Quan Điểm Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên

Hai là, còn có bất cập trong việc thực hiện những quyết định đã có hiệu lực pháp luật như khi cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, người khiếu nại vẫn không đồng ý nhưng không thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án mà vẫn tiếp tục khiếu nại đến chính quyền yêu cầu giải quyết.

Mặt khác, theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 thì quyết định giải quyết khiếu nại lần hai là quyết định có hiệu lực thi hành, công dân không có quyền khiếu nại nữa, nhưng trên thực tế nhiều quyết định giải quyết khiếu nại lần hai vẫn phải xem xét lại (thông qua các việc rà soát theo chỉ đạo của Chính phủ) như vậy lại tạo ra một tiền lệ là giải quyết tiếp khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.

Ba là, cơ sở pháp lý thực hiện giải quyết khiếu nại đất đai hiện nay vừa được quy định trong Luật Khiếu nại, vừa được quy định trong Luật đất đai nhưng công tác tuyên truyền, phổ biến, giải đáp pháp luật chưa cụ thể, rõ ràng, nên một số người dân gặp khó khăn trong việc thực hiện quyền khiếu nại khi quyền, lợi ích hợp pháp trong lĩnh vực đất đai bị xâm phạm.

Về nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, công tác quản lý đất đai qua nhiều thời kỳ có cơ chế quản lý khác nhau, bị buông lỏng trong thời gian dài. Việc lưu trữ hồ sơ phục vụ công tác quản lý đất đai qua các thời kỳ còn nhiều thiếu sót, khi cần các tài liệu có tính chất phản ánh nguồn gốc đất lúc ban đầu không đáp ứng được, gây khó khăn cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai.

Thứ hai, cấp uỷ, chính quyền một số địa phương, đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến công tác tiếp công dân, chưa phối hợp chặt chẽ giữa việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại nói chung, khiếu nại về đất đai nói riêng. Một số vụ việc chưa được giải quyết kịp thời, nghiêm minh, gây bức xúc trong nhân dân. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các đoàn

thể có nơi, có lúc chưa chặt chẽ, thường xuyên, do đó các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai chưa được giải quyết dứt điểm ngay từ cơ sở, còn để xảy ra khiếu nại vượt cấp, kéo dài.

Thứ ba, biên chế cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại về đất đai còn thiếu, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Một số cán bộ trong khi thi hành công vụ về quản lý đất đai chưa thực hiện đúng chính sách, pháp luật, sách nhiễu, tiêu cực, gây bức xúc cho người dân.

Thứ tư, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, giải quyết khiếu nại về đất đai chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao, kiến thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật về đất đai, pháp luật về khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của các tầng lớp nhân dân còn hạn chế.

2.2.3.3. Một số bài học kinh nghiệm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Thứ nhất, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp có vai trò đặc biệt quan trọng trong thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thực tiễn cho thấy, nơi nào cấp ủy, chính quyền thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thì công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại nói chung, khiếu nại về đất đai nói riêng ở đó đạt hiệu quả cao. Và ngược lại, nơi nào cấp ủy, chính quyền quan tâm không đúng mức thì hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt thấp.

Thứ hai, cần tiếp tục nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện công vụ, giám sát thường xuyên, xử lý kịp thời, dứt điểm các sai phạm. Công khai, minh bạch trong công tác giao đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư…

Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai - Qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên - 10

Thứ ba, thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại về đất đai. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai. Kịp thời giải quyết các vụ việc khiếu nại mới phát

sinh, đồng thời, tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại kéo dài, hạn chế tình trạng khiếu nại vượt cấp.

Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, pháp luật về khiếu nại, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về đất đai, pháp luật về khiếu nại của người sử dụng đất.


Kết luận chương 2

Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở trung tâm các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, xã hội và đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã, đang và chuẩn bị đầu tư trên địa bàn tỉnh. Nhiều dự án xây dựng được triển khai, đồng nghĩa với việc nhiều diện tích đất, trong đó có cả diện tích đất của các cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi để thực hiện các dự án… Những yếu tố đó cùng với những nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan khác nhau đã phát sinh đơn thư khiếu nại nói chung, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai nói riêng trên địa bàn tỉnh.

Trước tình hình khiếu nại vẫn có diễn biến phức tạp, các cấp, các ngành của tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện ngày càng tốt hơn công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại nói chung, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai nói riêng, bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Chương 3

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH THÁI NGUYÊN


Nâng cao hiệu quả là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu trong thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh thời gian tới. Để thực hiện được mục tiêu đó cần phải đặt ra quan điểm mang tính định hướng cho việc nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, đồng thời phải đề ra và tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

3.1. QUAN ĐIỂM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Việc nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên xuất phát từ những quan điểm chủ yếu sau:

3.1.1. Bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực đất đai

Đảng và Nhà nước ta đang nỗ lực thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mục đích hướng tới của Nhà nước pháp quyền là bảo đảm quyền con người, quyền công dân không bị xâm phạm bởi tệ lạm dụng quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước; tất cả các quyền tự do, dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân được bảo đảm, bảo vệ. [22, tr.163]

Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự,

kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.” [15]

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Đất đai năm 2013, đất đai là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.

Điều 26 Luật Đất đai năm 2013 quy định về bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất như sau:

1. Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất.

2. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

3. Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật.

4. Có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không có đất sản xuất do quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.

5. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. [14]

Theo quy định của khoản 5, khoản 7, Điều 166 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất có quyền “được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình” và có quyền “khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai”. Đây là những bảo đảm pháp lý quan trọng cho quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực đất đai. Do đó, trong thực tiễn, khi quyền sử dụng đất hợp pháp của công dân bị xâm phạm bởi các chủ thể khác (trong đó có thể gồm các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức khi thực thi công vụ trong quản lý đất đai), công dân có quyền sử dụng các phương tiện pháp lý để bảo về quyền, lợi ích hợp pháp của mình, đó là quyền khởi kiện, quyền khiếu nại và quyền tố cáo. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận được đơn khởi kiện, khiếu nại, tố cáo của công dân trong lĩnh vực đất đai phải có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định. Đặc biệt, tiến trình cải cách tư pháp cũng cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết các vụ án hành chính nói chung, trong đó có việc giải quyết các vụ án hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai, tạo điều kiện để công dân có thể tiếp cận cơ quan Tòa án một cách thuận lợi nhất để giải quyết yêu cầu khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Một vấn đề được quan tâm hiện nay đó là quyền sử dụng đất chưa được Hiến pháp năm 2013 quy định là quyền tài sản. Mặc dù vậy, với những quy định của pháp luật hiện hành về giá đất, các quyền của người sử dụng đất (chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn, khi Nhà nước thu hồi thì người sử dụng đất được bồi thường…), đối chiếu với quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về khái niệm quyền tài sản cũng như thực tiễn hiện nay, rõ ràng quyền sử dụng đất thực tế là quyền tài sản (tức là một loại tài sản) của người sử dụng đất. Việc quyền sử

dụng đất chưa được hiến định là quyền tài sản dẫn đến cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực đất đai còn có những hạn chế nhất định. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện pháp luật cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống.

3.1.2. Tăng cường pháp chế, đồng thời xử lý hài hòa lợi ích của các bên trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai

Quyền khiếu nại là quyền hiến định, là phương tiện pháp lý để công dân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền “tự bảo vệ” trước những quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật, xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Thông qua việc thực hiện quyền khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, công dân cũng trực tiếp tự mình tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, góp phần phát huy dân chủ trong quản lý nhà nước.

Để bảo đảm quyền khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của công dân không chỉ đơn thuần là việc ghi nhận quyền đó trong các văn bản quy phạm pháp luật mà quan trọng hơn đó là sự bảo đảm bằng nhiều biện pháp hữu hiệu để giải quyết kịp thời, có hiệu quả các khiếu nại của công dân. Muốn vậy, một mặt đòi hỏi nhà nước phải xây dựng, ban hành được một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại, giải quyết khiếu nại về đất đai đồng bộ, đầy đủ, khoa học và khả thi; một mặt yêu cầu các chủ thể pháp luật, bao gồm cả các cơ quan nhà nước phải triệt để tuân thủ pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai. Khi phát sinh vụ việc khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, các ngành, các cấp phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong giải quyết khiếu nại, phải tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011, không ngừng phát huy dân chủ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thực hiện đúng trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại do pháp luật quy định. Đồng thời phải khắc phục ngay hiện tượng chồng chéo, đùn

đẩy, né tránh trách nhiệm, gây khó khăn, chậm trễ trong việc giải quyết khiếu nại ở một số cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm pháp luật trong việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại, nhất là những trường hợp lợi dụng dân chủ, lợi dụng quyền khiếu nại để kích động người đi khiếu nại, có hành vi tụ tập gây mất an ninh trật tự.

Quá trình thực hiện pháp luật về khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai thời gian qua cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại thời gian qua còn nhiều hạn chế cần khắc phục như: hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, đồng bộ, còn mâu thuẫn, chồng chéo, việc chấp hành pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của một số cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền chưa nghiêm, những vi phạm pháp luật về khiếu nại chưa được phát hiện, xử lý kịp thời, gây bức xúc cho công dân, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nước. Do vậy, đảm bảo tuân thủ pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai là một yêu cầu mang tính khách quan, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai.

Trong thực tế quản lý đất đai, đa phần các vụ việc khiếu nại trong lĩnh vực đất đai có nguyên nhân cốt lõi từ việc giải quyết không hài hòa về lợi ích giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật đất đai, ví dụ khi thu hồi đất giải phóng mặt bằng thực hiện dự án khu dân cư, người bị thu hồi đất chỉ được bồi thường số tiền thấp hơn giá thị trường, trong khi người được giao đất sau khi thực hiện xong dự án lại bán quyền sử dụng đất đối với chính diện tích đất đó với giá rất cao, thu về khoản lợi nhuận rất lớn, tạo ra sự không công bằng về lợi ích giữa các bên, từ đó dẫn đến bên bị thu hồi đất khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc thu hồi đất để thực hiện dự án đó… Vì vậy, trong quản lý nhà nước về đất đai, cần thiết phải xây dựng và

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 16/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí