Giải Quyết Tranh Chấp Tiêu Dùng Bằng Phương Thức Tòa Án


chấp sẽ đựơc các bên chỉ định. Nếu chưa quy định trong hợp đồng, khi phát sinh tranh chấp thì đôi bên cần tiến hành thỏa thuận với nhau để chỉ định trung gian hòa giải. Vấn đề thứ hai: quy trình thực hiện trung gian hòa giải có thể do các bên xác định. Nếu không xác định, trung gian hòa giải có toàn quyền đưa ra quyết định quy định phù hợp. Vấn đề thứ ba: trung gian hòa giải đưa ra ý kiến, nhận xét, phân tích, kể cả đề xuất, và chúng chỉ mang tính chất khuyến nghị cho đôi bên, không mang tính quyết định. Nếu các bên đồng ý đề xuất hoặc ý kiến đó thì các bên phải tuân theo vì lúc đấy chúng có giá trị bắt buộc thực hiện.

Ở Việt Nam, "trung gian hòa giải" là cụm từ dùng chung, không phân biệt đối với người thứ ba làm hòa giải, đưa ra lời khuyên từ việc đánh giá, phân tích, nhận xét, ý kiến để hỗ trợ các bên. Còn ở Pháp phân biệt rõ ràng giữa trung gian và hoà giải như sau: trung gian là người có thể đề ra các giải pháp nêu các ý kiến và đề nghị. Trong khi hòa giải viên là người chỉ có chức năng duy nhất là hỗ trợ các bên không đưa ra kiến nghị, giải pháp, tư vấn hay quyết định. Người hòa giải chỉ sử dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm hướng dẫn thuyết phục các bên cùng nhau bàn bạc tự giải quyết vấn đề của chính mình [78].

Việc hòa giải có thể diễn ra bất kỳ giai đoạn nào khi xét xử ví dụ: trước, trong, sau khi xét xử, ngay cả đã có phán quyết. Mục tiêu mong muốn sự giải quyết tranh chấp, mang tính hiệu quả cao bằng con đường thỏa thuận [27, tr.190]. Ở Việt Nam hiện nay, hòa giải trong tiêu dùng cũng gồm hai loại: hòa giải trong tố tụng và hòa giải ngoài tố tụng, có sự tham dự của người thứ ba.

Hòa giải trong tố tụng được thực hiện trước lúc ra phán quyết [27, tr.190]. Sau khi thỏa thuận thành, quyết định công nhận sẽ có hiệu lực pháp luật ngay khi được đưa ra, theo quy định k1 Điều 213 BLTTDS 2015.

Hòa giải ngoài tố tụng: Một là, các bên tham gia được phép lựa chọn người hoà giải gồm cá nhân hoặc tổ chức hòa giải theo quy định tại Điều 33 LBVQLNTD 2010. Hai là, tuân thủ nguyên tắc hòa giải Điều 34 LBVQLNTD 2010. Ba là, bên thứ ba đứng ra hòa giải phải được thành lập và đủ điều kiện theo quy định Điều 35 LBVQLNTD 2010. Bốn là, nội dung hòa giải phải đáp ứng theo biên bản hòa giải


được quy định Điều 36 LBVQLNTD 2010. Sau khi các bên tham gia hòa giải đã tiến hành hòa giải thành công, các bên phải có trách nhiệm thực hiện trong thời hạn đã thỏa thuận tại biên bản hòa giải. Nếu không thực hiện, lúc này lại phải quay sang kiện bằng hình thức trọng tài nếu 2 bên có thoả thuận hoặc Tòa án để có được tính bảo đảm thực thi của phán quyết và trách nhiệm pháp lý ràng buộc các bên theo quy định tại Điều 37 LBVQLNTD 2010.

- Giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng phương thức trọng tài

Giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài là cách thức giải quyết có sự tham gia của người thứ ba: trọng tài viên, và đưa ra phán quyết, buộc các bên phải tuân theo. Phương thức trọng tài bắt nguồn từ nhu cầu bảo vệ lợi ích của thương nhân [26, tr.229]. Trọng tài tồn tại dưới dạng tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên, đa phần các quốc gia sở hữu nền kinh tế thị trường phát triển, trọng tài không dựa vào sự tương trợ từ phía Nhà nước. Riêng đối với khâu thi hành án thì Trọng tài không có, và để đảm bảo việc thi hành phán quyết dựa vào sức mạnh cưỡng chế thi hành từ phía cơ quan Nhà nước [26, tr.230].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Đặc trưng phương thức trọng tài: Một là, trọng tài là một loại tổ chức ngoài chính phủ, tuân theo quy chế riêng của tổ chức (trọng tài thường trực). Hai là, giải quyết tranh chấp dựa trên hai yếu tố cơ bản gồm thỏa thuận và tài phán (phán quyết). Ba là, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đề cao quyền tự định đoạt, cao hơn so với giải quyết tranh chấp bằng Tòa án. Ví dụ: quyền chọn trọng tài viên, địa điểm, lựa chọn quy tắc tố tụng (ad-hoc), và chọn luật áp dụng. Bốn là, phán quyết mang tính chung thẩm. Năm là, xét xử kín. Sáu là, hầu hết các khâu thực thi phán quyết được sự hỗ trợ từ cơ quan thi hành án dân sự, khi đương sự không tự nguyện thực hiện.

Phân dạng: trọng tài thương mại bao gồm hai dạng thường gặp. Thứ nhất là trọng tài vụ việc (ad-hoc) hay còn gọi là trọng tài lâm thời, thứ hai là trọng tài thường trực (trọng tài quy chế) [27, tr.206]. Còn có một số loại trọng tài có tên gọi khác như là: trọng tài kinh tế nhà nước, trọng tài phi chính phủ, trọng tài quốc tế, trọng tài thương mại quốc tế [117, tr.813].

Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 9


- Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài được hình thành khi có yêu cầu, và giải tán khi giải quyết xong việc.

Đặc điểm bốn không: Không trụ sở cố định, không có bộ máy giúp việc thường trực, không có danh sách ghi tên trọng tài viên, không có quy tắc tố tụng của riêng mình.

Khi phát sinh tranh chấp các bên phải thỏa thuận yêu cầu trọng tài ad-hoc, được quyền lựa chọn thủ tục, việc tiến hành tố tụng [27, tr.207]. Các bên cũng có thể tự tạo lập quy ước tiến hành trọng tài, tuy nhiên để khỏi bị rất rối và không phải suy nghĩ nhiều các bên có thể chọn cho mình một bộ quy tắc của một tổ chức khác ví dụ: Quy tắc trọng tài Uncitral, ICC, hoặc quy tắc tố tụng trọng tài quốc tế ICDR, quy tắc tố tụng trọng tài quốc tế Luân Đôn LCIA, hay quy tắc trung tâm trọng tài CIETAC, quy tắc trọng tài quốc tế Singapore SIAC…

Ưu điểm trọng tài vụ việc: nhanh, gọn, linh hoạt, thân thiện, dành cho người thiện chí.

Nhược điểm: người không thiện chí để thực hiện phán quyết sẽ làm mất thời gian, và phải nhờ vào cơ quan hỗ trợ thi hành án cưỡng chế.

- Trọng tài thường trực (quy chế) là hình thức trọng tài giải quyết tranh chấp dựa theo quy chế riêng của tổ chức trọng tài. Các bên sẽ bị ràng buộc bởi danh sách trọng tài và quy tắc tố tụng trọng tài. Trọng tài thường trực là trọng tài có hình thức tổ chức, và có cả trụ sở cố định [117, tr.814].

Đặc điểm trọng tài thường trực: Một là, có trụ sở cố định, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Hai là, có danh sách trọng tài viên và quy chế riêng. Ba là, các bên tham gia giải quyết tranh chấp không được quyền lựa chọn thủ tục tố tụng. Bốn là, trọng tài thường trực hoạt động dưới dạng tổ chức phi lợi nhuận. Năm là, có bộ máy trợ giúp.

Ưu điểm: thân thiện, xét xử kín, có cơ cấu chặt chẽ, trọng tài viên có kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp trong các lĩnh vực về kinh tế, và thời gian giải quyết các tranh chấp đa phần ngắn.


Nhược điểm: nếu một trong các bên không có thiện chí thực hiện phán quyết trọng tài thì lại phải nhờ cơ quan thi hành án dân sự hỗ trợ. Đồng thời không có quy định về thủ tục tái thẩm.

- Giải quyết tranh chấp giữa NTD với thương nhân bằng phương thức trọng tài. Trong đó, quyền của NTD được ưu tiên không chỉ có trong LBVQLNTD 2010 mà còn được ưu tiên trong Luật Trọng tài thương mại 2010. Ví dụ: Điều 17 LTTTM quy định: NTD có thể tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án hoặc Trọng tài. Sự chấp thuận của NTD đóng vai trò then chốt trong việc lựa chọn cách giải quyết [27, tr.209].

- Giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng phương thức ODR

Phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng hiện đại là phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng thông qua mạng công nghệ internet trực tuyến. Đây là một phương thức giải quyết mới để giải quyết tranh chấp tiêu dùng đang được lan rộng rất nhiều nơi trên thế giới, và được nhiều người tiêu dùng ở nhiều quốc gia sử dụng vì tính tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Phương thức này có thể giải quyết các tranh chấp tiêu dùng trong nước và kể cả xuyên quốc gia, không bị bó buộc lãnh thổ [155, tr.19]. Mục tiêu: làm đơn giản việc giải quyết tranh chấp tiêu dùng phát sinh từ các hợp đồng mua bán hàng hóa và dịch vụ online. Phương thức ODR hoạt động độc lập ngoài Tòa án, khi sử dụng sẽ làm giảm được chi phí khởi kiện, và đồng thời giảm gánh nặng cho Tòa án [120]. Phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng thay thế này đựơc biết dưới nhiều dạng tên gọi khác nhau như là: CADR (Consumer Alternative Dispute Resolution), RODR (The Regulation on Online Dispute Resolution), ODR-Online Dispute Resolution, Online ADR, là phương thức dùng để giải quyết tranh chấp tiêu dùng, chúng là các thuật ngữ dùng để chỉ cách giải quyết tranh chấp thiên về online. Ở Châu Âu, phương thức giải quyết này có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên khi giải quyết tranh chấp bằng ODR vẫn có một số hạn chế nhất định: NTD có nghĩa vụ cung cấp địa chỉ email của thương nhân, khi thương nhân từ chối giải quyết việc thực hiện thì nền ODR (platform) không thông báo cho NTD biết, và đồng thời việc thưa kiện sẽ không được tiến


hành nếu thương nhân không trả lời thư do platform gởi đến. Khó khăn khác NTD khó có thể tìm được địa chỉ email đúng của thương nhân, vì thế nghĩa vụ của NTD không thể hoàn thành [155, tr.33]. Trên thực tế, nếu tranh chấp về giao dịch có giá trị thấp mà giải quyết bằng phương thức truyền thống sẽ không có lợi so với phương thức giải quyết tranh chấp hiện đại [156]. Khó khăn khác hiện còn thiếu các nhà cung cấp dịch vụ ADR [102, tr.55-64]. Phương thức ODR có nguồn gốc từ phương thức giải quyết tranh chấp thay thế. ODR bao gồm tất cả các tiến trình giải quyết tranh chấp (ADR), với sự hổ trợ (ICT) Information and Communications Technology và Internet. Phương thức này đủ khả năng giải quyết các tranh chấp thương mại điện tử, cũng như việc thực thi quyền của NTD, và có thể giải quyết các tranh chấp có giá trị thấp kể cả tranh chấp có giá trị lớn. Ví dụ minh chứng như: tổ chức giải quyết tranh chấp Cybersettle đã giải quyết thành công rất nhiều tranh chấp có giá trị cao.

Đối với phương thức ODR, ODR không những giải quyết các tranh chấp online mà còn giải quyết luôn cả các tranh chấp ofline [156, tr.2].

Về nơi tiến hành ODR có thể diễn ra ở các nơi có sử dụng công nghệ nền ODR platform, hoặc nơi có văn phòng giải quyết [156, tr.230].

Về chi phí, NTD được miễn phí hoặc tính phí thấp khi dùng dịch vụ ODR, nhà cung cấp dịch vụ ODR được pháp luật công nhận sẽ đưa một phần chi phí vào các tổ chức công, nhằm nâng cao niềm tin của NTD [156, tr.228].

Về quyền của NTD được pháp luật nâng lên cụ thể: NTD có quyền từ chối biện pháp khắc phục do công ty đề ra, bản thân NTD có thể trình sự việc đang tranh chấp cho nhà cung cấp dịch vụ ODR giải quyết, còn thương nhân buộc phải tuân theo và hợp tác [156, tr.226].

Về việc khiếu nại: NTD và thương nhân có quyền khiếu nại về các quy trình trực tuyến, tuy nhiên với thương nhân, họ không có quyền thực hiện đòi bồi thường đối với NTD, chỉ được phép khiếu nại đòi các thương nhân khác.


Đối với việc kháng cáo: các bên tham gia tranh chấp có quyền kháng cáo quyết định của nhà cung cấp dịch vụ, tuy nhiên chỉ có NTD mới có quyền kháng cáo các tranh chấp B2C, còn thương nhân thì không được phép [156, tr.227].

Đặc điểm của phương thức CADR: Một là, phương thức giải quyết thông qua internet. Vì việc ứng dụng công nghệ giúp cho NTD có thể tiếp cận với công lý, với cơ quan giải quyết tranh chấp thuận tiện hơn. Hai là, công nghệ đóng vai trò cơ bản bổ sung cho phương thức giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện. Giúp cho mọi việc trở nên nhanh chóng. Ba là, hỗ trợ liên lạc giải quyết ở khoảng cách xa. NTD có thể ở bất cứ nơi nào cũng có thể liên lạc, tiếp cận với vụ việc của mình, và biết được vụ việc của mình được giải quyết ra sao.

Ưu điểm của phương thức CADR: Một là, nhanh lẹ, ít tốn kém thời gian tiền bạc. Chỉ cần NTD hoặc thương nhân kết nối mạng và đưa ra yêu cầu của mình về vấn đề tranh chấp cho cơ quan có thẩm quyền. Hai là, các bên có thể chủ động khi sử dụng phương thức ODR. Các bên chủ động thời gian hợp lý và thuận tiện cho các bên để đưa vụ việc ra giải quyết. Ba là, không bị bó buộc lãnh thổ. Khi các tranh chấp xảy ra, các bên có thể ở bất kỳ nơi nào vẫn có thể nhờ một cơ quan có thẩm quyền, có phối hợp với phương thức giải quyết tranh chấp thông qua mạng giải quyết. Không bị bó buộc bởi lãnh thổ, theo nguyên tắc xét xử theo thẩm quyền của Toà án của từng quốc gia. Bốn là, tránh được bớt những tố tụng rườm rà của TTDS truyền thống. Năm là, hỗ trợ cho việc liên lạc ở khoảng cách xa. Các bên có thể ở bất kỳ nơi nào, không nhất thiết ở một địa điểm nhất định. Sáu là, thông tin, dữ liệu của các bên được bảo mật, và công nghệ hiện đại có khả năng bảo mật thông tin bằng công nghệ mã hóa dữ liệu.

Nhược điểm của phương thức CADR: Một là, đối với những nơi xa xôi hẻo lánh, vùng núi, và các nơi chưa có cơ sở hạ tầng tốt, thiếu phương tiện truyền internet, wifi, 3g, 4g, 5g thì khó có thể thực hiện được phương thức này. Hai là, phương thức giải quyết này có phần cản trở: các bên không thể đích thân gặp nhau bàn bạc trực tiếp như ở ngoài. Ba là, cần sự hiệp trợ của Tòa án, từ các khâu thi hành án và pháp luật.


Phương thức giải quyết tranh chấp trong tiêu dùng (CADR) là phương thức giải quyết tranh chấp hiện đại giúp cho NTD hưởng được những mặt ưu việt của xã hội hiện đại. Trong tương lai, tiềm năng vượt bậc của nó sẽ giải quyết được một số lượng công việc lớn, để hổ trợ cho giải quyết tranh chấp cho NTD, và phương thức này sẽ tồn tại song song với các phương thức truyền thống.

2.3.2. Giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng phương thức Tòa án

Giải quyết tranh chấp bằng phương thức Tòa án là hình thức giải quyết bằng cơ quan tài phán của Nhà nước kết hợp với quyền lực Nhà nước để cho ra phán quyết, có giá trị pháp lý buộc các bên phải thực thi, và sử dụng sức mạnh cưỡng chế thi hành nếu một trong các bên không tuân thủ [27, tr.94].

Đặc trưng: Một là, nhân danh quyền lực của Nhà nước xét xử và ra phán quyết. Hai là, sử dụng sức mạnh cưỡng chế nếu bất tuân. Ba là, Tòa án có chức năng và thẩm quyền xét xử nhiều loại án khác nhau. Bốn là, Tòa án không được quyền từ chối xét xử hầu hết mọi vấn đề ngay cả khi chưa có luật. Năm là, Toà án có thủ tục tái thẩm khi có tình tiết mới được phát hiện. Sáu là, Toà án có thủ tục giám đốc thẩm khi có vi phạm về tố tụng.

Ưu điểm: Một là, Tòa án có thẩm quyền để thực hiện và xét xử mọi loại án. Hai là, bảo đảm được tính thực thi của phán quyết bằng sức mạnh cưỡng chế, bảo đảm việc thi hành án. Ba là, Tòa án có quyền xem xét lại đối với trình tự thủ tục của các phương thức giải quyết ngoài Toà án và trong Toà án.

Nhược điểm: Một là, thẩm phán Toà án có kiến thức nắm bắt mọi vấn đề mang tính chung nhất để giải quyết mọi vụ việc, nhưng đối với lĩnh vực chuyên sâu ví dụ: trong lĩnh vực tiêu dùng, không phải lúc nào thẩm phán cũng biết rỏ hết mọi vấn đề. Nếu thiếu kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực tiêu dùng thì khó có thể giải quyết một cách triệt để và phù hợp. Hai là, Tòa án giải quyết tất cả vụ việc xảy ra chứ không chỉ riêng một vấn đề tiêu dùng. Toà phải giải quyết tất cả các lĩnh vực trong đời sống, việc này đã làm cho Toà trở nên quá tải, dẫn đến sự chi trệ trong việc giải quyết. Ba là, thời gian giải quyết của Tòa án đa phần chậm chạp hơn so với các phương thức giải quyết khác. Bốn là, Tòa án giải quyết các tranh chấp có


liên quan đến vấn đề xuyên biên giới, hoặc có yếu tố nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn vì các vấn đề phải va chạm: Chủ quyền quốc gia, xung đột pháp luật. Năm là, giá trị công nhận và thi hành của phán quyết tòa không mang tính quốc tế, thông thường chỉ có giá trị trong nước là chủ yếu. Trừ một số trường hợp phán quyết sẽ có giá trị và được công nhận nếu như cả hai nước đều có hiệp định hỗ trợ tư pháp. Việc công nhận phán quyết của Toà án nước ngoài, một số quốc gia Pháp, Đức, Nhật có thủ tục đặc biệt: phán quyết của Tòa nước ngoài phải trải qua công đoạn xem xét, sau đó được nhà nước cấp phép, công nhận và cho phép thi hành. Về nguyên tắc họ chỉ căn cứ pháp luật của quốc gia mình để công nhận bản án của Tòa nước ngoài, cho thi hành bản án đó nếu không trái với luật định, và các nguyên tắc trong nước của mình. [71, tr.285].

- Giải quyết tranh chấp bằng phương thức Toà án trong lĩnh vực tiêu dùng ở Việtnam và ở một số quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển cụ thể như nước Anh, Đức, Mỹ có những điểm đặc trưng quan trọng sau:

- Đối với nguyên tắc tổ chức Tòa án: tổ chức dựa trên cấp xét xử, nguyên tắc lưỡng cấp tài phán gồm sơ thẩm, phúc thẩm, và cả Toà phá án. Số lượng của những Toà án không xác định theo địa giới hành chính mà số lượng của Toà án được hình thành theo yêu cầu của công tác xét xử trên thực tế. Thường thì số lượng Toà phúc thẩm được thành lập nhiều ở những nơi phát triển về kinh tế, và có số lượng người dân tập trung đông ví dụ: những Toà án cấp phúc thẩm đa phần ở thủ đô, hoặc tại nơi địa giời hành chính nằm tại trung tâm thương mại là chủ yếu [27, tr.194]. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, pháp luật Việtnam tổ chức dựa trên cấp xét xử, nguyên tắc lưỡng cấp tài phán gồm sơ thẩm, phúc thẩm, và Toà chuyên trách theo Điều 36, Điều 38 BLTTDS 2015. Nhưng các lĩnh vực mà Toà chuyên trách đảm nhận vẫn chưa có Toà chuyên trách cho lĩnh vực tiêu dùng. Ngoài ra, liên quan về Toà phá án nói chung và Toà phá án trong tiêu dùng nói riêng pháp luật Việtnam vẫn chưa được quy định.

- Đối với nguyên tắc thẩm quyền theo vụ việc: được đề ra với mục đích phân định thẩm quyền đối với các cơ cấu ở hệ thống Toà. Với ý nghĩa thẩm quyền Toà án

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí