đại biểu Quốc hội của tỉnh thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 11/11/2002 về tăng cường công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; Công văn số 380-CV/TU ngày 28/4/2008 về việc triển khai thực hiện Thông báo số 130-TB/TW của Bộ Chính trị về giải quyết khiếu nại, tố cáo. Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị số 08/CT-UB ngày 06/4/2004 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp, sự tham gia của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quyết định số 2864/QĐ-UB ngày 18/11/2004 về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tập trung đông người trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 22/11/2007 của UBND tỉnh về việc chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước trong công tác tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 07/7/2010 của UBND tỉnh về đẩy mạnh công tác tiếp dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp; Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 26/7/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo...
2.2.2.2. Công tác tiếp công dân
Thực hiện Thông báo số 307-TB/TW ngày 10/02/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đề án đổi mới công tác tiếp công dân, Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 14/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới công tác tiếp công dân, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 35/2011/QĐ-UBND ngày 12/8/2011 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Phòng tiếp công dân tỉnh Thái Nguyên, đồng thời chỉ đạo các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã sắp xếp, bố trí nơi tiếp công dân;
đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân được xây dựng và từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của địa điểm tiếp công dân được quan tâm đầu tư. Trụ sở tiếp công dân của Tỉnh uỷ, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh được đầu tư xây dựng mới với đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác. Các huyện, thành phố, thị xã, sở, ngành đều bố trí nơi tiếp công dân và duy trì thường xuyên các buổi tiếp công dân theo quy định. Nơi tiếp công dân của tỉnh, của các địa phương, đơn vị đều có nội quy, lịch tiếp công dân định kỳ, mở sổ sách theo dõi.
Qua công tác tiếp công dân, nhiều vấn đề người dân thắc mắc, phản ánh, kiến nghị đã được lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, các sở, ban, ngành xem xét, giải quyết kịp thời, giúp cho người dân hiểu đúng về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đối với các vụ việc khiếu nại đông người, phức tạp, lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân các địa phương trong tỉnh đã tổ chức gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, kịp thời chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền giải quyết đúng pháp luật, thấu tình đạt lý, tránh phát sinh phức tạp mới.
Nhìn chung, việc tổ chức tiếp công dân của các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh đảm bảo đúng quy định. Công tác tiếp công dân được thực hiện có hiệu quả, góp phần tích cực làm giảm khiếu nại phức tạp, vượt cấp. Người dân được tiếp, giải thích, hướng dẫn trực tiếp, kiến thức và ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật nói chung, pháp luật về khiếu nại, tố cáo nói riêng được nâng lên.
2.2.2.3. Kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai
Công tác giải quyết khiếu nại nói chung, khiếu nại về đất đai nói riêng trên địa bàn tỉnh được các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền quan
tâm thực hiện và có những chuyển biến tích cực. Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Tổ công tác liên ngành của tỉnh để tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết, chỉ đạo giải quyết dứt điểm đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài. Hầu hết các vụ việc khiếu nại của công dân đều được giải quyết kịp thời, chất lượng giải quyết khiếu nại được nâng lên.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Trường Hợp Không Thụ Lý Giải Quyết Khiếu Nại
- Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên
- Tình Hình Khiếu Nại, Kết Quả Thực Hiện Công Tác Giải Quyết Khiếu Nại Về Đất Đai Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên
- Quan Điểm Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên
- Bảo Đảm Trật Tự Xã Hội, Phục Vụ Quá Trình Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Của Tỉnh Thái Nguyên
- Kiện Toàn Tổ Chức Bộ Máy, Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Làm Công Tác Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
Trong 5 năm qua (giai đoạn 2009 - 2013), các cơ quan có thẩm quyền đã giải quyết 859 vụ việc trong tổng số 867 vụ việc khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền, đạt 99%. Trong đó: 661 vụ việc có quyết định giải quyết; 118 vụ việc giải quyết thông qua hòa giải thành (chiếm 13,7%). Qua phân tích 771 vụ việc đã giải quyết, có 57 vụ việc khiếu nại đúng (chiếm 7,4%), 53 vụ việc khiếu nại có đúng, có sai (chiếm 6,9%) và 661 vụ việc khiếu nại sai (chiếm 85,7%). Số vụ việc giải quyết đúng và trước thời hạn 801 vụ việc; số vụ việc giải quyết chậm, vượt quá thời hạn 44 vụ việc. Đã tổ chức thi hành 406/505 quyết định giải quyết khiếu nại. [3]
2.2.2.4. Kết quả kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, tồn đọng, bức xúc kéo dài
Thực hiện Kế hoạch số 319/KH-TTCP ngày 20-02-2009 của Thanh tra Chính phủ, Thông báo số 321/TB-VPCP ngày 21-11-2008 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết những vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, bức xúc, kéo dài. Qua rà soát, toàn tỉnh có 12 vụ việc, trong đó: số vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng có văn bản chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ 05 vụ việc; số vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh 07 vụ việc. Ngay sau khi rà soát, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Thanh tra tỉnh và các cơ quan chuyên môn xác minh, tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh giải quyết xong 12 vụ việc, đạt 100%. [26, tr.4]
Thực hiện Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 18-5-2012 của Thủ tướng Chính
phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và Kế hoạch số 1130/KH-TTCP ngày 10-5-2012 của Thanh tra Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tập trung rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Kết quả rà soát trên địa bàn toàn tỉnh không có vụ việc nào tồn đọng, phức tạp, kéo dài theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ. [26, tr.5]
2.2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại
Thanh tra, kiểm tra là một nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, qua đó tăng cường trách nhiệm thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo đối với thủ trưởng các cấp, các ngành. Từ năm 2008 đến hết tháng 8/2013, các tổ chức thanh tra trên địa bàn tỉnh đã tiến hành 128 cuộc thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở 168 cơ quan, đơn vị.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo đã được các cấp, các sở, ngành trong tỉnh thực hiện đúng quy định của pháp luật. Qua đó, đã kịp thời phát hiện và uốn nắn những thiếu sót, hướng dẫn về nghiệp vụ, tăng cường trách nhiệm tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại các đơn vị; kịp thời rút kinh nghiệm, có những biện pháp tích cực đưa công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo trong thời gian qua còn chưa được tiến hành thường xuyên; một số cuộc thanh tra, kiểm tra chất lượng chưa cao, chưa chỉ ra được yếu kém, tồn tại để các địa phương, đơn vị rút kinh nghiệm.
2.2.3. Đánh giá chung về công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
2.2.3.1. Những kết quả đạt được
Công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai nói riêng trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực; đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo tích cực của cấp uỷ các cấp, sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng, tạo được sự thống nhất của cả hệ thống chính trị trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; nhận thức và trách nhiệm của nhiều cấp uỷ, chính quyền địa phương đối với công tác này được nâng lên rõ rệt. Lãnh đạo các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời đối với các vụ việc khiếu nại phức tạp, đông người; thực hiện tổ chức tiếp công dân theo đúng quy định, kịp thời giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh, tập trung giải quyết dứt điểm từ cơ sở. Trong quá trình giải quyết khiếu nại đã chú trọng công tác đối thoại với người khiếu nại, đã kết hợp giữa vận động, thuyết phục với phân tích thấu tình, đạt lý để công dân hiểu và tự giác chấp hành. Đối với những vụ việc phức tạp, những vụ việc đã có quyết định giải quyết lần hai nhưng công dân vẫn còn tiếp khiếu, lãnh đạo các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo rà soát, tiến hành đối thoại công khai, dân chủ, từ đó đã có những biện pháp chỉ đạo giải quyết dứt điểm.
Xác định được mục đích và ý nghĩa của công tác tiếp công dân là cầu nối giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo sát sao của Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các cấp, các ngành trong tỉnh đã chú trọng quan tâm tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp công dân theo đúng quy định. Hầu hết các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh đã bố trí nơi tiếp công dân tại địa điểm thuận lợi, niêm yết công khai lịch, nội quy tiếp
công dân, kiện toàn bộ máy giúp việc và bố trí cán bộ có phẩm chất đạo đức, có năng lực công tác, am hiểu chính sách pháp luật làm công tác tiếp công dân. Thực hiện chế độ tiếp công dân thường xuyên và định kỳ theo đúng quy định. Tại Phòng Tiếp công dân tỉnh thường trực tiếp công dân thường xuyên, tham mưu cho lãnh đạo UBND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức tiếp công dân theo định kỳ ngày 15 hàng tháng, Phòng Tiếp công dân tỉnh được đảm bảo các điều kiện vật chất và các phương tiện cần thiết khác theo qui định, sau mỗi kỳ tiếp công dân của lãnh đạo tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời ban hành thông báo kết luận của lãnh đạo tỉnh với các nội dung đã tiếp công dân; có kế hoạch theo dõi, đôn đốc các ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc những nội dung đã kết luận để thông tin cho công dân biết. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các địa phương và Thủ trưởng các ngành bố trí tiếp công dân trong tháng theo quy định. Công dân đến Trụ sở tiếp công dân đều được đón tiếp chu đáo, được trình bày tâm tư nguyện vọng và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình. Do đó, công tác tiếp công dân trên địa bàn tỉnh đã ổn định, nền nếp, chất lượng công tác tiếp dân đã được nâng cao.
Thủ trưởng các cấp, các ngành Tài nguyên - Môi trường, Thanh tra tỉnh đã có nhiều biện pháp chỉ đạo tích cực trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại về đất đai. Hầu hết các đơn thư khiếu nại về đất đai mới phát sinh đều được giải quyết kịp thời, đúng pháp luật. Việc giải quyết về cơ bản đã đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, pháp luật về đất đai. Đặc biệt, đã chủ động rà soát các vụ việc khiếu nại về đất đai kéo dài, phức tạp, tổ chức đối thoại trực tiếp với những người khiếu nại và có biện pháp chỉ đạo giải quyết dứt điểm, hạn chế đơn thư khiếu nại vượt cấp, không để đơn thư tồn đọng, góp phần giữ vững sự ổn định về an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
2.2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Về hạn chế:
Thứ nhất, công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai cơ bản được thực hiện đúng trình tự, thủ tục và thời gian theo quy định của pháp luật, tuy nhiên, một số vụ còn kéo dài, cá biệt có vụ vượt thời gian từ 1-2 tháng theo quy định của pháp luật khiếu nại, nguyên nhân chủ yếu là do biên chế cán bộ, công chức còn ít, trong khi khối lượng công việc nhiều, địa bàn đi lại khó khăn, việc xác minh đối với các đối tượng có liên quan thường bị động, phải đi lại nhiều lần; đương sự không hợp tác; có vụ việc phức tạp nhưng quan điểm xử lý giữa các cấp, các ngành chưa có sự thống nhất cao…
Thứ hai, một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai tinh thần trách nhiệm đối với công việc chưa cao, năng lực còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết khiếu nại, gây bức xúc cho công dân.
Thứ ba, một số quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật chưa được tổ chức thực hiện triệt để. Một số vụ việc mặc dù quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, nhưng khi người dân tiếp tục khiếu nại vẫn được cơ quan có thẩm quyền giao cho cơ quan chuyên môn xem xét, giải quyết lại.
Thứ tư, việc giải quyết khiếu nại, giải quyết tranh chấp về đất đai có nơi làm chưa triệt để, còn có biểu hiện ngại khó, ngại va chạm, không tổ chức đối thoại với người khiếu nại. Nhiều vụ việc đã thanh tra, kiểm tra, có kết luận nhưng chậm ban hành quyết định giải quyết.
Thứ năm, một số công dân do không hiểu biết, hoặc cố tình hiểu sai chính sách, pháp luật về đất đai dẫn đến khiếu nại không có căn cứ, không đúng sự thật, chạy theo lợi ích kinh tế, đeo bám dai dẳng, thái độ gay gắt, quá khích. Nhiều vụ công dân biết quyết định của cơ quan nhà nước đúng nhưng
vẫn cố tình không chấp hành, sao chụp đơn gửi nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều ngành để gây áp lực đối với cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Một số công dân lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để kích động, gây rối làm mất an ninh trật tự và làm cho tình hình phức tạp thêm.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nêu trên:
Về nguyên nhân khách quan:
Một là, cơ chế, chính sách, pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai còn có những bất cập, thiếu đồng bộ, thiếu cụ thể, chưa rõ ràng, chưa phù hợp thực tế. Cơ chế, chính sách hiện nay chưa chú ý đúng mức đến quyền lợi người dân, chưa đảm bảo cuộc sống ổn định của người dân có đất được chuyển đổi mục đích sử dụng; chưa có tiêu chí rõ ràng để xác định đất đã sử dụng ổn định; chưa phân biệt giữa việc lấn, chiếm đất với việc khai thác đất, khai hoang, phục hóa; chưa phân biệt rõ chính sách thu hồi đất giao cho doanh nghiệp làm khu công nghiệp, trụ sở, khu du lịch, xây dựng nhà ở để kinh doanh... Giá đất trong bồi thường, giải phóng mặt bằng cùng một dự án nhưng bồi thường giai đoạn trước giá thấp, giai đoạn sau giá cao hơn; cùng một cánh đồng, khu đất nhưng phần thuộc thành phố, thị xã thì bồi thường giá cao, phần thuộc huyện thì đền bù giá thấp; cùng một khu đất nhưng các công trình của nhà nước thì đền bù giá thấp hơn so với các dự án của nhà đầu tư; cùng một vị trí đất nhưng có nhiều cách xác định khác nhau.
Các quy định về giá bồi thường thay đổi thường xuyên dẫn đến tình trạng không công bằng như: những người gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách thì được nhận tiền bồi thường thấp trong khi những người cố tình không chấp hành, chây ỳ thì được giải quyết giá bồi thường cao hơn. Nhiều trường hợp các hộ dân bị thu hồi đất những năm trước đây do giá bồi thường thấp, không được quan tâm giải quyết việc làm, tái định cư hoặc sử dụng tiền đền bù không có hiệu quả nay rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bần cùng cũng là nguyên nhân bức xúc dẫn đến khiếu nại, tố cáo.