một số cây ăn trái sau 10 năm mới có thể thu hoạch, trong quá trình thu hoạch phát hiện giống cây trồng có vấn đề và không như những gì đã quy ước trước đây, cây ra trái không theo thông tin, trái không ngọt, màu sắc không đúng. Đồng thời cá nhân, hoặc tổ chức kinh doanh giống cây trồng đã phá sản và không còn kinh doanh nữa. Vậy khi có thiệt hại thực tế xảy ra, ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho hộ gia đình. Hoặc hộ gia đình mua một số thực phẩm Frankenstein về trồng mục đích tiêu dùng cho cả hộ gia đình, qua nhiều năm sử dụng thực phẩm đó, cả hộ gia đình đều bị bệnh không thể chữa trị hết, vậy ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho hộ gia đình. Chủ hộ, nhà kinh doanh phải chịu, đại lý, hay nhà phát triển thực phẩm phải chịu trách nhiệm. Đây là một trong những vấn đề khó khăn, khó có thể giải quyết khi tiêu dùng thông qua hộ gia đình.