Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 10


là vô hạn để xét xử với các vụ việc xảy ra trong đời sống dân sự hằng ngày, bao gồm các việc xảy ra trong lĩnh vực tiêu dùng, và thẩm phán không được phép từ chối xét xử, việc từ chối là vi phạm pháp luật hình sự và sẽ bị xử lý. Tuy nhiên, theo pháp luật Việtnam thẩm quyền Toà án theo vụ việc, Toà án quy định chung tranh chấp về dân sự từ K1 - K14 Điều 26 BLTTDS 2015, trong đó hàm ẩn về lĩnh vực tiêu dùng thuộc về lĩnh vực dân sự sẽ do Toà án xét xử theo K3 Đ26 BLTTDS 2015, chứ không quy định cho 1 khoản riêng biệt trong Điều 26 BLTTDS 2015 ví dụ: tranh chấp về tiêu dùng. Thậm chí về thẩm quyền chung của Toà án cũng không quy định cụ thể:

Thẩm quyền Toá án trong GQTC trong BLTTDS 2015 bao gồm: tranh chấp dân sự Điều 26 (14 loại tranh chấp); tranh chấp hôn nhân gia đình Điều 28 (8 loại); tranh chấp kinh doanh thương mại Điều 30 (5 loại); và tranh chấp lao động Điều 32 (5 loại). Tuy nhiên 4 nhóm tranh chấp trên lại không có quy định tranh chấp tiêu dùng. Điều này là một sự thiếu sót, vì tranh chấp tiêu dùng cũng là 1 lĩnh vực rộng trong đời sống, cần phải phân biệt riêng với tranh chấp dân sự thông thường.

- Đối với thủ tục tố tụng: áp dụng trong các tranh chấp tiêu dùng dựa vào pháp luật tố tụng dân sự truyền thống cụ thể như trình tự thủ tục khởi kiện, đối tượng khởi kiện, thẩm quyền Toà án, cho đến việc giao nộp tài liệu chứng cứ... và đồng thời kết hợp một số quy định đặc thù ưu tiên trong quan hệ tiêu dùng bao gồm vấn đề liên quan đến nghĩa vụ chứng minh chứng cứ, thủ tục rút gọn trong xét xử... [27, tr.195]. Ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển nêu trên, về thủ tục tố tụng theo Luật Tố tụng dân sự truyền thống nói chung và có sự kết hợp quy định đặc thù ưu tiên trong pháp luật tiêu dùng nói riêng: về việc giao nộp chứng cứ có thể diễn ra tại phiên Toà trong giai đoạn xét xử. Tuy nhiên theo pháp luật ở Việtnam, việc giao nộp chứng cứ thông thường diễn ra trước khi phiên Toà tiến hành xét xử. Đây cũng là điểm khác biệt giữa các quốc gia, trừ một số trường hợp ngoại lệ, theo quy định pháp luật Việtnam, việc giao nộp chứng cứ cũng có thể diễn ra tại phiên Toà sơ thẩm cụ thể như: Điều 96 K4 BLTTDS 2015: đương sự hoàn toàn có quyền giao nộp chứng cứ, tài liệu tại phiên Toà sơ thẩm, trong trường hợp chứng cứ, tài liệu


này đương sự không thể biết trong quá trình giải quyết và Toà án không yêu cầu các bên đương sự phải giao nộp. Ngay cả trong trường hợp tại phiên Toà phúc thẩm thì 2 đối tượng bao gồm đương sự, kiểm sát viên cũng có quyền xuất trình bổ sung tài liệu, chứng cứ theo tinh thần Điều 302 K3 BLTTDS 2015, nếu có đương sự vẫn giữ nguyên kháng cáo hoặc Viện kiểm sát vẫn giữ kháng nghị.

- Đối với cơ cấu tổ chức Tòa án: mỗi nước đều có những quy định có phần khác nhau, nên cơ cấu tổ chức cũng khác nhau. Tuy nhiên chung quy có hai dạng mô hình tổ chức Toà án để giải quyết tranh chấp tiêu dùng.

+ Dạng thứ nhất: thành lập các Tòa chuyên trách có tổ chức độc lập so với Tòa truyền thống để giải quyết tranh chấp tiêu dùng khi các hành vi thương mại gian dối gây thiệt hại cho NTD sẽ bị xét xử tại Tòa này theo thủ tục. Thủ tục này có một số điểm khác biệt so với thủ tục tố tụng truyền thống. Cách tổ chức này thường có ở nhiều nước, điển hình là Thuỵ Điển và Phần Lan.

+ Dạng thứ hai: thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiêu dùng được trao cho Tòa dân sự. Thủ tục tố tụng dân sự truyền thống sẽ được sử dụng chung để giải quyết tranh chấp trong tiêu dùng, cách tổ chức này thường có ở các nước theo dòng pháp luật common law, điển hình là nước Anh, Mỹ [27, tr.196].

Ở Việt Nam, thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiêu dùng cũng được trao cho Tòa dân sự và thủ tục tố tụng dân sự truyền thống sẽ được sử dụng chung để giải quyết tranh chấp trong tiêu dùng, song song đó Việtnam kết hợp, áp dụng thêm tính đặc thù của LBVQLNTD trong GQTC bằng Toà án, tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Vì bản thân pháp luật tố tụng dân sự truyền thống không thể đi sâu vào các ngõ ngách riêng cho lĩnh vực tiêu dùng, nên cần có sự hổ tương đến từ LBVQLNTD.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

- Giải quyết tranh chấp liên quan đến vụ án tiêu dùng bằng Tòa án với các quy định theo Bộ Luật Tố tụng dân sự

Toà án được xem là một phương thức giải quyết tranh chấp có từ lâu ở Việt Nam, được sử dụng rộng rãi và được nhiều người biết đến. Để thực hiện việc khởi kiện yêu cầu Toà án xét xử, về thủ tục tố tụng liên quan đế tranh chấp tiêu dùng

Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 10


ngoài phải tuân theo LBVQLNTD 2010, còn phải tuân theo, dựa vào các quy định của BLTTDS 2015. Khi kết hợp LBVQLNTD 2010 cần tham khảo các bước nền tảng trong tố tụng dân sự khi khởi kiện, ví dụ:

- Đối với thủ tục, trình tự vụ án dân sự thông thường theo tố tụng dân sự.

Thứ nhất, điều kiện để được Tòa án giải quyết tranh chấp: đầu tiên, người khởi kiện phải thực hiện đơn khởi kiện được làm theo mẫu ví dụ theo mẫu số 23-DS (dân sự) theo nghị quyết NQ 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017. Đồng thời tuân thủ đơn khởi kiện Điều 189 BLTTDS 2015 quy định về hình thức và nội dung của đơn khởi kiện. NTD và tổ chức, cá nhân bảo vệ quyền lợi NTD khi khởi kiện cần phải làm như luật quy định.

Thứ hai, sau khi thực hiện đơn khởi kiện theo mẫu hoàn tất, thì người khởi kiện, nộp đơn cho Tòa án để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp giữa các bên. Việc gửi đơn khởi kiện được quy định tại Điều 190 BLTTDS 2015.

Đối với người khởi kiện, người khởi kiện phải nộp đơn thông qua hai phương thức sau: Một là, người khởi kiện nộp đơn trực tiếp đến Tòa án. Hai là, người khởi kiện có thể nộp đơn gián tiếp bằng đường bưu điện. Tuy nhiên đối với phương thức này, vấn đề cần quan tâm là xem xét con dấu ngày gửi đi để xác định được trong thời hạn khởi kiện.

Thứ ba, chứng minh và chứng cứ, theo tinh thần điều 91 BLTTDS 2015 nghĩa vụ chứng minh: người khởi kiện phải có nghĩa vụ thu thập chứng cứ, cung cấp và nộp chứng cứ cho Toà án. Về phía NTD, NTD không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa và dịch vụ theo điểm a K1 Đ91 BLTTDS 2015 và K1 Đ42 LBVQLNTD 2010. Tương tự ở nước Đức cũng quy định về đảo nghĩa vụ chứng minh lỗi (Beweislastumkehr) [26, tr.31]. NTD cũng được ưu tiên theo pháp luật chuyên ngành là không có nghĩa vụ phải chứng minh lỗi của bên cung ứng hàng hóa và dịch vụ.

Đối với tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NTD cũng không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo K3 Đ91 BLTTDS 2015. Riêng các tổ chức, cá nhân khi kinh doanh


hàng hóa, dịch vụ bị khởi kiện thì tổ chức, cá nhân này phải có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của theo điểm a K1 Đ91 BLTTDS 2015, và K2 Đ42 LBVQLNTD 2010.

Trường hợp chứng cứ không đủ: nếu chứng cứ không được đưa ra hoặc đưa ra không đủ thi Tòa án sẽ lấy chứng cứ đã thu thập có được trong hồ sơ. Theo nguyên tắc nghĩa vụ dân sự là nghĩa vụ tự chứng minh, vì thế Tòa án không có nghĩa vụ phải chứng minh cho các bên khi tham gia tranh chấp. Điều này rất phù hợp, theo xu thế xã hội hiện nay, và đồng thời tương tự như pháp luật tố tụng dân sự ở một số quốc gia phát triển trên thế giới. Chứng cứ trong vụ án dân sự theo Điều 93 BLTTDS 2015 quy định: “chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án...” có thể thấy, về mặt lý thuyết, tính có thật ở đây luôn được đặt lên hàng đầu.

Thứ tư, giao nộp chứng cứ, khi thu thập được chứng cứ thì người khởi kiện phải giao nộp chứng cứ cho Tòa án xem xét. Theo tinh thần K1 Điều 6 BLTTDS 2015 đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án để chứng minh yêu cầu của mình khi khởi kiện.

- Tương tự cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng có quyền và nghĩa vụ thu thập cung cấp chứng cứ để chứng minh giống như đương sự.

- Tương tự, việc giao nộp tài liệu, chứng cứ theo K1 Đ96 BLTTDS 2015 trong quá trình Tòa án giải quyết thì đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Toà án. Vậy có thể thấy việc chủ động thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án của đương sự vừa là quyền và nghĩa vụ.

Thứ năm, về án phí: nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí Điều 146 BLTTDS 2015 nghĩa vụ này được đặt ra đối với người đưa ra yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp thì phải nộp tiền tạm ứng án phí và lệ phí để Toà án thụ lý giải


quyết tranh chấp theo yêu cầu đã đưa ra. Trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí, án phí.

Đặc biệt, đối với vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi NTD theo tinh thần Điều 43 LBVQLNTD 2010 về lệ phí, án phí Tòa án. K1 Đ43 LBVQLNTD 2010 án phí, lệ phí được thực hiện theo quy định pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án. K2 Đ43 LBVQLNTD 2010 được quy định theo luật chuyên ngành thì NTD khi khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình thì không cần phải nộp tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án.

Thứ sáu, về địa vị tố tụng cần xem xét (kiện ai, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là ai) người khởi kiện, người bị kiện. Tư cách tham gia tố tụng theo qui định đối với nguyên đơn: k2Đ68 BLTTDS 2015, bị đơn: K3 Đ68 BLTTDS 2015.

Thứ bảy, bước tiếp theo là sẽ tiến hành hoà giải, hoà giải bao gồm: hoà giải ngoài tố tụng, và hòa giải trong tố tụng.

- Hòa giải ngoài tố tụng: tự hòa giải với nhau.

- Hòa giải trong tố tụng: trung tâm hòa giải do Toà lập ra, hòa giải tại Tòa án theo Đ 205 BLTTDS 2015.

- Tòa sẽ tiến hành: hòa giải Điều 205 BLTTDS. Nếu Tòa án hòa giải cho các bên thành công (hòa giải thành) thì Tòa án sẽ ra quyết định. Nếu Tòa án hòa giải không thành công, Tòa án sẽ đưa ra xét xử để giải quyết tranh chấp cho các bên theo trình tự xét xử sơ thẩm.

Thứ tám, xét xử sơ thẩm: Toà án đưa ra xét xử sơ thẩm, và đến khi kết thúc xét xử sơ thẩm, mà có kháng cáo được nguyên đơn hoặc bị đơn gởi lên, hoặc bị Viện Kiểm sát kháng nghị, thì sẽ chuyển lên giai đoạn phúc thẩm.

Thứ chín, xét xử phúc thẩm: khi Toà án đưa ra phúc thẩm, và đến khi kết thúc xét xử phúc thẩm, đồng thời không bị kháng cáo, kháng nghị (có hiệu lực pháp luật). Lúc đó sẽ có hiệu lực.

Thứ mười, khi bản án phúc thẩm có hiệu lực, các bên phải tuân theo, đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án Điều 19 BLTTDS 2015.

nếu không thủ sẽ bị cưỡng chế thi hành án.


Thứ mười một, khi bản án được Toà án tuyên có hiệu lực, nếu phát hiện sai phạm, lúc này sẽ áp dụng thủ tục giám đốc thẩm khi có sai phạm về tố tụng, hoặc thủ tục tái thẩm khi có tình tiết mới. Tuy nhiên cần phải có đơn đề nghị, kháng nghị. Đơn đề nghị, kháng nghị Giám đốc thẩm hoặc Tái thẩm gửi cho 1 trong 4 người sau đây: Chánh án Tòa án tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao, Chánh án Tòa án cấp cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát cấp cao. Nếu sơ thẩm ở Tòa huyện, thì phúc thẩm ở Tỉnh, Giám đốc thẩm sẽ ở Tòa cấp cao. Nếu sơ thẩm ở Tòa Tỉnh, thì phúc thẩm ở Toà cấp cao, Giám đốc thẩm sẽ ở Tòa tối cao.

Ở Việtnam giải quyết tranh chấp trong tiêu dùng bằng Tòa án theo PLBVQLNTD, dựa vào pháp luật tố tụng dân sự truyền thống, và kết hợp một số quy định đặc thù ưu tiên trong quan hệ tiêu dùng, có một số điểm đặc thù sau:

Thứ nhất, thủ tục rút gọn được sử dụng để giải quyết tranh chấp giữa một bên là NTD với một bên là nhà kinh doanh được quy định tại Điều 41 k2 LBVQLNTD 2010. Đây là một hình thức ưu tiên, hỗ trợ, và bảo vệ rất phù hợp cho NTD Việtnam. NTD có toàn quyền chọn lựa giải quyết tranh chấp bằng thủ tục tố tụng dân sự truyền thống theo BLTTDS, hoặc theo thủ tục rút gọn vì thủ tục rút gọn này chính là một cách lựa chọn bổ sung ngoại lệ đối với BLTTDS để bảo vệ NTD [27, tr199] trong giải quyết tranh chấp tiêu dùng với các giao dịch giá trị nhỏ dưới 100 triệu. Thủ tục rút gọn quy định tại Điều 41 k2 LBVQLNTD 2010, tồn tại song song với quy định tại Điều 317 BLTTDS 2015, tuy nhiên Điều 317 BLTTDS 2015 không quy định về số tiền giao dịch dưới 100 triệu, còn tại Điều 41 k2 điểm c LBVQLNTD 2010 thì quy định bổ sung giá trị giao dịch dưới 100 triệu vì LBVQLNTD là luật chuyên ngành.

Tuy nhiên, khi khởi kiện yêu cầu Toà án GQTC liên quan đế tiêu dùng thì Toà sẽ cân nhắc giải quyết theo thủ tục rút gọn, hay xét xử theo thủ tục thông thường, và đồng thời Toà án cũng tuân thủ theo quy tắc đảm bảo chế độ xét xử được quy định Điều 17 BLTTDS 2015 và điểm 6 K3 Đ103 Hiến Pháp 2013: chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được đảm bảo theo nguyên tắc 2 cấp xét xử hay còn gọi là lưỡng cấp tài phán.


Thứ hai, trong lĩnh vực liên quan đến tiêu dùng, tổ chức xã hội có quyền khởi kiện khi có sự xâm phạm từ phía nhà kinh doanh, sản xuất, phân phối gây thiệt hại cho NTD hoặc có nguy cơ gây thiệt hại được quy định tại Điều 41 k1 LBVQLNTD 2010. Trên thực tế, thông thường ai bị thiệt hại, bị xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp thì tự mình khởi kiện, tuy nhiên trong lĩnh vực tiêu dùng, mặc dù tổ chức xã hội không bị thiệt hại nhưng có quyền khởi kiện thay cho NTD để bảo vệ họ.

Thứ ba, nghĩa vụ chứng minh chứng cứ theo Điều 42 LBVQLNTD 2010 quy định: NTD chỉ cần cung cấp chứng cứ việc mình bị thiệt hại, xâm phạm, mà không cần chứng minh về lỗi của thương nhân nói chung. Điều này rất phù hợp với quy định tại Điều 91 k1 điểm a BLTTDS 2015. Tuy nhiên việc chứng minh chứng cứ không phải lúc nào cũng suôn sẻ vì trong thực tế có rất nhiều chứng cứ rất khó tìm, khó thu thập, và hiện nay một số ngành luật khác có liên quan đến lĩnh vực tiêu dùng chưa quy định cụ thể trong pháp luật, luật còn bỏ trống, nên rất khó chứng minh và thu thập chứng cứ.

Tổng quát lại các phương thức giải quyết tranh chấp trong tiêu dùng truyền thống: gồm có 4 phương thức chính: phương thức thương lượng, hòa giải, trọng tài, Tòa án. Tuy nhiên, phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án như ADR, ADR là phương thức giải quyết tranh chấp thay thế, nó không mới mẻ, nó đã tồn tại trong các xã hội truyền thống nhiều thập kỷ. Nó mang nét đặc trưng gắn liền với một số hệ thống thủ tục dân sự truyền thống trong quá khứ vài thập kỷ [132, tr.200]. ADR truyền thống là phương thức được quyền chọn hệ thống Tòa án khi tham gia tranh chấp [155, tr.2]. Bên cạnh còn một số phương thức giải quyết tranh chấp khác như: phương thức khiếu nại. Giải quyết khiếu nại được xem như là một cách giải quyết hỗ trợ [45, tr.43]. Ngoài ra còn có phương thức giải quyết bằng biện pháp hành chính. Về phương pháp điều chỉnh PLBVQLNTD sử dụng phương pháp luật hành chính để can thiệp, mục đích trao thêm quyền cho NTD ở vị thế yếu. NTD luôn bị lâm vào tình trạng bất cân xứng ở nhiều góc độ. Vì thế giải quyết bằng phương thức hành chính được xem như là một giải pháp tình thế để hy vọng phần


nào lập lại thế cân bằng cần phải có. Tại Việt Nam không xem biện pháp hành chính là chính thức [27, tr.212].

So sánh các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án với phương thức giải quyết tranh chấp bằng Toà án.

- Đối với phương thức thương lượng, và hoà giải: thương lượng do các bên tự thực hiện, còn hoà giải thông thường cần có người tứ ba đứng ra hoà giải. Bên cạnh đó về điểm tương đồng đối với phương thức thương lượng, và hoà giải: về chi phí không đáng kể, thể hiện được tính thân thiện, thân mật hơn, không cần bên thứ ba tham dự, chỉ có hai bên vậy xử lý kín, không có bên thắng, bên thua mà chỉ có sự nhất trí của cả hai và đôi bên cùng có lợi. Ở một số quốc gia có nền kinh tế thị trừơng phát triển, biên bản thương lượng có ý nghĩa bắt buộc với các bên. Vì biên bản thương lượng như một hợp đồng giữa các bên, và có giá trị về mặt pháp lý. Đồng thời quyết định hoà giải cũng có giá trị và có ý nghĩa ràng buộc các bên. Ở Việtnam phương thức thương lượng, hòa giải ngoài tố tụng không mang tính giá trị pháp lý, không có chức năng cưỡng chế thi hành án dân sự, tất cả đều tùy thuộc sự thiện chí các bên.

- Đối chiếu với phương thức giải quyết tranh chấp bằng Toà án: phương thức thương lượng, hoà giải và phương thức Toà án là những phương thức giải quyết tranh chấp cùng xuất hiện tham gia giải quyết tranh chấp, xuất phát từ nhu cầu giải quyết những tranh chấp của các bên, được pháp luật quy định. Tuy nhiên phương thức giải quyết tranh chấp bằng Toà án mang tính quyền lực Nhà nước, và được đảm bảo thi hành bằng việc cưỡng chế, có giá trị pháp lý.

- Đối với phương thức ODR, (phương thức CADR online) có thể giải quyết nhiều tranh chấp tiêu dùng mà Toà án khó có thể giải quyết hết vì có quá nhiều công việc. Đa phần có rất nhiều khiếu nại C2B có giá trị thấp, tuy nhiên CADR có thể giải quyết tốt với mức giá rất phù hợp với thời gian nhanh chóng. Nhà phân phối CADR đưa ra quan điểm hỗ trợ cho Tòa án và Tòa án đưa vụ việc cho CADR giải quyết [132]. CADR là phương thức mới mẻ mang lại lợi ích đối với nền kinh tế của Châu Âu, đồng thời có thể hỗ trợ cho Tòa án rất nhiều. Phương thức này cũng cần

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022