ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐÀO DUY NGHĨA
CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60 31 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam - 2
- Quan Điểm Của Đảng Ta Về Phân Phối Thu Nhập Cá Nhân Từ Khi Tiến Hành Đổi Mới Đến Nay
- Vai Trò Của Nhà Nước Trong Phân Phối Thu Nhập Cá Nhân
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ MINH NGHĨA
HÀ NỘI - NĂM 2008
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI
THU NHẬP CÁ NHÂN7
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về phân phối thu nhập cá nhân
7
1.1.1. Khái niệm phân phối thu nhập cá nhân 7
1.1.2. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về phân phối thu nhập cá
nhân 8
1.1.2.1. Vị trí của phân phối thu nhập cá nhân trong tái sản xuất xã hội
8
1.1.2.2. Lý luận phân phối theo lao động của C.Mác, Ph. Ăngghen và
V.I.Lênin9
1.1.3. Lý thuyết phân phối thu nhập cá nhân trong kinh tế học hiện đại
11
1.1.4. Quan điểm của Đảng ta về phân phối thu nhập cá nhân từ khi
tiến hành đổi mới đến nay 15
1.2. Vai trò, nguyên tắc và các hình thức phân phối thu nhập cá nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam 16
1.2.1. Vai trò của phân phối TNCN trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN 16
1.2.2. Nguyên tắc phân phối TNCN trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN 17
1.2.3. Những hình thức phân phối thu nhập cá nhân trong nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN 19
1.3. Chính sách phân phối thu nhập cá nhân 26
26
1.3.1. Vai trò của Nhà nước trong phân phối thu nhập cá nhân
1.3.2. Chính sách phân phối thu nhập cá nhân của Nhà nước 27
1.3.2.1. Chính sách tiền lương28
1.3.2.2. Chính sách điều tiết của Nhà nước đối với thu nhập cá nhân
29
1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phân phối thu nhập cá nhân của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm đối với Việt
Nam 32
1.4.1. Kinh nghiệm cỏc nước chuyển đổi ở Đụng Âu 32
1.4.1.1. Chớnh sỏch xó hội 32
1.4.1.2. Cải cỏch phõn phối qua thuế 33
1.4.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc 34
1.4.2.1. Cải cách chế độ thuế 34
1.4.2.2. Chớnh sỏch chi ngõn sỏch và chuyển giao tài chớnh35
1.4.2.3. Chớnh sỏch bảo hiểm 36
1.4.3. Một số bài học kinh nghiệm cú thể ỏp dụng với Việt Nam 37
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI THU NHẬP CÁ NHÂN
Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 41
2.1. Thực trạng chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở Việt
Nam thời gian qua 41
2.1.1. Chính sách tiền lương41
2.1.2. Chính sách thuế thu nhập cá nhân 54
2.1.3. Một số chính sách xã hội tác động tới phân phối thu nhập cá
nhân 62
2.1.3.1. Chính sách giải quyết việc làm62
2.1.3.2. Chính sách xoá đói giảm nghèo66
2.1.3.3. Chính sách bảo hiểm xã hội70
2.1.3.4. Chính sách cứu trợ xã hội 75
2.2. Thành tựu và một số vấn đề đặt ra đối với chính sách phân
phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam 80
2.2.1. Tác động của chính sách phân phối thu nhập cá nhân tới thu
nhập và mức sống chung trong xã hội 80
2.2.2. Một số vấn đề đặt ra đối với chính sách phân phối thu nhập cá
nhân ở Việt Nam thời gian qua 83
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM
88
3.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách phân phối thu nhập cá nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
88
3.1.1. Phân phối thu nhập cá nhân trong kinh tế thị trường định hướng XHCN phải lấy nguyên tắc phân phối XHCN làm chủ đạo, gắn với
việc thực hiện các nguyên tắc thị trường 88
3.1.2. Phân phối thu nhập cá nhân trong KTTT định hướng XHCN cần kết hợp hài hoà các lợi ích kinh tế để tạo động lực thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế 89
3.1.3. Phân phối thu nhập trong KTTT định hướng XHCN cần giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội theo hướng tăng trưởng kinh tế gắn liền với đảm bảo tiến bộ và công
bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển 91
3.1.4. Phân phối thu nhập trong KTTT định hướng XHCN cần đặc biệt quan tâm đến tầng lớp dân cư có thu nhập thấp, các vùng còn
kém phát triển 92
3.2. Những giải pháp hoàn thiện chính sách phân phối thu nhập
cá nhân trong thời gian tới 93
3.2.1. Cải cách chính sách tiền lương93
3.2.2. Tiếp tục cải cách chính sách thuế thu nhập cá nhân nhằm điều
tiết thu nhập hợp lý 101
3.2.3. Hoàn thiện các chính sách xã hội 104
3.2.3.1. Chính sách giải quyết việc làm104
3.2.3.2. Chính sách xoá đói giảm nghèo108
3.2.3.3. Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội 111
KẾT LUẬN 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
Danh mục các từ viết tắt
BHXH: Bảo hiểm xã hội CNTB: Chủ nghĩa tư bản CNXH: Chủ nghĩa xã hội DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội TNCN: Thu nhập cá nhân XHCN: Xã hội chủ nghĩa
Danh mục bảng biểu
Bảng 1. Biểu thuế thu nhập đối với công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam
Bảng 2: Biểu thuế thu nhập đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài
Bảng 3: Biểu thuế thu nhập đối với thu nhập không thường xuyên
Bảng 4. Biểu thuế thu nhập đối với công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam
Bảng 5: Thu ngân sách nhà nước từ nguồn thuế thu nhập cá nhân qua các năm
Bảng 6: Chi ngân sách nhà nước cho một số chương trình, dự án liên quan đến xóa
đói giảm nghèo giai đoạn 2000-2006
Bảng 7: Chi ngân sách nhà nước cho BHXH qua các năm
Bảng 8: Chi ngân sách nhà nước cho cứu trợ xã hội qua các năm
Bảng 9: Cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam một số năm trong giai đoạn 1991-2007
Bảng 10: Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng một số năm trong giai đoạn 1992- 2007
Bảng 11: Chênh lệch thu nhập giữa 20% dân số thu nhập cao nhất với 20% dân số thu nhập thấp nhất
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, kinh tế nước ta có bước phát triển mạnh mẽ, là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất châu Á cũng như trên thế giới, luôn đạt trên mức 7%. Nhờ có sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ như vậy, đời sống của đại bộ phận nhân dân cả về vật chất và tinh thần đã được nâng lên đáng kể, thành tích giảm nghèo của Việt Nam trong những năm qua được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao bên cạnh thành tích tăng trưởng kinh tế nói trên. Việt Nam là một trong số ít nước có chỉ số phát triển con người HDI cao hơn hẳn so với trình độ của nền kinh tế.
Những thành tích to lớn kể trên tuy có làm cho mức sống chung của người dân đã được cải thiện, nhưng nhìn chung nước ta vẫn nằm trong số những nước nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người thấp, các chính sách an sinh xã hội mới chỉ bước đầu được thực hiện song vẫn còn nhiều vướng mắc, diện tham gia bảo hiểm xã hội còn hẹp… Đặc biệt một vấn đề đáng lo ngại là khoảng cách giàu nghèo trong xã hội đang có xu hướng gia tăng, điều đó cho thấy sự phát triển kinh tế chưa thực sự đem lại lợi ích công bằng cho mọi thành viên trong xã hội, các chính sách phân phối thu nhập của Nhà nước đưa ra còn kém hiệu quả. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và đề ra một số giải pháp cho chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam đã và đang là vấn đề cấp thiết được đặt ra hiện nay. Do đó, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam.”
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua đã có một số công trình, sách báo nghiên cứu về vấn đề phân phối và phối thu nhập ở các cấp độ khác nhau:
- Mai Ngọc Cường, Đỗ Đức Bình (chủ biên), Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường: Lý luận, thực tiễn và vận dụng ở Việt Nam, NXB Thống kê, 1994.
- Lý Bân, Lý luận chung về phân phối thu nhập của CNXH, NXB CTQG,
1999.
- Nguyễn Công Nhự, Phạm Ngọc Kiểm, Vấn đề phân phối thu nhập trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam, NXB Thống kê, 2003.
- Nguyễn Thị Hằng, Lê Duy Đồng, Phân phối và phân hóa giàu nghèo sau 20 năm đổi mới, NXB Lao động xã hội, 2005.
- GS. TS. Nguyễn Công Nghiệp (chủ biên), Phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, NXB CTQG, 2006.
- Hoàng Thị Thu Hồng, Đổi mới chế độ phân phối tổng sản phẩm quốc dân trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, Luận án phó tiến sĩ, 1994.
- Ung Thị Mỹ Lệ, Hệ thống lợi ích kinh tế và các quan hệ phân phối trong việc thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ kinh tế, 1996.
- Đậu Đức Khởi, Vận dụng lý luận phân phối thu nhập cá nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vào tập đoàn Điện lực Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, 2008.
- Tống Văn Đường, Đổi mới cơ chế phân phối thu nhập và tiền lương ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 40, 2000.
- Trần Thị Hằng, Về phân phối thu nhập ở nước ta hiện nay, Lý luận chính trị, số 1, 2002.
- Trần Văn Ngọc, Về phân phối kết quả sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Lý luận chính trị, số 7, 2004.